Chia sẻ thông tin trong nước

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề:

Viết bởi VuTran Tien » Bảy T12 01, 2012 6:14 am

Chúng ta có nhà khoa học nhưng chính phủ có tham khảo, tôn trọng và ứng dụng các nghiên cứu, đánh giá của họ không?
Chúng ta cũng không thiếu các viện, nhưng nghiên cứu cái ji? ai sử dụng? và liệu tại đây họ có làm việc nghiêm túc?
Chúng ta chỉ yếu kém về quản lí thôi.

Viết bởi STH » Năm T11 29, 2012 10:00 pm

Kính thưa Bộ Trưởng, và các bạn đọc,
sự thật thì không phải là các nhà Khoa học bồng bột khi không nhận thấy hết được những khó khăn trong cơ chế, hoặc cách làm việc kiểu quan liêu ở nước nhà. Họ sẵn sàng cống hiến và đa phần không đề cập đến vấn đề đãi ngộ nhiều vì họ hiểu đất nước còn khó khăn, điều kiện làm việc chưa tốt.
Bản thân họ là những người thành đạt, có địa vị có tiền, nên có thể chỉ nhận một phần thù lao nhỏ tượng trưng thôi, thậm chí bỏ thêm tiền túi để làm nghiên cứu. Vấn đề ở đây chỉ nằm gọn trong hai từ "TRỌNG DỤNG".
Bộ trưởng nhắc đến cụ Trần Đại Nghĩa, và cụ Lương Định Của, cả hai cụ đều trong thời đại Hồ Chí Minh, cụ Trần Đại Nghĩa được Bác Hồ mời về và giao làm Cục trưởng Cục Quân Giới, cụ Lương Định Của năm 1954 tập kết ra Bắc làm Phó Giám Đốc Học Viện Nông Lâm Hà Nội. Đóng góp của các cụ được lắng nghe, các nghiên cứu khoa học do đó mới được phát huy, áp dụng trong chiến đấu và sản xuất.
Gần đây thôi thì có cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng rất TRỌNG DỤNG các nhà khoa học, nên các nhà khoa học cũng đã đóng góp được khá tốt cho đất nước.
Các nhà Khoa học hiện nay sẵn sàng quay về để phụng sự, vượt qua những khó khăn kể trên. Nhưng:
Liệu tiếng nói của các nhà Khoa học có vượt được qua các rào cản để đến được Bộ Trưởng. Liệu Bộ Trưởng có thể cùng ăn sáng để lắng nghe và giải quyết những khúc mắc trong quá trình làm việc của các nhà Khoa học (việc trước đây Bác Hồ, cố TT Võ Văn Kiệt hay làm). Liệu Bộ trưởng có cùng đồng hành với các nhà Khoa học trên con đường phụng sự. Liệu đóng góp của các nhà Khoa học có được TRỌNG DỤNG!?
Các nhà Khoa học là vốn quí đúng như Bộ Trưởng nói, nhưng chỉ khi cái vốn ấy được sử dụng mà thôi.
PS: Sự thật không chỉ các nhà Khoa học, mà nhiều người, nhiều giới, nhiều tầng lớp sẵn sàng dấn thân đóng góp cho đất nước nếu được Trọng Dụng.
Trọng Dụng - 3 ngày trướcThích | 2

Tôi nghĩ bác bộ trưởng hãy cố gắng để có được một môi trường trong sạch, lành mạnh trước đi, nếu nhà khoa học chân chính trong nước được đãi ngộ, đánh giá đúng mức thì lúc ấy chỉ sợ không có đủ chỗ để các nhà khoa học ở nước ngoài đăng ký trở về mà thôi.
Phạm Viết Hiển - 3 ngày trướcThích | 2

Thiết nghĩ nếu 1 số bác lãnh đạo nhà mình có TỰ TÔN DÂN TỘC, tham nhũng ít thôi, toàn tâm lo phát triển kinh tế, số tiền tham nhũng đầu tư cho các nhà nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, thì nước ta mới có cơ hội phát triển được, mới không lép vế trên chính trường quốc tế như hiện nay. Kinh tế & KHKT phát triển ==> khí tài quân sự mạnh ==> qn ninh quốc phòng ==> có trọng trên bàn đàm phán quốc tế.
Endless Love - 3 ngày trướcThích | 2

toi dong tinh voi y kien cho rang vn muon phat trien de bao ve va xau dung dat nuoc, thi phai co nhan tai thuc su, muon co khong phai de, thu nhat nguoi lanh dao nguoi tai phai thuc su ton trong nguoi tai, phai du tam va tam de thu hut nguoi tai, khong the de ke vo tam vo tai lanh do ho duoc, phai co tinh than dai doan ket toan dan toc vi dat nuoc, phai co the che coi troi that su, moi thu hut duoc nhan tai. thu hai phai nang cao khoa hoc cong nghe: coi troi bang chinh sach, co nguoi tai moi biet lam gi, thuc hien ra sao.khuyen khich ton trong tu do sang tao, khong an cap , gian lan thuong mai va khoa hoc cong nghe., co che do dai ngo xung dang; thu ba co che do coi mo, khoan dung;o diem nay ro nhat, chung ta hay hoc thai lan, o quan he voi quoc te. ton trong su khac biet chinh kien, khuyen khich tranh luan fan bien trong nghi truong va ngoai xa hoi, de khong phai cu phan doi chinh sach sai cua nha nuoc, cua nhung ke tham nhung thi lai bi lam kho, tu toi., biet neu guong doan ket toan dan toc, khong vi loi ich nhom cuc bo, ma tan hai dat nuoc.
doanlinh - 3 ngày trướcThích | 2

Tôi không cần nhiều tiền đâu, chỉ cần đủ sống và cá khả năng tái tạo sức lao động là được rồi. Kẻ sỹ chưa đời nào cần tiền, chỉ cần tìm được "đấng minh quân". Ở nước ngoài tưởng sung sướng lắm sao, thường thì phải cố gắng gấp đôi mới được thừa nhận tương đương như người bản địa
Nguyễn - 3 ngày trước

