Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi anhsaobang » Hai T8 27, 2007 7:05 pm

dung co da lung tung nhu vay chu !!!topic khac roi ...

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi phiendabuon » Hai T8 27, 2007 6:17 am

Nào anh em mau vào đây tham gia cung Siu để đả kích cái đất nước mang đến cho chúng nó "một cái tương lai" . Ai bảo giúp rắn lên xuồng để rồi để rồi ôm hận vì vết thương sâu hic hic[eek][evil][bones]

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi anhsiu » Chủ nhật T8 26, 2007 11:47 pm

 Theo dõi topic mà thấy nhẹ nhàng và thoả mái vô cùng , được nghe , được nói và đươc hiểu thêm về thông tin và cách đánh giá , được biết thêm nhiều cái được " KHÁI NIỆM HOÁ " khi gặp những khái niệm chưa từng gặp bao giờ . Thú vị lắm lắm ...
 Như đã đề cập về chuyện " khách chủ quan " cũng như " tương tuyệt đối " sẽ làm cho topic này " đẹp hơn " vì nếu ngồi mà cứ nói , cứ bàn như phán , như gán thì cũng chẳng khác đi làm " thầy bói xem voi "
  Thế nhưng càng đọc càng hay , ai cũng có quyền được nhận xét , được đưa ra quan điểm và nhận xét . Chúng ta đang ở Nhật , hiểu người Nhật là chuyện cần và chuyên đáng ... yêu thương ghét chê gì chúng ta có quyền nói trên quan điểm cá nhân và hiểu đó là 1 người nhật , 1 nươc nhật phiến diện trong ta . Xin mơi anh em có hứng thú tham gia ... mại dzô mại dzô ...

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi anhsiu » Chủ nhật T8 26, 2007 3:18 pm

 Lại tùm bậy tùm bạ nữa rồi , topic đang hay đừng nhìn lạc hướng master ơi , có gì đâu mÀ. Đang chờ đọc bài về nước Nhật của nhiều bạn khác .

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi master » Chủ nhật T8 26, 2007 3:06 pm

Lion va anhsiu hãy hạ hoả đi nhé.Một topic tranh cãi đã gây sóng gió Đông Du rồi.Đừng tranh cãi trong topic này nghe...có thể tôi 考え過ぎ。。 thì gomen.

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi LION » Chủ nhật T8 26, 2007 1:42 pm

@lion : bạn àh , mình theo dõi các bài bạn post trên web đông du nhiều mà vẫn chưa đoán đc bạn là ai ... vì chẳng có cái gì là của bạn cả . dù sao cũng cảm ơn vì đã đưa ra ý kiến của người khác . nụ cười dành cho bạn .


@anhsiu: cảm ơn anhsiu đã dành thời gian cho mình, nhưng hình như anhsiu vẫn chưa hiểu mình. Mình không có những bài viết của mình không phải vì mình không có í kiến riêng của mình, nhưng mình nghĩ vì tôn trọng anh em nên vẫn chưa có nhiều "bài viết hay"[confused] giống như anhSiu. Vai vế cũng như kinh nghiệm của mình so với các anh sempai trên diễn đàn này vẫn còn non nớt. Mình không được như anh Siu....không biết đã suy nghĩ kĩ chưa nhưng luôn có những bài viết "gây sốc" trên diễn đàn.hic[oops] Mình cũng dành cho bạn một nụ cười[grin]

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi Lang Thiet Phong » Chủ nhật T8 26, 2007 12:24 pm

Đọc bài viết trên của mình có lẽ còn nhiều bạn đang thắc mắc cớ chi mình phải thọc gậy bánh xe như vậy.

Sau đây mình nói đôi chút về lí do và mục đích của việc chọc gậy bánh xe trên.

Mình nghĩ rằng việc truyền đạt thông tin, chia sẻ thông tin là rất quan trọng, nhưng chúng ta phải nêu rõ mức độ xác thực của thông tin để người khác đánh giá. Điều đó thể hiện qua các cơ sở khi ta nhìn nhận thông tin, phải có cơ sở thế này thế nọ khi mà đưa ra một kết luận, nếu không có cơ sở thì nên thể hiện rõ tính chủ quan của bài viết, và không nên tổng quát hóa kết luận.[smile]

Điều lớn nhất đáng phải chỉ ra ở bài viết của tác giả NND chính là yếu tố Quy Nạp Bộ Phận .( Từ một quan sát cá biệt lại tổng quát lên thành sự thực tổng quan ,mà không có sự kiểm chứng ngược lại).

