Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T1 12, 2013 2:48 pm
Vẻ đẹp nhà cổ ở Nhật Bản
Với bề dày lịch sử hơn 1200 năm, Kyoto có nhiều truyền thống văn hóa rất lâu đời. Bên cạnh bầu không khí ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống hiện đại, thành phố này vẫn có nhiều nơi mang không khí thanh bình đậm chất cổ xưa, đặc biệt là trong những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống hay còn được gọi là Machiya.
Kiểu nhà Machiya rất độc đáo. Trong kiểu nhà này có 1 căn phòng hướng mặt ra đường, những phòng còn lại nối đuôi ở phía sau tạo thành một ngôi nhà dài. Phía sau nhà có một khoảng không gian xanh nhỏ được gọi là Tsuboniwa. Khu vườn góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho người trong nhà dù đang sống giữa lòng thành phố.
Thành phố Kyoto được núi non bao bọc xung quanh. Vào mùa hè, không khí vùng này tương đối nóng bức. Để chống lại cái nóng khó chịu, cư dân sống trong nhà cổ Machiya thay đổi một số vật dụng trong nhà. Những món đồ mới được thay vào đó chỉ dành để sử dụng vào mùa hè. Họ trải một loại thảm đặc biệt trên sàn nhà để tạo cảm giác mát mẻ. Những chiếc cửa gỗ được thay bằng cửa tre cho thoáng mát.
Tưới nước trong vườn cây hay trên mặt đường đi cũng là cách để giảm cái nóng bức. Nước bốc hơi bay lên khiến bầu không khí trở nên mát dịu. Hơi nước tạo nên những làn gió nhẹ mát mẻ bay vào trong nhà. Đó là điều thường thấy trong hầu hết các Machiya ở Kyoto.
Nhà cổ Machiya ở Kyoto đang dần biến mất vì nhiều lý do. Việc bảo tồn chúng rất khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, loại nhà này dễ bị hư hại khi có hỏa họan hoặc động đất xảy ra. Ngoài ra, nhiều người không thích chúng vì cho rằng kiểu nhà này lỗi thời và xưa cũ.
Gần đây, những nghệ sĩ trẻ đã cải tạo một số ngôi nhà cổ Machiya thành nơi làm việc. Số khác được dùng làm cửa hàng, thậm chí là nơi nghỉ ngơi dành cho những du khách hoài cổ.
Kimpusen-ji là ngôi đền của giáo phái Shugendo được xây dựng đầu tiên ở tỉnh Nara, nằm trên triền núi Yoshino. Công trình này đã được công nhận là báu vật quốc gia. Chính điện tên Zaodo của ngôi đền cao 34 met và rộng 36 met là công trình tôn giáo bằng gỗ lớn thứ 2 ở Nhật sau đền Todaiji.
Chính điện Zaodo
Vào mùa xuân, cảnh hoa đào nở trên núi Yoshino đẹp kỳ lạ và làm say lòng biết bao người, đặc biệt là những nghệ sĩ. Với những người theo đạo Shugendo, cây đào mang ý nghĩa rất đặc biệt. Vào tháng 4 hàng năm, người ta tổ chức nhiều nghi thức cúng tế ở đền Kimpusen-ji. Hanakue-shiki là một nghi thức để thông báo với tổ tiên và các vị thần trong đền biết rằng hoa đào đang nở rộ.
Chính điện của ngôi đền được ví như hình ảnh tượng trưng cho núi Yoshino. Cả công trình kiến trúc này được nâng đỡ bởi 68 cây cột lớn. Các cây cột đều được làm bằng gỗ thô, không hề trải qua quá trình bào nhẵn, đánh bóng.
Dù đã được dựng nên từ rất lâu, nhưng đến nay ngôi đền vẫn đứng vững nhờ sự nâng đỡ của những thân cây to lớn. Đứng giữa chính điện Zaodo được những cây cột bao quanh, chúng ta có cảm giác như đang đứng trong 1 vùng núi sâu và thung lũng tối, có thể cảm nhận được sự kỳ vĩ của tự nhiên.
Shirakawa và Gokayama là hai ngôi làng lịch sử tọa lạc tại thung lũng sông Shogawa thuộc vùng núi hẻo lánh kéo dài từ tỉnh Gifu đến tỉnh Toyama của Nhật Bản. Đây là vùng có tuyết rơi dày đặc nhất xứ hoa anh đào. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân ở đây vẫn luôn yên ả, thanh bình như không hề có những trở ngại về thời tiết nhờ vào những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gassho.
Gassho trong tiếng Nhật có nghĩa là chấp tay cầu nguyện. Tên gọi của kiểu nhà này bắt nguồn từ hình dáng của mái. Hai mái nhà được lợp bằng rơm rạ, chụm vào nhau theo góc 60 độ, trông như tư thế chấp tay của một người đang cầu nguyện.