Viết bởi STH » Năm T11 29, 2012 9:57 pm

Chúng ta hãy làm 1 so sánh nho nhỏ: 100 người Trung quốc đi du học, giả sử 30 người ở lại nước ngoài và được Trung Quốc chấp thuận. Họ lấy vợ sinh con ở nước ngoài. Sau khi thực sự thành các chuyên gia trong lĩnh vực mình học. Họ đã về quê hương phục vụ. Và Trung quốc ngày nay như thế nào mọi người đều rõ. Còn ở VN thì sao? việc ai đó được cử đi nước ngoài học và ở lại là cả vấn đề lớn. Khi về VN thì sao? có được chế độ đãi ngộ và phát huy hết tài năng? hay còn phải xếp theo cơ cấu con ông cháu cha, quen thân... Vậy thì vấn đề vẫn là nằm trong cơ chế của chúng ta. Nếu thay đổi được cách trọng dụng nhân tài và tuyển theo năng lực, hưởng lương theo năng lực thì VN sẽ ko kém bất kỳ quốc gia nào.
Tan Nguyen - 3 ngày trướcThích | 7
Trước mắt, trải nghiệm cá nhân của tôi như sau:
1. Có giấy phép lao động để làm việc ở VN quá mệt mỏi, phải đi qua 6-7 tầng chức thực về lịch sử cá nhân (background check) và bằng cấp tại nước sở tại, xong rồi phải đi dịch thuật tại Consulate/Embassy của VN tại nước ngoài rồi mới được mang hồ sơ này về để làm GPLĐ tại VN.
2.Mỗi bước trên đều có thể thất lạc, đặc biệt khi gửi đến lãnh sự VN, và giá cả thì không thống nhất và phải gọi vào để hỏi giá dịch thuật "legalization" 1 hồ sơ là bao nhiêu. Cách họ tính "bộ hồ sơ" khác với "hồ sơ" (nếu bộ hồ sơ có nhiều văn bản, thì tính nhiều lần), lần đầu tôi không biết, gửi sai số tiền thì họ không làm và cũng không gọi lại. Xem như thất lạc, rồi thì phải làm lại từ đầu 6 bước trên (tôi làm mất 1 năm và bay qua Mỹ 3 lần để hoàn tất thủ tục GPLĐ, tốn gần $6000 tiền vé máy bay).
3.Có nhiều trang web chỉ cho VK và người nước ngoài cách làm GPLĐ tại VN, và đọc danh sách những việc phải làm, ai cũng comment ngao ngán.
4.Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài tại VN rất cao mà không hề cho họ 1 phúc lợi xã hội nào (mà tôi được biết) ngắn hạn hay dài hạn. Nếu chúng tôi có quyền lợi nào đó từ việc đóng thuế này, hãy nên có trang thông tin cho chúng tôi biết.


Còn thì, tôi ở VN cũng chỉ mong được đối xử như bao người VN khác, với trăn trở và hoài bão giống nhau, không cần ưu đãi gì cả. Nhưng nói tạo điều kiện cho chúng tôi về làm việc và cống hiến thì chưa trúng lắm. Khoan hãy nói đến việc thành lập công ty có vốn nước ngoài. Cái này chỉ nói bề nổi.
Mr. P - 3 ngày trướcThích | 7

Ai là người lại không thích về phục vụ quê hương đất nước. Nhưng các cấp có tạo điều kiện thuận lợi cho họ để họ được thoải mái cống hiến, hay là họ lại phải rơi vào cái cảnh "lo quan hệ mà không đủ thời gian cho chuyên môn"
Nguyễn Tuân - 3 ngày trướcThích | 5

Đúng như ý kiến của bộ trưởng: "Mỗi người giỏi về nước đề là vốn quý", nhưng có vốn quý nhưng không biết sử dụng hoặc sử dụng phí phạm thì vốn quý đó cũng trở thành vô dụng mà thôi. Thực tế hiện nay ở VN chuyện lãng phí nhân tài, lãng phí vốn hiện hữu ở khắp nơi, nếu không có sự thay đổi mạnh về tư duy, về cơ chế sử dụng con người thì dù có tài đến mấy thì ở Việt Nam cũng bị thui chột mà thôi
Nguyễn Đức Toàn - 3 ngày trướcThích | 5
Bộ trưởng nói thì hay thật, nhưng vấn đề phải đánh giá trên hành động. Nhìn hàng loạt cách điều hành của các Bộ ở VN thì thấy, quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm ... đầy rẫy. Hơn nữa, một nền giáo dục, khoa học kỹ thuật tiên tiến phải gắn liền với một cơ chế mở và các ngành công nghệ sản xuất hiện đại. Chừng nào còn làm ăn bê bối như đóng tàu, thủy điện hay lụn bại như công nghiệp ô tô, ... thì kêu gọi các nhà khoa học về và phân phát theo cơ chế bao cấp thì đừng hy vọng gì, Bộ trưởng ạ. Rót tiền để xây dựng một vài trung tâm khoa học mà không đi cùng 1 cơ chế minh bạch, công nghiệp hiên đại thì cũng như xây nhà từ nóc, cái hiển hiện trong bóng đá VN chẳng rõ như ban ngày hay sao ?
Đình - 3 ngày trướcThích | 5

"Hãy cứ để người ta về, nếu về họ không làm được việc họ lại ra đi, đó là quyền của họ". Hài thật
bác sĩ - 2 ngày trướcThích | 4

Người Việt Nam trên thế giới cũng nhiều người giỏi lắm nhưng cơ chế, chính sách và điều kiện phát huy năng lực con người ở VN rất kém nên có khi những người tài giỏi đó sẽ tầm thường sau một thời gian về nước.
VanDat - 3 ngày trướcThích | 4

THEO QUIAN ĐIỂM CỦA TÔI G/S NGUYỄN VĂN THUẬN chưa nên về nước trongđiều kiện hiện nay bởi các lý do sau 1/Chính sách ưu tiên cho cán bộ khoa học Việt nam chưa rõ ràng 2/ Cơ sở làm việc còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn 3/ Chính sách phát triển khoa học của chúng ta không gắn liền vào sự yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước . bởi vậy công trình khoa học nhiều lúc xếp vào ngăn tủ lưu trữ ,ít ai quan tâm đến nó để đưa vào ứng dụng .G/S NGUYỄN VĂN THUẬN về nước công tác sống và làm việc tại Tổ quốc nên chọn thời điểm cho thích hợp là tốt nhất. Chúc GS khỏe mạnh và hạnh phúc .
nguyễn trần tiến - 3 ngày trướcThích | 4

Đúng, tôi từng nghĩ như thế, khi tôi tốt nghiệp mang kì vọng rất nhều. Tôi có proposal và định bắt đầu con đường đi của mình. 6 tháng về nước tôi chỉ thấy não nề và không còn niềm tin vào khoa học VN nữa. Khi trong hội đồng thẩm định khoa học, không có ai có đủ năng lực (nói cho đúng là không có tư cách để ngồi đó)...
Nhìn lại một chút, tại sao chúng ta không tiếp tục đầu tư cho hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm hàng triệu đô giờ bỏ hoang. Là một người làm trong đó, tôi xót xa lắm.
Ở Đức, chỉ cần không quá 5000 eu người ra có thể nghiên cứu để publish một bài quốc tế (Impact thấp), nhưng các đề tài xin cho hàng tỉ chỉ làm xong rồi bỏ đó.
Có những cái máy hàng 10 tỉ không làm gì vì đơn giản làm gì có nhân lực, có nhân lực thì làm gì có tiền và có tiền làm sao dùng tiền vào đó được.
Nhưng một số viện, quy định đến 30% tiền vào việc không liên quan đến đề tài, và hội đồng bao giờ cũng có phong bì .
Với tôi, cách tốt nhất vẫn là tiếp tục ở lại, cống hiến cho khoa học vì đã nghĩ là khoa học không biên giới. Hợp tác song phương cũng có thể là giải pháp (miễn là đừng tham nhũng lộ liễu). Tôi ngưỡng mộ và trân trọng những người về nước... nhưng tôi không tin vào khả năng thành công của họ.
Ngoc Do - 2 ngày trướcThích | 2

Viết bởi STH » Năm T11 29, 2012 9:50 pm

Người có TÂM vì đất nước thì mới MONG VỀ chứ bản thân họ không TRÔNG ĐỢI đất nước "dọn sẵn" và hậu đãi mọi diều tốt đẹp thì họ mới về. Bởi trong họ luôn đau đáu vì đất nước mình còn NGHÈO và còn KHÓ KHĂN nhiều quá. Nếu ai cũng có suy nghĩ như một số người hiện nay thì liệu cho đến BAO GIỜ VN mới có thể phát triển lên được. Đành rằng một quốc gia, một đất nước không thể không có chuyện thị phi, tiêu cực,... nhưng không thể vì những chuyện đó mà không thể chung tay vì đất nước.
HIện tại VN đã có rất nhiều nhà khoa học đã về và làm việc rất thành công trên quê hương mình trong nhiều lĩnh vực từ thành lập DN làm ăn đến tham gia giảng day... Chúng ta hãy nhìn lại đát nước Đức trước kia (khi còn phân chía Tây - Đông), sau thế chiến rất nhiều nhà khoa học đã kêu gọi cùng nhau về xây dựng một Tây Đức hoang tàn sau chiến tranh để bây giờ nước Đức trở nên vững mạnh và tiên tiến trên nhiều lĩnh vực mà cả thế giới ai cũng phải thán phục.
Vậy sao ta không làm được điều đó mà chỉ biết ngồi chê bai, than thân trách phận và đổ lỗi cho hoàn cảnh... mà không khuyến khích để cùng nhau xây dựng cho VN mình?
ViNa-Việt Nam - 3 ngày trướcThích | 37

Tôi là một thanh niên thuộc thế hệ trẻ, và có ai đó đề nghị tôi một môi trường thuận lợi hơn với mức lương cao ở nước ngoài và một vị trí có thể đóng góp được gì đó cho đất nước, dù nhỏ nhoi với một cuộc sống còn nhiều vất vả.
Tôi sẽ không ngần ngại mà chọn lựa chọn thứ 2. Vâng "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm được gì cho Tổ quốc", đất nước đã nuôi nấng mình, dậy dỗ mình vậy mà khi trưởng thành đủ lông đủ cánh lại đem sức lực cống hiến cho mảnh đất khác thì quả thật đau lòng lắm.
5 năm sau khi ra trường, nhìn những bạn bè mình đã sang nghề khác với mức thu nhập cao, những người đã sang nước ngoài tu nghiệp hay đã định cư với một môi trường thuận lợi hơn, tốt hơn, tôi chưa bao giờ thấy chạnh lòng.
Tôi vẫn tự hào với công việc giảng dạy và nghiên cứu của một cán bộ trẻ ở một Trường ĐH trong nước của mình. Dù 5 năm qua, những va vấp, thất bại, chán nản, khó khăn và sự eo hẹp về vật chất đã làm tôi không thể nhìn cuộc sống bằng một mầu hồng như khi mới ra trường được nữa. Nhưng hằng ngày nhìn thấy những sinh viên của mình, nhìn thấy những giọt mồ hôi và cả những nguy hiểm của mình và đồng nghiệp khi thực hiện những nghiên cứu đặc thù. Tôi lại tự hứa với mình phải cố gắng, cố gắng hơn nữa. Bởi những gì chúng tôi đang làm chắc chắn có ích cho đất nước.
Sớm thôi, tôi cũng sẽ lên đường đi tu nghiệp tại nước ngoài. Nhưng chắc chắn sau khoảng thời gian ấy tôi sẽ về ngay để tiếp tục những công việc còn dang dở. Tôi tin cứ cố gắng chắc chắn những gì mình làm được sẽ có ích. Và tôi biết đồng nghiệp của tôi có nhiều người cũng nghĩ như thế!
Agate - 3 ngày trước

Tôi có chồng dạy toán ở trường đại học La Reunion (Pháp). Chúng tôi vẫn thường xuyên về thăm Việt Nam. Tôi mong muốn anh làm việc có ích để giúp đất nước của mình. Tôi không biết tìm hiểu nơi đâu để biết thêm thông tin nhiều hơn? Tôi gửi đến tòa soạn để mong nhận được hồi âm, để tôi thuyết phục chồng làm những gì có thể để chia sẻ kiến thức của anh với đất nước mình.Tôi xin cám ơn!
ngaythangnam97 - 3 ngày trướcThích | 32

Ở đâu thì dễ nước của mình 1 người giỏi vào làm cho một công ty gặp sếp kém hơn thế nào cũng bị trù dập lâu dần không còn dám thể hiện. Trong khi con ông cháu cha thì khỏi nói muốn gì cũng được. Việc tài giỏi hay không là không cần biết quan hệ là trên hết dù có sai cũng thành đúng. Với tình trạng như vậy người tài được gì?
Thịnh - 3 ngày trướcThích | 24

Trong điều kiện chiến tranh rất khó khăn, giáo sư Lương Định Của đã lai tạo ra nhiều giống cây quí. Nhưng hỏi lại bây giờ những giống cây đó còn đâu: dưa hấu không hạt, dưa lê ngọt lịm, lúa lai cao sản, giờ có còn ai cấy lúa ngửa tay? Tóm lại là những gì GS làm được đều đã ra đi với GS cả rồi. Nhiều khi nghĩ lẩn thẩn nếu ngày xưa GS cứ ở lại Nhật thì những gì ông tạo ra sẽ vẫn còn được nâng niu, truyền giữ cho nhân loại.
Độc giả - 3 ngày trướcThích | 24

Cũng muốn về nước chứ !!!
Kính gửi Ông bộ trưởng, tôi là người thường theo dõi những bài báo đăng về đề tài này, tôi rất muốn gửi phản hồi lâu rồi, nay tôi xin gửi phản hồi về người thật việc thật Vợ chồng tôi.
việc về Việt Nam của Vợ chồng tôi để cống hiến sao mà khó quá, đơn giản là người ta không tạo điều kiện cho mình về, mặc dù cả hai vợ chồng tôi trước khi ra đi đều là biên chế của nhà nước, Vợ tôi là tiến sĩ Y khoa ( cũng là Bác sĩ đã được công nhận tại Úc), trước kia giảng dạy tại đại học Y dược Cần Thơ và tốt nghiệp ở Úc,đề tài tốt nghiệp đăng được 7 bài báo khoa học quốc tế uy tín, tham gia viết 2 quyển sách Y trong khi làm tiến sĩ, được nhiều giải thưởng danh giá trong nghiên cứu, tuy nhiên trước khi về Việt nam, nhiều nguyên nhân khác nhau ở trường cũ họ gây khó dễ nếu về sẽ bị kỷ luật, như vây sự nghiệp coi như chấm hết,
Còn tôi trước kia làm việc lại PMU Cần Thơ, cái dự án tôi tham gia làm và cống hiến để được là một trong dự án thành phần tốt nhất của dự án nâng cấp đô thị Việt nam do Ngân hàng thế giới tài trợ. Khi tôi xin đi học tại AIT, thì không được cho đi. Vậy những người như vợ tôi, bây giờ còn đường về không, kình nhờ mọi người tư vấn.
Lê Phi Hải - 3 ngày trướcThích | 19

Người giỏi về nước đóng góp thì còn gì bằng, trong nước hiện nay có nhiều người giỏi nhưng giỏi quá lại là họa cũng nên vì họ lấy nhiều lý do để điều chuyển công tác vì sợ mất ghế, mất miếng cơm...
- Lý do thứ nhất: Đúng là anh có chuyên môn cao (nói dạng nịnh bợ, không thật lòng), hiện nay trên miền núi cần có người tài để giảng dạy, chúng tôi đã họp và thống nhất chỉ có anh phù hợp với tiêu chuẩn này............thế là điều đi (mở được cờ trong bụng)
- Lý do thứ 2: Anh chưa công tác miền núi bao giờ, chúng tôi đã họp và thống nhất điều anh về miền núi một thời gian (không xác định ngày về).........thế là điều đi
Có nhiều trò hề để điều đi lắm, nhà nước nên giao đề tài cho nhà trường triển khai cho sinh viên thực hiện cuộc thăm dò dư luận và cho các đoàn kiểm tra xuống các cơ quan địa phương trong vai trò là người dân liên hệ công tác (chứ ngày mai xuống mà hôm nay đã thông báo trước thì khác nào lạy ông con ở bụi này) mà xem, đa số anh em, con cháu học rớt lên, rớt xuống, cho học tại chức rồi về phân bổ vào ngồi ăn lương nhà nước, sáng đi làm 9 giờ, chiều 16 giờ nhìn quanh chẳng còn ai, chi có dân là tội nghiệp nhất.
TRẦN VĂN HẢI - 3 ngày trướcThích | 18

Tôi cũng là một tiến sĩ, thậm chí còn là một nhà nghiên cứu xuất sắc ở nước ngoài với rất nhiều bài báo và phát minh chuyên ngành. Tôi rất muốn về Việt Nam công tác vì tôi đã chán ngấy cái cảnh sống xa gia đình, bè bạn và xa quê hương, nhưng quả thực tôi không có một lối thoát khi về nước. Với số lương ít ỏi đó thì làm sao đủ sống cho bản thân và gia đình.
Không có một chính sách cụ thể cho chúng tôi. Không ai bảo đảm cuộc sống cho chúng tôi, làm sao chúng tôi có gan trở về quê hương mà xây dựng đất nước được. Chỉ cần xét đề tài nghiên cứu một cách công bằng và đủ để chúng tôi thực hiện đề tài và tiền lương đủ sống cho cả gia đình, thì không một ai không muốn quay về đất nước mình cả.
Nguyen Thanh Lam - 3 ngày trướcThích | 10

Chưa nói đến việc thu hút người tài từ nước ngoài về vội, ở trong nước ta còn rất nhiều nguồn lực khoa hoc mà chưa được giải phóng hết do quản lý quá yếu kém và nhiều bất cập. Vì vậy mà người từ nước ngoài về bây giờ chả có mấy cơ may mà cống hiến.
Thiết nghĩ bộ khoa học nên quan tâm khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có từ trong nước trước. Một khi đã thành công thì việc các nhà khoa học từ nước ngoài đến là điều tất yếu.
Về hay ở là ý kiến của mỗi người, riêng tôi, tôi có thể tạm chấp nhận mức sống vừa đủ cho gia đình để làm khoa học, nhưng không bao giờ chấp nhận làm việc trong một môi trường quá tiêu cực, nơi mà cơ hội là không công bằng với tất cả mọi người, giống như George Orwell đã viết "All animals are equal, but some animals are more equal than others".
Homer Simpson - 3 ngày trướcThích | 9


Bộ trưởng nói rất đúng nhưng còn thiếu. Các cụ Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của và còn nhiều nhà khoa học nữa sẵn sàng về dù cho điều kiện nghiên cứu thiếu thốn và khó khăn nhưng họ có niềm tin vào sự tươi sáng ở tương lai cho đất nước và bản thân, vào sự lãnh đạo của các vị cấp cao.
Sự đồng thuận cho việc ở lại nước ngoài như trên tới 60% là điều đáng sợ. Mong rằng các nhà lãnh đạo chịu khó đọc những suy nghĩ đó của người dân Việt mà hành động cho đúng đắn.
Li ti - 3 ngày trước

Viết bởi STH » Hai T11 26, 2012 7:09 am



Cám ơn Sempai Việt và xin lỗi vì việc copy vào diễn đàn mà không thông báo này.



Viết bởi STH » Hai T11 26, 2012 6:50 am

Doc bai bao ma thay roi nuoc mat,con bao nhieu nguoi tai gioi, bao nhieu chat xam mat di trong khi dat nuoc ta van con rat ngheo, biet bao gio dat nuoc,que huong se tan dung duoc ho de khong phai xuat khau lao dong, khong phai song noi dat khach que nguoi. Va ai la nguoi chiu trach nhiem ve nong noi nay?
Nguyen Anh Dung - 3 ngày trướcThích | 6

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, một đất nước muốn giàu mạnh thì phải có người tài. Nhưng nhìn lại nền giáo dục của Việt Nam thì hỡi ơi! Chúng ta đã làm gì để cải thiện tình trạng này? nhà nước đã đầu tư vào cho các học sinh, sinh viên đi du học với hi vọng về phục vụ quốc gia. Thế nhưng, kết quả của nó như thế nào? Du học sinh không về nước mà ở lại nước ngoài để phục vụ. Lí do được đưa ra là Việt Nam không có đủ điều kiện để họ phát triển, nên họ ở lại nước ngoài, làm việc ở nước ngoài và với suy nghĩ sẽ đầu tư trở lại vào đất nước. Đó là một nhìn nhận của đa số người, tôi không nói nó sai nhưng thiết nghĩ họ đầu tư bằng cách nào khi không về nước. Thuê nhân lực nước ngoài chăng? trong khi nhân lực trong nước không đủ trình độ thì việc thuê ngoài là điều chắc chắn. Vậy thử nghĩ, sau nhiều lượt đầu tư như vậy thì Việt Nam có còn là Việt Nam hay không. Nếu theo suy nghĩ du học không về nước thì có lẽ con đường giáo dục của Việt Nam sẽ bị bế tắc vì đơn giản là người Việt Nam mà không muốn trở về Việt Nam giảng dạy thì thử hỏi chúng ta liệu có mời được một giáo sư hay tiến sĩ nào về Việt Nam dạy không? và thử hỏi bao nhiêu thế hệ đáng ra sẽ thành tài nếu được trau chuốt sẽ đi về đâu?
Vậy nên việc có người đi trước dẫn đầu là điều thiết yếu, chính phủ cần kết hợp các chính sách chiêu mộ nhân tài nhưng phải làm đồng bộ bởi chúng ta không thể cải tạo nền giáo dục chỉ bằng một con người. Và tôi tin, hơn ai hết những người Việt Nam yêu nước sẽ luôn sẵn sàng giang tay với quê hương của họ nếu chúng ta tạo điều kiện cho họ.
Hồ Hà - 2 ngày trướcThích | 5

Đồng tình với quan điểm quay về của Giáo sư. Nhiều người có quan điểm rằng, ở lại cũng là đóng góp. Không sai, nhưng đóng góp cho đất nước thực tế không nhiều, có chăng chỉ là đóng góp về tiền bạc gởi về quê hương và một chút tiếng thơm cho người Việt. Gởi tiền về nước giống như cho người nghèo con cá, ăn rồi sẽ hết. Nhưng khi trang bị cần câu, sẽ có cá ăn lâu dài. Ai cũng nói chính sách của nhà nước chưa tốt nên chưa về. Sao không nghĩ theo hướng khác là nếu nhiều người về với quan điểm và cách làm việc học được từ nước ngoài trước mắt sẽ thay đổi môi trường làm việc, lâu dài sẽ tạo áp lực làm thay đổi người làm chính sách. Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản…sẽ không phát triển nếu những nhà khoa học của họ tìm mọi cách tồn tại ở xứ người. Đất nước cần người phải biết dấn thân.
Linh Dan - 2 ngày trướcThích | 5

Tôi rất cảm phục tấm lòng vì tổ quốc của thầy cũng như những người Việt đang học tập, giảng dạy ở NN. Nhưng tôi khuyên thầy hãy nhìn rõ thực trạng của đất nước hiện tại trên nhiều mặt, Khoa học vì sự văn minh tiến bộ của nhân loại, Khi nào lỗi hệ thống của đất nước được sửa chữa, hoàn thiện thì lúc đó Thầy và các trí thức về phục vụ tổ quốc vẫn chưa muộn. Kính chúc thầy cùng gia đình luôn mạnh khoẻ.
Nguyen Hoang - 2 ngày trướcThích | 5

Hệ thống quản lý rất quan trọng, lĩnh vực nào cũng vậy. Ý của GS Thuận là tốt, nhưng để cống hiến tốt hơn trong môi trường làm việc tại Việt nam, thì cần có bộ máy nhân sự trong giáo dục tốt, có 1 hệ thống quản lý giáo dục tốt, trang thiết bị-cơ sở hạ tầng tốt. Lúc đó cá nhân người tham gia trong hệ thống giáo dục đó sẽ tốt. Nếu không, thì một cá nhân sẽ mai một. Còn việc cống hiến cho đất nước thì ở đâu cống hiến cũng được mà. Không cần chỗ này hay chỗ khác
Huynh Ngoc Dung - 3 ngày trướcThích | 5

Sao lại nói là về nước thì không có điều kiện để làm những gì mình đã học vì thiếu thốn, vì lương, vì chính sách.... Trong khi ở VN, bao nhiêu sáng tạo thiết thực lại đến từ những người nông dân, bao nhiêu những cây cầu giao thông nông thôn được làm từ những cái đầu như anh nông dân Quý....
Phải chăng, những nhà khoa học đang nghĩ đến những gì quá to tát mà quên mất những sáng tạo rất cơ bản, hữu dụng. Do đó, về nước họ chẳng biết làm gì cả.
Trúc - 3 ngày trướcThích | 5

BUỒN THAY CON NGƯỜI VN ! Ai có điều kiện thì cũng chạy sạch, chỉ còn lại những người không thể chạy phải xây dựng, đến khi oki hết rồi thì .. mới quay về, chẳng ai chịu hy sinh, trong khi sự "hy sinh" ở những người nhưng thế bằng 100, 1000 lần .. thế thì tại sao không là bạn, không là tôi, mà là một ai khác ?! Cuộc sống chấm dứt khi .. hết hy vọng, nào chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng niềm tin vào một VN tươi sáng được vun bằng, xây dựng từ những con người VN có lòng, quên mình và .. không hối tiếc, cho dù chỉ là 1 hạt muối bỏ biển, mà hãy vui lên vì bạn là người đầu tiên đặt 1 viên gạch nền tảng, để ngày mai, ngày sau .. sẽ có hàng vạn người tiếp tục bỏ "những hạt cát" xuống biển, cho đến một ngày.. một ngày, bạn và tôi cùng mỉn cười, thế nhé !!! Nguyễn Huỳnh Hồng Xuyên
Hùng Lương - 1 ngày trướcThích | 4

VN mình rất nhiều người tài giỏi, thông minh ví dụ như em Khôi mới giành giải vô địch vờ vua trẻ thế giới, hay em gì mới đạt giải nhất thể dục dụng cụ thế giới mà báo mới đưa tin đó, nhưng sao thấy chế độ đãi ngộ giành cho những người như thế này của đất nước mình kém quá, đấy là chưa kể đến định hướng tương lai cho họ nữa. thử hỏi như thế làm sao họ không tìm cách ra nước ngoài được cơ chứ!! thiết nghĩ Nhà nước ta phải có chính sách đặc biệt giành cho những người như thế!!!!!
PHAN THỊ HIỀN - 3 ngày trướcThích | 3

Đất nước cũng giống như gia đình, bố mẹ vậy. Đâu phải lúc nào gia đình cũng lý tưởng, cũng đủ điều kiện để đáp ứng khi những đứa con trưởng thành, có thể tung hoành ngang dọc. Chính trong khó khăn thôi thúc chúng nó vươn xa vươn cao để THAY ĐỔI. Sinh ra, nuôi ăn, nuôi lớn,trông chờ, hi vọng vào chúng nó, ko thể nào quay lại mà nói: “Cảm ơn ông bà đã sinh ra, tôi rất yêu, rất quý, nhưng ông bà quá kém cỏi. Tôi xứng đáng ở những nơi đầy đủ hơn, khiến tôi hãnh diện. Tôi rất tiếc nhưng ông bà hãy tự lo liệu nhé.”. Ở đây cần 1 chữ HIẾU, chữ LÒNG YÊU NƯỚC, chữ TINH THẦN DÂN TỘC và cả chữ HI SINH. Người Nhật khi gây dựng lại đất nước từ đống tro tàn họ đâu có gì để đảm bảo, gần như là nothing. Tôi từng nghe một nhà thuyết giảng: Nếu bạn không hài lòng về cái gì thì hãy thay đổi nó, bạn không hài lòng về đất nước mình thì hãy thay đổi nó. ‘You must be the change you want to see in the world’. Đừng trông chờ người khác thay đổi trong khi chính mình chưa thay đổi. Đất nước vô cùng cần những con người như các bạn, các bạn có khả năng. Không thể cứ khoanh tay mặc kệ đợi nó trở thành siêu cường rồi quay về được. Chính các bạn phải hành động chứ!!
Người Việt - 3 ngày trướcThích | 3

Viết bởi STH » Hai T11 26, 2012 6:48 am

Tôi có hai người bạn được học bổng toàn phần đi học Tiến sĩ, học xong 2 người lựa chọn hai hướng. Một - quay trở về quê hương với đầy nhiệt huyết để cống hiến. Một ở lại để làm việc , cống hiến trong trạng thái day dứt nhớ nhà, nhớ quê hương... Sau 5 năm, người trở về quê hương vẫn chật vật làm việc không đúng với chuyên môn đã được đào tạo...Người ở lại nước ngoài làm việc vẫn đi đi về về hợp tác cùng 1 tổ chức nước ngoài đang có mặt tại nước nhà để nghiên cứu....Khi được hỏi, anh bạn trả lời, tôi rất hạnh phúc được cống hiến hết mình cho cộng đồng. Ở đâu cũng là cống hiến...
edatinh - 1 ngày trướcThích | 6

Cháu cũng là sinh viên du học. Trong lòng cháu, ở độ tuổi 20, luôn mong muốn thay đổi đất nước. Nhưng có 1 thực trạng đáng buồn là: hỏi 10 người du học sinh việt nam, khi mới du học, thì họ đều mong muốn trở về. Nhưng, sau vài năm học tập, 9 người đã quyết định ở lại. Vì sao? Những vấn đề dễ thấy nhất ( cháu đã biết từ khi mới vào cấp 2) là: chính sách đãi ngộ ko tốt, tham nhũng, đút lót, con ông cháu cha làm sếp, nhân tài bị ruồng rẫy, làm việc thiếu chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng và kinh phí không đủ, nói nhiều hơn làm... Và còn nhiều nữa. Chúng cháu cũng muốn về đóng góp lắm chứ, nhưng nghĩ đến việc công sức mình bỏ ra hơn 5 năm trời, khi về nước lại phải đút lót và bị những người cậy quyền thế o ép, chúng cháu thật chẳng muốn về. Điều chúng cháu mong, ít nhất ở nơi cháu, là: đất nước hãy dẹp bỏ nạn tham nhũng, đút lót, cậy quyền, mạnh dạn đầu tư và hãy đầu tư đến nơi đến chốn. Có như vậy, chúng cháu mới an tâm rằng là, ở VN, có những công ty cần mình, mình đc đối xử công bằng, mình đc đãi ngộ thích đáng. Nhân tài Việt ở khắp nơi sẽ về xây dựng đất nước ngay thôi. Các bác nghĩ sao nếu con cháu mình về nước sau 5-10 năm học, lại chỉ nhận đc 1 công việc lương tháng vài triệu đồng, công việc nghiên cứu thì không phát triển, không được đầu tư; và phải đút lót hoặc đi nhậu suốt ngày thì mới được yên thân? Cháu nghĩ các bác cần giải quyết nội bộ trước, để cho chúng cháu 1 niềm tin rằng chúng cháu CÓ THỂ đóng góp cho đất nước, chứ không phải về nước rồi lại bị thui chột vì những con người cậy tiền cậy quyền và một môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Minh Luân - 1 ngày trướcThích | 6

Ở tầm một GS, TS mà vẫn còn có ý nghĩ thiển cận là chỉ có quay về VN để làm việc trong nước thì mới đóng góp được cho đất nước. Bó tay !
Lê Đức - 2 ngày trướcThích | 6

Con cám ơn bác đã có những suy nghĩ như vậy. Bản thân con hiện đang là du học sinh và muốn đi theo con đường nghiên cứu sau này nhưng thực sự rất băn khoăn khi đưa ra quyết định nên về hay ở lại hay tìm kiếm cơ hội ở những nước phát triển khác. Bác ơi, về đi bác... Bác về và hãy kéo tụi con về đi bác... Hãy tạo tiền đề cho tụi con theo gương đi bác. Bao năm bôn ba ở nước ngoài tại xứ người, con tin là bác đã đóng góp đủ cho *anh hàng xóm* cũng như tích lũy, trang bị đầy đủ kiến thức. Con không rõ chính sách bộ GD&DT ra sao nhưng vạn sự khởi đầu nan, Lỗ Tấn từng bảo *Người ta đi mãi thì thành đường thôi* Nếu những người như bác trở về, tư duy cũng như lối mòn suy nghĩ ko thể thay đổi một sớm một chiều được nhưng bác còn có tụi con, lứa học sinh, thế hệ tiếp theo mà bác. Mong bác hãy có quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất. Dù bác quyết định thế nào, con cũng cảm ơn bác.
Hằng Nguyễn - 2 ngày trướcThích | 6

Giáo sư về là đúng! nhiều bạn nói không nên về nhiều khi chưa hiểu hết quá trình phát triển của việt nam. các bạn có tình quên dân tộc ta thật sự thoát khỏi thù địch của nhiều đế quốc chỉ có từ năm 1992, vậy mà ngày nay chúng ta cũng đang có xu hướng tiến lên thành nước thu nhập khá, đó là những đóng góp của các nhà khoa học tiền bối đi trước giúp ngành nông nghiệp nói riêng và các nghành khác phát triển như ngày hôm nay. Nếu các nhà khoa học cứ vì đồng tiền mà ở lại thì không ai trách các vị!
ĐINH HƯNG - 3 ngày trướcThích | 6

Viết bởi STH » Hai T11 26, 2012 6:45 am

Ông gs này đọc background thấy có vẽ cũng giỏi mà sao suy nghĩ dở hơi thế thỉ?! hết chổ để tin đi tin lời mấy ông làm chính trị. Nói cho ngắn gọn là về tự mình "xoay" được thì về, còn ko thì về rồi thì sẽ "chới với" ngay thôi. "Đóng góp" là nói cho nó hoành tráng thôi chứ cái nước làm nông mà mỗi tháng vẫn nhập trên 200 tấn gà Hàn về ăn thì ông "đóng" bao nhiêu cho đủ mà đòi đóng?!
Ông làm gs ông dư hiểu, công ty mà anh CEO yếu thì có thách kẹo mấy anh nhân viên tài Tôn Ngộ Không cũng botay.ngộkhông chứ ở đó. Ông làm gs mà sao suy nghĩ "non" thế?! Ông muốn về thì giỏi ông đi học cái vị gs nông nghiệp gì ấy, tư nghiên cứu ra giống lúa mới rồi tự bỏ tiền ra lập công ty kinh doanh giống, vừa giàu cá nhân vừa vinh XH, chứ còn chờ vào mấy cái chính sách chính vở thì...thôi mệt quá ông ơi. Mấy ông gs bên Hàn cũng như vị gs nông nghiệp kia thôi, họ mở cty hà rầm đấy thôi.
Mà xây nhà hàng xóm là thế nào nhỉ!? Xây nhà mà trả công tốt thì cảm ơn còn không hết sao lại phải lăn tăn nhỉ?! Bây giờ thế giới phẳng, ở đâu mua giá cao hơn thì bán thôi, lăn tăn cóc gì?! Rồi mấy chú sinh viên bên Konkuk cũng dở hơi nhỉ?! Có tài thì ngon đi xin cho được việc trong mấy cty lớn của Hàn xem!? Hay là xin ko được rồi...nằm vạ?!.
Khi xưa tôi còn đi học trong lúc mình học gần chết, một tuần về phòng được không quá 2 lần, một năm đi viện 2,3 lần vì kiệt sức thì mấy cha bên Konkuk tối ngày tụ tập đi đánh cầu lông, đi đá bóng hết chổ này đến chổ nọ. Thế mà đọc bài này thấy mấy bố chém gió ác ko thua ai.
Trịnh Ngọc - 2 ngày trướcThích | 231

Xin anh đừng về. Trong em cũng đang mang một niềm đau cống hiến nhưng mà có được đâu anh ơi. Đi học nâng cao trình bằng ngân sách nhà nước ở chỗ em làm giống như thứ gì là phù phiếm, mình chẳng dám mơ đến. Em tự nguyện đi học không cần xin tiền và thời gian ( Em phải đi làm ban ngày, tranh thủ học Cao học ban đêm) nhưng khi em đưa bằng cao học về thì Bệnh viện em không thừa nhận. Chỉ chấp nhận cho những trường hợp nào cơ quan cử đi học. Nghe thật buồn cười phải không anh. Nhưng đó lại hoàn toàn là sự thật. Em muốn ra đi nhưng mà em không có cơ hội để đi. Em muốn đi vì có đi khỏi Việt Nam em mới có hi vọng cống hiến. Còn anh, anh đang có cơ hội cống hiến, đóng góp cho người dân mình thì em xin anh đừng quay về. Anh hãy dành những đồng tiền kiếm được bên nước bạn gởi về ủng hộ mấy em học sinh nghèo mà hiếu học.
NGUYEN THI LOAN - 2 ngày trướcThích | 121