Dĩ nhiên đối với những người tiếp nhận thông tin, việc tỉnh táo quan sát và đánh giá sự chân thực tính khách quan của thông tin đó cũng là điều bắt buộc (và dĩ nhiên trên nguyên tắc này bài viết của mình là thừa thãi)

Bài viết trên mang tiêu đề "Nhìn từ bên trong nước Nhật", có lẽ là không phù hợp.
Cũng như Anhsiu nói, tât cả những đánh giá, quan sát chỉ còn là tương đối, vậy thì việc chỉ ra rõ ràng rằng yếu tố tương đối (mức độ tương đối) cũng là một nghĩa vụ của người truyền đạt thông tin. Nếu cơ sỏ luận cứ dựa trên những quan sát lịch sử, hay đã được chứng minh qua thời gian, có những số liệu thống kê đáng tin cậy thì vấn đề đi đến một kết luận ở mức độ chính xác nhất định là có thể. Mọi quan sát đều có sai số, nhưng mức độ sai số sẽ quyết định tính chân thực của thông tin

Mục đích của bài viết này đơn giản chỉ là chia sẽ với các bạn một cách "nhìn sự vật, sự việc, thông tin " trên quan điểm  "hoài nghi", sự hoài nghi này dường như còn ít (đây là quan sát chủ quan của mình thôi) ở nhiều người VN. Nó dẫn tới những kiến thức vụn vặt què quặt ,thói quen ngồi lê đôi mách của nhiều người.

Cảm nhận riêng của mỗi người về nước Nhật khác nhau, vậy cảm nhận chung của mọi người về nước Nhật như thế nào ?? Hãy tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều nhà sử học, xã hội học, dân tộc học....chúng ta sẽ dần dần hiểu ra !

Mạo muội to mồm trên diễn đàn, còn nhiều nông cạn mong các bạn bỏ quá !!

[smile][smile][smile]

@Nếu bị hỏi là bạn thấy nước Nhật thế nào ,mình sẽ trả lời là "Rất giống Việt Nam "

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi Lang Thiet Phong » Chủ nhật T8 26, 2007 11:56 am

Phản biện bài viết "Thử nhìn từ bên trong nước Nhật" của tác giả Nguyễn Nam Di (NDD).

Trước tiên mình xin phản biện các luận điểm bộ phận trong bài viết. (phần viết của tác giả là phần In Đậm) !

----------------


Ba năm sống ở Nhật cho tôi sự tự tin rằng nhận xét của mình không đến nỗi nông nổi.

Người Nhật hay nước Nhật thoạt nhìn thì rất dễ mê hoặc lòng người vì vẻ đẹp thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra. Cách họ vận kimono, cách họ ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, đối đãi với nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất định.

Tiếng Nhật phản ánh điều này rất rõ.
Ví dụ,... ăn cơm thì nói: Itadakimasu (Cám ơn đã được nhận thức ăn như thế này), v.v…


Các bạn chú ý phần chữ đỏ mình tô đậm. Tác giả viết : "Thoạt nhìn thì " vậy bản chất thì như thế nào ? Phần kết luận (nhận định) phải chăng là : -Thực ra thì không phải vậy ??( Luận cứ ,luận điểm đâu nhỉ ?)

Tốt khoe ra xấu xa đậy lại

Ðiểm chung dễ nhận thấy là người Nhật ít khi nói về những điểm không tốt ở Nhật cho người nước ngòai nghe.


Cái mà tác giả nói là Dễ Nhận Thấy thì mình chả thấy nó dễ nhận ra chút nào. Căn cứ của nó là đâu nhỉ ,ít ra cũng có dẫn chứng ,số liệu thống kê, hay so sánh với các nước khác...Mình thì thấy người Nhật cũng chê bai Nhật nhiều đấy chứ, còn các nước khác thì sao nhỉ? Họ nói toẹt ra nước tôi xấu như thế này, thế nọ ??

