Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi Teo » Ba T6 03, 2008 5:12 pm

Em ko có ý kiến gì về các vấn đề KT-XH cả chỉ xin "đừng mong ngóng vào những người ra nước ngoài du học".


Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi red-apple » Ba T5 27, 2008 8:14 pm

trời,anhsiu đã nói lên điều em rất rất muốn nói,cảm ơn anh![wink]Chỉ là vì em là nữ nhi,lại không quá quan tâm vào chính trị,nên em không dám nói!Em cũng nghĩ rằng không thể tin hết vào báo chí dược,giống như la chuyện "chó cắn người là chuyện bình thường,chứ người cắn chó là chuyện lạ" vậy!báo chí đưa tin giật gân,1 dôi khi cũng chỉ là vì ...câu độc giả.
Dù la chuyện chẳng liên quan,em cũng muôn mời mọi người đọc 1 câu chuyện!
Haruki Murakami

Mộtngày tốt lành dểdi xem kanguru

Dịch giả Hoàng Long





Lời của người dịch: Cứ như một câu chuyện của trẻ con. Tôi và nàng đến xem con kanguru mới đẻ rồi đi về. Nhưng bảo đó là cái “anh nhi” của Lão Tử mà Cao Xuân Huy tán tụng cũng được, mà nói câu chuyện này là “lảm nhảm” cũng không sai. Nếu như Tô Đông Pha đã dùng “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”, Bùi Giáng trong Mưa nguồn dùng hình ảnh “bóng nai vàng” để tượng trưng cho chân lý, thì ta cũng có thể nói Murakami đã hình tượng chân lý như con kanguru. Giữa việc “tìm kiếm” và “nhận thấy”, “mặc khải”  chân lý thì cũng như đã nhìn thấy Lô sơn, bóng con nai vàng, chú kanguru vậy thôi. “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều, vị đáo bình sinh hận bất tiêu, đáo đắc bản lai vô biệt sự, Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”.

Cái thể và cái dụng của Lô sơn là ở chỗ đó. Cũng như nước đun sôi để nguội và nước lạnh đều giống nhau nhưng chỉ khác ở chỗ một bên đã triệt sạch vi trùng. Cái “sở đắc” khi ta mặc khải được chân lý khó có thể diễn tả bằng lời. Thế nên Albert Camus mới viết, “một người là người bởi những điều mình yên lặng hơn là bởi những điều mình nói”. Hay diệu dụng hơn như Nagarjuna đã ví việc tranh luận về bản thân chân lý qua hình ảnh đám đông tranh cãi có thiên thần ở trong phòng kín hay không vậy. Bảo có hay không đều không có cơ sở. Bậc hiền giả “nhìn” thấy có thiên thần trong phòng kín bằng “thiên nhãn” thì không thể bảo cho đám đông biết được. Cho nên Tuệ Sĩ rất có lý khi bảo thành công lớn nhất của ngôn ngữ cũng chính là thất bại của nó trong việc diễn tả cái tuyệt đối. Chân lý không thể bị đóng khung trong ngôn ngữ. Con người cũng cũng không thể bị đóng khung trong những lời rao giảng kệ kinh mà quên đi bản chất người. Đó là tư tưởng chính yếu của Heiddeger qua ngữ ngôn Trần Đức Thảo “bản thể trong thế giới, như Heiddeger khẳng định, không phải là một tình huống khách quan được hiện thực các sự vật áp đặt, mà đúng ra là một cấu trúc bản thể học riêng thuộc về sinh vật người: con người không tồn tại bởi lẽ con người trong thế giới và bởi lẽ có vị trí của nó trong thế giới, mà vị trí con người trong thế giới chỉ đích thực có thể có được do con người tồn tại với tư cách là con người và do bản chất con người của nó”. Đó là lo âu, xao xuyến, hãi sợ và cô đơn.

Thế nên chân lý có thể hiển bày trong bóng dáng con nai vàng, chuồn chuồn, châu chấu như Bùi Giáng: “không tự mình bước tới bờ hương chín thì mật không về tụ trong trái” hay con kanguru như Murakami đều “siêu tuyệt”. Ai bảo rằng câu chuyện này nhảm nhí. Đúng quá chứ còn gì nữa. Ai bảo rằng nó vui tươi, nó buồn bã cô đơn như đời sống thì cũng đâu có sai. Điều sai biệt có lẽ nằm ở chính thế nhìn của mỗi chúng ta.

Kanguru bị nhốt trong chuồng còn chúng ta bị giam giữ trong đời sống tẻ nhạt thường ngày. Chúng ta nhìn ngắm kanguru hay chính chúng ta là kanguru. Điều này không thể biết.

Phía sau hàng rào có bốn con kanguru: một đực, hai cái, và một chú kanguru con mới sinh.
Trước hàng rào, chỉ có tôi và nàng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đây cũng không phải là sở thú nổi tiếng nhất, lại còn tệ hơn nữa khi hôm nay là thứ hai. Cũng vì giá vé đắt nên lượng thú ở đây còn nhiều hơn cả khách tham quan.
Mục tiêu của hai đứa tôi tất nhiên là con kanguru sơ sinh. Tôi và nàng không nghĩ tới việc xem thứ gì khác nữa. Chúng  tôi đọc được trên báo trong mục tin tức địa phương rằng có một con kanguru con mới sinh tháng trước. Vì vậy, cả tháng nay chúng tôi luôn mong đợi để đến một ngày có thể được tận mắt nhìn thấy con kanguru mới. Nhưng buổi sáng đầu tiên trời lại mưa. Buổi sáng hôm sau, trời vẫn tiếp tục mưa. Những ngày sau đó, mặt đất cực kỳ lầy lội và những cơn gió khó chịu thổi qua trong đôi ba ngày tiếp nữa. Rồi bạn gái của tôi bị đau mũi, còn tôi thì ngập chìm trong những công việc ở văn phòng.
Một tháng đã trôi qua trong tình cảnh đó.
Không hiểu sao tôi đã bỏ mất cả một tháng. Khi tôi cố gắng nghĩ xem đã có điều gì đã xảy ra, tôi không thể nhớ được gì cả. Có cảm giác mình đã làm được rất nhiều việc nhưng tôi cũng cảm thấy như mình chưa làm được gì. Chỉ khi người lấy báo đến vào cuối tháng, tôi mới nhận ra là một tháng đã trôi qua.
Nhưng cuối cùng thì buổi sáng đẹp trời để xem kanguru cũng tới. Chúng tôi thức dậy lúc sáu giờ, mở rèm cửa và ngay lập tức nhận ra rằng ngày hôm nay là một ngày tuyệt vời để đi xem kanguru. Chúng tôi rửa mặt, ăn sáng, cho mèo ăn, giặt quần áo, đội mũ và bước ra khỏi nhà.
“Anh này, không biết con kanguru con còn sống không nhỉ?” - nàng hỏi tôi khi chúng tôi đang đi tàu điện.
“Anh nghĩ là còn chứ. Nếu nó chết thì báo đã đưa tin rồi”.
“Em cá rằng nó đang bị ốm và người ta đã mang nó đến một bệnh viện nào đó”.
“Nếu vậy thì báo cũng phải đưa tin thôi”.
“Có thể nó bị đau thần kinh đấy”.
“Con kanguru con ấy hả?”
“Tất nhiên là không. em nói con kanguru mẹ ấy. Chắc người ta nhốt cả hai mẹ con nó trong một căn phòng tối tăm”.
Tôi luôn bị ấn tượng bởi những ý nghĩ xuất hiện bất chợt của nàng.
“Em luôn có cảm giác rằng nếu chúng ta bỏ qua dịp này thì không còn cơ hội nào để xem con kannguru con nữa”.
“Em thật sự nghĩ vậy à?”
“Vâng, còn anh thì sao? anh đã từng nhìn thấy con kanguru sơ sinh lần nào chưa?”
“Vẫn chưa”.
“Đến bây giờ anh có tin là anh sẽ được xem chứ?”
“Anh cũng không biết nữa, anh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó”.
“Vì vậy mà em mới lo”.
“Nhưng em à”, tôi phản đối, “Vậy nếu mọi điều em nói là đúng thì chắc anh đã chẳng xem được một con hươu cao cổ mới đẻ hay một con cá voi đang bơi giữa biển bao giờ. Vậy thì tại sao chỉ có con kanguru con là có vấn đề?”
“Bởi vì nó là một con kanguru con,” nàng nói.
Tôi chịu thua, và liếc qua tờ báo. Tôi chưa bao giờ chiến thắng được con gái trong các cuộc tranh luận tay đôi.
Con kanguru con tất nhiên vẫn còn sống. Nó lớn hơn nhiều so với bức hình trên báo và đang nhảy xung quanh chuồng một cách hăng hái. Nó không còn là một con kanguru sơ sinh nữa mà đã trở thành một con kanguru nhỏ. Dường như nàng hơi thất vọng về điều này.
“Có vẻ như nó không còn là một con kanguru sơ sinh nữa rồi”.
“Nó vẫn là một con sơ sinh đấy chứ,” tôi cam đoan với nàng.
“Lẽ ra chúng ta nên đến đây sớm hơn”.
Tôi đến một cửa hàng bán đồ ăn nhanh mua kem sôcôla. Khi tôi quay lại, nàng vẫn còn đứng bên hàng rào mà ngắm  chú kanguru con.
“Nó không còn là con kanguru sơ sinh nữa rồi,” nàng lặp lại.
“Thật sao?” - tôi vừa nói vừa đưa cho nàng cây kem.
“Nếu mới sinh, nó phải ở trong túi của mẹ nó chứ”.
Tôi gật đầu đồng ý và liếm cây kem.
“Nhưng nó thì không”.