Phần lớn các tòa kiến trúc cổ đều có hình tam giác, mái có độ dốc lớn nhằm giúp nước mưa hoặc tuyết dễ dàng trượt xuống đất. Nhờ vào cấu trúc đặc biệt như thế mà các ngôi nhà trong 2 ngôi làng này đều bền chắc, vững vàng, và trông lạ mắt.
Nhà kiểu Gassho có khung bằng gỗ, mái nhà lợp bằng rơm rạ
Trong những ngôi nhà Gassho, lò sưởi rất quan trọng. Đó là nơi họp mặt gia đình mỗi ngày. Người ta không bao giờ dập lửa, bởi nhờ có khói mà mái nhà làm bằng rạ mới bền chắc qua nhiều năm.
Nhà kiểu Gassho có cấu trúc rất độc đáo. Toàn bộ khung bên trong được làm bằng gỗ, mái nhà lợp bằng rơm rạ. Đặc biệt, toàn bộ công trình không hề dùng đến đinh ốc kim loại mà tất cả cột, kèo, mái nhà đều được buột chặt lại với nhau bằng dây. Tuy chỉ dùng vật liệu tự nhiên thô sơ như thế, nhưng nhờ có kiểu kiến trúc hình tam giác mà các ngôi nhà Gassho rất chắc chắn, có thể trụ vững dưới lớp tuyết rất dầy vào mỗi mùa đông. Trung bình, một ngôi nhà theo kiến trúc Gassho có tuổi thọ khoảng 40, 50 năm.
Tất cả cột, kèo đều được buộc bằng dây thừng
Sau khi trở thành di sản thế giới, lượng du khách đến hai ngôi làng này mỗi ngày một tăng. Chính vì lý do đó, người ta đã dùng một số nhà Gassho làm nhà nghỉ kiểu gia đình hay cửa hàng bán quà lưu niệm. Trong nhà nghỉ kiểu gia đình này mọi người có thể ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức món cá nướng, những món ăn nấu từ rau dại và một vài món làm từ đậu hũ được chế biến theo cách truyền thống.
Làng Gokayama còn nổi tiếng là nơi lưu truyền các điệu múa, câu hát dân gian. Làn điệu dân ca tượng trưng cho vùng đất này là Kokiriko. Đây cũng là một trong những điệu dân ca cổ xưa nhất Nhật Bản. Điệu hát – múa này thường diễn vào thời điểm tổ chức lễ hội xuống giống và thu hoạch lúa. Hiện nay nó đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo.
Vẻ đẹp nhà cổ ở Nhật Bản
Với bề dày lịch sử hơn 1200 năm, Kyoto có nhiều truyền thống văn hóa rất lâu đời. Bên cạnh bầu không khí ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống hiện đại, thành phố này vẫn có nhiều nơi mang không khí thanh bình đậm chất cổ xưa, đặc biệt là trong những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống hay còn được gọi là Machiya.
Kiểu nhà Machiya rất độc đáo. Trong kiểu nhà này có 1 căn phòng hướng mặt ra đường, những phòng còn lại nối đuôi ở phía sau tạo thành một ngôi nhà dài. Phía sau nhà có một khoảng không gian xanh nhỏ được gọi là Tsuboniwa. Khu vườn góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho người trong nhà dù đang sống giữa lòng thành phố.
Thành phố Kyoto được núi non bao bọc xung quanh. Vào mùa hè, không khí vùng này tương đối nóng bức. Để chống lại cái nóng khó chịu, cư dân sống trong nhà cổ Machiya thay đổi một số vật dụng trong nhà. Những món đồ mới được thay vào đó chỉ dành để sử dụng vào mùa hè. Họ trải một loại thảm đặc biệt trên sàn nhà để tạo cảm giác mát mẻ. Những chiếc cửa gỗ được thay bằng cửa tre cho thoáng mát.
Tưới nước trong vườn cây hay trên mặt đường đi cũng là cách để giảm cái nóng bức. Nước bốc hơi bay lên khiến bầu không khí trở nên mát dịu. Hơi nước tạo nên những làn gió nhẹ mát mẻ bay vào trong nhà. Đó là điều thường thấy trong hầu hết các Machiya ở Kyoto.
Nhà cổ Machiya ở Kyoto đang dần biến mất vì nhiều lý do. Việc bảo tồn chúng rất khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, loại nhà này dễ bị hư hại khi có hỏa họan hoặc động đất xảy ra. Ngoài ra, nhiều người không thích chúng vì cho rằng kiểu nhà này lỗi thời và xưa cũ.
Gần đây, những nghệ sĩ trẻ đã cải tạo một số ngôi nhà cổ Machiya thành nơi làm việc. Số khác được dùng làm cửa hàng, thậm chí là nơi nghỉ ngơi dành cho những du khách hoài cổ.
