Viết bởi Kongou-Musha » Tư T12 24, 2008 10:36 pm
Tiếng Nhật là thứ ngôn ngữ có sự tiếp nhận, hấp thu, dung hòa nhiều thứ tiếng khác nhau và phát triển nên một hệ thống đặc biệt của riêng nó. Thuyết vững chắc nhất hiện nay cho rằng tiếng Nhật thuộc cùng ngữ hệ với tiếng Mông Cổ, Triều Tiên và tiếng Bascus ở châu Âu, nhưng xét kỹ thì thấy nó có nhiều điểm dị biệt so với các ngôn ngữ kia. Chữ Hán đóng một vai trò quan trọng trong tiếng Nhật (cũng như yếu tố Hán trong tiếng Việt), ngoài ra các nhà nghiên cứu còn cho rằng phát âm của tiếng Nhật còn chịu ảnh hưởng của tiếng Phạn nữa. Thành ra nếu đọc các chữ đầu trong bảng chữ cái Iroha của tiếng Nhật thì sẽ thấy âm hưởng như kinh Phật :
a-ka-sa-ta-na-ha-ma-ya-ra-wa-n
Khi dạy tiếng Nhật cho người ngoại quốc, người ta không dạy thứ tự a-ka-sa-ta-na-ha-ma-ya-ra-wa-n này nhưng từ điển tiếng Nhật luôn sắp thứ tự vần theo lối này.
Người ta còn cho rằng người nghĩ ra bài thơ Iroha là nhà sư Koubou Daisi (Hoằng Pháp Đại sư, tức sư Kukai, Không Hải, ông tổ Mật tông ở Nhật). Có thể nói không ngoa rằng Iroha, bảng chữ Kana là một thành tựu lớn của tiếng Nhật. Nó chấm dứt thời kỳ vay mượn chữ Hán "không có chọn lọc", vốn không diễn tả được âm tiếng của tiếng Nhật và khó diễn đạt được tâm hồn người Nhật. Ai cũng biết là chữ Hiragana (tức chữ mềm) là lối viết thảo của chữ Hán (Kanji) còn chữ Katakana (tức chữ cứng) là một phần của chữ Hán. Thế nhưng do đâu dẫn đến sự ra đời của Hiragana?
Có hai nguyên nhân chính:
+ Ban đầu người Nhật dùng toàn bộ chữ Hán để diễn đạt ý tưởng của mình qua công văn, sách vở, nhưng chữ Hán vốn nhiều nét, viết chậm nên hiệu suất làm việc của quan lại (ghi chép) không cao. Vì thế cần có một loại chữ đơn giản hơn.
+ Thời kỳ đầu người Nhật dùng chữ Hán để diễn đạt ý tưởng của mình qua thơ ca, văn nghệ (Waka). Nhưng chữ Hán chỉ thích hợp với Hán văn, Hán thi và khó diễn tả được cảm xúc tinh tế của tâm hồn người. Hơn nữa nét chữ Hán viết theo lối khải, chân phương thường cứng và chỉ có lối viết thảo, tức Hiragana sau này mới thể hiện được cảm xúc tinh tế của Waka.
Ban đầu (thời Heian) chỉ có nữ giới dùng chữ Hiragana, vốn mềm mại uyển chuyển, còn chữ Hán vẫn là biểu tượng của quyền lực và tri thức độc quyền của nam giới. Nhưng sau này cả nam giới cũng dùng chữ Hiragana. Và mãi đến sau này, khi đã giao du hòa nhập với Thế giới thì người Nhật mới bắt đầu dùng chữ La Tinh (Romaji) để biểu âm cho ngôn ngữ của mình như là một phương tiện để dạy tiếng Nhật cho người ngoại quốc dễ dàng hơn. Ngày nay người ta vẫn sử dụng song song hai hệ thống Romaji là
+ Hệ thống của Nhật (日本式), trong đó あ được biểu ký là a, か là ka, và tiếp theo là ki, ku, ke, ko, sa, si, su, se, so, ta, ti, tu, te, to, na, ni, nu, ne, no, ha, hi, hu, he, ho, ma, mi, mu, me, mo, ya, (i), yu, (e), yo, wa, wi (i-ゐ), (u), we (e, -ゑ), wo, n....
