Nói chuyện Tam Quốc Chí

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Nói chuyện Tam Quốc Chí

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi Asukio » Tư T11 26, 2008 11:43 pm

Sinh ra ở thời nào thì lúc học sẽ được giảng rằng, "đương thời" là "đúng" là "chân".

Thế nhưng lúc thời thay đổi thì mọi thứ được nhìn trong con mắt khác, sẽ là câu hỏi " quá khứ đã đúng hay sai".

Thế thì tại sao ta không đặt một hỏi:  đương thời là đúng hay sai?

Như thế mới có cái đổi mới, cái cải thiện.

 Học được ở Tam Quốc.

M.H

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi Asukio » Tư T11 26, 2008 7:10 pm

 Nếu Gia Cát thắng Ngụy và thống nhất Tam Quốc thì tiếp theo sẽ thế nào? không lẽ Gia Cát sẽ giết Lưu Thiền để chiếm ngôi?  hay để cho một kẻ hôn quân giữ nước. Nếu vậy thì Tam Quốc không kết thúc được, mà sẽ tiếp một thời Tam Quốc mới sau không mấy năm bình ổn.

 "Gia Cát sinh ra không đúng thời", chỉ bởi vì ông là người học đạo nhân nghĩa, làm bề tôi chỉ biết tuân theo Chủ. Và cái thời không chấp nhận cho ông làm việc trái nghĩa. Trước sau đành phải vẹn, một đường.

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi longtaithien » Tư T8 06, 2008 1:52 am


Lúc nhỏ tôi từng đọc được từ một nhà văn (hình như người Mỹ) đại ý răng: Lúc trẻ bạn có thể đọc nhiều sách, nhưng có 2 quyển bạn không nên bỏ qua là Tam Quốc diễn nghĩa và Thần thoại Hy Lap. Không chỉ bởi nó được viết bằng thứ văn phong tuyệt vời mà trong cuộc sống người ta thường vận dụng nhiều điển tích trong đó! Lớn lên thấy thật đúng! Những câu được dùng như thành ngữ trong cuộc sống gặp thật nhiều “gót chân Asin”, “khỏe như Heraclex” “nóng như Trương Phi”, “đa nghi như Tào Tháo”…
Anh em đọc tam quốc nhiều lần, mỗi người một ý nhưng đó cũng chính là cái hay về sự bao la bát ngát của nó! Dù chỉ bàn về một nhân vật thôi chắc cũng nói mãi không hết và sẽ tồn tại nhiều ý kiến khác nhau!
Nếu chỉ đọc Tam quốc của La Quán Trung và xem phim không thôi, có lẽ nhiều người sẽ ràng buộc trong tư tưởng "tứ tuyệt" của tam quốc (Táo Tháo - tuyệt gian, Quan Vũ - tuyệt trung, Lưu Bị - tuyệt nhân, Gia Cát - tuyệt trí). Nhưng nếu nhìn rộng ra hoặc đọc thêm Tam quốc ngoại truyện hoặc các bài viết khác nghiên cứu về Tam quốc, nhất là những bài gần đây, sẽ cho nhiều quan điểm mới lạ. Như anh Tuệ nói chuyện Lưu Bị "thí" Quan Vũ, hoặc Khổng Minh tham vọng thâu tóm thiên hạ... Dù sao cũng chỉ là quan điểm của một hoặc một số người! Còn những tham vọng, những toan tính thật của từng người đã theo họ vào lòng đất! Có những điều hậu thế chỉ suy luận, đoaán chứ vĩnh viễn không thể biết chính xác!
Về chủ quan thì tôi vẫn thích Triệu Tử Long, thích không chỉ vì võ công cao hay những chiến công hiển hách mà còn vì độ "lạnh" của ông nữa. Một võ tướng hành động không thiếu, không thừa! và cũng vì vậy nên nếu xét trên luật nhân quả, ông cũng là người có kết thúc "có hậu" chăng?
Người ta nói trong Tam Quốc, luật nhân quả thể hiện rõ nét. Còn ý kiến chủ quan của tôi thì cho rằng đó là tài nghệ của La Quán Trung khi các nhân vật hầu như đều chết bởi chính nhược điểm của mình! Như Tào Tháo chết cũng bởi đa nghi, Quan Vũ chết cũng vì tính kiêu hãnh, Trương Phi chết vì nóng nảy, Chu Du chết bởi hẹp hòi, Lưu Bị chết vì nặng tình, không quyết đoán! Không Minh chết cũng vì lao lực quá độ, muốn ôm đồm tất cả.....