Kimpusen-ji là ngôi đền của giáo phái Shugendo được xây dựng đầu tiên ở tỉnh Nara, nằm trên triền núi Yoshino. Công trình này đã được công nhận là báu vật quốc gia. Chính điện tên Zaodo của ngôi đền cao 34 met và rộng 36 met là công trình tôn giáo bằng gỗ lớn thứ 2 ở Nhật sau đền Todaiji.
Chính điện Zaodo
Vào mùa xuân, cảnh hoa đào nở trên núi Yoshino đẹp kỳ lạ và làm say lòng biết bao người, đặc biệt là những nghệ sĩ. Với những người theo đạo Shugendo, cây đào mang ý nghĩa rất đặc biệt. Vào tháng 4 hàng năm, người ta tổ chức nhiều nghi thức cúng tế ở đền Kimpusen-ji. Hanakue-shiki là một nghi thức để thông báo với tổ tiên và các vị thần trong đền biết rằng hoa đào đang nở rộ.
Chính điện của ngôi đền được ví như hình ảnh tượng trưng cho núi Yoshino. Cả công trình kiến trúc này được nâng đỡ bởi 68 cây cột lớn. Các cây cột đều được làm bằng gỗ thô, không hề trải qua quá trình bào nhẵn, đánh bóng.
Dù đã được dựng nên từ rất lâu, nhưng đến nay ngôi đền vẫn đứng vững nhờ sự nâng đỡ của những thân cây to lớn. Đứng giữa chính điện Zaodo được những cây cột bao quanh, chúng ta có cảm giác như đang đứng trong 1 vùng núi sâu và thung lũng tối, có thể cảm nhận được sự kỳ vĩ của tự nhiên.
Shirakawa và Gokayama là hai ngôi làng lịch sử tọa lạc tại thung lũng sông Shogawa thuộc vùng núi hẻo lánh kéo dài từ tỉnh Gifu đến tỉnh Toyama của Nhật Bản. Đây là vùng có tuyết rơi dày đặc nhất xứ hoa anh đào. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân ở đây vẫn luôn yên ả, thanh bình như không hề có những trở ngại về thời tiết nhờ vào những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gassho.
Gassho trong tiếng Nhật có nghĩa là chấp tay cầu nguyện. Tên gọi của kiểu nhà này bắt nguồn từ hình dáng của mái. Hai mái nhà được lợp bằng rơm rạ, chụm vào nhau theo góc 60 độ, trông như tư thế chấp tay của một người đang cầu nguyện.
Phần lớn các tòa kiến trúc cổ đều có hình tam giác, mái có độ dốc lớn nhằm giúp nước mưa hoặc tuyết dễ dàng trượt xuống đất. Nhờ vào cấu trúc đặc biệt như thế mà các ngôi nhà trong 2 ngôi làng này đều bền chắc, vững vàng, và trông lạ mắt.
Nhà kiểu Gassho có khung bằng gỗ, mái nhà lợp bằng rơm rạ
Trong những ngôi nhà Gassho, lò sưởi rất quan trọng. Đó là nơi họp mặt gia đình mỗi ngày. Người ta không bao giờ dập lửa, bởi nhờ có khói mà mái nhà làm bằng rạ mới bền chắc qua nhiều năm.
Nhà kiểu Gassho có cấu trúc rất độc đáo. Toàn bộ khung bên trong được làm bằng gỗ, mái nhà lợp bằng rơm rạ. Đặc biệt, toàn bộ công trình không hề dùng đến đinh ốc kim loại mà tất cả cột, kèo, mái nhà đều được buột chặt lại với nhau bằng dây. Tuy chỉ dùng vật liệu tự nhiên thô sơ như thế, nhưng nhờ có kiểu kiến trúc hình tam giác mà các ngôi nhà Gassho rất chắc chắn, có thể trụ vững dưới lớp tuyết rất dầy vào mỗi mùa đông. Trung bình, một ngôi nhà theo kiến trúc Gassho có tuổi thọ khoảng 40, 50 năm.
Tất cả cột, kèo đều được buộc bằng dây thừng
Sau khi trở thành di sản thế giới, lượng du khách đến hai ngôi làng này mỗi ngày một tăng. Chính vì lý do đó, người ta đã dùng một số nhà Gassho làm nhà nghỉ kiểu gia đình hay cửa hàng bán quà lưu niệm. Trong nhà nghỉ kiểu gia đình này mọi người có thể ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức món cá nướng, những món ăn nấu từ rau dại và một vài món làm từ đậu hũ được chế biến theo cách truyền thống.
Làng Gokayama còn nổi tiếng là nơi lưu truyền các điệu múa, câu hát dân gian. Làn điệu dân ca tượng trưng cho vùng đất này là Kokiriko. Đây cũng là một trong những điệu dân ca cổ xưa nhất Nhật Bản. Điệu hát – múa này thường diễn vào thời điểm tổ chức lễ hội xuống giống và thu hoạch lúa. Hiện nay nó đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo.