Viết bởi ChieuThEoSoPhaN » Tư T9 20, 2006 1:10 pm
Về phần địa lí thì nói thật là hơi nan giải 1 chút, thỉnh thoảng trong đề thi phần địa có ra những bài về tính toán múi giờ hay 1 số bài về địa chất, địa tầng rất khó hiểu. Nếu học mãi không nổi thì anh nghĩ chỉ còn cách đánh loto, nhưng là loto có...chọn lọc 1 chút. Ví dụ họ cho mình 4 đáp án, mình không biết đâu là đáp án đúng, nhưng dùng phuơng pháp lọai trừ để lọai ra 1 hay 2 đáp án sai, là đã có thể nâng xác suất đánh trúng lên 50 % rồi.
Còn về phần lịch sử, để đối phó với dạng bài sắp xếp nhiều dữ kiện lịch sử thì thử học theo cách này xem sao. Theo cách học chủ quan trông thuờng, nguời ta sẽ nhớ bài theo khuân mẫu sau Sự kiện đó xảy ra năm nào. Ví dụ như em sẽ nhớ bài như sau: Đợt khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất xảy ra vào năm 1973. Nhưng bây giờ thử thay đổi thứ tự đó, em hãy thử nhớ theothứ tự: Năm 1973 có xảy ra đợt khủng hoảng đầu mỏ lần thứ nhất. Tức là cố gắng nhớ xem trong năm nào xảy ra những sự kiện lịch sử nào. Về phần sử thế giới, bắt đầu học từ Thanh đồ giáo cách mệnh của Anh từ đầu thế kỉ 18, còn sử Nhật Bản bắt đầu học từ thời Edo trở đi. Học theo cách đó dần dần sẽ hình thành trong đầu mình 1 chuỗi các sự kiện lịch sử đuợc xâu chuỗi theo thứ tự năm tháng, nhớ rất nhanh và lại...khó quên. Và em nhớ học bên xã hội khác với bên tự nhiên 1 chút. Ví dụ muốn học Toán thì em phải có đề bài, có nháp, có bút, nhưng để học lịchsử thì chỉ cần đọc sách 1 vài lần, sau đó có thể lợi dụng các khoảng thời gian rảnh để ôn lại mà không cần phải có sách hay giấy bút gì cả. Chẳng hạn trên đuờng đi baito về nhẩm nhẩm trong đầu xem năm 1929 có sự kiện gì quan trọng, năm 1933, năm 1939..... có sự kiện gì hay ho nhỉ chẳng hạn. Đó là 1 cách tận dụng thời gian để ôn bài khá tốt. Còn thời gian học ở nhà để dành học Toán hay để đọc những phần mình chưa học tới.
なお、あと6週間だよ。頑張れ。
Về phần địa lí thì nói thật là hơi nan giải 1 chút, thỉnh thoảng trong đề thi phần địa có ra những bài về tính toán múi giờ hay 1 số bài về địa chất, địa tầng rất khó hiểu. Nếu học mãi không nổi thì anh nghĩ chỉ còn cách đánh loto, nhưng là loto có...chọn lọc 1 chút. Ví dụ họ cho mình 4 đáp án, mình không biết đâu là đáp án đúng, nhưng dùng phuơng pháp lọai trừ để lọai ra 1 hay 2 đáp án sai, là đã có thể nâng xác suất đánh trúng lên 50 % rồi.
Còn về phần lịch sử, để đối phó với dạng bài sắp xếp nhiều dữ kiện lịch sử thì thử học theo cách này xem sao. Theo cách học chủ quan trông thuờng, nguời ta sẽ nhớ bài theo khuân mẫu sau Sự kiện đó xảy ra năm nào. Ví dụ như em sẽ nhớ bài như sau: Đợt khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất xảy ra vào năm 1973. Nhưng bây giờ thử thay đổi thứ tự đó, em hãy thử nhớ theothứ tự: Năm 1973 có xảy ra đợt khủng hoảng đầu mỏ lần thứ nhất. Tức là cố gắng nhớ xem trong năm nào xảy ra những sự kiện lịch sử nào. Về phần sử thế giới, bắt đầu học từ Thanh đồ giáo cách mệnh của Anh từ đầu thế kỉ 18, còn sử Nhật Bản bắt đầu học từ thời Edo trở đi. Học theo cách đó dần dần sẽ hình thành trong đầu mình 1 chuỗi các sự kiện lịch sử đuợc xâu chuỗi theo thứ tự năm tháng, nhớ rất nhanh và lại...khó quên. Và em nhớ học bên xã hội khác với bên tự nhiên 1 chút. Ví dụ muốn học Toán thì em phải có đề bài, có nháp, có bút, nhưng để học lịchsử thì chỉ cần đọc sách 1 vài lần, sau đó có thể lợi dụng các khoảng thời gian rảnh để ôn lại mà không cần phải có sách hay giấy bút gì cả. Chẳng hạn trên đuờng đi baito về nhẩm nhẩm trong đầu xem năm 1929 có sự kiện gì quan trọng, năm 1933, năm 1939..... có sự kiện gì hay ho nhỉ chẳng hạn. Đó là 1 cách tận dụng thời gian để ôn bài khá tốt. Còn thời gian học ở nhà để dành học Toán hay để đọc những phần mình chưa học tới.
なお、あと6週間だよ。頑張れ。