Chúng tôi đã phải mất một ít thời gian để phân biệt xem con nào là con mẹ. Con kanguru bố thì chúng tôi xác định được ngay. Nó là con  lớn nhất và trầm lặng nhất trong số các con kanguru ở đây. Khi nó nhìn vào đống lá trong máng ăn, vẻ mặt nó giống như một nhạc sĩ thất bại chua cay vậy. Hai  con còn lại là hai con cái, chúng có hình dáng rất giống nhau, da cùng màu, vẻ mặt cũng giống nhau. Để xác định con nào là con mẹ thật không phải dễ.
“Có một con không phải là kanguru mẹ”, tôi nói
“Đúng vậy”.
“Vậy thì con nào là con kanguru mẹ đây?”
“Em cũng không biết nữa”.
Dù sao đi nữa, đứa con của con kanguru không mến khách đó cũng đang chạy khắp nơi, dùng chân trước để đào những cái lỗ vô nghĩa trên mặt đất ở đây và cả ở kia nữa. Dường như đời nó không hề biết đến nỗi buồn là gì. Nó chạy vòng vòng xung quanh bố nó, gặm những miếng thức ăn nhỏ, đào những cái lỗ trên mặt đất, trách móc hai con kanguru cái, rồi nằm dài trên đất, sau đó lại tỉnh dậy và chạy vòng vòng.
“Tại sao những con kanguru lại nhảy nhanh quá vậy hả anh?” - nàng hỏi.
“Để trốn chạy kẻ thù em ạ”.
“Kẻ thù? kẻ thù nào vậy anh?”
“Con người,” tôi trả lời. “Con người giết kanguru bằng bumerang và ăn thịt chúng”.
“Tại sao kanguru con lại nằm trong túi của con mẹ?”
“Để chúng có thể chạy cùng nhau. Những con kanguru nhỏ không thể nào chạy nhanh được”.
“Để bảo vệ à?”
“Đúng vậy,” tôi nói. “Mọi loài đều bảo vệ con nhỏ của mình”.
“Vậy chúng bảo vệ trong bao lâu?”
Tôi đã thu thập những thông tin liên quan đến kanguru từ một cuốn sách động vật.Và tôi có thể biết được tất cả tường tận.
“Khoảng một đến hai tháng”.
“Ả, vậy con này chỉ khoảng một tháng tuổi,” nàng vừa nói vừa chỉ tay vào con kanguru con. “Nó chắc vẫn phải ở trong túi của mẹ nó”.
“Ừ,” tôi nói.”Chắc chắn là vậy”.
“Chà, ở trong cái túi đó chắc tuyệt lắm nhỉ”.
“Ừ, anh đoán vậy”.
“Em đánh cuộc rằng nó cũng giống như là ở trong tử cung vậy”.
“Anh thấy hơi lạ”.
“Thật đấy”.
Trời nóng nực quá. Tôi nghe thấy những tiếng reo hò của bọn trẻ đang chơi đùa ở hồ bơi gần đó. Những đám mây hình gợn sóng lờ lững trôi trên nền trời mùa hạ.
“Em có muốn ăn gì không?”, tôi hỏi nàng
“Một cái xúc xích nóng, ”nàng nói, ”và một chai côca nữa”.
Người bán xúc xích là một cô gái trẻ tuổi đôi mươi, nàng mang theo một cái loa ở trong cái xe đẩy thức ăn. Trong lúc chờ cô gái nấu xúc xích, tôi nghe một bản nhạc do Stevie Wonder và Billy Joel song ca.
Khi tôi trở lại chuồng kanguru, nàng nói “nhìn kìa”, chỉ tay về phía con kanguru cái.
“Nhìn kìa, nó đang ở trong túi của mẹ nó”.
Thật vậy, con kanguru con đang rúc đầu vào túi của mẹ nó. Cái túi trước bụng mẹ nó căng ra, chỉ có một mẩu tai và đuôi của con kaguru con lòi ra ngoài thôi.
“Em nghĩ là nó phải nặng lắm”.
“Kanguru rất khỏe”.
“Thật sao?”
“Vì thế chúng mới sống lâu đến vậy”.
Con kanguru mẹ đang đứng dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời mà không hề đổ một giọt mồ hôi nào. Nó gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh một bà mẹ đang mua hàng tạp phẩm ở một siêu thị khu Aoyama-dori, sau đó thì dừng chân nơi tiệm cà phê để nghỉ ngơi chốc lát.
“Bởi vì chúng chăm sóc những con non của chúng phải không?”
“Ừ”.
“Em nghĩ nó đang ngủ”.
“Có thể”.
Chúng tôi ăn xúc xích, uống coca và thò đầu vào trước chuồng kanguru. Khi tới giờ đóng cửa, con kanguru bố đang tìm quanh máng ăn để tìm chút thức ăn còn lại. Hai mẹ con kanguru thì đang nằm nghỉ cùng nhau. Điều kỳ lạ là con kanguru cái còn lại đang nhảy vòng vòng ở giữa chuồng như đang kiểm tra tình trạng cái đuôi của mình.
Đó là ngày nóng nhất mà chúng tôi gặp trong một khoảng thời gian dài.
“Này, anh muốn uống bia không?”, nàng hỏi.
“Tuyệt đấy”, tôi trả lời.



