"ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm"の"ưng" theo như em hiểu thì nó là chữ 応, chính là chữ "ứng" ạ( chữ này có 2 cách đọc). Nếu bảo phải giải thích lời Phật dạy ra thành câu chữ thì thật là khó, nhưng nói nôm na ra là tâm không phiền não,không có gì trú ngụ thì đó chính là tâm bồ đề. Lời giải thích của khongcoem em thấy cũng gần giống như vậy.
@anh Tuệ: mỗi ngày baito mà vẫn dành thời gian đọc được kinh Kim Cang thì quả thật đại ca ghê quá,hôm nào rảnh giảng giải cho đàn em vài chiêu với
Chào Tất Hoàn, buon cho số phận,khongconem thân mến!
Thật ra đây là một câu trong kinh Kim Cương, khi đòc thì mình không hiểu gì hết, nên nghĩ Anh Em Đông Du hiểu biết nhiều Hán tự nên mình post lên để hỏi, đồng thời mình cũng có tham khảo nhiều người bạn của mình. Thật là cám ơn các bạn đã trả lời nhiệt tình!
Tuy nhiên cách trả lời của Ba bạn ít nhiều phần nào cũng nói được chút ít ý nghĩa của nó!Minh được người bạn trả lời khá căn kẽ, ninh cũng muốn chia sẻ cùng mọi người ve câu này theo cách hiểu của mình bây giờ nhé, nhưng sau này có thể mình cũng có câu trả lời khác, có thể là tốt hơn chẳng hạn.
Chữ "Nhi" ở trong trường hợp này nó có nghĩa là "mà" . Và ở trong câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" nó cũng có nghĩa là "mà".
T cũng nói thêm để ba bạn biết. Chữ "nhi" ở trong chữ Hán tự là một từ loại phức tạp, rất khó dùng, vì vậy mà khi chuyển ngữ cũng rất khó dịch. Nó cũng khó như chữ "chi", "kỳ", "giả", "dã", "hồ"...
"Ưng" có nghĩa là "nên" (should). "vô" là không; "sở" là chỗ, nơi, chốn; "trụ" là trú ngụ, để ý, dính mắc, bám víu, đậu... "kì" là chỉ định từ, có nghĩa là ấy, thế ấy.
Vậy thì câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" dịch là "Nên không dính mắc vào đâu cả mà sinh tâm ấy".
Tâm ấy là tâm gì? Là chân tâm, là tâm tỉnh giác (tâm giác ngộ).
Đây là một câu nói nổi tiếng ở trong kinh Kim Cương mà ngày xưa các Tổ sư Thiền thường lấy nó làm đối tượng tham thiền. Thuật ngữ Thiền học thường ví nó là một "công án" (satori, Bạn nào mà có nghe nhạc thiền thì cũng có bài nhạc satori đó, ai thich thi minh gởi cho). Câu nói ni quả thật là quá khó hiểu phải không ba bạn?
Nếu dịch như thế này thì câu nói trên rất dễ hiểu: Nên sinh tâm không dính mắc vào đâu cả. Nhưng dịch như vậy thì sẽ làm mất hết tính "diệu dụng" của thiền. Tất cả tính năng của công án nằm ở bốn chữ "ưng vô sở trụ" (nên không dính mắc vào đâu cả). Nên không dính mắc vào đâu cả là khẳng định một cái tâm thường trú trong lặng sáng suốt vốn thường tại; nó siêu việt không gian, thời gian. Khẳng định như thế rồi, Phật nhấn mạnh đến tác dụng của tâm này một lần nữa ở 4 chữ của vế thứ hai: "nhi sinh kì tâm" (mà sinh tâm ấy). Sinh tâm ấy là sinh tâm không chấp trước, không bám víu, không dính mắc, không phân biệt đối đãi nhị nguyên. Tâm ấy như đài gương sáng, nó phản chiếu trung thực tất cả những ảnh tượng bên ngoài.
Nhưng cũng đừng hiểu lầm Phật nói như vậy là thừa nhận có một thực thể tâm thường hằng, bất di, bất dịch. Thừa nhận như vậy là rơi vào chấp thường, chấp đoạn, rơi vào nhị nguyên đối đãi. Phật hoàn toàn bác bỏ sự chấp thủ đó. Mình sẽ nói cho các bạn về vấn đề này cho vào một dịp khác nhé.
Vì sao Phật dạy chúng ta phải sinh tâm ấy (chân tâm)? Phật vì muốn trừ diệt khổ đau cho chúng sinh. Sở dĩ chúng sinh khổ là chấp. Là do họ thường sống với "vọng tâm". Phật dạy câu đó là để giúp chúng sinh trừ diệt vọng tâm, đạt đến chân tâm. Trừ vọng tâm thì hết khổ. Chỉ thế thôi. Yếu chỉ của kinh Kim Cang (thiền tông) nằm ở chỗ đó.
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu nói tuy chỉ có 8 chữ mà gói trọn tất cả tinh hoa của Phật giáo ở trong đó.
Mình nói sơ sơ như thế để ba bạn tạm hiểu đã hí. Khi mô có thời gian T sẽ nói thêm. "Ưng vô sở trụ" phân tích cả ngày cũng không hết.
Thôi, mình dừng đây đã hí.
Chúc các bạn có 1 ngày đầu tuần :Ưng vô sở trụ,nhi sinh kì tâm và câu: Tuệ vô sở trụ ( câu này cho vui thôi nhưng ý nghĩa cũng không kém phần hấp dẫn đó!
Đây cũng là lời của một người bạn diễn dịch lại cho mình thôi, minh chi ghi lại những gì mình cảm nhân được tối nay khi găp Bé Cẩm Các ở nhà Anh Phương trở về.
Như thế này thì có gì mà phải lo phải không?