Thật sự rất xúc động! Vâng tôi đã về! Tôi đã về ngay khi hoàn thành tiến sỹ năm 28 tuổi.
Tôi thấy việc về hay ở phụ thuộc vào việc xác định vai trò của mình. Tôi về vì Tôi xác định: hãy về chuẩn bị nền móng, làm "bệ phóng" cho các tài năng khác khi học thành tài có một sân chơi để phát huy tài năng.
Đất nước đang đổi mới, tuy còn khó khăn rất nhiều nhưng cũng cần lắm những nhân tài dám hi sinh, chịu gian khó, quay về Việt Nam để chuẩn bị "nền móng" cho những người khác tiếp tục xây các "tòa cao ốc khoa học".
HÃY VỀ! Chúng tôi đang cần các bạn!
Luyện Quốc Hải - 2 ngày trướcThích | 65

Gửi GS Thuận,
Tôi tin rằng GS không cần một lời khuyên vào lúc này bởi vì chắc chắn GS biết rất rõ thực trạng của xã hội Việt Nam hiện nay. Tôi chỉ đưa ra vài comments dưới đây:
- Nếu GS vẫn còn cơ hội được tiếp tục làm việc và nghiên cứu khoa hoc trong một môi trường thuận lợi như hiện tại, tôi không tin là GS sẽ từ bỏ nó để về Việt Nam.
- Nếu một ai đó có nhiều sự lựa chọn, tôi dám chắc người đó sẽ lựa chọn ở lại chứ không bao giờ lựa chọn quay trở về.
- Nếu GS là người giỏi thật sự, thì lo gì về VN không có cơ hội cống hiến, sẽ rất nhiều trường đại học trải thảm đón chào. Hoặc giả dụ như sau khi về VN, GS cảm thấy không phát huy được tài năng thì lúc đó GS có thể ra nước ngoài tiếp tục sinh sống.
Chúc GS may mắn và thành công.
Tran Thai Hoang - 2 ngày trướcThích | 35

Tôi nghĩ ông GS này sắp thất nghiệp hoặc bị sa thải nên mới tính về VN. Thời buổi này không ai dại mà về đây cống hiến. Xã hội đi đâu cũng thấy quan liêu, dân chửi suốt ngày. Có cống hiến cũng chẳng ai công nhận đâu. ĐỪNG VỀ
Black Hui - 1 ngày trướcThích | 26

Buôn có bạn,bán có phường.Một con én không làm nên Mùa Xuân.Vấn đề không phải là Một người đã được phong Giáo sư muốn về đóng góp sức người(có thể cả sức của) cho Quê hương.Mà là làm thế nào để có thật nhiều người như vậy?Câu hỏi này trả lời thế nào thì tùy vào mỗi người.Xin chân thành chào đón các Giáo sư Hồi hương.
nguyễn tiên điền - 2 ngày trướcThích | 25

Về đi Giáo Sư, về cho vui. Việt Nam mình Sư, Sĩ nhiều lắm vui cực. Cộng đồng Sư, sĩ đông nhất nhì châu Á. Hàng năm có hàng tấn đề tài khoa học ra lò, ừ thì coppy đề tài cũ, internet,.. paste vào xào xáo thành đề tài mới. Nhà nước mình cơ chế thoáng lắm, hàng năm cấp hàng nghìn tỷ nghiên cứu khoa học. Mỗi cái đề tài ngót ngét bét bét vài tỷ. Ai bảo là Nhà nước mình không ưu đãi nhân tài, mà rành rọt lắm nha nghiên cứu là nghiên cứu, thực tiễn là thực tiễn chúng chả liên quan gì đến nhau đâu. việc ai người ấy làm. Ôi về thôi giáo sư vui lắm
Le Lan - 1 ngày trướcThích | 23

hai chữ vỀ thÔi của giáo sư không phải là để về góp sức cho quê hương mà là nỗi nhớ nhà nhớ quê hương, nhớ nơi mà mình đã sinh ra và chưa góp được sức mình trên quê hương. chứ đến tuổi của giáo sư rồi thì về chỉ nghỉ ngơi mà thôi. chỉ có những người đi xa mới có tâm trạng đó. thôi thì mình cũng rất cảm động hai chữ vỀ thÔi
cao anh - 2 ngày trướcThích | 22

Tôi cũng từng học ở HQ rồi trở về VN với hy vọng đóng góp chút hiểu biết của mình vào sự phát triển chung của đất nước. Tôi không chọn làm nghiên cứu hay giảng dạy (anh đọc các comment trước thì biết tại sao khoa học VN không phát triển được rồi) mà chọn làm cho 1 đơn vị khoa học nhưng rồi thất vọng hoàn toàn vì ở đó có quá nhiều bất cập và rồi tôi lại phải ra đi.
Dưới đây là 1 vài ví dụ mà tôi gặp phải để cho anh thấy thực tế tại VN: - Lãnh đạo cao nhất của đơn vị tôi cũng có bằng tiến sĩ (làm trong nước) và tôi chắc chắn là tiến sĩ giấy vì tiếng anh thì điếc đặc và làm lãnh đạo từ khi còn rất trẻ trong khi các lãnh đạo khác thì chẳng ai có cái bằng này cả. - Về làm việc cũng phải thử việc 2 tháng sau đó ký hợp đồng chứ chẳng có chuyện được vào biên chế ngay và phải bắt đầu từ đầu (anh Thuận quá tuổi để được thi biên chế rồi và cái chức danh giáo sư của anh ở VN người ta không công nhận đâu). - Nhiều người tuổi đời đáng tuổi em, học vấn thì chỉ hết đại học hay thạc sĩ nhưng có ô dù nên được làm lãnh đạo và nếu có lỡ lời làm chúng nó phật lòng thì nó coi không ra 1 cái gì cả (việc nặng, khó để mình làm, danh lợi bổng lộc chúng nó hưởng). - Thi biên chế thì thi bằng tiền và quan hệ chứ ít khi bằng kiến thức lắm (vì tôi thấy ở chỗ tôi làm liên quan đến quốc tế nhiều trong khi có đứa 1 chữ tiếng anh bẻ đôi không biết vẫn thi qua môn này). - Lương tháng chỉ đủ một phần chi tiêu cá nhân thôi, chẳng lo gì được cho gia đình... Vậy thử hỏi anh về định làm gì? Rửa cốc chén (giống trường hợp của tôi) hay rửa pipette với ống nghiệm (trong trường hợp anh làm việc trong trường đại học hoặc viện nghiên cứu)?
langphinhantai - 1 ngày trướcThích | 20

