Sơ lược tìm hiểu về Thần đạo ở Nhật Bản

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Sơ lược tìm hiểu về Thần đạo ở Nhật Bản

Sơ lược tìm hiểu về Thần đạo ở Nhật Bản

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Ba T10 30, 2012 3:09 pm

 


Sơ lược tìm hiểu về Thần đạo ở Nhật Bản


Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có nhiều tôn giáo và có những nét riêng.


Ở Nhật cùng tồn tại các tín ngưỡng, phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo Phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Công giáo. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của Thần đạo hoặc đạo Công giáo. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hành theo nghi lễ của đạo Phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba tôn giáo. Do đó, năm 1995 theo thống kê cuốn niên giám về tôn giáo của Hiệp hội Văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120 triệu. Đạo gốc của Nhật Bản là Shinto (Thần đạo) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, Thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất sắc của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng linh hồn tổ tiên theo lễ nghi của Thần đạo. Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo. Đạo Khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn từ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều. Trong bài giới thiệu này, người viết tập trung về Thần đạo để bạn đọc tham khảo.


Với khoảng hơn 100 triệu tín đồ, hơn 9 vạn đền thờ và 10 vạn tu sĩ, Thần đạo là một tôn giáo quan trọng nhất ở xứ sở hoa Anh đào. Thần đạo không hẳn là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mà là sự tích hợp những tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần (Kami). Kami bao gồm các vật linh thiêng trong thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, gió, sấm sét, núi, sông, đá, cây cối,…) và hồn người chết (tổ tiên Nhật Hoàng, tổ tiên của gia đình, những anh hùng có công với nước).


Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuất hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín ngưỡng vật linh. Khi nghề trồng lúa phát triển thì quỉ thần xuất hiện. Người ta tin là quỉ thần ở núi vì hình thù của núi kỳ dị, núi là nguồn nước của sông ngòi, cần cho nghề trồng lúa nước. Quỉ thần ở sông có thể tác phúc (tưới ruộng) hoặc tác họa (lũ lụt). Đến thế kỷ thứ III, làng xã (mura) tế bào của xã hội ruộng đất hình thành, đó là yếu tố kinh tế, xã hội của Thần đạo. Thần đạo còn gắn bó khăng khít với Phật giáo như về đức tin, nghi lễ ma chay,… và cũng vay mượn nhiều yếu tố của Lão giáo. Nhưng Thần đạo là một tính cách ái quốc cao của dân tộc Nhật. Ngày nay, khi một người Nhật tự gọi mình là Thần đạo, có thể có nghĩa là người ấy là tín đồ của một trong số các phái Thần đạo. Thần đạo không có các điều răn và không có điều luật để tín đồ phải tuân theo. Hơn một trăm năm mươi năm trước, một nhà học giả Nhật viết:"Chính là vì người Nhật thực sự đạo đức trong việc thực hành nên họ không cần đến lý thuyết đạo đức, và sự quan trọng hóa của người Trung Hoa về lý thuyết đạo đức là do thực hành không nghiêm của họ". Một người Nhật khác cùng thời cũng chỉ ra rằng con người được tạo ra "bởi tinh thần của hai Thần Sáng Tạo (Izanagi và Izanami). Cho nên tự nhiên là họ được phú cho kiến thức về những gì họ phải làm và phải tránh. Họ không cần phải bận tâm với hệ thống luân lý". Vì người Nhật cảm thấy con người thực sự tốt bụng, nên họ không bao giờ lo lắng về tội lỗi. Người Nhật tôn thờ qua việc tặng lời cảm ơn hơn là kể lể nhược điểm của mình và tìm cách xin tha thứ cho họ. Người theo Thần đạo không bao giờ quan tâm đến khái niệm kiếp sau. Không có lời dạy nào về cuộc đời bên kia và họ không cầu nguyện cho hạnh phúc tương lai. Họ cầu nguyện nhiều hơn về những thứ rõ ràng như thực phẩm, hạnh phúc, lợi ích của quốc gia và bầy tỏ lời cảm ơn.


