Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Re:Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi trần trọng tín » Bảy T9 29, 2012 4:01 pm

em đang học năm 4 tại Vn, và trừ mấy môn chính trị ra thì em thấy môn nào cũng có ít cả, và kiến thức thì cũng chẵn có gì cao siêu thậm chí em còn phải tìm học thêm bên ngoài để bổ sung kiến thức. kỹ sư nhật dù tốt nghiệp trung cấp nhưng họ đã làm lâu năm hơn sinh viên mới ra trường và vì vậy họ dạy lại mình cũng là điểu bình thường thôi! em thấy chẳng có gì to tát cả! ở việt nam cũng thế thôi mà trừ mấy ông sinh viên làm ra vẻ tinh tướng thì còn lại đều phải chịu khó học hỏi những công nhân lành nghề nếu muốn hòa nhập nhanh vào công việc. còn sự khác biệt giữa một kỹ sư đươc đạo tạo và một anh công nhân lành nghề thì hay đưa họ ra một môi trường mới sẽ hiểu ngay!

Re:Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Tư T9 26, 2012 5:42 pm

Em đồng ý với việc thông qua kiến thức để truyền đạt tư duy, phương pháp học tâp,... đến ngưòi học.
Nếu đã như vậy tại sao phải dùng những kiến thức khó, kiến thức rộng mênh mông để truyền đạt.
Như ở trường đại học Nhật (hay những trường ở các nước phát triển có nền giáo dục tốt) không hề dùng kiến thức quá cao siêu. Nhưng khả năng để truyện đạt tư duy và ứng dụng thực tế tốt hơn.
Hơn nữa trình độ giáo dục ở nhà mình vẫn có nhiều nơi thực sự chưa tốt. Truyền kiến thức không chưa chắc đã xong nói gì đến truyền tư duy.
Đây là vẫn đề của cả hệ thống. Hy vọng đến thế hệ anh em chúng mình sẽ thay đổi được.

Re:Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Tư T9 26, 2012 5:30 pm

Những gì ta viết hôm nay,
sẽ là tài sản vô giá cho Kohai ngày mai

sasuga captain da ne!

Re:Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi Trịnh Đình Thắng » Hai T9 24, 2012 9:33 am

Anh đồng ý với những vấn đề trên.
Các công ty Nhật thường đào tạo người theo kiểu: sempai dạy cho kohai, người kinh nghiệm dạy cho người chưa có kinh nghiệm.
Thí dụ như, cùng một lứa bạn với nhau, nhưng những người học Kosen ra làm kỹ sư trước những người học đại học hoặc cao học, vì họ kinh nghiệm sớm hơn 3 ~ 5 năm.
Môi trường làm việc của công ty Nhật đòi hỏi kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm tại chính công việc tại công ty đó, hơn là vấn đề bằng cấp. Ở lĩnh vực kỹ thuật (cơ khí, điện, xây dựng... ) đặc biệt xem trọng những điều này.

Vấn đề đặt ra ở đây là: Một người Nhật dạy cho một kỹ sư cùng tuổi, thì xin lý giải thêm như sau:
Xã hội Nhật là một xã hội nhiều quy tắc (manner). Trong công việc, trước khi nói đến vấn đề chuyên môn thì họ ưu tiên dạy các vấn đề như quy tắc công việc, quy định của công ty. Người kỹ sư 23 tuổi ở đây nếu so với sinh viên Việt Nam thì đủ tư cách làm thầy. Thêm vào đó, anh ta có thể hướng dẫn về nội dung công việc mà người sinh viên Việt Nam phải làm.

Nếu nói về vấn đề tuổi tác thì chênh lệch 5 ~ 7 tuổi vẫn chưa phải là chênh lệch lớn để xét đến vấn đề ai làm thầy, ai làm trò. Một người dù lớn tuổi hơn nhưng mới tham gia vào lĩnh vực đó thì phải theo những người vào trước nhỏ tuổi hơn, để đáp ứng dây chuyền công việc do công ty đặt ra. Một người Việt sang Nhật thì đương nhiên được những người Nhật cùng tuổi hướng dẫn. Ngược lại, một người Nhật sang Việt Nam sẽ được một người Việt Nam cùng tuổi hướng dẫn.

Còn về vấn đề học đại học thì anh đồng ý với ý kiến của whoami. Học đại học rất quan trọng. Không chỉ học kiến thức mà còn học về tư duy, cách học, để sau này có thể hiểu được những vấn đề trong cuộc sống, công việc. Kiến thức học xong có thể dùng ngay, có thể chưa dùng ngay, nhưng sẽ có ích cho chúng ta theo một cách mà bây giờ chúng ta không thể hình dung được hết.