"Có lẽ vạch áo cho người xem lưng là điều tối kỵ với người Nhật. (Dĩ nhiên trừ những tác phẩm văn học, nơi người dẫn chuyện có thể ẩn náu vào không gian hư hư thực thực.)
Vì thế đối với khách du lịch nước ngòai, mọi thứ ở Nhật đều trông có vẻ rỡ ràng, đẹp đẽ.
Năm đầu tiên khi mới đến Nhật tôi cũng những tưởng như vậy nhưng khi hiểu tiếng Nhật tốt hơn, có cơ hội thâm nhập sâu hơn thì mới biết cuộc sống ở Nhật căng thẳng và nặng nề.

Sự căng thẳng và nặng nề này phần lớn là do tính cách Nhật tạo ra.


Chúng ta cùng chờ đợi xem tác giả dùng luận điểm gì để chứng minh rằng Tính Cách Nhật là nguyên nhân chính .


Với phần đông người Nhật, cách sống tốt nhất là tuân thủ theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra.

Lọai nhân viên mà các công ty mong muốn được gọi là Inu-ningen, dịch một cách thô tháp là lọai người trung thành như chó (Inu: chó, ningen: người). Còn những ai mà “bị” gọi là Neko-ningen (người có tính cách khó bảo như mèo) thì hoặc phải là người thực sự độc đáo, có tài năng xuất sắc bằng không thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ, và có thể đưa đến tự sát. (Nhật là một trong những nước có tỷ lệ tự sát cao nhất trên thế giới.)


Tính Cách Nhật = Tuân thủ quy tắc xã hội ?? = nguyên nhân gây căng thẳng ( -> tính cách các dân tộc khác là không tuân thủ quy tắc xã hội??)

Có lẽ cũng vì thế mà nhà cửa ở Nhật được xây theo một kiểu na ná như nhau. Một trệt, một lẩu với mái ngói giả nâu.

Một kết luận (dù chỉ là có lẽ) hết sức hùng hồn. "Tuân thủ quy tắc xã hội " -> xây nhà giống nhau . (f:(x/quy chuẩn đạo đức) -> (y/kiến trúc) , một hàm số thú vị. Hi hi, chứ các yếu tố thiên nhiên (thời tiết,động đất...), các yếu tố văn hóa, quan niệm mĩ thuật...thì sao nhỉ.
 

Nhớ dai

Quan hệ giữa người với người ở xã hội Nhật thì lại càng phức tạp.

Ở VN, người ta có thể giận nhau, cãi nhau, thậm chí đánh nhau nhưng ngày hôm sau lại đâu vào đấy, trong khi ở Nhật, một lần thất thố trong quan hệ thì xem như mối quan hệ đó vĩnh viễn bị chôn vùi, người trong cuộc sẽ không muốn nhìn mặt nhau lần thứ hai nữa.

"Một anh bạn đồng nghiệp người Nhật nói với tôi: “Người Nhật thì không quên cái gì cả.”"  

Vì thế họ rất cẩn trọng trong ăn nói, đối đãi với người khác. Luôn luôn lịch sư có thể nói là nguyên tắc số một trong giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật.


Không biết qua những dẫn chứng trên tác giả cho một kết luận là "Nhớ Dai" đã thỏa đáng chưa .Cái gọi là "lịch sự trong xã giao " đơn thuần chỉ bắt nguồn trên việc lo sợ người ta sẽ nhớ dai khi mình thất thố hay trên một quan điểm tôn trọng con người và yêu quý con người.Hay cả 2, thậm chí còn rất nhiều những yếu tố khác nữa ??
Thông qua lời nói của 1 anh bạn đồng nghiệp tác giả đã đi tới kết luận là Người Nhật.... <-- điều này có thỏa đáng không nhỉ ?


Thế nhưng đằng sau sự lịch sụ đó là bao ẩn ức bị đè nén.

