Một chút về giáo dục!

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Một chút về giáo dục!

Re:Một chút về giáo dục!

Viết bởi wasabi » Năm T9 23, 2004 5:31 am

Thông tin hay đấy ,bấy lâu cứ tưởng trẻ em Vn ở nước ngoài tự nhiên là nói được tiếng Việt.Không ngờ cũng lắm chuyện...

Một chút về giáo dục!

Viết bởi venus » Tư T9 22, 2004 4:55 pm

Vào trung tuần tháng 8 mỗi năm, người ta lại bận rộn với những chuẩn bị cho ngày khai trường. Chúng ta đã qua cái tuổi học trò và không khí náo nức ngày nhập học bây giờ không còn nữa. Dù trời cũng se lạnh, lá đã bắt đầu đổi màu sang thu. Nơi đây, nơi xứ người, không khí khai trường vẫn khác với những gì Thanh Tịnh diễn tả:"Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. "Hoàn cảnh hôm nay cũng đã thay đổi và chính chúng ta là người âu yếm dắt tay con cái tới trường. Không phải trên đường làng dài và hẹp, mà trên những con đường tấp nập của thành phố xa hoa. Vào ngày khai giảng khi dắt tay các con đến lớp, chúng ta thắm thía hơn lời khuyên của Edmond De Amicis. "Con ơi! lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát." Bên cạnh những sự trông mong, hy vọng các em siêng năng, học giỏi và sẽ trở thành người hữu dụng cho xã hội, người Việt tha hương cũng canh cánh bên lòng những ưu tư về văn hoá cội nguồn. Trong suốt gần 30 năm tỵ nạn cộng sản, người Việt đã bỏ ra nhiều nỗ lực trong việc duy trì văn hoá qua các chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho các em sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Ngoài một số trường dạy tiếng Việt quy mô như: Việt Ngữ Về Nguồn, Trung Tâm Việt Ngữ Âu Cơ ở tiểu bang California và Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam trong vùng Washington D.C, phần đông các chương trình dạy tiếng Việt trong cộng đồng không thành công như mong đợi. Anh Hoàng Gia T. là giáo viên nhiều năm tại Việt Nam. Anh có bằng tiến sĩ (Ed.PhD) sư phạm tại Hoa Kỳ, hiện là giám đốc của một cơ quan bất vụ lợi trong cộng đồng người Việt và là giáo viên trong một trường trung học. Anh chia sẻ những quan ngại về chương trình dạy tiếng Việt cho các em lớn lên tại Mỹ.

Khó khăn vì thiếu sự đồng thuận
Khi hỏi về tâm tình của các em học Việt ngữ trong cộng đồng tại Philadelphia, anh T. nói, “Các em học vì có thưởng anh ạ”. Thấy tôi tò mò anh nói thêm. “Nói thì đau xót, chứ không có nhiều người có lòng quan tâm đến việc duy trì văn hoá dân tộc thật sự.”Họ chỉ ủng hộ trong nhất thời. Ai cũng lo ngại các thế hệ con em sẽ quên đi cội nguồn tổ tiên, nhất là không nói được tiếng mẹ đẻ. Nhưng khi bắt đầu một chương trình dạy tiếng Việt, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Được một hội nhà thờ ủng hộ, họ cho sử dụng phòng học, và giúp đỡ tài chánh. Sau đó phải đối diện tới vấn đề nhân sự, tổ chức, cách dạy, tài liệu và người tổ chức. Kế tiếp là bị trở ngại về thời khoá biểu. Học trò rảnh, thì thầy cô phải đi làm. Còn cha mẹ học sinh không hết lòng ủng hộ trong việc đưa đón các em. Nhiều em không đến lớp được vì cha mẹ bận việc mà thầy cô thì không đón được tất cả học sinh. Vì không phải là trường học chính quy nên không có hiệu trưởng. Bàn qua tính lại rồi chúng tôi chọn ra một anh làm phụ trách chương trình dạy tiếng Việt (Director of the Vietnamese Program). Về tài liệu và phương pháp dạy thì có giáo viên muốn dạy cách phát âm sau năm 1975. Nhưng cũng có giáo viên nhất quyết muốn dạy theo cách phát âm cũ như "cờ a ca sắc cá" (chữ "cá"). Tài liệu thì có người đề nghị dùng tài liệu phát hành tại hải ngoại. Một cô giáo mang ra một lô sách xuất bản tại Việt Nam, từ lớp 1 đến lớn 5. "Soạt, soạt!" Tôi giật mình quay lại thấy một thầy vừa xé xong cái hình của ông Hồ Chí Minh ra khỏi bài tập đọc "Ngày Khai Trường" trong trang sách giáo khoa lớp hai. Cuối cùng thì các giáo viên đồng ý dạy phát âm theo cách sau năm 1975 cho lớp học vỡ lòng. Nhưng tài liệu nào có hình ông Hồ hay liên quan đến cộng sản thì sẽ bị "thủ tiêu" ngay. Dạy các em nhỏ thì dễ hơn trong phần giáo án vì hầu hết các em không biết đọc và không biết viết tiếng Việt. Còn các em trong lứa tuổi từ 8 đến 15 thì thật là một nan đề. Có em đã biết nói tiếng Việt, có em biết đọc và viết, nhưng không rành. Nếu dạy chương trình khó thì các em sẽ bỏ lớp, nhưng nếu dạy qúa dễ thì các em cũng chán và cũng sẽ không đi học. Vào mùa học thì các em chỉ học một buổi sáng Chủ Nhật, mùa hè thì các em học hai buổi trong tuần: Thứ Bảy và Chủ Nhật. Dụng cụ học sinh thì hội nhà thờ cung cấp và có cho ăn trưa. Nhưng lớp học cũng chỉ đông đủ chừng vài tuần, sau đó thì thưa dần. Cha mẹ không đưa đón các em đi học đúng giờ, không giúp các em làm bài tập tiếng Việt đem về nhà. Các em nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt trong lớp học. Thầy cô quyết định phạt hai mươi lăm xu (0.25 USD) cho mỗi câu tiếng Anh các em nói trong lớp. Kết qủa cũng thu được vài USD trong tuần! Giáo viên bất mãn, phu huynh thiếu trách nhiệm, học trò bất cần, và hội nhà thờ thất vọng. Các lớp học giải tán từ từ sau một thời gian. "Good bye, ông thầy", các em nói.

