Rồi , lần trước viết chưa rõ nên không tránh khỏi hiểu lầm. Giờ bàn cụ thể về mối liên hệ nhập nhằng của TRÁCH NHIỆM - NGHĨA VỤ - QUYỀN LỢI. Và trong reply này, em sẽ lấy QUYỀN LỢI làm trung tâm, 2 yếu tố còn lại sẽ xoay quanh nó. Trong các reply tiếp theo em sẽ xoay vòng.
THỨ NHẤT: tạm "dẹp" cái quyền lợi vô hình qua một bên đi. Về tính chất thì đó là những quyền lợi hết sức hiển nhiên trong một tổ chức hoạt động vì hai chữ LÝ TƯỞNG. Mà đã là người hoạt động vì hai chữ LÝ TƯỞNG thì họ cũng chẳng cần tới cái nhóm quyền lợi vô hình đó, đồng ý không? Vì thế đừng dùng cái nhóm quyền lợi này để gọi mọi người tham gia.
Lý do: ai hoạt động vì LÝ TƯỞNG thì cũng đang hoạt động rồi, ai không hoạt động vì nó thì có nói họ cũng không thèm nghe.
Ví dụ điển hình nhé:
+ Ban đại diện Kanto, Nhóm Góp sức mùa thi, V.E.C, BQT web dongdu ..v.v.. là những người đang hoạt động vì LÝ TƯỞNG theo cơ cấu có tổ chức, anh và mọi người đồng ý không? Vậy các nhóm này hoạt động có vì cái lợi ích hữu hình hay vô hình nào dành cho bản thân hay không? Hay bản thân họ là những người làm việc vì LÝ TƯỞNG mà bản thân họ tin tưởng?
+ Những người chúng ta ra sức kêu gọi, thậm chí bản thân anh post link lên tường facebook từng người...họ có tham gia không? Cho đến bây giờ đã là 10 ngày kể từ khi công khai kêu gọi tái thiết Công đồng Đông Du, thu được những gì?
Kết lại: quyền lợi vô hình chỉ là thứ mà bản thân người hoạt động tự cảm nhận trong và sau quá trình họ làm việc, mỗi người mỗi khác, không có giá trị đánh giá hay làm thước đo cho công việc họ làm.
Như trên mình đã nói : không có quyền lợi hữu hình mà chỉ có quyền lợi vô hình mà thôi.
- Quyền lợi hữu hình là gì ?
Đó là tiền bạc, là tiền công, là chức danh ... Đó là tất cả các yếu tố làm cho Đông Du cứ đứng lên rồi lại ngã xuống nhiều lần trong lịch sử.
Ở đây mình không nói những người trực tiếp quản lý và điều hành (quỹ) lợi dụng những cái này để vu lợi cho cá nhân mình, mà thực tế chẳng ai có suy nghĩ như thế cả. NHƯNG những người khác thì họ nghĩ cái gì ? Những người trực tiếp đóng tiền nhưng không trực tiếp có quyền quyết định đồng tiền mình bỏ ra nghĩ cái gì ? Một THỰC TẾ trong lịch sử là "Hầu hết người ta bất mãn, người ta ấm ức, người ta cảm thấy không công bằng, người ta thấy dùng nhiều vào chỗ này, ít ở chỗ khác v.v...". Ở đây mình không bình luận, không đánh giá, mình chỉ kể lại những câu chuyện có thật trong quá khứ.
=> Quyền lợi hữu hình nó là nguyên nhân chính của hầu hết các thất bại trong quá khứ. Bây giờ chúng ta làm lại, chúng ta không thể lập lại vết xe đổ đó nữa. Hơn nữa tổ chức chúng ta không phải là tổ chức kinh tế hay 1 cái gì đó tương tự, mà tổ chức chúng ta là 1 tổ chức tình nguyện. Vì vậy khi suy nghĩ thành đến việc thành lập tổ chức, chúng ta đừng nghĩ đến chuyện có người tham gia hay không ? Đừng nghĩ đến chuyện làm sao để có nhiều người tham gia ? Mà hãy nghĩ đến chuyện làm sao để chỉnh sửa cho mục đích của tổ chức đúng đắn hơn. Hãy nghĩ đến chuyện làm tổ chức làm sao để thực hiện mục đích đúng đắn đó. Và việc chúng ta đón những thành viên tán đồng với mục đích và cách tổ chức là việc sau cùng.