Tôi thật sự bị sốc khi lần đầu hiểu được tin trên ti vi là vì thù ghét nhau mà người ta đã nhẫn tâm đốt cháy cả chung cư có người mà mình thù ghét đang ở; rồi thì tình trạng Ijime, nghĩa là đứa trẻ nào không may có ngọai hình xấu hoặc ốm yếu hoặc không hòan tòan là người Nhật (cha hoặc mẹ là người nước ngòai, đặc biệt là người châu Á) sẽ bị bạn cùng lớp thay nhau đánh đập; rồi thì mẹ giết con vì thấy mệt mỏi khi phải chăm sóc con, rồi thì con dùng búa giết chết cả nhà vì bị người cha la mắng, …

 
Ở Việt Nam và các nước khác thì những chuyện trên không xảy ra? (mặc dầu trên ti vi là ít,hay không phát thật).Nhiều khi mình nghĩ nếu Tivi VN cũng phát tất cả những cái Ijime, tai nạn, đánh đập giết chóc trong gia đình thì hết thời gian phát sóng trên tivi cũng không đủ.Chắc nhiều bạn Nhật du học ở Việt Nam cũng shock không kém tác giả khi nghe các bác tham quan nhà ta tham nhũng tham ô mà vẫn sống sờ sờ,cái vụ PMU 18 đó, tù có 13 năm ,sau vài đợt ân xá chỉ còn 3,4 năm chứ mấy.(cái này hơi đi xa chủ đề tí nghe)
 
Tự hào dân tộc

Một điểm đáng học tập ở người Nhật là lòng tự hào dân tộc của họ.

Hầu như người Nhật nào cũng chỉ ưa chuộng những sản phẩm thuộc về nước Nhật.

Tôi có một anh bạn, tự xem mình là lọai chống lại xã hội, bên lề xã hội Nhật nhưng hễ nói về món ăn thì nhất định wasyoku- món ăn kiểu Nhật là ngon hơn cả; washitsu -phòng theo kiểu Nhật là đẹp hơn cả, wafuku-quần áo kiểu Nhật là thanh lịch hơn cả.

Cái sự yêu nước thấm vào tận tim óc như anh này là điều phổ biến hầu như đối với từng người Nhật.

Ngay cả đối với nét mặt.....


Tác giả nói đến cái lòng Tự Hào Dân Tộc của người Nhật như một Căn Bệnh (kiểu như là Thủ Dâm Tâm Hồn)mà không đề cập tới bản chất, quá trình hình thành của nó. Tư tưởng AQ chăng hay là nó có một cơ sở về lịch sử, về giá trị để có thể giúp người Nhật ngẩng cao đầu trên thế giới?

Một biệt tài của người Nhật theo tôi là biến những cái hầu như không có thành có thể và còn hơn có thể, trở thành biểu tượng.

Chỗ này thì Pó-tay với tác giả thật.Cái phát ngôn chung chung này thì hỡi ôi có giá trị gì cơ chứ.

-----------------------------

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi anhsiu » Chủ nhật T8 26, 2007 6:11 am

  Thực tế là phát báo về ngồi học bài , mà gặp trúng bài đầu tiên khó quá , bụng thì đang đói , thấy anh Lãng uống cà phê ngon ngon , chị Chihiro thì chắc là đang ăn mỳ quảng rồi , thôi mình cũng bỏ cây bút ra khỏi miệng , đi kiếm điếu thuốc hút cho đỡ thèm .
   Tìm mãi ko ra gói lark 9 nên ra mua tạm gói ken 9 , hút thuốc mới nên cũng thay đổi , nhảy từ " TO NHỎ BẢO NHAU "qua đây bu xe lam 1 miếng .
  CHO MÌNH XIN MIẾNG ĐẤT NHÉ .
   vốn cũng chẳng dám đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này , mà thấy nó hay hay và thú vị quá nên vào tham gia . Nhưng có 1 điều cho góp ý rằng , những topic như thế này theo mình chẳng có ý kiến nào là đúng cũng chẳng có ý kiến nào là sai cả . Nó chỉ là ý kiến , là suy nghĩ cá nhân , do vậy nên chăng ta nên dùng những từ như là " TÔI NGHĨ ... " TÔI THẤY .... "hay hơn là những từ như : " DÂN NHẬT LÀ ... " NƯỚC NHẬT NHƯ THẾ ... "
Bởi vì nước Nhật nó phát triển qua bao thế hệ , bao đời , bao nhiêu thăng trầm của nó thì làm sao ta có thể đánh giá nó được bằng 1 vài chữ dưới đây . Trên thế giới mình nghĩ cũng vậy , mọi sự đánh giá , nhận xét và bình luận chỉ mang tính TƯƠNG mà ko mang tính TUYỆT mà chính bản chất của nó , chính bản thân của nó mới là cái TUYỆT ĐỐi . Nói ở đây , cách nhìn của anh Lãng khác với seven7 rồi khác với Nguyễn Nam Di là vì sao , vì góc nhìn từ các bên là khác nhau , những gì họ trải qua là khác nhau , mình nghĩ nó  đi kèm với tuổi tác ,  đi kèm với kinh nghiệm sống lâu năm tại nhật nhưng ko nhiều . Nó giống như ông billgate ổng nhìn thế giới này ai cũng nghèo và Chí phèo thì nhìn thấy ai cũng hạnh phúc hơn mình vậy nhỉ .... [rolleyes]
   Tới đây 1 điếu hết rồi , mồi điếu khác và ko đi long vong lòng vòng nữa mà vào chủ đề chính của topic . Quả thật rằng với kinh nghiêm non nớt của mình , mình chưa dám đưa ra đánh giá . mình tham gia topic xin được giới thiệu 1 trich đoạn trong 1 cuốn " NHẬT KÝ CỦA ANH THANH NIÊN " để mọi người cùng đọc và cảm nhận 1 chút .