Đúng là chuyện chẳng có gì,nhưng mà em nghĩ là ở VN cũng đang nhiều người mong ngóng vào những người ra nước ngoài du học lắm!Dĩ nhiên la cũng có nói cả những chuyện bê bối nữa!Nên tự dưng em nghĩ hoàn cảnh cũng giống như trong câu chuyện trên vậy!
Em nói không được tốt lắm,hy vọng không làm phật ý ai cả!Chỉ là vì có người gửi cho em bài viết này tới 7 lần,bất đắc dĩ em mới dám mạo muội nói thế!Có gì không phải nhất định đừng chấp trẻ con nhé![smile]
chúc mọi người 1 buổi tối vui vẻ

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi Kongou-Musha » Ba T5 27, 2008 8:10 pm

Anhsiu nói rất đúng. Thành ra VN luôn thiếu những người như Sakamoto Ryouma và người VN cũng không nói được câu "học tập ai đó, đuổi kịp ai đó và vượt qua ai đó".

Xem ra cuộc đời cũng thú vị như một bộ phim ấy nhỉ.

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi anhsiu » Ba T5 27, 2008 5:41 pm

Liệu trang Tuổi trẻ kia bày ra mục cho thiên hạ tự do ngôn luận nhưng thực có được như vậy không, hay chỉ là cho chúng mày nói bề nổi cho sướng miệng, còn tận gốc rể thì cấm đụng vào?

Mới đây em nghe nói có việc hai phóng viên phanh phui vụ tham nhũng trong chính phủ bị kết tội là "làm lộ bí mật quốc gia" và  báo  này chẳng dám hó hé gì nữa. Các anh nghĩ thế nào về việc này. Cái điều cơ bản nhất không làm được thì luận bàn thiên hạ làm gì nhỉ.
Mà hai anh nhà báo quả là ngây thơ quá, thấy nó cho nói thì cứ nói cho sướng miệng mà chẳng biết rằng chỉ là lớp vỏ thôi, còn bên trong cấm mày đụng vào.

Chỉ tội cho bọn tiểu yêu bị đem ra chém thí điểm.

Bạn này trước khi lên án cái gì thì làm ơn tìm hiểu kỹ giùm chút , khi chưa biết gì thì làm ơn đừng nói tầm phào . Việc 2 anh nhà báo bị bắt bạn hiểu được bao nhiêu mà lên án dữ dội như vậy , liệu cũng chỉ là mặt nổi như bạn nói .
   Quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản nhất của mỗi quốc gia , với điều kiện bạn phát ngôn không ảnh hưởng đến người khác , và đúng sự thật .
  Em nghĩ mấy chuyện bất cập của nước mình xuất phát từ nhiều mối , mà 1 môi  quan trọng là ý thức về cá nhân của dân mình quá cao , nên có cái gì sai rất khó giải quyết khắc phục . Biểu hiện rõ đó là cái chuyện luôn thấy và tìm điểm sai của người khác hay nói cách khác người Việt ta việc phân tích 1 vấn đề cũng như là việc đi chứng minh mệnh đề " ta là đúng ". Mình cũng zậy , các anh cũng zậy , các bạn cũng zậy , chắc chắn đều chịu ảnh hưởng cái cách nghĩ đó từ nhỏ , không biết giờ mỗi người sửa được chưa ? mình thì thấy sao khó quá ! 1 người , 1 ngàn người , 1 triệu người ... đến 1 đất nước rất khó làm việc với nhau khi cái đó vẫn còn , bất cập sẽ tồn tại hàng ngàn năm sau .  
   

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi Kongou-Musha » Ba T5 27, 2008 1:47 pm

Liệu trang Tuổi trẻ kia bày ra mục cho thiên hạ tự do ngôn luận nhưng thực có được như vậy không, hay chỉ là cho chúng mày nói bề nổi cho sướng miệng, còn tận gốc rể thì cấm đụng vào?

Mới đây em nghe nói có việc hai phóng viên phanh phui vụ tham nhũng trong chính phủ bị kết tội là "làm lộ bí mật quốc gia" và  báo  này chẳng dám hó hé gì nữa. Các anh nghĩ thế nào về việc này. Cái điều cơ bản nhất không làm được thì luận bàn thiên hạ làm gì nhỉ.
Mà hai anh nhà báo quả là ngây thơ quá, thấy nó cho nói thì cứ nói cho sướng miệng mà chẳng biết rằng chỉ là lớp vỏ thôi, còn bên trong cấm mày đụng vào.

Chỉ tội cho bọn tiểu yêu bị đem ra chém thí điểm.

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi not_found » Chủ nhật T5 25, 2008 6:45 am

嘘と真の化かし合い それを眺める天邪鬼
何処も彼処も言うなれば極楽と 数の足りない七並べ 

朝焼けは闇の向こう 真実は悲しいほど勝手なもんさ
(森山直太朗)

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi Portraitpainter » Bảy T5 24, 2008 2:24 am

Lời Asukio dạy chí phải, mọi người hãy lo làm tốt chuyện của mình đi đừng có cổ động lung tung đấy.

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi Asukio » Bảy T5 24, 2008 1:34 am

Thời thế thời thế thời thế thôi

Cứ từ từ, đâu sẽ vào đấy.Hãy làm cho tốt việc của mình đi, bàn cãi chuyện thế gian cho nhiều, kết cục mình lại là kẻ đấy!!!

Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta. mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay...

 Thế

 M.H

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi nutuonghoamoclan2002 » Bảy T5 24, 2008 12:47 am