THỨ HAI: bàn sơ về MỤC ĐÍCH. Không nói dài dòng, cơ cấu lại Cộng đồng Đông Du vì mục đích cuối cùng là tạo ra LỢI ÍCH!!! Nào là lợi ích cho đất nước, lợi ích cho tập thể ,lợi ích cho anh em, cho những hoàn cảnh khó khăn...vân vân và vân vân. Mà một khi muốn tạo ra lợi ích, ngoài yếu tố nhân lực ra, điều tất yếu là phải có TIỀN. Có nhân lực mà không có TIỀN thì cùng lắm là tạo được giá trị tinh thần, giá trị tri thức chứ đừng mong hình thành LỢI ÍCH cụ thể cho bất cứ đối tượng nào.
THỨ BA: bàn về TRÁCH NHIỆM. Một khi đã dính dáng tới tiền nong thì tất yếu nảy sinh những TRÁCH NHIỆM liên quan đến nó.
1) Trách nhiệm sử dụng tiền đúng mục đích.
2) Trách nhiệm công khai thông tin thu chi với những thành viên đóng tiền.
3) Trách nhiệm thu hồi tiền trong trường hợp cho vay mượn.
Không biết có gì nhầm lẫn trong reply của anh không?
Quyền lợi hữu hình là nguyên nhân chính của hầu hết các thất bại trong quá khứ
Nếu QUYỀN LỢI là nguyên nhân thì trong quá khứ TRÁCH NHIỆM đóng vai trò gì? Cụ thể là trong quá khứ 3 mục trách nhiệm cơ bản em nêu trên có được bảo toàn không?
THỨ TƯ: bàn về NGHĨA VỤ. Có LỢI ÍCH - có TRÁCH NHIỆM thì tất phải có NGHĨA VỤ. Trong mối tương quan xoay quanh QUYỀN LỢI thì có 2 nghĩa vụ cơ bản sau:
1) Nghĩa vụ của người điều hành: phải hoàn thành đúng với trách nhiệm liên quan đã nêu bên trên.
2) Nghĩa vụ của thành viên: phải có đóng hội phí đầy đủ, phải cố gắng tham gia đều đặn các hoạt động của Cộng đồng các cấp, nhất là tham dự các Đại hội của Cộng đồng các cấp mình trực thuộc. [Trong bản điều lệ bị nhầm lẫn với TRÁCH NHIỆM, đây là NGHĨA VỤ]
THỨ NĂM: trở lại với QUYỀN LỢI. Ở đây không phân biệt quyền lợi hữu hình hay vô hình mà là QUYỀN LỢI mang tính CỤ THỂ.
1) Người điều hành: Theo tiêu chí tự nguyện của tổ chức thì phải dẹp bỏ/hạn chế đến mức tối đa những QUYỀN LỢI đại loại như: quyền quyết định, quyền cấp phát, quyền phân phối, quyền thưởng phạt...vv... Thay vào đó là: Quyền được miễn giảm*, quyền ưu tiên**.
*Quyền miễn giảm: là quyền được miễn trừ việc đóng lệ phí trong trường hợp người điều hành không có điều kiện kinh tế.
** Quyền ưu tiên: là quyền được ưu tiên tham gia các cuộc họp, giới thiệu, hội thảo, học bổng..v.v... từ các nhà tài trợ hoặc Thành viên tán trợ, Thành Viên thân hữu, Thành viên danh dự.
2) Thành viên bình thường: Quyền ưu tiên so với người không phải thành viên Công đồng Đông Du. Như đã nêu, MỤC ĐÍCH của Cộng đồng là tạo ra LỢI ÍCH. Thì khi gặp cùng hoàn cảnh, thành viên của Cộng đồng phải được ưu tiên hơn so với người không phải thành viên.
Ví dụ: trong trường hợp bị bệnh bất khả kháng, không thể tự chăm sóc bản thân, không đi làm được thì thành viên cộng đồng đương nhiên được ưu tiên nhận hỗ trợ. Trong trường hợp tài chính không đủ khả năng đóng học phí, được ưu tiên cho mượn tiền với thời gian trả có thể kéo dài hơn thành viên bình thường. (Đây chỉ đưa ra ví dụ gần nhất ,cụ thể nhất)
Rồi , lần trước viết chưa rõ nên không tránh khỏi hiểu lầm. Giờ bàn cụ thể về mối liên hệ nhập nhằng của TRÁCH NHIỆM - NGHĨA VỤ - QUYỀN LỢI. Và trong reply này, em sẽ lấy QUYỀN LỢI làm trung tâm, 2 yếu tố còn lại sẽ xoay quanh nó. Trong các reply tiếp theo em sẽ xoay vòng.
