Hợp tác xã nông nghiệp: Ý nghĩa và nguyên lý

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Hợp tác xã nông nghiệp: Ý nghĩa và nguyên lý

Hợp tác xã nông nghiệp: Ý nghĩa và nguyên lý

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Năm T9 27, 2012 4:20 am




 


HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP: Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN LÝ


 Tổng hợp: Trịnh Đình Thắng


 Ngày 29/8/2012


 Chỉ đạo: Thầy Nguyễn Đức Hòe


 <Khái quát>


    Nhật Bản là một nước tư bản. Tuy nhiên, đất nước này lại không có nhiều tỷ phú. Thu nhập của các tầng lớp xã hội không quá lớn, thậm chí hầu như không có khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Có thể nói, Nhật Bản là một hình mẫu “xã hội chủ nghĩa” mà thế giới cần phải học hỏi. Một trong những nhân tố tạo ra điều này là sự thành công của hệ thống Hợp tác xã (Kyodo Kumiai), mà trong đó, mỗi thành viên là một người chủ, được vận hành theo nguyên tắc dân chủ. Hợp tác xã ở Nhật bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đặc biệt phát triển phải nói đến Hợp tác xã nông nghiệp mà đại diện là JA (Japan Agriculture – Liên hiệp các hợp tác xã toàn quốc Nhật Bản).



    Ngược lại, ở Việt Nam, dù mô hình hợp tác xã đã được áp dụng từ lâu, nhưng hầu như nó không hoạt động theo đúng nghĩa. Người nông dân hầu như không hợp tác lẫn nhau, dẫn tới sản xuất nông nghiệp có xu hướng nhỏ lẻ, phân tán, không định hướng. Người nông dân làm ra của cải, nhưng họ chưa được hưởng thụ thành quả lao động đó. Càng làm ra nhiều sản phẩm, họ càng chịu thiệt nhiều. Lý do nằm ở chỗ, mỗi nông dân làm một kiểu, bán một kiểu, mua một kiểu, số lượng ít không tạo ra hiệu quả kinh tế đủ lớn.  Để giải quyết vấn đề này, phải phổ biến mô hình Hợp tác xã bền vững, có lợi cho người nông dân.


<Ý nghĩa>


   Nông nghiệp Việt Nam khác với Âu – Mỹ, diện tích đất nông nghiệp thường nhỏ, hiếm có nơi nào có đất nông nghiệp 100 ha trở lên. Vì thế, hiệu quả kinh tế thường kém hơn, khó áp dụng cơ giới hóa cho từng đơn vị kinh doanh, khó xây dựng thương hiệu vì lượng hàng quá nhỏ lẻ. Vì thế, các hộ nông dân của Việt Nam có nhu cầu hỗ trỡ lẫn nhau rất lớn.


    Điểm quan trọng của Hợp tác xã là: sự hỗ trợ lẫn nhau. Nhu cầu hỗ trợ lẫn nhau thể hiện rất rõ trong lĩnh vực Nông nghiệp. Thí dụ: mua hạt giống, mua phân bón, áp dụng kỹ thuật, dùng chung máy móc, chế biến sau thu hoạch, bán sản phẩm… Mỗi cá thể mua cùng một mặt hàng thì nếu “mua chung” sẽ giảm được giá thành, chí phí vận chuyển. Ngoài ra, quá nhiều cá thể sản xuất sẽ triệt tiêu lẫn nhau, mất sức cạnh tranh. Muốn xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thành thị để chiếm lĩnh thị trường, thì các cá thể phải kết hợp với nhau thành một pháp nhân. Khi đó, sản xuât nông nghiệp mới tạo ra hiệu quả kinh tế, có chiến lược cạnh tranh, nâng cao vị thế kinh tế, vị thế xã hội. Từ đó, mỗi cá thể sẽ ổn định kinh tế gia đình. 


<Định nghĩa > (Hợp tác xã: Theo wikipedia tiếng Nhật – dịch sang)


   Hợp tác xã (Co-operative) là một tổ chức kinh tế, do những cá nhân, hay nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ có chung mục đích thành lập ra, được sở hữu chung. Hợp tác xã là một tổ chức tương trợ phi lợi nhuận, được vận hành một cách dân chủ, là một phần quan trọng của kinh tế tập thể.


