Viết bởi Nguyễn Phú Thắng » Sáu T2 12, 2010 4:30 pm
SỰ KIỆN VÀ BÌNH LUẬN
Sự kiện :
Đông Du chỉ có 1 người duy nhất đậu Tokodai
Phân tích:
Như đã từng phân tích, tình hình khách quan hiện nay không có lợi cho du học sinh Đông Du: Chiến thuật tuyển sinh của Tokodai thay đổi từ tuyển số lượng sang chất lượng. Đó là kết luận từ bài phân tích khá chủ quan lần trước của mình nhưng có vẻ như độ chính xác của nó là không thể nghi ngờ được! Mình đã tham khảo ý kiến của một số giáo viên trong trường và cùng nhận được một ý kiến: Hiển nhiên rằng mặc dù số lượng nhập học giảm còn một nửa nhưng tuyển được những du học sinh ưu tú là một điều tốt cho Tokodai. Và thực tế, du học sinh nước ngoài tại Tokodai hầu hết không phải đóng học phí, được trường giới thiệu học bổng... Nếu nói trắng ra thì đối với trường Tokodai, về mặt kinh tế du học sinh chỉ là "gánh nặng". Tuy nhiên về khía cạnh giao lưu quốc tế, cống hiến quốc tế, khẳng định đẳng cấp của trường trên thế giới... thì cần thiết phải nhận du học sinh. Vì vậy tuyển sinh ưu tiên chất lượng học sinh để cho "bõ gánh" còn hơn tuyển số lượng để cho "gánh nặng càng nặng hơn"!
Kỳ thi vào Tokodai bây giờ trừ việc không đòi hỏi năng lực tiếng Anh khắt khe như Todai ra thì mức độ khó có thể nói là ngang bằng Todai (thậm chí có thể nói không biết ai hơn ai!)! Đề thi mặc dù không khó lên nhiều nhưng trong kỳ thi toàn những thí sinh sừng sỏ thì vượt qua được kẻ khác cần có một bài thi rõ ràng, rành mạch, không sai sót. Dù có hiểu ý nhưng một bài viết "nháp", viết "tạm" hay "chộp ý" thì khó lòng mà đấu trọi nổi! Người đậu Tokodai bây giờ hẳn là có kiến thức vững chắc hơn người!
Vậy thì sao lại bất lợi cho Đông Du!? Sinh viên Đông Du mình vừa làm việc vất vả lại có tới hơn 2 năm để phong độ đỉnh cao của cái thủa tốt nghiệp cấp 3, ôn thi đại học nó giảm dần đi không biết còn được mấy phần! Ngược lại,Trung Quốc, Hàn, Malay... lại có rất nhiều người từ bản quốc sang là thi luôn hoặc chỉ mất 1 năm lãng nhân để hừng hực khí thế bước vào cuộc chiến! Nói theo binh pháp Tôn Tử thì quân ta đang bị "Lấy sức nghỉ ngơi đánh kẻ mết mỏi". Để đấu trọi nổi trên những đấu trường khắc nghiệt thế này thì mặc dù làm thêm vất vả nhưng chúng ta phải học cho ra học! Hỡi Đông Du khóa 2009! Hỡi ai muốn thi vào Tokodai! Trong khó khăn phải duy trì phong độ, phục hồi phong độ, sao cho đủ bản lĩnh bước vào kỳ thi đại học, nhất là thi vào Tokodai! Thời gian không có nhiều để ôn luyện nhưng đủ nhiều để các bạn quên đi những gì các bạn không ôn lại! Còn một năm nữa, khóa 2009 cố lên!
Đó là tình hình khách quan, còn chủ quan thì sao!? Đối với Đông Du, Tokodai đang "chảy chất xám"! Khóa 2006 của mình , Tokodai rất được chuộng! Kỳ thi nhập học năm 2008 có khoảng 18 người Đông Du dự thi, hầu hết là nguyện vọng 1 Tokodai. Tới khoá 2007 số lượng thi lên tới tầm 25 nhưng người ta bắt đầu không lấy Tokodai làm nguyện vọng 1. Đến khoá 2008 thì có khoảng 15 người thi nhưng người coi Tokodai là nguyện vọng 1 chỉ có 1,2 người! Có một điều rất thú vị, một sự sắp đặt của tạo hoá là số lượng người đậu lại không liên quan tới số lượng thi mà yếu tố quyết định là ý chí, là nguyện vọng!? Năm 2008, người người tranh đua nhau vào Tokodai và "người ta" cho 7 người đậu. Năm 2009 mặc dù thi đông nhưng dựa vào độ cao của ý chí, tạo hoá chỉ cho 5 người đậu. Và năm nay, 2010 chỉ có 1,2 người thực sự "thích" Tokodai nên chỉ có 1 người trong đó đậu!!! Người muốn học thì đã đậu, xin chúc mừng. Người không muốn học thì đậu cũng chẳng để làm gì nên cũng chẳng cần buồn. Chỉ tiếc cho ai có nguyện vọng mà chẳng được mãn nguyện, xin chia buồn! Chỉ buồn cho sempai có lòng mà chẳng được thoả lòng, biết làm sao đây!
