Thuốc mạnh cho căn bệnh của ngành GD

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Thuốc mạnh cho căn bệnh của ngành GD

Thuốc mạnh cho căn bệnh của ngành GD

Viết bởi Kid85 » Ba T11 16, 2004 6:00 pm

TTO - Phần lớn các ĐB đều gặp nhau ở ý kiến: Bức xúc, yếu kém nói rất nhiều rồi, vấn đề là tìm giải pháp, lối ra và chỉ rõ trách nhiệm nằm ở đâu. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển hứa hẹn sẽ có những liều thuốc mạnh để giải quyết các vấn đề cử tri nêu ra.

Trong phiên chất vấn buổi chiều, các đại biểu (ĐB) QH tiếp tục nêu ra các vấn đề bức xúc đã được nhắc đến rất nhiều lần trong các lần họp trước như  hiệu quả đầu tư cho giáo dục chưa cao, sách giáo khoa thay đổi liên tục, học sinh học quá tải, dạy thêm, học thêm...

Buổi chất vấn về giáo dục được rất nhiều ĐB quan tâm và chuẩn bị phát biểu. Tổng cộng có 18 ý kiến chất vấn được nêu ra tại hội trường và 22 ý kiến khác sẽ được trả lời bằng văn bản.Tại kỳ họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xin ý kiến các đại biểu về việc ra Nghị quyết giáo dục.

Thế nhưng vẫn có những ĐB là cửa tri ngỡ ngàng vì  dẫn chứng số liệu... trên trời rơi xuống, chẳng hạn như "VN có 22 triệu sinh viên, tức là cứ 4 người dân có 1 sinh viên" hay "tổng chi cho giáo dục đã lên đến 4 tỉ USD/năm, trong đó ngân sách khoảng 2 tỉ, nguồn thu từ nhân dân đóng góp 2 tỉ nữa (?!). Trong phần phát biểu sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển rất bức xúc về các con số nói trên và kêu gọi các ĐB hãy xử dụng các số liệu chính xác có xuất xứ đáng tin cậy.        

Các câu nói tâm huyết:

ĐB Nguyễn Minh Thuyết: Xin đừng vì bất cứ lý do gì mà làm khổ trẻ em như hiện nay nữa.

ĐB Lê Doãn Hợp: Tội ác lớn nhất của chúng ta là duy trì quá lậu hệ thống giáo viên yếu kém. Phải chấm dứt nỗi đau này, đừng để kéo dài.

Có lẽ do bài chất vấn nảy lửa kỳ họp lần trước nên lần này trước, ĐB Nguyễn Đức Dũng mở đầu khá "nhẹ ký": Nếu có gì chưa chuẩn xác, xin lượng thứ". Tuy vậy, bài phát biểu của ông Dũng vẫn trở thành "cây đinh" của cả buổi chất vấn chiều 15-11 vì tính chặt chẽ của vấn đề chất vấn với số liệu, dẫn chứng phong phú.

Nhận định chung của ĐB Dũng là không thỏa mãn với báo cáo của Bộ GD-ĐT vì "bản báo cáo công phu, là sản phẩm của những người... chuyên viết báo cáo. Tuy nhiên, khi đọc xong thấy vẫn thiếu cái gì đó". Ông Dũng lý giải: Báo cáo cô đọng quá, vấn đề nào cũng đề cập qua, nhưng không đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề nào. Ông đòi hỏi phải có đánh giá đúng về đổi mới giáo dục trong thời gian qua để đưa ra được giải pháp cụ thể.

Nội dung sách giáo khoa (SGK) hiện nay với các sai sót và nặng nề, theo ĐB Đức Dũng, đã "làm cho học sinh phải học rất căng thẳng, đẩy học sinh vào vòng xoáy học thêm". SGK còn bất hợp lý ở chỗ 1 quyển chính có tới 5-7 quyển tham khảo. Cũng liên quan đến SGK, ĐB Nguyễn Lân Dũng đặt vấn đề: "Vì sao trong luật Giáo dục có hẳn 1 chương về SGK mà không có chương nào về chương trình, trong khi chương trình mới là quyết định?".

ĐB Nguyễn Minh Thuyết yêu cầu phải chỉ rõ trách nhiệm gây ra trì trệ, yếu kém trong giáo dục, cái nào thuộc về bộ, cái nào thuộc về cơ sở hay địa phương. ĐB Thuyết cũng thắc mắc: Tại sao tỉ lệ giải ngân công trái giáo dục còn thấp, chỉ khoảng 65%. Có địa phương dùng hàng chục tỉ đồng từ công trái giáo dục vào việc khác, trách nhiệm này thuộc về ai?

Mở rộng đầu vào đại học là một đề nghị khác của ĐB Nguyễn Lân Dũng. Theo ông, "cứ cho là cả nước tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ hết cũng là tốt chứ sao! Sao không mở rộng quy mô đào tạo ĐH để đáp ứng yêu cầu ham học của dân ta".

Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: Sẽ có những biện pháp mạnh để đổi mới giáo dục

Trong phần trả lời chất vấn các ĐB QH, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cho biết, các liều thuốc mạnh để trị bệnh của ngành giáo dục sẽ được sớm áp dụng. Cụ thể như :

1. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, tư cách đạo đức tốt và đủ về số lượng. Sẽ xóa bỏ phân biệt giữa giáo viên trong biên chế/ngoài biên chế, công lập/ngoài công lập. Chỉ có như vậy mới tăng nhanh số lượng giáo viên đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

Kèm theo đó sẽ có các biện pháp đồng bộ bảo đảm quyền lợi, có chính sách đãi ngộ hợp lý, nâng cao thu nhập cho giáo viên.  

2. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cả chuyên môn lẫn đạo đức, đổi mới chương trình các trường sư phạm. Tạo ra một lớp giáo viên yêu nghề, giỏi chuyên môn, nhiệt tình giảng dạy.  

3. Giải quyết tình trạng "thắt cổ chai" trong đào tạo ĐH. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: Không nên duy trì loại hình bán công vì không rõ ràng, chỉ nên có công lập và tư thực là tốt nhất. Khi mở rộng đầu vào, trong giai đoạn đầu sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhưng về sau, các trường sẽ phải cạnh tranh bằng chất lượng để tồn tại, nếu không sẽ không có ai học. Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng đầu vào, thắt chặt đầu ra để bảo đảm chất lượng.  



     Theo Tuổi Trẻ Online