Viết bởi navq » Sáu T8 26, 2005 10:50 pm
Hoan hô Tathoan2003 va Ichishiro đã lập ra các topic kinh nghiệm thi riugaku .
Để tiếp nối ,mình xin nêu một vài ý kiến cụ thể về bộ môn dockai trong ki thi riugaku với suy nghĩ có thể có ich chút gì cho các bạn sắp thi riu .Rất mong mọi người cho y kiến sôi nổi .
Ai đã trải qua kì thi riugakushiken không khỏi không thể có cảm giác rằng bộ môn dockai trong ki thi này không phải là "dễ nuốt" .
Cái khó của nó là ở chỗ trong môt thời gian ngắn phải đọc hiểu một khối lượng lớn câu chữ bằng tiếng Nhật .
Cái khó nữa là nội dung đọc khá phức tạp ,bao trùm nhiều lĩnh vực văn học ,khoa học ,tâm lý....
Mình đã tham khảo môt số ý của một số bạn đã trải qua kì thi riu và nhìn chung ý kiến của mọi người là :điều kiện cần để đọc được là từ vựng .Ở đây có thể có người phản đối rằng nhiều khi không biết từ vựng cũng có thể đoán ra được nội dung được ,tất nhiên điều đó đúng chỉ khi tối thiểu ban phải có một lượng từ vựng nhất định .(Có thể giải thích bằng việc giống như một học sinh lớp 6khó có thể hiểu được sách lớp 12 vậy)
Nói sâu về việc học từ ,chúng ta đều thấy rằng có những từ rất dễ học nhưng có những từ rất khó học,có khi đối với một từ có người nhớ nhanh có người nhớ chậm .Ở đây có thể tuỳ vào năng khiếu của mỗi người ,nhưng mà còn lý do khác ,chúng ta sẽ nhớ từ nhanh và nhớ lâu hơn nếu hiểu rõ hoặc đào sâu để hiểu rõ hơn về khái niệm ý nghĩa của nó (Có thể lý giải tại sao ta khó nhớ những từ thuộc về lĩnh vực khoa học mà lại nhớ nhanh những từ thuộc về đời sống hằng ngày chỉ vì ta hiểu rõ về nó hơn )
Và theo mình để học từ cái quan trong vẫn không khác ngoài sự chăm chỉ (không nói cũng biết)Bắt gặp từ mới nhất là những từ慣用語cố gắng tra từ điển hoặc hỏi ai đó để hiểu cho tường tận ý nghĩa,khái niệm của nó, chịu khó xem đi xem lại nhiêu lần để nó tự khắc chui vào đầu .
Tuy nhiên việc biết được một lượng từ vựng nhất định cũng chỉ giống như điều kiện cần ,để tim điều kiện đủ ta quay lai xem xét cách hỏi của người ra đề .Đọc hiểu của riugakushiken khávới noryokushiken và TOEFL ở chỗ dạng câu hỏi xoay quanh viêc tìm nội dung của bài viết ,ý cua tác giả .Có một số câu điền vào ô , hay xắp xếp đoạn văn nhưng nhìn chung yêu cầu thí sinh phải hiểu được đại ý của đoạn văn phải năm được cái gọi là 文脈của đoạn văn .
Tình cờ mình cũng được biết ở Nhât Bản không chỉ đối với các hoc sinh nước ngoài mà ở một số trường đại học còn tổ chức một số kì thi tiếng Nhật cho học sinh Nhật tương tự như kì thi dockai cua riugakushiken ,người ta cho rằng viêc đoc không đơn thuần la đọc mà còn thể hiện đươc khả năng ly giải vấn đề cua học sinh ,khả năng nắm bắt được cái gọi là communication ,những khả năng rât cần trong cuôc sống .Nói vậy để chúng ta co thêm hưng thú học dockai không chi cho kì thi trươc mắt mà còn có lợi trong cuôc sông sau nay
Nói ly thuyết là như thế ,để nắm được nội dung ,được đại ý của người viết ,theo mình trong suốt quá trình đọc ,nên để y tới 文脈 hay là cấu trúc và sắc thái của đoạn văn ( lúc đầu luôn tâm niệm làm vậy sau dần thành quen )Có đoạn văn đơn thuần là diễn giải ,có đoạn văn mang hàm ý kêu gọi ,nhắn nhủ......(trong cuốn チャレンジ_読解 có ghi rõ phần này )
Theo mình săc thái của đoạn văn nằm cụ thể ở trong các cấu trúc ngữ pháp chẳng hạn như:にもかかわらず 、 と思いきゃ 、といえども 、からには .......Đăc biệt là trong các liên từ như しかし 、だからといって.....( trong cuôn チャレンジ cũng có và nên học kĩ phần này ) Cho nên ,nên nắm chắc phần ngữ pháp .
Như mình đã nói ơ trên khả năng nắm bắt được コンミュニケーション khá quan trọng có thể luyện tập ngay trong cuôc sông hàng ngày bằng cách cố gắng để ý ,tinh ý trong việc hiểu được ý đồ của người đối thoại ,ngay cả khi " ngôn tại ý ngoại " .Trong khi thi nhiều khi ta băt gặp những đoan văn cá biệt ,có thể hiểu hết từ vựng , ngữ pháp nhưng vẫn hiểu sai ý tac giả , có lẽ đó là do ta chú ý nhiều đến ngôn từ mà quên đi cái sắc thái ,cái "ngoài ngôn từ "
Trong quá trình học thi , theo kinh nghiệm của mình vì thời gian ít và tâm lý lười học mà ta không coi trọng đầy đủ việc học từ vựng .Mà Theo mình thì để làm tốt bài đockai cần có cả điều kiện cần ( lượng từ vựng nhất định ) và điều kiện đủ như đã nói ở trên .