   NHẬT KÝ ANH THANH NIÊN
LỜI NGÕ : là chàng trai , có thân hình thật là mạnh khoẻ , sống sung suớng trong 1 gia đình giàu có . ... Và 1 ngày tôi bỗng chán sự sung suớng ấy , tôi muốn bước vào 1 cuộc sống mới , 1 cuộc sống khổ cực và thử thách vậy là tôi ra đi với 2 bàn tay trắng trong cái tuổi vừa bắt đầu "tập đi " .
TÔI SANG NHẬT ....
  .... tĩnh lược ....
TỔNG KẾT 1 NĂM ĐẦU : Nước Nhật và người Nhật chưa để lại trong tôi ấn tượng gì sâu sắc . Phải chăng đó là 1 chút cần cù , 1 chút kỷ luật và 1 chút lịch sự .
 ......
 Ngày ... tháng ... năm ... : TÔI KÔ THỂ TIN ĐƯỢC LÀ MÌNH VỪA BƯỚC RA TỪ TRẠI GIAM . TÔI ĐÃ VÀO TÙ ...
  Những ngày tháng trong tù thật " vui vẻ " và " bổ ích " đối với tôi , tôi biết thêm nhiều điều và đăc biệt , tôi hiểu thêm về con người tại nơi mà tôi đang sống . Họ là người NHẬT .
  Từ khi bước vào đó , tâm lý của tôi chuyển biến như tốc độ của vài năm vừa qua trong cuộc đời . tôi thấy :
 " Tôi ghét những tên cảnh sát kia , những tên viên chức kia ... vì sao ư :
THỨ NHẤT họ đã tự cho tôi là tội phạm , họ đã coi tôi như là tội phạm mặc dù ......THỨ 2 : sao mà họ lại lãnh đạm đến như thế , họ ko bao giờ nghe những lời tôi nói , họ là cục đá cục đất chăng . Biết bao nhiêu lần tôi nói rằng " tôi ko phạm tội " vậy mà chỉ nhận đc 1 câu trả lời " đó ko phải là phận sự của tôi , gặp ông này rồi nói ... gặp ông kia rồi nói ... " và rồi khi chưa được nói với ông nào thì tôi đã được vinh hạnh vào ngồi trong đó . THỨ 3 họ quá nguyên tắc và nhút nhát ... tôi nằm trong đó , cổ họng khát đến hệ số ma sát tối đa , xin miếng nước mà họ vẫn ko cho ... họ nói rằng : " đến 12h trưa sẽ được ăn cơm uống nước , shosho machikudasai " . Nhớ ngày xưa ở nước tôi , tôi vào doanh trại bộ đội hái trộm xoài bị bắt , bị phạt quỳ dưới nắng , nhưng xin miếng nước thì họ vẫn cho , huống chi giờ này tôi chưa được xét xử . phải chăng họ quá sợ sệt và nhút nhát vì nguyên tắc của trại giam là như vậy " đúng giờ , đúng việc " THỨ 3 : tôi ghét sự lịch sự của họ , rõ ràng , tôi nằm trong này vừa lạnh vừa đói , chẳng thằng cảnh sát nào thương tôi , cũng chẳng thằng nào hiểu tôi , ánh mắt của chúng cho tôi thấy điều đó , vậy mà , khi nói chuyện nó lại dùng "KÍNH NGỮ " với tôi mới đau chứ . thật quả là okashi naaaaaa.