 Quả là một bài viết hay khi nêu ra những thực trạng cũng như những dự tưởng tương lai VN đang và sẽ phải gánh chịu .
  "Hai là,cần dừng ngay việc lấy đất ruộng lúa để làm khu công nghiệp, khu chế xuất, làm sân golf, làm khu du lịch."
Quá trình đô thị hóa và dùng đất canh tác để xây dựng nhà máy ,khu công nghiệp...đã làm diện tích đất canh tác trên thế giới giảm nghiêm trọng ,dẫn đến là tình trạng thiếu lương thực ,đói nghèo ngày một gia tăng và là một nguyên nhân làm cho chương trình xóa đói giảm nghèo của các nước không thành công ...chính là một phần trong bản báo cáo được nêu ra trong cuốn "地球白書"xuất bản từ tận năm 1994 lận ,tức cách đây đã 14 năm .Có ở nông thôn mới cảm nhận rõ thực trạng người người vui sướng ,nhà nhà vui sướng khi ruộng đất canh tác được đền bù ,giải tỏa .Mấy chục triệu ,mấy trăm triệu với người nông dân to thật ,thoắt cái lại chẳng phải chân lấm tay bùn lại có tiền nên chẳng ai nghĩ đến chuyện sau chục năm nữa cuộc sống mình ra sao .Thú thật mới đầu tôi cũng đã nghĩ rằng ruộng cấy không quan trọng nhưng khi đọc bản bán cáo đó thấy giật mình mà lo sợ cho tương lai của VN nếu cứ để tình trạng bê tông hóa đất canh tác thì sau mấy chục năm nữa không chừng VN mình sẽ rơi vào tình trạng nhập khẩu gạo cũng nên .Và thêm một vấn đề lớn  là giải quyết việc làm cho những người nông dân sau khi bị mất ruộng họ sẽ kiếm kế gì sinh nhai đây .(Cách đây 2 năm khi hiểu rõ vấn đề này tôi đã luôn khuyên gia đình mình rằng đừng bao giờ bỏ không làm ruộng nữa dù có vất vả ,và cũng phân tích rõ cho mọi người hiểu )
  Nhân đây tôi xin được kể với mọi người một câu chuyện khác ,một câu chuyện rất VN mà hầu như ai cũng cảm nhận được :Có một ông nọ làm quan rất to , to lắm ở chính phủ mà nói đến ai cũng biết .Người VN vốn có câu rằng "một người làm quan cả họ được nhờ ".Con cháu ông cũng mong được hưởng tiếng thơm của ông ,lần nào ông về làng ,về xã là chính quyền xã lên nì nèo xin nói nhỏ với tỉnh giúp đỡ kinh phí xây cái này ,cái kia .Con cháu ông thì cứ "cậu ơi xem lo cho cháu một chân làm trong nhà máy này ,nhà máy nọ ,công ty xăng dầu này ,giao thông nọ....mà toàn phải có trình độ bằng cấp .Khốn nỗi con cháu ông đều xuất phát  là nông dân có ai vượt qua cái bằng cấp 2 đâu mà ông giúp cho được .Ông cũng là một người liêm khiết biết nhìn xa trông rộng khuyên với con cháu mình rằng :"Những nơi đó phải có bằng cấp ,cháu làm gì bằng cấp nào  cậu giúp sao được .Với lại mình là nhà nông thì cứ  làm  ruộng là chắc nhất ."Cháu ông lại vặn vẹo "cậu cứ nói thế chứ như ông X ,ông ấy kéo cả tông ti họ hàng nhà ông ấy lên HN làm việc rồi thây."Thử hỏi muốn liêm khiết liệu có liêm khiết nổi không khi xung quanh mình đầy rẫy những tham ô đút lót .
  Nực cười hơn là một ông khách nói chuyện với một người cháu của ông quan trên ,sau khi biết được người bán rau trước cửa nhà mình là cháu của ông quan nọ đã thốt lên:Trời em tưởng ông ấy làm to thế thì ít nhất cũng phải cho chị làm chân tiếp nước hay phục vụ trong VPCP của ông ấy chứ ".Bản thân người dân mình đa số vẫn còn giữ suy nghĩ như thế thì đến bao giờ đất nước sẽ thay đổi .
  Có thể mọi người sẽ cho rằng lại nói chuyện thừa nhưng tôi muốn nói một điều rằng bản thân mỗi người ai cũng biết điều đó nhưng chẳng ai làm gì để ngăn chặn điều đó .Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ  "làm việc hay thăng tiến  dựa vào mối quan hệ là chủ yếu "của người VN bản thân mỗi chúng ta hãy là một tuyên truyền viên ,hãy thay đổi suy nghĩ của những người thân xung quanh mình trước thử coi ,và trước nhất chí ít bản thân mình cũng thay đổi suy nghĩ làm việc theo tình cảm đi ,chác chắn sẽ có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt .
  Hơn nữa trong cảm nhận của tôi một phần giới trẻ hiện nay bị cha mẹ nhồi nhét cho suy nghĩ tiêu cực đó từ khi còn là học sinh .Một phần không quan tâm đến những vấn đề chính trị kinh tế xã hội của đất nước .Còn hầu hết người dân mình  đều có một tật xấu  đó là  "thờ ơ trước cái xấu ",không đấu tranh để loại trừ cái xấu ,thấy việc xấu biết đấy nhưng không muốn sửa nó .
  Ai cũng muốn những thói xấu của người VN mình được thay đổi cả .Chúng ta thử bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình và thay đổi suy nghĩ những người thân quanh mình trước xem sao .
Hơn nữa bất kì một cuộc thay máu nào cũng đều phải chịu những đau đớn và mất mát ,nếu không có những người chịu thiệt thòi thì không thể có thành công .Ai dám dũng cảm để hi sinh lợi ích của bản thân mình ?Nhưng tôi luôn lạc quan nghĩ đến một thời điểm không xa ý thức người dân Vn mình sẽ thay đổi .Cần phải có một cuộc cách mạng tư tưởng mà những người thực hiện không phải đi ngược lại với bánh xe của xã hội mà lái bánh xe xã hội đó theo hướng tốt hơn .Bằng cách nào thì mọi nguời sẽ cùng suy nghĩ .
  Muốn mở mang trình độ dân trí thì viết sách để tuyên truyền chính là một phương pháp hay .Nhưng văn hóa đọc sách của VN thật buồn .Ví dụ những người nông dân như cha mẹ tôi cả đời chẳng biết đến đọc một cuốn sách trong một xã hội 80%là nông dân thì thật là nan giải nếu muốn phổ biến cho mọi tầng lớp nhân dân.Phổ cập bằng internet lại càng khó .Ngay cả ở thành thị có bao nhiêu phần trăm ng dân đọc sách ?Hơn nữa giá sách ngang với cắt cổ như hiện nay có muốn mua sách cũng ko dám mua .Uớc gì được như NB ,sách vừa rẻ vài trăm yên là có một cuốn .Mà khổ nhỏ như sổ tay ,di chuyển cũng tiện lợi nữa .
 Những suy nghĩ trên có lẽ không mới nhưng chúng ta vẫn chưa thực hiện được .Nhưng như anh P hay anh T có nói hãy luôn nghĩ ra những ý tưởng và hãy luôn giữ cho mình một trái tim nhiệt huyết ,trái tim khao khát muốn đấu tranh thay đổi cái xấu ,thay đổi thói quen xấu.Một câu nói tôi được nghe của ng Nhật:khi suy nghĩ thay đổi thì hành động sẽ thay đổi ,khi hành động thay đổi thì thói quen sẽ thay đổi (ko biết có chính xác không nữa[tongue]).Mong được chia sẻ cùng mọi người .