Xin có vài ý kiến như vậy.

Re:Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Bảy T9 22, 2012 9:22 am

Kiến thức ở DH là kiến thức chung, là nền tảng để mình có thể hiểu được những kiến thức chuyên sâu hơn khi được dạy hay gặp phải trong công việc, cuộc sống. Không cần lúc này thì cũng cần lúc khác.

Re:Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi STH » Bảy T9 22, 2012 8:44 am

Học đại học

Ngày xưa, học đại học ngành Điện tử - Viễn thông ở Việt Nam mình cũng mang thắc mắc như thế này. Chương trình Đại học có rất nhiều môn, một vài môn trong đó học xong rồi mà chẳng biết ứng dụng vào việc gì. Thậm chí có môn còn gặp lại y chang ở bên khoa Quản Trị Kinh Doanh nữa chứ...

Nhưng lúc ấy, trong đầu mình vẫn nghĩ: "Thôi, cứ học, một lúc nào đó lại sử dụng đến thôi. Giáo trình Bộ giáo dục soạn, rồi trường soạn thì chắc chắn phải có mục đích, có ý nghĩa nào đấy..."

Mãi rồi cũng học xong, nhưng cũng chẳng có thầy nào dạy mình biết giá trị của những môn học mà mình học. Hỏi đến thì các thầy bảo là: "Mục đích của môn học các em đã được học từ ngày đầu tiên, sao giờ lại hỏi? Muốn biết thì lật lại giáo trình mà tìm".

Ừ thì cũng lật, cũng xem, cũng nghiền ngẫm...Quái, chẳng có liên quan gì đến ngành mà mình học cả.....vậy là kiến thức mình sang ngang từ dạo đó...."Học cho qua, thi để đậu". Thế thôi!

Đi làm

Không tính những việc mình tự làm thì công việc chính thức là ở một công ty kinh doanh, sửa chữa ôtô - lại chẳng có gì gọi là liên quan đến ngành học - thế mà sao đó nhiều lần mình lật lại giáo trình đấy :nhamhiem

Vốn dĩ công việc của mình chỉ ở trong văn phòng thôi [Kinh doanh - dịch vụ] nhưng cái số nó định sẵn thế nào mà mình vẫn phải lếch thân xuống xưởng sửa chữa. Khi thì chỉ cho khách xem xe đang sửa, khi thì giải thích - chỉ chỏ lại những bộ phận hỏng hóc mà trước đó các anh các chú thợ báo cáo...

Và rồi chuyện gì đến nó cũng đến: trong một lần anh Kỹ sư phụ trách kiểm định xe có việc đột xuất không đi làm được, mình phải thay anh ấy sử dụng thiết bị kiểm định để kiểm tra lỗi cho xe. Do trong bản CV của mình có liên quan đến điện tử này nọ nên giám đốc bắt đi làm =_="!



Mình xin giải thích đại khái về việc này: các đời xe hiện đại bây giờ thường được kiểm tra hỏng hóc bằng các thiết bị kiểm định kết nối vào xe, từ thiết bị này có thể kiểm tra hầu hết các lỗi lớn nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng. Thiết bị này cũng hiển thị ra bộ phận nào, nằm ở vị trí nào, bị hỏng như thế nào, và cả cách khắc phục. Tuy không chính xác được 100% nhưng cũng nằm ở mức 80~90%. Nhờ vậy mà việc sửa chữa xe bây giờ tiết kiệm thời gian hơn thời xưa rất nhiều. (anh chị em nào học về ô tô thì xin bỏ qua cho việc mình múa rìu qua mắt thợ nhé)



Cũng nhờ máy giải thích khá đơn giản bằng tiếng Anh nên việc sử dụng cũng không có gì khó khăn, chỉ có điều khi đó mình không có kiến thức chuyên môn về ôtô nên tên riêng của các bộ phận mình không biết - đọc tiếng anh thế nào thì thông báo cho thợ máy như thế - và thế là bất đồng ngôn ngữ giữa người Việt với nhau. =.="

Thêm một điều may nữa là cái máy kiểm định nó có sơ đồ kỹ thuật để thuyết minh về vị trí nên mình chỉ chỗ cho thợ máy được. Ôi cái lần đầu tiên đau khổ ấy tốn gần 2 tiếng vật vã với cái máy và ông thợ.