Thành công và khích lệ
Tích cực mà nói thì chương trình dạy tiếng Việt không hẳn là hoàn toàn thất bại. Nó gây được chú ý và quan tâm của người Việt trong cộng đồng. Nhiều người vẫn hỏi tôi rằng sao không làm tiếp nữa, có lẽ vì thương hại hay vì muốn đày đoạ tôi. Tuy nhiên, tôi học được hai điều trong những năm dạy tiếng Việt thiện nguyện.
1- Vẫn có người quan tâm và muốn giúp duy trì tiếng mẹ đẻ. Trong đội ngũ giáo viên toàn là những người có khả năng, có lòng và hầu hết họ là các kỹ sư tốt nghiệp tại Hoa Kỳ. Sau 5 năm, tôi gặp lại một số học sinh dạo trước, các em nay nói tiếng Việt khá sõi. Có em khoe là đã viết thư thăm bà con bằng tiếng Việt. Đây là một khích lệ lớn.
2- Người mình có óc sáng tạo. Một kỹ sư dạy tiếng Việt cho các em thiếu niên học theo phương pháp "reversed engineer" (phương pháp đảo ngược). Tôi không tin lắm, nhưng trong thời gian ngắn học trò lớp của anh đa số biết đọc và biết viết thư. Anh nói rằng: "Học ABC và ghép dần, thì có cơ sở nhưng làm các em nhàm chán. Tôi đọc thơ tình, câu đố, tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích và cả truyện phim. Khi các em thích và đặt câu hỏi rồi tôi dạy các em ghép câu, ghép vần, bỏ dấu, sau đó thì cho các em tự nhận dạng mặt chữ và học cấu trúc văn phạm. Các em đã lớn và đủ thông minh và vì học gấp nên chỉ có phương pháp nầy là thích hợp."Anh còn cho tôi xem một vài thư do các em viết, đầy lỗi chính tả và sai ngữ pháp. Hỏi ra thì được biết là các em viết thư bằng tiếng Anh sau đó chuyển ngữ và nộp bài cho thầy. Tôi vui mừng khi biết các em đang muốn học tiếng Việt.

 
 
Tại một cuộc thi tiếng Việt - Đố Vui Để Học "Việt Nam Và Em" do Hội Chuyên Gia Việt Nam, phân hội Dallas tổ chức

Thực tế và tương lai
- Anh nghĩ gì về nghị quyết 36 của cộng sản Việt Nam, điều 5. "Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt".
- Cộng sản Việt Nam là những người có tính hài hước. Tôi nghĩ họ sai và quá chủ quan khi đặt vấn đề dạy tiếng Việt cho những con người đã chạy trốn cộng sản. Người Việt hải ngoại có thể chưa có ý thức cao về tầm quan trọng của việc duy trì văn hoá. Những thất bại tạm thời nầy có tính cách địa phương do thiếu kinh nghiệm và tổ chức. Điều trọng yếu là: người Việt có thể lơ là trong trách nhiệm bảo tồn tiếng mẹ đẻ, nhưng họ vĩnh viễn không bao giờ sai lầm khi để cộng sản lừa gạt, tuyên truyền, thống trị trên "mặt trận" văn hoá!
- Anh T. hỏi: "Cộng sản Việt Nam đã gởi giáo viên đến Campuchia để dạy cho trẻ em người Việt bên đó chưa?" Anh T. gợi lại nỗi đau và thương tâm về một số đông người Việt tha hương khác không được may mắn. Thấy tôi lặng yên anh T. tiếp: "Tôi nghĩ người Việt tại Campuchia có nhu cầu và cần sự giúp đở của chính quyền cộng sản Việt Nam hơn". Tại Mỹ, người ta không học tiếng mẹ đẻ vì họ không thấy nhu cầu hay không thiết tha đủ để học. Hay nói cho đúng hơn là -- họ có quyền tự do chọn lựa. Trách nhiệm của chúng ta là làm sao để mọi người hiểu là nếu muốn duy trì bản sắc và văn hoá dân tộc, thì phải học tiếng Việt. Ngày khai giảng lớp học tiếng Việt tôi có nói: "Các em học giỏi sẽ có thưởng!" Và sau đó, cứ mỗi ba tháng hội nhà thờ đều có phần thưởng dành cho các em học khá và giỏi. Khi về lại lớp các giáo viên lại thưởng chung cho tất cả các em. Tuy nhiên, phần thưởng thật sự mà tôi muốn gởi đến các em là món ăn tinh thần của văn hoá cội nguồn: tiếng Việt. Người Việt hải ngoại thấy được phần nào ý đồ tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Họ ý thức được tầm quan trọng về việc duy trì văn hoá dân tộc và không muốn bị cộng sản đồng hoá. Tôi tin rằng trong tương lai các chương trình Việt ngữ sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trước. Những trở ngại khác chỉ là những chi tiết.
- Tại sao anh lại chủ quan như vậy?
- Chắc anh cũng không muốn giáo viên được “trang bị” tương tưởng Hồ Chí Minh dạy các cháu tiếng Việt chứ?
- Tất nhiên là không ! Cám ơn anh T.

(ST)