Re:Bình luận những vấn đề kinh tế_xã hội nóng bỏng ở Việt Nam

Viết bởi Portraitpainter » Sáu T5 23, 2008 9:07 pm

Hôm nay tình cờ mình đọc 1 bài khá hay, đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo.

-----------------------------------------

Sáu bức xúc lớn nhất của nhân dân                

Tôi muốn chuyển đến Quốc hội và Chính phủ sáu bức xúc mà tôi cho là lớn nhất và được nhiều cử tri gửi gắm tôi phát biểu tại diễn đàn Quốc hội:

 Một là, trước tình hình tổn thương đến từng hộ nhân dân trong cả nước do tăng giá đột phát, tôi đề nghị Chính phủ cần làm rõ ngoài các nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là gì? Có lẽ một nguyên nhân quan trọng là việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã để tăng lãi suất ngân hàng trong vòng 3-4 tháng từ 7-8% lên đến 17-18%, dẫn dến dư nợ tín dụng tăng gấp đôi và do đó tất yếu dẫn đến lạm phát. Điều 474 của Bộ Luật Dân sư quy dịnh: lãi suất ngân hàng cho vay không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

  Hai là,cần dừng ngay việc lấy đất ruộng lúa để làm khu công nghiệp, khu chế xuất, làm sân golf, làm khu du lịch. Công luận cho biết : mỗi năm cả nước mất đi 72 000 ha đất nông ngiệp mà phần lớn đều là các bờ xôi, ruộng mật.Với tư cách một nhà khoa học tôi xin thưa có một khái niệm mà mọi nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ. Đó là có một loại đất được gọi là đất có cấu tượng, đó là loại đất mà chất mùn do vi sinh vật tạo ra đã liên kết  đất lại thành các viên có kích thước vừa phải, không nhỏ như đất sét, không lớn như cát, nhờ đó mà mang lại độ phì nhiêu cho đất ,vì tạo nên các khe hở để giữ nước, giữ không khí và giữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Muốn có đất có cấu tượng phải trải qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Bê tông hóa, lấp cát để xây dựng nhà máy hay trồng cỏ làm sân golf các vùng đất có cấu tượng là một hành động vô trách nhiệm đối với muôn đời con cháu chúng ta. Đấy là chưa kể đến việc đền bù cho dân với giá rất tháp, mà sau khi đổ cát lên thì lại bán cho nhà đầu tư với giá rất cao , khiến dan chúng rất bất bình. Không phải không có lý do mà bên Trung Quốc người ta quy định muốn chuyển đổi mục đích sử dụng của 5 mẫu Trung Quốc đất trồng trọt (tương đương với 1/3 ha) bắt buộc phải được sự chấp thuận của Quốc Vụ Viện (tức là của Chính phủ Trung ương). Người ta cũng đang san phạt các đồi núi thấp để xây dựng khu công nghiệp hoặc mở đường cao tốc lên tận Khu tự trị Nội Mông Cổ để xây dựng các Khu công nghệ gang thép rộng lớn. Bao giờ chúng ta chấm dứt được việc để cho các nhà đầu tư tự đi tìm địa điểm và chiếm dần hết các loại nhất đẳng điền ven các quốc lộ, tỉnh lộ ở hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, dẫn đến việc bần cùng hóa một số lượng lớn nông dân mất đất mà chưa thể chuyển đổi khả năng lao động.

 Ba là, đừng để cho khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng doãng xa ra như hiện nay. Cần tìm mọi cách để xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao , vùng sâu, vùng xa và những người bị thiệt hại quá lớn do thiên tai ,dịch bệnh hay do bị mất việc làm. Cần xem xét tài sản của những người có chức, có quyền xem họ làm gì mà có ngần ấy biệt thự, ngần ấy trang trại, ngần ấy đất đai và ngần ấy ngân phiếu, cổ phiếu. Chỉ nhìn vào số tài sản ấy có thể đánh giá ngay họ có phải là công bộc của dân như khái niệm mà Bác Hồ đã quy định cho mọi cán bộ hay không?
 