Nói ngắn ngọn: Về đầy là hết đường để đi, bít cửa luôn. Làm GS mà suy nghĩ non quá. Tin lời mấy ông chính trị VN thì ông chết còn sướng hơn. 1 bộ máy quan liêu, nói thì giỏi lắm, hứa thì số 1 những mấy ông đó chẳng làm được gì. Tôi khuyên ống, sáng suốt thì ở bên đó, cho yên phận. Về đây giỏi quá cũng có người chèn ép ông mà thôi!
Kiệt - 1 ngày trướcThích | 19

Viết bởi STH » Hai T11 26, 2012 6:41 am

Mọi người cứ trông chờ vào cái gì đó, cơ hội do người khác tạo ra cho mình. Một người giỏi, có tài là phải biết tự tạo cơ hội cho bản thân mình. Chúng ta cứ chờ mãi rồi chẳng bao giờ giúp đất nước phát triển được. Nhìn lại đất nước ta hiện tại xem, khoa học kỹ thuật nước khác đi trước mình biết bao lâu rồi? Nhìn Trung Quốc xem, nói họ bành trướng nhưng phải mạnh mới bành trướng được chứ? Phải có những con người tài từ Mỹ, châu Âu về giúp sức thì họ với mạnh vậy chứ. Đất nước chúng ta đang rất thiếu những con người tiên phong, dũng cảm. Dám vượt khó, đấu tranh để xây dựng đất nước giàu mạnh, trong sạch hơn. Tôi tin những người có tài và tâm huyết như giáo sư. Tôi tin những trái tim nhiệt huyết của các bạn sẽ thay đổi diện mạo của đất nước. Đừng nói nữa. Hãy làm thôi.
Trung Hiếu - 1 ngày trước

Việt Nam này có biết trọng dụng nhân tài là cái gì đâu mà GS có suy nghĩ đó. GS cứ ở nước ngoài làm việc thêm 5 10 năm nữa rồi về Việt Nam có thể vừa làm vừa an hưởng tuổi già vì "Việt Nam 5 10 năm nửa củng còn ở đây chứ đâu có mất đi đâu". Mong GS suy nghỉ cho thấu đáo để không bị "HỐ" khi quay về(ở đây tôi chưa nói là GS sẽ hối hận toàn tập).
Tran Duc - 1 ngày trước

Giúp đỡ đất nước là điều chúng ta mỗi người cần phải làm,nhưng thiết bị chúng ta vẫn còn hạn chế. nếu chỉ trong một lúc suy nghĩ nhất thời mà gs nảy ra ý định này gs nên cần thêm thời gian để nghĩ kỹ hơn. ra nước ngoài là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ nhiệt huyết nhưng vẫn chưa có cơ hội. vì vậy, quyết định vẫn tùy thuộc ở gs.

Thầy cần lấy thêm ý kiến và các góp ý của những người đã có những trải nghiệm về quyết định này. "Cá mập không nuôi được trong hồ" Thầy ạh. Chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Phạm Vũ - 1 ngày trướcThích | 10

Một năm VN chi 15 nghìn tỉ(700 triệu USD, bằng 2%GDP) cho nghiên cứu khoa học đo bác Thuận, sao bác sợ không có cơ hội đóng góp, nghiên cứu. Bác về nghiên cứu thử đề tài 15 nghìn tỷ thì đóng góp thế nào cho KH Cn đất nước. Đề tài này bác tự bỏ tiền nghiên cứu nhé, bác muốn cống hiến mà
Nong dan cùi - 1 ngày trướcThích | 9

Một người tài giỏi về góp sức để xây dựng phát triển đất nước sánh ngang các cường quốc khác là điều rất quý, nó cũng thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, một tình yêu quê hương đất nước. Tuy nhiên, với trình độ tài giỏi như vậy, liệu về VN có chỗ để mà đóng góp hay phục vụ cho sự phát triển đất nước hay không thì chưa biết. Bởi chế độ sử dụng người tài của nước ta chưa thật sự tốt - "Nhất hậu duệ, nhì huynh đệ, tam tiền tệ, tứ quan hệ, ngũ mới đến "Thông lệ", ngoài ra cơ sở vật chất chưa đảm bảo để những người tài phát huy hết khả năng.
Anh Tuấn - 1 ngày trướcThích | 8

Cũng biết rằng giáo sư về thì không có đất dụng võ, cơ chế hỗ trợ cho phát triển khoa học cũng ít, nhưng mà không có người đi trước thì đợi đến bao giờ có người về nữa. Không có những người mở đường thì ai đi đấy? chờ đến bao giờ đây? Đọc mấy bài báo của các nhà khoa học Việt Nam tại nước ngoài các vị ấy bảo phải chọn trường ngon thầy tốt thì mới phát triển được, thời đi học những giáo sư giỏi (mình thật sự nhận được kiến thức, niềm đam mê từ họ) đếm chưa hết 5 đầu ngón tay, về đi, không nhiều thì về các trường đại học ở Việt Nam dạy cho sinh viên vài ba tháng rồi đi cũng quý lắm rồi. MỖI NGƯỜI CHỈ CẦN MỘT CHÚT TÂM HUYẾT NỖ LỰC nhất định sẽ thay đổi được thực trạng khoa học Việt Nam. Về nước nói như Trịnh Ngọc lại có lý, không nhất thiết họ phải làm cho nhà nước, nếu được họ tự mở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu ứng dụng cũng được, Việt Nam thiếu nhiều lắm mà, anh làm được cái mặt gặt 5 trong 1 thôi cũng đắt khách rồi. Hàng năm chúng ta cũng phải mới chuyên gia từ nước ngoài đó thôi, chứng tỏ là có những ngành những lĩnh vực đang thiếu trầm trọng.
Nguyễn - 1 ngày trướcThích | 8

khi quyết định thường có lý lẽ riêng, gs thuận đã biết thực trạng hiện nay mà vẫn nuôi hy vọng (nếu không có một cú sốc bất ngờ nơi đất khách và nuôi hy vọng làm ánh trăng thay đổi bóng đen). nếu vậy thì gs đã lầm và gs cũng sẽ trở thành con én vì nó không thể thay đổi được một thực trạng. nhưng dẫu sao cũng mong gs hãy thử.
biet noi gi - 1 ngày trướcThích | 7

Nen nho ro moi truong lam viec o Han Quoc khong giong cac nuoc Tay phuong. Han Quoc la xa hoi van con rat nang tinh bao thu va thanh kien. O Chau A, nuoc duoc xem la wêsternized nhat la Nhat Ban ma van con kha bao thu. Toi khong xem viec o Han Quoc se co nhieu thuan loi cho nhung khi nguoi khong phai goc Han, Nhat hay Tay phuong. Neu o cac nuoc phuong Tay, G7, Chau Au, hay Uc...toi dong y nen o neu muon phat trien va hoc hoi hon la ve. O dau cung vay, neu cong hien duoc cho xa hoi va nhan loai noi chung, ban da mang niem tu hao cho noi giong Viet. Than chao.
Nguoi Viet - 1 ngày trước

Viết bởi Nam » Bảy T11 24, 2012 3:12 pm

Muốn phát triển thì cái đầu phải thay đổi.Đằng này cái tư tưởng đã quá mục nát mà vẫn còn tồn tại thì dù cơ thể có phát triển,có sự hiện đại của nước ngoài cũng chẳng giải quyết được gì.Về làm gì hả giáo sư?