 Nhưng tôi cũng lại thấy " THƯƠNG " cho những người cùng cảnh ngộ như tôi , tôi thấy ở họ 1 ánh mắt suy sụp và lo lắng . tôi biết họ lo lắng gì , nhất là những tên sarariman ngồi đây , chắc chắn là họ lo lắng cho vợ con , gia đình họ sẽ ra sao khi họ bước ra đây . Họ nói với tôi rằng " Với tội trạng này , chắc chắn pháp luật Nhật sẽ ko xử phạt nặng họ , nhưng thực tế họ đã mất hết .... " 1 xã hội quá khắc nghiệt với sự giả danh giả nghĩa trên 1 chế độ pháp luật đc thấy là công bằng . 1 người sarariman cố gắng cả 1 đời , từ lúc sinh ra đến luc trưởng thành , họ có 1 kế hoạch hẳn hoi về sự học hành và tiến thân , họ chỉ thêm vào đó sự cố gắng , 1 sự cố gắng đến nỗi gọi là nô lệ . Vậy mà bỗng 1 ngày , chỉ cần 1 tin là họ đã vào " chuồng " , vì lý do " nghĩ việc ko có lý do " thì họ đã bị kubi rồi . khi họ kubi thì từ nhà , từ nghiệp ... rồi vợ con cũng theo đó mà ra đi . TÔI LÀ HỌ CHẮC TÔI BỊ ĐIÊN MẤT . PHẢI CHĂNG VÌ VẬY , VÌ KHĂC NGHIỆT NHƯ VẬY XÃ HỘI HỌ MỚI TRẬT TỰ VÀ " VĂN MINH " NHƯ VẬY , CHẲNG AI DÁM LÀM 1 ĐIỀU GÌ BỘT PHÁT VÌ HỌ SẼ MẤT NGAY , BIẾN MẤT NGAY TRONG CUỘC ĐỜI NÀY . TÔI LẠI NGHĨ NHỮNG NHÀ CẦM QUYỀN , NHỮNG KẺ CỐT CÁN TRONG NỀN TƯ BẢN NƯỚC NHẬT GIỎI KINH KHỦNG ,GIỎI DÃ MAN, VÌ HỌ BIẾN CẢ DÂN NHẬT THÀNH NÔ LỆ MÀ HỌ HOÀN TOÀN KO CÓ THỜI GIAN NGHĨ ĐẾN CÁI NÔ LỆ CỦA HỌ . HỌ CHỈ BIẾT SÁNG LÊN XE ĐIỆN , CHIỀU ĐI TIẾP KHÁCH , TỐI MÙ VỀ ĂN MIẾNG CƠM , VÀO OFURO ĐỂ HỒI PHỤC SỨC KHOẺ CHO NGÀY MAI . CÓ LẺ VÌ VẬY NGƯỜI NHẬT NẾU VỀ KINH TẾ HỌ ĐỨNG THỨ 2 MÀ VỀ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC LẠI ĐÚNG 147 TRÊN THẾ GIỚI .... HỌ THẬT LÀ ĐÁNG THƯƠNG ...  
  ................................................................................. tĩnh lược
 4 tháng trôi qua : tôi dần lấy lại lòng tin mà nguyên nhân chính là từ 1 người Nhật . ông ta cho tôi thấy đc cái chất CỘNG SẢN và tôi dần trở lại . Tôi thấy người Nhật cũng có người này kẻ nọ , tôi thấy tôi đáng ở đây thêm 1 vài năm nữa .....
  tiếp tục và tiếp tục ...