    協同組合(きょうどうくみあい)は、共通する目的のために個人あるいは中小企業者等が集まり、組合員となって事業体を設立して共同で所有し、民主的な管理運営を行なっていく非営利の相互扶助組織。連帯経済の主要な担い手である。


 (Wikipedia)


   <Những nguyên tắc cơ bản của Hợp tác xã> (tham khảo từ Nhật Bản)


 (1)   Là tổ chức kinh tế có tính tự chủ (có tư cách pháp nhân)


 (2)   Là tổ chức của nông dân (người lao động), do nông dân chủ động lập ra.


 (3)   Là tổ chức do nông dân điều hành


 (4)   Là tổ chức có mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau


 (5)   Là tổ chức độc lập về chính trị


 (6)   V.v..


 <Sự sụp đổ của Hợp tác xã kiểu cũ>


    Nguyên nhân của sự sụp đổ này cần nói đến là: tính chất của Hợp tác xã kiểu cũ không hề thay đổi trong suốt hơn 25 năm kể từ khi áp dụng kinh tế thị trường (Đổi Mới – 1986). Hợp tác xã kiểu cũ có những quy định không còn phù hợp như: 1) Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - hành chính Nhà nước; 2) Tham gia: không tự nguyện mà bắt buộc; 3) Lợi ích chia bình quân theo quy định của Nhà nước.


    Rõ ràng là những tính chất trên là rào cản để sản xuất và kinh tế tập thể phát triển. Nếu theo kinh tế thị trường thì những quy định trên phải là: 1) Hợp tác xã là tổ chức kinh tế (tư cách pháp nhân); 2) Tham gia: tự nguyện; 3) Hợp tác xã thuộc về các xã viên, mọi lợi ích đều thuộc về các xã viên.


    Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện là chuyên gia tư vấn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho rằng: “  Cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và đặc điểm kinh doanh của các hợp tác nông nghiệp trong thời kỳ mới, thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập. Đó là tổ chức lại các hợp tác xã theo hình thức vừa làm dịch vụ, vừa kinh doanh để có lợi nhuận cho xã viên và hợp tác xã. Xây dựng các hợp tác xã có khả năng mở rộng sản xuất và tự nó phải chủ động liên kết với thị trường, liên kết với các doanh nghiệp,liên kết với tư thương, thì khi đó mới bảo vệ được quyền lợi của nông dân, khi đó mới tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hoá lớn, khi đó mới có nền nông nghiệp phát triển ổn định gắn với thị trường  ”.


 <Chức năng của Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới> = những hoạt động chính của HTX (tham khảo từ Nhật Bản)


-          Hoạt động mua: mua chung vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của xã viên.


 


-          Hoạt động bán: bán chung những sản phẩm do xã viên làm ra, nhằm đảm bảo giá thành và đầu ra ổn định.


 


-          Hoạt động gia công: thêm giá trị vào sản phẩm trước khi bán, như: cắt, rửa, đóng gói, chế biến thực phẩm…


 


-          Hoạt động tài chính: giống như vai trò của 1 ngân hàng, phục vụ nhu cầu tài chính của xã viên.


 


-          Hoạt động hướng dẫn: hỗ trợ về kỹ thuật, kinh doanh, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển.


 


-          Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất: cùng đầu tư cơ sở vật chất có giá trị cao nhưng nhu cầu lớn, như: máy móc, phương tiện vận tải, bãi tập kết, nhà kho,… phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.


 


-          Các hoạt động khác như: phúc lợi xã hội, bảo hiểm nông nghiệp, mở doanh nghiệp kinh doanh chung, liên kết – hợp tác với các tổ chức kinh tế, xã hội khác…


 <Kết luận>


    Hợp tác xã do cá nhân tự nguyện đóng góp, nên họ là một nhà đầu tư. Những ý kiến của mỗi cá nhân đều được tôn trọng và thực thi khi nhận được sự đồng thuận của đa số. Hơn nữa, mỗi cá nhân sẽ nỗ lực tham gia, thể hiện trách nhiệm để lợi ích nhận được ngày càng lớn hơn.


    Hợp tác xã thuộc sở hữu của các thành viên tham gia. Do đó, Hợp tác xã hoạt động chỉ nhằm phục vụ lợi ích của các thành viên đó. Những hỗ trợ của hợp tác xã sẽ giúp cho sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, chất lượng hơn, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường. Hợp tác xã còn chăm lo đời sống của các thành viên, giúp cuộc sống địa phương thêm phong phú.


 (Dịch thuật + Tổng hợp)