Hoan hô Tathoan2003 va Ichishiro đã lập ra các topic kinh nghiệm thi riugaku .
Để tiếp nối ,mình xin nêu một vài ý kiến cụ thể về bộ môn dockai trong ki thi riugaku với suy nghĩ có thể có ich chút gì cho các bạn sắp thi riu .Rất mong mọi người cho y kiến sôi nổi .
Ai đã trải qua kì thi riugakushiken không khỏi không thể có cảm giác rằng bộ môn dockai trong ki thi này không phải là "dễ nuốt" .
Cái khó của nó là ở chỗ trong môt thời gian ngắn phải đọc hiểu một khối lượng lớn câu chữ bằng tiếng Nhật .
Cái khó nữa là nội dung đọc khá phức tạp ,bao trùm nhiều lĩnh vực văn học ,khoa học ,tâm lý....
Mình đã tham khảo môt số ý của một số bạn đã trải qua kì thi riu và nhìn chung ý kiến của mọi người là :điều kiện cần để đọc được là từ vựng .Ở đây có thể có người phản đối rằng nhiều khi không biết từ vựng cũng có thể đoán ra được nội dung được ,tất nhiên điều đó đúng chỉ khi tối thiểu ban phải có một lượng từ vựng nhất định .(Có thể giải thích bằng việc giống như một học sinh lớp 6khó có thể hiểu được sách lớp 12 vậy)
Nói sâu về việc học từ ,chúng ta đều thấy rằng có những từ rất dễ học nhưng có những từ rất khó học,có khi đối với một từ có người nhớ nhanh có người nhớ chậm .Ở đây có thể tuỳ vào năng khiếu của mỗi người ,nhưng mà còn lý do khác ,chúng ta sẽ nhớ từ nhanh và nhớ lâu hơn nếu hiểu rõ hoặc đào sâu để hiểu rõ hơn về khái niệm ý nghĩa của nó (Có thể lý giải tại sao ta khó nhớ những từ thuộc về lĩnh vực khoa học mà lại nhớ nhanh những từ thuộc về đời sống hằng ngày chỉ vì ta hiểu rõ về nó hơn )
Và theo mình để học từ cái quan trong vẫn không khác ngoài sự chăm chỉ (không nói cũng biết)Bắt gặp từ mới nhất là những từ慣用語cố gắng tra từ điển hoặc hỏi ai đó để hiểu cho tường tận ý nghĩa,khái niệm của nó, chịu khó xem đi xem lại nhiêu lần để nó tự khắc chui vào đầu .
Tuy nhiên việc biết được một lượng từ vựng nhất định cũng chỉ giống như điều kiện cần ,để tim điều kiện đủ ta quay lai xem xét cách hỏi của người ra đề .Đọc hiểu của riugakushiken khávới noryokushiken và TOEFL ở chỗ dạng câu hỏi xoay quanh viêc tìm nội dung của bài viết ,ý cua tác giả .Có một số câu điền vào ô , hay xắp xếp đoạn văn nhưng nhìn chung yêu cầu thí sinh phải hiểu được đại ý của đoạn văn phải năm được cái gọi là 文脈của đoạn văn .
Tình cờ mình cũng được biết ở Nhât Bản không chỉ đối với các hoc sinh nước ngoài mà ở một số trường đại học còn tổ chức một số kì thi tiếng Nhật cho học sinh Nhật tương tự như kì thi dockai cua riugakushiken ,người ta cho rằng viêc đoc không đơn thuần la đọc mà còn thể hiện đươc khả năng ly giải vấn đề cua học sinh ,khả năng nắm bắt được cái gọi là communication ,những khả năng rât cần trong cuôc sống .Nói vậy để chúng ta co thêm hưng thú học dockai không chi cho kì thi trươc mắt mà còn có lợi trong cuôc sông sau nay
Nói ly thuyết là như thế ,để nắm được nội dung ,được đại ý của người viết ,theo mình trong suốt quá trình đọc ,nên để y tới 文脈 hay là cấu trúc và sắc thái của đoạn văn ( lúc đầu luôn tâm niệm làm vậy sau dần thành quen )Có đoạn văn đơn thuần là diễn giải ,có đoạn văn mang hàm ý kêu gọi ,nhắn nhủ......(trong cuốn チャレンジ_読解 có ghi rõ phần này )
Theo mình săc thái của đoạn văn nằm cụ thể ở trong các cấu trúc ngữ pháp chẳng hạn như:にもかかわらず 、 と思いきゃ 、といえども 、からには .......Đăc biệt là trong các liên từ như しかし 、だからといって.....( trong cuôn チャレンジ cũng có và nên học kĩ phần này ) Cho nên ,nên nắm chắc phần ngữ pháp .
Như mình đã nói ơ trên khả năng nắm bắt được コンミュニケーション khá quan trọng có thể luyện tập ngay trong cuôc sông hàng ngày bằng cách cố gắng để ý ,tinh ý trong việc hiểu được ý đồ của người đối thoại ,ngay cả khi " ngôn tại ý ngoại " .Trong khi thi nhiều khi ta băt gặp những đoan văn cá biệt ,có thể hiểu hết từ vựng , ngữ pháp nhưng vẫn hiểu sai ý tac giả , có lẽ đó là do ta chú ý nhiều đến ngôn từ mà quên đi cái sắc thái ,cái "ngoài ngôn từ "
Trong quá trình học thi , theo kinh nghiệm của mình vì thời gian ít và tâm lý lười học mà ta không coi trọng đầy đủ việc học từ vựng .Mà Theo mình thì để làm tốt bài đockai cần có cả điều kiện cần ( lượng từ vựng nhất định ) và điều kiện đủ như đã nói ở trên .