Thần đạo phát triển rộng lớn nhờ niềm tin vào nhiều thần. Tài liệu từ năm 901 sau Công nguyên cho thấy ba nghìn ngôi đền tại Nhật Bản, có trên ba nghìn thần được thờ cúng. Sau này càng ngày càng có nhiều ngôi đền của Thần đạo tại Nhật. Ngày nay, người Nhật vẫn thường đến các ngôi đền có những thần và nữ thần khác nhau để cầu nguyện cho được mùa, thực phẩm hay sự thịnh vượng của quốc gia. Họ tự tẩy uế theo phong tục và chắp tay cung kính làm lễ. Bởi vì, người Nhật luôn quan tâm đến sự thanh khiết bên trong và bên ngoài. Họ không lại gần nơi thờ cúng ở nhà hay nơi công cộng mà lại không tẩy uế trước. Có các máng nước đặc biệt gần nơi thờ cúng công cộng để người đi lễ có thể dùng để rửa tay và xúc miệng. Chỉ sau khi làm cho chính mình trong sạch, người ta mới nghĩ mình đáng được hành lễ tại đền. Nhà của người Nhật là kiểu mẫu về sạch sẽ và ngăn nắp. Bàn thờ thần - trung tâm thờ cúng Thần đạo tại gia luôn được giữ sạch sẽ. Bàn thờ ở những nơi thờ cúng thường xuyên được làm lại để không ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, đẹp đẽ ở đó. Từ xa xưa, người Nhật cổ tin chắc là việc tẩy uế thân xác rất quan trọng đối với các vị thần. Sau này, những người Nhật nghĩ rằng thần cũng muốn sự thanh khiết về đạo đức. Đại Lễ tẩy uế tượng trưng cho cả hai.


Người theo Thần đạo không sử dụng hình ảnh của các thần mà sử dụng biểu tượng của các thần. Trên những bàn thờ thần có những bài vị hay những mảnh giấy ghi tên những vị thần mà họ muốn tôn kính. Một ngọn đèn được đốt lên và nếu có thể gia đình đặt hoa cùng một chút rượu vang hay bánh cốm bỏng ở đó hàng ngày. Những người Thần đạo thường duy trì nghi lễ cầu nguyện ngắn trước bàn thờ thần mỗi ngày. Những chức sắc Thần đạo thường hướng dẫn các buổi lễ chính thức trong những ngày lễ quan trọng nhưng không thường xuyên thuyết giảng vào các buổi lễ hàng tuần. Họ chịu trách nhiệm bảo vệ những đồ vật thiêng liêng trong ngôi đền.       


Lễ hội lớn nhất của Thần đạo là Lễ hội mùa (Matsuri), thường được tổ chức vào dịp Tết và vụ trồng lúa. Matsuri mùa Hạ mang tính chất thờ thần địa phương; mọi người đánh trống, nhảy múa và uống rượu sakê. Ở nhiều khu phố lớn, Matsuri là dịp gợi lại tinh thần Thần đạo cuả các mura và tinh thần cộng đồng hòa hợp. Sau này, tinh thần này được chuyển hóa vào sinh hoạt hiện đại trong các xí nghiệp, câu lạc bộ, trường học,…do các chính khách, doanh nhân, nhà giáo…


Vào thời Nhật Hoàng Minh Trị (Meigi 1868-1912), đất nước Nhật được hiện đại hóa theo hình mẫu phương Tây, Thần đạo được Nhật Hoàng tuyên bố là quốc đạo. Năm 1890, Thần đạo được canh tân với nội dung chủ yếu là “trung” với Thiên Hoàng, hy sinh cả cuộc đời vì Thiên Hoàng; đồng thời đề cao chữ “hiếu”, thờ cúng linh hồn người đã khuất, đặc biệt là người chết vì đạo nghĩa. Sau khi Nhật bại trận vào cuối năm 1945, Thần đạo không còn được coi là quốc đạo nữa nhưng vẫn được chính quyền đương thời coi trọng và ăn sâu vào đời sống người dân.        


Gingia Shinto là phái Thần đạo quan trọng nhất, có tới 8 vạn ngôi đền ở khắp nơi và có vai trò như đình làng ở Việt Nam. Đền thường được xây dựng ở những nơi có cảnh thiên nhiên tươi đẹp, gợi sự cảm thông với thần linh, ma quỷ. Thần đạo nhiều khi được kết hợp với Phật giáo mang lại cho người Nhật những niềm tin, hy vọng và nguồn an ủi. Tuy có sự pha trộn với các tôn giáo khác nhưng Thần đạo đã thể hiện một cách rõ nét đời sống tâm linh của người Nhật