THỨ NHẤT: tạm "dẹp" cái quyền lợi vô hình qua một bên đi. Về tính chất thì đó là những quyền lợi hết sức hiển nhiên trong một tổ chức hoạt động vì hai chữ LÝ TƯỞNG. Mà đã là người hoạt động vì hai chữ LÝ TƯỞNG thì họ cũng chẳng cần tới cái nhóm quyền lợi vô hình đó, đồng ý không? Vì thế đừng dùng cái nhóm quyền lợi này để gọi mọi người tham gia.
Lý do: ai hoạt động vì LÝ TƯỞNG thì cũng đang hoạt động rồi, ai không hoạt động vì nó thì có nói họ cũng không thèm nghe.
Ví dụ điển hình nhé:
+ Ban đại diện Kanto, Nhóm Góp sức mùa thi, V.E.C, BQT web dongdu ..v.v.. là những người đang hoạt động vì LÝ TƯỞNG theo cơ cấu có tổ chức, anh và mọi người đồng ý không? Vậy các nhóm này hoạt động có vì cái lợi ích hữu hình hay vô hình nào dành cho bản thân hay không? Hay bản thân họ là những người làm việc vì LÝ TƯỞNG mà bản thân họ tin tưởng?
+ Những người chúng ta ra sức kêu gọi, thậm chí bản thân anh post link lên tường facebook từng người...họ có tham gia không? Cho đến bây giờ đã là 10 ngày kể từ khi công khai kêu gọi tái thiết Công đồng Đông Du, thu được những gì?
Kết lại: quyền lợi vô hình chỉ là thứ mà bản thân người hoạt động tự cảm nhận trong và sau quá trình họ làm việc, mỗi người mỗi khác, không có giá trị đánh giá hay làm thước đo cho công việc họ làm.
Như trên mình đã nói : không có quyền lợi hữu hình mà chỉ có quyền lợi vô hình mà thôi.
- Quyền lợi hữu hình là gì ?
Đó là tiền bạc, là tiền công, là chức danh ... Đó là tất cả các yếu tố làm cho Đông Du cứ đứng lên rồi lại ngã xuống nhiều lần trong lịch sử.
Ở đây mình không nói những người trực tiếp quản lý và điều hành (quỹ) lợi dụng những cái này để vu lợi cho cá nhân mình, mà thực tế chẳng ai có suy nghĩ như thế cả. NHƯNG những người khác thì họ nghĩ cái gì ? Những người trực tiếp đóng tiền nhưng không trực tiếp có quyền quyết định đồng tiền mình bỏ ra nghĩ cái gì ? Một THỰC TẾ trong lịch sử là "Hầu hết người ta bất mãn, người ta ấm ức, người ta cảm thấy không công bằng, người ta thấy dùng nhiều vào chỗ này, ít ở chỗ khác v.v...". Ở đây mình không bình luận, không đánh giá, mình chỉ kể lại những câu chuyện có thật trong quá khứ.
=> Quyền lợi hữu hình nó là nguyên nhân chính của hầu hết các thất bại trong quá khứ. Bây giờ chúng ta làm lại, chúng ta không thể lập lại vết xe đổ đó nữa. Hơn nữa tổ chức chúng ta không phải là tổ chức kinh tế hay 1 cái gì đó tương tự, mà tổ chức chúng ta là 1 tổ chức tình nguyện. Vì vậy khi suy nghĩ thành đến việc thành lập tổ chức, chúng ta đừng nghĩ đến chuyện có người tham gia hay không ? Đừng nghĩ đến chuyện làm sao để có nhiều người tham gia ? Mà hãy nghĩ đến chuyện làm sao để chỉnh sửa cho mục đích của tổ chức đúng đắn hơn. Hãy nghĩ đến chuyện làm tổ chức làm sao để thực hiện mục đích đúng đắn đó. Và việc chúng ta đón những thành viên tán đồng với mục đích và cách tổ chức là việc sau cùng.