Thế rồi ngay hôm sau mình được giám đốc với anh kỹ sư "ưu ái" cho một khóa đào tạo cấp tốc suốt 1 tháng rưỡi sau đó :daukho

Trong khóa đào tạo không tên này mình được dạy lại - hay gọi chính xác là mình học lại kiến thức về các thiết bị điện tử sử dụng trên xe ôtô. Nói học lại chứ gần như là học từ đầu vì kiến thức ngày còn học đại học nó khác rất xa với kiến thức thực tế. Ban ngày vừa làm vừa học, tối về mò lại sách điện tử để xem các ký hiệu - ý nghĩa cơ bản của các thiết bị cơ sở có dính dáng gì với kiến thức mới hay không. Kết quả là có. Mà không chỉ mỗi môn đó, còn nhiều môn khác cũng có thể áp dụng vào, có điều công việc lúc đó không đòi hỏi nhiều đến thế...

Lời kết

"Kiến thức không bao giờ là thừa" đó là điều mình kiểm chứng được từ những gì đã trải qua. Cho nên nếu bảo kiến thức đại học Việt Nam không có giá trị thì mình hoàn toàn không đồng ý. Nhưng những kiến thức ấy có phù hợp với cuộc sống và công việc thực tế hay không lại là một vấn đề khác.

Kiến thức ở môi trường Đại học Việt Nam phải nói là rộng, rất rộng...rộng đến nỗi người học gần như bơi trong một đại dương kiến thức. Bơi nhưng lại không biết mình đang bơi về đâu nên nhiều lúc nghĩ mình bị chìm.

Tâm lý chung những ngày ngồi trên giảng đường là: môn nào hay, bổ ích thì học kỹ. Môn nào không hay, không hứng thú thì cũng phải học, học cho qua và thi cho đậu. Cơ bản là học mà không biết được cái áo nghĩa đằng sau môn học đó.

Đến bây giờ ngẫm lại mới biết lúc đó mình thiếu một định hướng rõ ràng. Người ta vẫn bảo nhau: "Học là vì tương lai, vì cuộc sống sau này" Nhưng có mấy ai hình dung được tương lai mình ra sao, cuộc sống sau này mình sẽ như thế nào?

Quãng thời gian mình đi làm, tuy không phải là dài nhưng cũng đủ giúp mình hiểu....thời gian không chờ ai cả. Dù hôm qua mình làm gì, thành công, thất bại ra sao thì thời gian cũng không quay lại để mình thay đổi điều đó, cuộc sống vẫn tiếp tục. Điều quan trọng là mình thích ứng với ngày hôm nay như thế nào, và chuẩn bị cho ngày mai ra sao...

Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam

Viết bởi STH » Bảy T9 22, 2012 6:14 am

Chúng tôi, những sinh viên xuất sắc tuổi 23-24 từ Việt Nam, rất bất ngờ vì thầy dạy mình là những bạn trẻ Nhật cùng tuổi và họ đã là những kỹ sư giỏi.

Chúng tôi là những sinh viên khá giỏi của trường đại học ở Việt Nam, được tuyển chọn khắt khe để vào làm trong doanh nghiệp của Nhật Bản. Nhiều người trong chúng tôi được cử đi vừa học vừa làm bên Nhật Bản với thời gian ba năm, sau đó sẽ về làm cán bộ nòng cốt của công ty ở trong nước.

Đều là những sinh viên xuất sắc được cử đi học nên chúng tôi rất tự hào về bản thân và tự hào về con người Việt Nam.

Tuy nhiên khi làm việc với những kỹ sư của công ty của Nhật tôi thấy có một điều lạ. Những người dạy mình và phụ trách những công việc phức tạp tương đương với trưởng công trình lại chỉ 25 cho đến 30 tuổi, và những người có tuổi đời 23 đến 24 tuổi như chúng tôi phần lớn đã là những kỹ sư có tay nghề giỏi. Còn chúng tôi lại đang phải ngồi nghe họ dạy.

Ở Nhật, việc đề bạt và giao việc thì yếu tố kinh nghiệm luôn được đánh giá rất cao. Ngoài ra thâm niên công tác còn làm cho người ta chín chắn hơn trong các quyết định. Vậy những kỹ sư chỉ bằng hoặc hơn mình không nhiều tuổi ấy làm sao đã có thâm niên công tác và trình độ cao đến thế?

Hỏi ra tôi mới biết trong số họ rất nhiều người đều chỉ tốt nghiệp trường tankidaigaku (trung học) và vào công ty làm ngay. Với môi trường làm việc và đào tạo ở công ty, họ đã đạt tới trình độ như bây giờ.

Tôi phải học họ rất nhiều không chỉ thực hành mà ngay cả những kiến thức về cơ học và toán học lý thuyết. Những cái này họ nắm rất chắc khi ứng dụng vào công việc hay giải thích cho chúng tôi về một vấn đề cụ thể.

Nhìn họ tôi tự hỏi: chúng ta đang thiếu gì để có thể bằng họ, trong khi năng lực trí tuệ của chúng ta đã được họ thừa nhận?