+ Hệ thống Hebon (ヘボン式): tương tự như hệ thống của Nhật, chỉ khác là し được biểu ký bằng shi thay vì si, ち là chi thay vì ti, つ là tsu thay vì tu, しゃ là sha thay vì sya, しゅ là shu thay cho syu....
Bài thơ Iroha, sẽ nói kỹ hơn trong bài sau.
Hệ thống biểu ký của Nhật thường được dùng cho mọi ghi chép quốc nội còn hệ thống Hebon được dùng cho ghi chép mang tính Quốc tế và người Tây phương chuộng lối này hơn. Nhưng hệ thống Hebon cũng không phải là hoàn hảo. Lấy ví dụ
待つ (matsu, matu: chờ đợi) --> 待たない (không chờ). Nếu chọn lối Hebon thì theo lý luận sẽ thành mattsanai (bất tự nhiên), còn nếu chọn lối của Nhật sẽ hợp lý hơn: matanai.
Nhưng nhìn chung thì lối biểu ký Hebon hợp với phát âm của tiếng Nhật hơn. Nhưng bản thân người Nhật lại không rành lắm và không để ý lắm đến chuyện biểu ký tiếng nói của họ bằng chữ La Tinh ra sao. Rất nhiều người không biết đến những quy tắc như ん(n) phải viết thành nếu đứng trước b, p (こんばん phải viết là komban). Mà có lẽ họ cũng chẳng cần thiết phải để tâm đến chuyện này, bởi lẽ tiếng Nhật chỉ có toàn Romaji thì cũng hệt như tiếng Việt không có dấu.
Nhìn lại thì thấy tiếng Việt là một ngôn ngữ đặc biệt ở châu Á, âm điệu của nó hoàn toàn phù hợp với biểu ký bằng chữ La Tinh, một điều mà các ngôn ngữ Á châu khác, trong đó có tiếng Nhật, dù muốn cũng không làm được.
Tiếng Nhật là thứ ngôn ngữ có sự tiếp nhận, hấp thu, dung hòa nhiều thứ tiếng khác nhau và phát triển nên một hệ thống đặc biệt của riêng nó. Thuyết vững chắc nhất hiện nay cho rằng tiếng Nhật thuộc cùng ngữ hệ với tiếng Mông Cổ, Triều Tiên và tiếng Bascus ở châu Âu, nhưng xét kỹ thì thấy nó có nhiều điểm dị biệt so với các ngôn ngữ kia. Chữ Hán đóng một vai trò quan trọng trong tiếng Nhật (cũng như yếu tố Hán trong tiếng Việt), ngoài ra các nhà nghiên cứu còn cho rằng phát âm của tiếng Nhật còn chịu ảnh hưởng của tiếng Phạn nữa. Thành ra nếu đọc các chữ đầu trong bảng chữ cái Iroha của tiếng Nhật thì sẽ thấy âm hưởng như kinh Phật :
a-ka-sa-ta-na-ha-ma-ya-ra-wa-n
Khi dạy tiếng Nhật cho người ngoại quốc, người ta không dạy thứ tự a-ka-sa-ta-na-ha-ma-ya-ra-wa-n này nhưng từ điển tiếng Nhật luôn sắp thứ tự vần theo lối này.
Người ta còn cho rằng người nghĩ ra bài thơ Iroha là nhà sư Koubou Daisi (Hoằng Pháp Đại sư, tức sư Kukai, Không Hải, ông tổ Mật tông ở Nhật). Có thể nói không ngoa rằng Iroha, bảng chữ Kana là một thành tựu lớn của tiếng Nhật. Nó chấm dứt thời kỳ vay mượn chữ Hán "không có chọn lọc", vốn không diễn tả được âm tiếng của tiếng Nhật và khó diễn đạt được tâm hồn người Nhật. Ai cũng biết là chữ Hiragana (tức chữ mềm) là lối viết thảo của chữ Hán (Kanji) còn chữ Katakana (tức chữ cứng) là một phần của chữ Hán. Thế nhưng do đâu dẫn đến sự ra đời của Hiragana?