THỨ HAI: bàn sơ về MỤC ĐÍCH. Không nói dài dòng, cơ cấu lại Cộng đồng Đông Du vì mục đích cuối cùng là tạo ra LỢI ÍCH!!! Nào là lợi ích cho đất nước, lợi ích cho tập thể ,lợi ích cho anh em, cho những hoàn cảnh khó khăn...vân vân và vân vân. Mà một khi muốn tạo ra lợi ích, ngoài yếu tố nhân lực ra, điều tất yếu là phải có TIỀN. Có nhân lực mà không có TIỀN thì cùng lắm là tạo được giá trị tinh thần, giá trị tri thức chứ đừng mong hình thành LỢI ÍCH cụ thể cho bất cứ đối tượng nào.
THỨ BA: bàn về TRÁCH NHIỆM. Một khi đã dính dáng tới tiền nong thì tất yếu nảy sinh những TRÁCH NHIỆM liên quan đến nó.
1) Trách nhiệm sử dụng tiền đúng mục đích.
2) Trách nhiệm công khai thông tin thu chi với những thành viên đóng tiền.
3) Trách nhiệm thu hồi tiền trong trường hợp cho vay mượn.
Không biết có gì nhầm lẫn trong reply của anh không?
Quyền lợi hữu hình là nguyên nhân chính của hầu hết các thất bại trong quá khứ
Nếu QUYỀN LỢI là nguyên nhân thì trong quá khứ TRÁCH NHIỆM đóng vai trò gì? Cụ thể là trong quá khứ 3 mục trách nhiệm cơ bản em nêu trên có được bảo toàn không?
THỨ TƯ: bàn về NGHĨA VỤ. Có LỢI ÍCH - có TRÁCH NHIỆM thì tất phải có NGHĨA VỤ. Trong mối tương quan xoay quanh QUYỀN LỢI thì có 2 nghĩa vụ cơ bản sau:
1) Nghĩa vụ của người điều hành: phải hoàn thành đúng với trách nhiệm liên quan đã nêu bên trên.
2) Nghĩa vụ của thành viên: phải có đóng hội phí đầy đủ, phải cố gắng tham gia đều đặn các hoạt động của Cộng đồng các cấp, nhất là tham dự các Đại hội của Cộng đồng các cấp mình trực thuộc. [Trong bản điều lệ bị nhầm lẫn với TRÁCH NHIỆM, đây là NGHĨA VỤ]
THỨ NĂM: trở lại với QUYỀN LỢI. Ở đây không phân biệt quyền lợi hữu hình hay vô hình mà là QUYỀN LỢI mang tính CỤ THỂ.
1) Người điều hành: Theo tiêu chí tự nguyện của tổ chức thì phải dẹp bỏ/hạn chế đến mức tối đa những QUYỀN LỢI đại loại như: quyền quyết định, quyền cấp phát, quyền phân phối, quyền thưởng phạt...vv... Thay vào đó là: Quyền được miễn giảm*, quyền ưu tiên**.
*Quyền miễn giảm: là quyền được miễn trừ việc đóng lệ phí trong trường hợp người điều hành không có điều kiện kinh tế.
** Quyền ưu tiên: là quyền được ưu tiên tham gia các cuộc họp, giới thiệu, hội thảo, học bổng..v.v... từ các nhà tài trợ hoặc Thành viên tán trợ, Thành Viên thân hữu, Thành viên danh dự.
2) Thành viên bình thường: Quyền ưu tiên so với người không phải thành viên Công đồng Đông Du. Như đã nêu, MỤC ĐÍCH của Cộng đồng là tạo ra LỢI ÍCH. Thì khi gặp cùng hoàn cảnh, thành viên của Cộng đồng phải được ưu tiên hơn so với người không phải thành viên.
Ví dụ: trong trường hợp bị bệnh bất khả kháng, không thể tự chăm sóc bản thân, không đi làm được thì thành viên cộng đồng đương nhiên được ưu tiên nhận hỗ trợ. Trong trường hợp tài chính không đủ khả năng đóng học phí, được ưu tiên cho mượn tiền với thời gian trả có thể kéo dài hơn thành viên bình thường. (Đây chỉ đưa ra ví dụ gần nhất ,cụ thể nhất)