   Bốn là, không để việc coi khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trở thành những khẩu hiệu xuông, không có hiệu lực cụ thể. Hãy đầu tư  đủ tầm và có trọng điểm để các nhà khoa học trong và ngoài nước có điều kiện cống hiến hết mình , biến tiềm lực kinh tế thành hàng hóa chất lượng cao đủ khả năng xuất khẩu bù đắp cho nhập siêu, làm cho nông dân không còn suốt đời lo sợ bọ rầy, đạo ôn, lo H5N1, lở mồm long móng, tai xanh …và làm cho các nhà lãnh đạo nông nghiệp không phải suốt tháng lo đi chống dịch mà không còn thời gian đâu nghĩ đến việc phải làm gì để 12 năm nữa có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hãy nghe kiến nghị của các nhà khoa học đầu đàn trong các Hội khoa học chuyên ngành để dũng cảm xây dựng lại một chương trình giáo dục phổ thông sao cho đủ sức sử dùng ổn định lâu dài và không chênh lệch bao nhiêu với trình độ quốc tế nhưng không quá tải với trẻ em -lứa tuổi đang cần có thời gian vui chơi và phát triển toàn diện.

   Năm là, cần có tầm nhìn xa đề không phải lúng túng đối phó với tai nạn giao thông, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, lạm phát tiền tệ và tăng đột biến giá cả hàng hóa. Các nước khác có kinh nghiệm gì hay thì vì sao mình không học mà cứ phải xoay xở đối phó như chuyện nước đến chân mới nhảy. Ở đây có vấn đề chúng ta có biết phát hiện chính xác và tin tưởng thực sự vào những chuyên gia đầu ngành là người Việt dù ở trong hay ngoài nước hay không. Chúng ta cần học chủ tịch Hồ Chí Minh về thái độ tin cậy và trọng dụng nhân tài ngay trong những ngày đầy khó khăn khi mới dựng nước . Có chuyên gia nói với tôi rằng nếu họ có quyền họ chỉ cần vạch ra những con đường rộng 100m trên bản đồ thành phố, dùng 40m làm mặt đường hai chiều còn mỗi bên là 30m làm nhà cao tầng , khi đó chả cần đồng nào của ngân sách để đền bù, giải tỏa , mà cũng chả cần có đồng kinh phí nào cũng có ngay khối nhà đầu tư xin nhận xây dựng đường xá và các dãy phố khang trang ấy. Nếu không như vậy thì chỉ cần vài năm nữa không hiểu giao thông tại các thành phố lớn sẽ tắc tị đến mức nào? Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về chủ trương đối với ngươi Việt nam ở nước ngoài chưa được quán triệt đầy đủ dến các ngành , các cấp. Tôi mạnh dạn kiến nghị Nhà nước ta có quyết định đại ân xá cho tất cả những Việt kiều đã có những tiền án nhỏ từ cách đây những 33 năm, để họ có thể yên tâm về thăm lại quê hương và góp phần xây dựng đất nước.

  Sáu là,cần mở rộng dân chủ để mọi người có thể nói công khai các ý kiến khác nhau, chỉ cần đó là các ý kiến xây dựng và có luận cứ chính xác. Tránh tình trạng áp đặt duy ý chí và hạn chế sáng kiến của đông đảo nhân dân. Tính ưu việt của chế độ lấy dân làm gốc  phải biểu hiện ở chỗ không để tình trạng xét xử oan sai còn phổ biến khiến cho dân chúng khiếu kiện kéo dài và dẫn đến mất lòng tin vào tính pháp quyền của Nhà nước. Trong khi an ninh quốc gia luôn được bảo đảm tốt đẹp thì an sinh xã hội vẫn còn chưa được đảm bảo. Các vị đại biểu quốc hội hãy thử đọc cuốn sách Trinh tiết xóm chùa của nữ nhà văn Đoàn Lê để hình dung xem bộ mặt của nhiều làng quê nước ta đã và đang bị biến dạng ra sao. Hãy chịu khó nhìn vào các cửa hàng Internet mở ra khắp các nơi để nhìn xem số đông con trẻ chúng ta hiện nay đang tìm kiếm thông tin văn hóa, khoa học hay là đang ngập đầu mê hoặc trong các trò  game online hoặc đang tán tỉnh nhau, lừa phỉnh nhau ngay từ tuổi vị thành niên.Đấy là không kể đến không ít thanh thiếu niên đang mất hết tương lai vì dính vào ma túy và HIV. Nhẽ nào đó sẽ là thế hệ  chủ nhân ông khi chúng ta dự định đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại đấy .

  Ai sẽ giải quyết sáu bức xúc nói trên nếu không phải là cả hệ thống chính trị của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội , của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng .
GSTS. Nguyễn Lân Dũng
( nguồn http://docbao.com.vn/declaiment/41/254/254/default.dec )
----------------------------------------

Vẫn biết đây là những chuyện nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, đầu đường xó chợ ai cũng thấy nhưng mãi vẫn không thấy thay đổi ?