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi nguyenhoangtue » Ba T8 05, 2008 10:10 pm

hihihi, ma Tam Quốc nè.
Mình đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng nhiều lần rồi, thuộc lòng đến từng chi tiết, nên dạo sau này chuyển sang đọc Tam Quốc Ngoại Truyện, rất tiếc chưa đọc được bản Tam Quốc Chí nguyên tác của Trần Thọ.
Giờ thì đã nhiễm vài giáo lý của đạo Phật trong luôn nữa, ghi ra đây cho bà con suy ngẫm xem thế nào nhé.
Luật nhân quả tuần hoàn đã được thể hiện rất rõ trong thời đại Tam Quốc này.
Tào Tháo đã diệt nhà Hán như thế nào thì cuối cùng con cháu cũng bị đối xử như thế. Quả báo này diễn ra tới mấy đời lận đó, mọi người có thấy sự trùng hợp đến kì lạ như vậy không?
Còn có cái thuyết này hơi kì lạ một tí nè, ai tin hay không thì tùy nhá.
Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi thống nhất đất nước đã xử tử ba vị tướng trung thành của mình là Hàn Tín, Bành Việt và Anh Bố, nên cuối cùng nhà Hán bị diệt vong bởi Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền mà tiền thân chính là ba vị tướng bị chết oan kia.
Thêm nữa Hạng Vũ bị phản bội bởi hai người tướng tin tưởng nhất của mình là Hạng Bá và Đinh Công. Và kết quả Hạng Vũ đã tái sinh là Quan Công - cũng là một hổ tướng đương thời và chém chết hai kẻ phản bội kia trong lốt Nhan Lương, Văn Sú.
Hihi, biết tới đó thôi, khi nào nghĩ ra được ý gì hay thì bổ sung thêm. Have fun everybody.

Mấy anh em đọc Tam quốc chí nhiều lần rồi thì phải, bạn gì trên đây nói về nhân quả hay quá. Lưu Bị và Khổng Minh bày kế hại Quan Vũ, sau này sẽ bị luật nhân quả như thế nào nữa, Bạn  nào đã đọc rồi thì trả lời Mình với hí.

Cám ơn trước hi!

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi assukiioh » Sáu T2 01, 2008 11:35 am

 cuộc chiến của con người và cuộc đời, cuộc chiến không có điểm dừng, cuộc chiến mà chính bản thân con người không thể kìm hãm.

 Thắng làm vua, thua làm giặc

 Giàu vẫn là điều kiện cần và đủ nếu muốn sánh mình với kẻ khác.

 Kẻ không so sánh sẽ chẳng biết giàu nghèo... có lẽ đó là tự do. Duy có Thường Sơn_Triệu  Tử Long.

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi Lang Thiet Phong » Năm T1 31, 2008 10:31 pm




Nếu mọi người xem 2 vế kỹ, sẽ thấy những kết quả đem lại đưa ra 1 kết luận.

Nhẫn= lợi
Bất Nhẫn= hại


Arigato Hoàng về một cách nhìn thú vị.Nhưng xin chỉnh lại chút .

Nhẫn -> Lợi
Bất Nhẫn -> Hại

Chứ nhỉ (hệ quả chứ không phải đẳng thức).

Vì sao lại như vậy mới là điều anh muốn biết kia !! Hihi. Có sâu mới thú vị chứ.Anh vẫn nghĩ nên đào sâu để làm rõ cái khái niệm là điều đáng làm trước tiên.Chà chà ,có 1 chữ thôi mà đã thấy mình học không tới nơi tới chốn rồi.Bao nhiêu sách vở của mười mấy năm học chắc chỉ như tranh vẽ mê cung ,hổ thẹn ghê,hổ thẹn ghê.


[cry][cry][cry]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi assukiioh » Năm T1 31, 2008 10:16 pm

chử Nhẫn ở đây nếu dịch theo 漢字源 thì theo mình nghĩ khác với cách nghĩ từ bài dạy của Khổng Tử, và cách hiểu của chúng ta.


Nhẫn: Trong 1 hoàn cảnh hoặc 1 tình huống mà Cá Nhân, Tập Thể cho là bất lợi . Cá Nhân hay Tập Thể suy nghĩ và phán đoán kỹ tình huống và hoàn cảnh đang xãy ra, rồi từ đó đưa ra một phản ứng thích hợp nhất.Đấy gọi là chữ nhẫn vậy.  Riêng về hành động chịu đựng, hay chờ đợi, hay lẫn tránh... cũng chỉ là 1 trong những cách thể hiện cho cách phán đoán tình huống.


Nếu mọi người xem 2 vế kỹ, sẽ thấy những kết quả đem lại đưa ra 1 kết luận.

Nhẫn      ->  lợi
Bất Nhẫn  ->  hại

như vậy theo bài dạy thì nhẫn được thì có lợi, nếu không thì chắc chắn là có hại.Và sự thật trong cuộc sống cũng vậy.Tại sao ta phải Nhẫn, vì ta nghĩ rằng nó có lợi về sau, có lợi lớn hơn nên ta mới Nhẫn. Chưa thấy ai nói Nhẫn để chịu thiệt thòi cả.