Nhưng cần phải suy nghĩ lại, quy luật của thiên nhiên không bao giờ vô lý! Thiết nghĩ số lượng đậu tỉ lệ với mức nguyện vọng là hoàn toàn hợp lý. Giống như sức khoẻ ảnh hưởng đến sắc mặt thì sắc mặt cũng anh hưởng tới sức khoẻ, khi một sĩ tử dự thi vào Tokodai nói Tokodai không là nguyện vọng một hay thậm chí chỉ cần nghĩ thế thôi thì ý chí thi cử của anh ta tự nhiên sẽ giảm sút trầm trọng. Anh ta sẽ không cố gắng nữa, không hết mình được nên năng lực không được phát huy hết. Chỉ có thực sự coi trọng mới thực sự cố gắng được và công sức thực sự sẽ được đền đáp! Có lẽ không riêng gì Tokodai mà cả các trường khác cùng có chung quy luật này! Khi thi thì nên nhớ một điều : "Trường nào cũng là nguyện vọng 1", đó là mấu chốt quan trọng nhất! Hi vọng dù dự thi bất kỳ trường nào, dù trước mặt giám khảo, trước mặt sempai hay trước gương đi chăng nữa, các bạn sẽ nói "Trường này là nguyện vọng 1" - có nghĩa là các bạn đã hiểu những gì mình đang nói!!
"Tokodai ngày càng khó vào, nhưng hi vọng nó sẽ không thành 1 Todai thứ 2 của Đông Du, chỉ dám đứng từ xa mà chiêm ngưỡng chứ không dám hay có muốn cũng không bước vào được!"
Hết.
SỰ KIỆN VÀ BÌNH LUẬN
Sự kiện :
Đông Du chỉ có 1 người duy nhất đậu Tokodai
Phân tích:
Như đã từng phân tích, tình hình khách quan hiện nay không có lợi cho du học sinh Đông Du: Chiến thuật tuyển sinh của Tokodai thay đổi từ tuyển số lượng sang chất lượng. Đó là kết luận từ bài phân tích khá chủ quan lần trước của mình nhưng có vẻ như độ chính xác của nó là không thể nghi ngờ được! Mình đã tham khảo ý kiến của một số giáo viên trong trường và cùng nhận được một ý kiến: Hiển nhiên rằng mặc dù số lượng nhập học giảm còn một nửa nhưng tuyển được những du học sinh ưu tú là một điều tốt cho Tokodai. Và thực tế, du học sinh nước ngoài tại Tokodai hầu hết không phải đóng học phí, được trường giới thiệu học bổng... Nếu nói trắng ra thì đối với trường Tokodai, về mặt kinh tế du học sinh chỉ là "gánh nặng". Tuy nhiên về khía cạnh giao lưu quốc tế, cống hiến quốc tế, khẳng định đẳng cấp của trường trên thế giới... thì cần thiết phải nhận du học sinh. Vì vậy tuyển sinh ưu tiên chất lượng học sinh để cho "bõ gánh" còn hơn tuyển số lượng để cho "gánh nặng càng nặng hơn"!
Kỳ thi vào Tokodai bây giờ trừ việc không đòi hỏi năng lực tiếng Anh khắt khe như Todai ra thì mức độ khó có thể nói là ngang bằng Todai (thậm chí có thể nói không biết ai hơn ai!)! Đề thi mặc dù không khó lên nhiều nhưng trong kỳ thi toàn những thí sinh sừng sỏ thì vượt qua được kẻ khác cần có một bài thi rõ ràng, rành mạch, không sai sót. Dù có hiểu ý nhưng một bài viết "nháp", viết "tạm" hay "chộp ý" thì khó lòng mà đấu trọi nổi! Người đậu Tokodai bây giờ hẳn là có kiến thức vững chắc hơn người!