                    the end .
Trời trời , lại hết thêm 2 điếu thuôc nữa rồi . Mong đc đọc những bài như vậy trên web nhiều hơn .
@lion : bạn àh , mình theo dõi các bài bạn post trên web đông du nhiều mà vẫn chưa đoán đc bạn là ai ... vì chẳng có cái gì là của bạn cả . dù sao cũng cảm ơn vì đã đưa ra ý kiến của người khác . nụ cười dành cho bạn .

Re:Thử nhìn từ bên trong nước Nhật

Viết bởi LION » Bảy T8 25, 2007 9:06 pm

Cái này nói về tính cach chung của người Nhật , mình đọc cũng thấy đúng, gửi lên các bạn đọc tham khảo

Có thể nói yếu tố con người rất quan trọng trong việc phát triển của xã hội. Người Nhật, với các bản tính đặc biệt đã tạo giúp cho Nhật Bản có một nền văn hoá, xã hội đặc biệt.
1. Tính kỷ luật cao và hành động theo nhóm.Người Nhật là những con người của tính kỷ luật rất cao. Xã hội của họ phân chia theo từng nhóm cấu kết rất chặt chẽ với nhau. Sức lôi cuốn của nhóm và ước muốn được hoà mình vào nhóm là là phần căn bản trong tính cách người Nhật. Người Nhật luôn thuộc vào một nhón nào đó như gia đình, công ty.. vì nó mang lại cho họ cảm giác an toàn khi được thuộc về một nhón nào đó.

Đơn vị cơ bản của nhóm là gia đình giống như các xã hội khác. `Mặc dù vẫn duy trì mối quan hệ gia đình hoặc gia đình mở rộng trong suốt cuộc đời nhưng người Nhật còn đi xa hơn và chuyển ràng buộc này sang trường học công sở.

Sự gắn bó mạnh mẽ vào tập thể cũn có mặt trái của nó.Nó có thể khơi dậy tình cảm bài trừ người ngoài. Việc tuân thủ các tác phong và nghi thức giúp kiềm chế chủ nghiã cá nhân, và người lãnh đạo nhóm có thể trông đợi một sự phục tùng mù quáng và lơị dụng tập thể cho mục đích cá nhân. Nó cũng có thể khoá chặt cuộc đời một con người vào tập thể nào đấy.

2. Ý thức về bổn phận

Mọi người Nhật đều ý thức về bổn phận của họ. Bổn phận phải đền đáp lại những gíup đỡ đã nhận được, phải làm điều phải để bảo vệ tập thể. Với người Nhật thực hiện bổn phận của mình là điều tối quan trọng.

3. Giữ thể điện
Song song với việc ý thức về bổn phận là quan niệm về việc giữ thể diện. Không những giữ thể diện cho riêng mình mà còn phải giữ thể diện cho những người xung quanh. Ví dụ một người Nhật không những phải kính trên nhường dưới như Việt nam mình vẫn quan niệm mà còn phải biết hiểu tâm tư tình cảm của cả trên và dưới. Và khi hành động gì thì phải suy nghĩ đến những người này và chú ý không làm mất thể diện của họ và cả của chính bản thân mình.

Điều đó có nghĩa là cái tôi bên trong phải được kiềm chế hoặc che giấu. Chính vì thế mà người Nhật tránh đưa ra một câu trả lời rõ ràng, tránh cam kết hoàn toàn và né tránh sự đối đầu trực diện. Điều đó không có nghĩa là gian giảo hay giả dối. Đó chỉ là cần phải sử dụng mặt nạ để giữ cho các mối quan hệ cá nhân được êm thấm và không bị xáo trộn. Họ mô tả tính cách này bằng 2 chữ TATEMAE, tức là vẻ bộc lộ bên ngoài và HONNE là những suy nghĩ thực sự bên trong. Điều này đã gân ra cho người nước ngoài cảm nhận rằng người Nhật có tính hai mặt và không bao giờ nói thật.

4. Tính khéo léo và cẩn thận

Hẳn ai có cơ hội tiếp xúc và làm việc với người Nhật mới nhận ra bàn tay khéo léo của họ. Người Nhật rất xem trọng kiểu dáng và mẫu mã. Hầu hết các sản phẩm điện tử tinh vi đều có kiểu dáng rất phù hợp. Cộng với tính khéo léo là tính tỷ mỷ và cẩn thận tuyệt đối đã gíúp cho Nhật Bản nổi tiếng vời nhiều mặt hàng máy móc điện tử.

5. Tinh thần chịu khó và lạc quan

Có lẽ do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho người Nhật Bản tính lạc quan. Trong quá khứ nhiều trận động đất lớn xẩy ra nhưng ngay sau đó người Nhật lại lạc quan xây lại từ đống tro tàn đổ nát. Cũng có lẽ xuất phát từ tinh thần lạc quan này mà người Nhật cho dù già rồi vẫn cố gắng làm việc cống hiến cho gia đình xã hội.