Nếu lấy trên nguyên tắc lợi hại để nói thì đúng là tùy người, tùy hoàn cãnh... mà chữ nhẫn được nhìn khác nhau.Vì sao?! bởi vì một người có 1 cách nhìn nhận lợi hại khác nhau, mục đích sống trong xã hội, lí tưởng sống trong xã hộ khác nhau;trong mỗi xã hội cách đánh giá giá trị việc làm cũng khác nhau : thời Tam Quốc, đạo nho là chủ đạo nên con người lấy nhân nghĩa, đạo đức làm trọng, còn thời đại hiện nay, kinh tế thị trường, chưa chắc nhân nghĩa, đạo đức được coi trọng hơn tiền bạc. Bởi vậy mình nói chuyện Hàn Tín lòn trôn, người hiện đại sẽ xét đến cái kết quả mà Hàn Tín làm được thôi; còn người Tam Quốc xem đó là một vết nhơ của Nam Nhi Đại Trượng Phu.




@ anh Chiến: Đây là cách nghĩ của em thôi! Và em cũng xin nói đến đây , nói nhiều vào em thấy nó sâu quá.


chịu đựng quá thì là Ngu, chờ đợi quá sẽ mất thời, trốn tránh là Hèn ...

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi Lang Thiet Phong » Năm T1 31, 2008 9:20 pm

 
 vì sao em nói nó sâu, bởi vì tùy vào người, tùy vào hoàn cảnh, tùy vào thời đại... thì có thể chữ nhẫn sẽ khác nhau.

... em thì kiến thức không thâm sâu, chỉ đọc biết một vài khái niệm rồi đối chứng với thực tế, chứ bản thân không đi sâu vào tìm hiểu.


Nếu tùy hoàn cảnh,tùy thời đại...mà nghĩa của chữ Nhẫn khác nhau thì cũng thú vị nhỉ.Hihi, chữ Nhẫn thời Khổng Tử là gì vậy, và thời nay là gì vậy,giống nhau chỗ nào khác nhau chỗ nào, yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nghĩa của nó ?(Thời tiết, địa lí, hay tâm lí, quan điểm đạo đức...??)
Anh thì không nghĩ nó sâu vì nghĩa nó cứ thay đổi xoành xoạch (hihi,nên gọi là lan man ).

Nếu Assukiioh tìm hiểu kĩ rồi giảng cho mọi người cùng bàn bạc thì hay quá .

 Khổng Tử, Trang Tử, cái gì Tử đi nữa cũng không có nghĩa là mọi thứ được dạy là đúng đắn 100% (ít nhất là cho thời đại này).Việc "Ôn Cố Tri Tân " là một điều quan trọng ,tuy nhiên nếu không nhìn nhận ra được nguyên nhân thực sự thì sợ bị ngộ nhận lắm !!

Hihi, tham khảo chữ Nhẫn của Nhật thử cho vui nhé:

「忍」:(解字)会意兼形声。刃は刀のあるほうを ’印で示した指事文字で、粘り強く鍛えた刀のは。忍びは「心+(音符)刃」で、ねばり強くこらえる心。(漢字源辞書)

「忍」:‐こらえること。我慢すること
    -ひそかにすること  (広辞苑)
           
「忍」:-人の目をさけること。人の目をさけて、なにかすること。秘密  (全訳古辞典)   

 
 [wink][wink][wink]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi bamaguro » Năm T1 31, 2008 4:11 pm

@assukiioh:Không trả lời câu hỏi của người ta có gọi là nhẫn không(Nhẫn đến khi tìm hiểu kĩ càng) ??
Giỡn thôi.[lol][tongue][tongue][tongue][tongue]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Viết bởi assukiioh » Năm T1 31, 2008 4:07 pm

 đúng như anh nói, cần biết quan niệm của chử nhẫn trước khi đọc mấy lời dạy này!

 thế nào là nhẫn?

 Đến đâu là nhẫn? đến đâu là hèn? đến đâu  là cố chấp? có nghĩa, giới hạn nào cho chữ nhẫn?

 môi trường nào đặc chữ nhẫn?

 ...

 vì sao em nói nó sâu, bởi vì tùy vào người, tùy vào hoàn cảnh, tùy vào thời đại... thì có thể chữ nhẫn sẽ khác nhau. Ví dụ, Trường hợp ông A hận ông B:  có người nói ông A không chém chết ông B là nhẫn, đánh thì không sao; có người bảo không đánh ông B là nhẫn, chửi thì không sao; có người nói không chửi rủa là nhẫn, im lặng thì thôi; có người nói im lặng là nhẫn;có người nói tránh mặt đi là nhẫn... ai đúng nhỉ???

 Ngày trước Hàn Tín lòn trôn, thời nay nhiều người nói là nhẫn, nhưng thời đấy nhiều người nói là hèn.

... em thì kiến thức không thâm sâu, chỉ đọc biết một vài khái niệm rồi đối chứng với thực tế, chứ bản thân không đi sâu vào tìm hiểu.


 Hihi!cái này phải nhờ anh Chiến rồi...[smile]