Vậy thì sao lại bất lợi cho Đông Du!? Sinh viên Đông Du mình vừa làm việc vất vả lại có tới hơn 2 năm để phong độ đỉnh cao của cái thủa tốt nghiệp cấp 3, ôn thi đại học nó giảm dần đi không biết còn được mấy phần! Ngược lại,Trung Quốc, Hàn, Malay... lại có rất nhiều người từ bản quốc sang là thi luôn hoặc chỉ mất 1 năm lãng nhân để hừng hực khí thế bước vào cuộc chiến! Nói theo binh pháp Tôn Tử thì quân ta đang bị "Lấy sức nghỉ ngơi đánh kẻ mết mỏi". Để đấu trọi nổi trên những đấu trường khắc nghiệt thế này thì mặc dù làm thêm vất vả nhưng chúng ta phải học cho ra học! Hỡi Đông Du khóa 2009! Hỡi ai muốn thi vào Tokodai! Trong khó khăn phải duy trì phong độ, phục hồi phong độ, sao cho đủ bản lĩnh bước vào kỳ thi đại học, nhất là thi vào Tokodai! Thời gian không có nhiều để ôn luyện nhưng đủ nhiều để các bạn quên đi những gì các bạn không ôn lại! Còn một năm nữa, khóa 2009 cố lên!
Đó là tình hình khách quan, còn chủ quan thì sao!? Đối với Đông Du, Tokodai đang "chảy chất xám"! Khóa 2006 của mình , Tokodai rất được chuộng! Kỳ thi nhập học năm 2008 có khoảng 18 người Đông Du dự thi, hầu hết là nguyện vọng 1 Tokodai. Tới khoá 2007 số lượng thi lên tới tầm 25 nhưng người ta bắt đầu không lấy Tokodai làm nguyện vọng 1. Đến khoá 2008 thì có khoảng 15 người thi nhưng người coi Tokodai là nguyện vọng 1 chỉ có 1,2 người! Có một điều rất thú vị, một sự sắp đặt của tạo hoá là số lượng người đậu lại không liên quan tới số lượng thi mà yếu tố quyết định là ý chí, là nguyện vọng!? Năm 2008, người người tranh đua nhau vào Tokodai và "người ta" cho 7 người đậu. Năm 2009 mặc dù thi đông nhưng dựa vào độ cao của ý chí, tạo hoá chỉ cho 5 người đậu. Và năm nay, 2010 chỉ có 1,2 người thực sự "thích" Tokodai nên chỉ có 1 người trong đó đậu!!! Người muốn học thì đã đậu, xin chúc mừng. Người không muốn học thì đậu cũng chẳng để làm gì nên cũng chẳng cần buồn. Chỉ tiếc cho ai có nguyện vọng mà chẳng được mãn nguyện, xin chia buồn! Chỉ buồn cho sempai có lòng mà chẳng được thoả lòng, biết làm sao đây!
Nhưng cần phải suy nghĩ lại, quy luật của thiên nhiên không bao giờ vô lý! Thiết nghĩ số lượng đậu tỉ lệ với mức nguyện vọng là hoàn toàn hợp lý. Giống như sức khoẻ ảnh hưởng đến sắc mặt thì sắc mặt cũng anh hưởng tới sức khoẻ, khi một sĩ tử dự thi vào Tokodai nói Tokodai không là nguyện vọng một hay thậm chí chỉ cần nghĩ thế thôi thì ý chí thi cử của anh ta tự nhiên sẽ giảm sút trầm trọng. Anh ta sẽ không cố gắng nữa, không hết mình được nên năng lực không được phát huy hết. Chỉ có thực sự coi trọng mới thực sự cố gắng được và công sức thực sự sẽ được đền đáp! Có lẽ không riêng gì Tokodai mà cả các trường khác cùng có chung quy luật này! Khi thi thì nên nhớ một điều : "Trường nào cũng là nguyện vọng 1", đó là mấu chốt quan trọng nhất! Hi vọng dù dự thi bất kỳ trường nào, dù trước mặt giám khảo, trước mặt sempai hay trước gương đi chăng nữa, các bạn sẽ nói "Trường này là nguyện vọng 1" - có nghĩa là các bạn đã hiểu những gì mình đang nói!!
"Tokodai ngày càng khó vào, nhưng hi vọng nó sẽ không thành 1 Todai thứ 2 của Đông Du, chỉ dám đứng từ xa mà chiêm ngưỡng chứ không dám hay có muốn cũng không bước vào được!"
Hết.