Nhìn lại mình và so sánh tôi thấy mình học ngày xưa cũng nhiều mà sao kiến thức cần áp dụng vào công việc này sao mà ít thế. Những toán học, cơ học, môi trường, triết học... không phải là vô ích nhưng học xong mình đã làm gì với nó hay nó đang dần mất đi?

Giá mà những môn đó các thầy trong khoa soạn thành tài liệu mang tính ứng dụng như: triết học cho kỹ sư, hay môi trường học cho người kỹ sư, hay toán ứng dụng trong kỹ thuật... Đằng này chúng tôi cứ phải học lại khoảng 30% thậm chí là gần một nửa những môn cấp 3 như toán cao cấp A1, Vật lý...

Ấy là chưa kể mấy bạn bên khoa kinh tế cũng phải học cả mấy môn đó nữa. Thế mới thấy nếu tinh giảm và liên kết mang tính ứng dụng thì tôi có thể không phải học nhiều môn và thời gian học đại học đã không dài như thế.

Tôi vẫn nhớ là ngày xưa có học kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp rồi lại học nghề thêu, nghề gò nữa. Vậy mà giờ đây tôi cũng chẳng mấy khi dùng đến.

Lại nghĩ đến một câu nói nổi tiếng mà ai đó đã nói: “Những người xung quanh bạn chẳng quan tâm bạn hiểu biết bao nhiêu mà họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì”. Ngày xưa tôi yêu thích nhiều thứ, ham học hỏi là vậy mà sao giờ chẳng nhớ được mấy cũng chẳng sử dụng là mấy. Sao mà lãng phí quá!

Giá ai đó nói cho tôi là số phận tôi gắn bó với tàu bè và cho tôi được thấy, được yêu những con tàu từ trước thì tôi đã đến với nó sớm hơn. Và ai đó dạy cho tôi làm ra con tàu từ sớm hơn thì tôi đã đâu kém gì các bạn Nhật bằng tuổi đâu.

Tôi còn thấy một điều quan trọng nữa là những kiến thức về khoa học thường thức, khoa học sức khỏe, kỹ năng sống, tâm sinh lý của mình và người xung quanh...

Rồi tình yêu thương đất nước con người, lịch sử dân tộc, kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề hay tìm kiếm thông tin về những điều mình muốn biết, cũng đều là những cái rất quan trọng cần được học.

Thiết nghĩ nếu trong trường học của chúng ta, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản như đã nói ở trên; được định hướng nghề nghiệp từ trước dựa theo năng lực, sự yêu thích với công việc nào đó, có những môn học cho em tự chọn như kiểu khóa học bậc (level) A của nước Anh thì có lẽ con em chúng ta sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

Số em sinh viên lựa chọn sai ngành học, phải bỏ học, chuyển ngành sẽ bớt đi rất nhiều. Các em sẽ không phải lãng phí tuổi xuân, để đóng góp cho đất nước nhiều hơn.

Xem những chương trình như: “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” hay “Trẻ em luôn đúng” tôi thấy trí tuệ của trẻ em nước ta đã có những bước tiến rất nhiều so với chương trình được thiết kế cho các bé. Vì thế năng lực tiếp thu của các em là rất lớn. Tâm lý học lứa tuổi đã xác nhận khả năng thiếp thu của trẻ em là rất cao ở lứa từ 3 đến 7 tuổi.

Nhìn sang Mỹ, tôi thấy họ liên tục nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi và phương pháp sư phạm để áp dụng cho học sinh, sinh viên.

Phong trào cải cách giáo dục của họ luôn được quan tâm thay đổi cho phù hợp và gắn với đặc điểm riêng của người học hơn. Bên Anh thì sinh viên của họ có thể lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.

Vậy thì ở Việt Nam ta việc cải cách để tinh giảm chương trình, liên thông môn học, cải cách nghiệp vụ sư phạm là điều hoàn toàn đúng đắn.

Rất mong những nhà làm giáo dục mạnh dạn, táo bạo hơn trong việc thiết kế chương trình học, "thiết kế con người Việt" để chúng ta sớm sánh bằng bạn bè năm châu.

Sự thay đổi nào nếu được tính kỹ và thảo luận rộng rãi thì dù không được như ý cũng sẽ mang lại những kết quả tốt hơn nhiều so với việc ngồi yên đó để tránh rủi ro.

Để rồi chúng ta lại nhìn thế hệ tương lai của đất nước như những chàng sỹ tử với tàng kinh các trên vai đi thi, nhưng lại đến muộn và ngậm đắng quay về!

Tác giả: Nguyễn Quang Huỳnh
Theo VnExpress