Có hai nguyên nhân chính:
+ Ban đầu người Nhật dùng toàn bộ chữ Hán để diễn đạt ý tưởng của mình qua công văn, sách vở, nhưng chữ Hán vốn nhiều nét, viết chậm nên hiệu suất làm việc của quan lại (ghi chép) không cao. Vì thế cần có một loại chữ đơn giản hơn.
+ Thời kỳ đầu người Nhật dùng chữ Hán để diễn đạt ý tưởng của mình qua thơ ca, văn nghệ (Waka). Nhưng chữ Hán chỉ thích hợp với Hán văn, Hán thi và khó diễn tả được cảm xúc tinh tế của tâm hồn người. Hơn nữa nét chữ Hán viết theo lối khải, chân phương thường cứng và chỉ có lối viết thảo, tức Hiragana sau này mới thể hiện được cảm xúc tinh tế của Waka.
Ban đầu (thời Heian) chỉ có nữ giới dùng chữ Hiragana, vốn mềm mại uyển chuyển, còn chữ Hán vẫn là biểu tượng của quyền lực và tri thức độc quyền của nam giới. Nhưng sau này cả nam giới cũng dùng chữ Hiragana. Và mãi đến sau này, khi đã giao du hòa nhập với Thế giới thì người Nhật mới bắt đầu dùng chữ La Tinh (Romaji) để biểu âm cho ngôn ngữ của mình như là một phương tiện để dạy tiếng Nhật cho người ngoại quốc dễ dàng hơn. Ngày nay người ta vẫn sử dụng song song hai hệ thống Romaji là
+ Hệ thống của Nhật (日本式), trong đó あ được biểu ký là a, か là ka, và tiếp theo là ki, ku, ke, ko, sa, si, su, se, so, ta, ti, tu, te, to, na, ni, nu, ne, no, ha, hi, hu, he, ho, ma, mi, mu, me, mo, ya, (i), yu, (e), yo, wa, wi (i-ゐ), (u), we (e, -ゑ), wo, n....
+ Hệ thống Hebon (ヘボン式): tương tự như hệ thống của Nhật, chỉ khác là し được biểu ký bằng shi thay vì si, ち là chi thay vì ti, つ là tsu thay vì tu, しゃ là sha thay vì sya, しゅ là shu thay cho syu....
Bài thơ Iroha, sẽ nói kỹ hơn trong bài sau.
Hệ thống biểu ký của Nhật thường được dùng cho mọi ghi chép quốc nội còn hệ thống Hebon được dùng cho ghi chép mang tính Quốc tế và người Tây phương chuộng lối này hơn. Nhưng hệ thống Hebon cũng không phải là hoàn hảo. Lấy ví dụ
待つ (matsu, matu: chờ đợi) --> 待たない (không chờ). Nếu chọn lối Hebon thì theo lý luận sẽ thành mattsanai (bất tự nhiên), còn nếu chọn lối của Nhật sẽ hợp lý hơn: matanai.
Nhưng nhìn chung thì lối biểu ký Hebon hợp với phát âm của tiếng Nhật hơn. Nhưng bản thân người Nhật lại không rành lắm và không để ý lắm đến chuyện biểu ký tiếng nói của họ bằng chữ La Tinh ra sao. Rất nhiều người không biết đến những quy tắc như ん(n) phải viết thành nếu đứng trước b, p (こんばん phải viết là komban). Mà có lẽ họ cũng chẳng cần thiết phải để tâm đến chuyện này, bởi lẽ tiếng Nhật chỉ có toàn Romaji thì cũng hệt như tiếng Việt không có dấu.
Nhìn lại thì thấy tiếng Việt là một ngôn ngữ đặc biệt ở châu Á, âm điệu của nó hoàn toàn phù hợp với biểu ký bằng chữ La Tinh, một điều mà các ngôn ngữ Á châu khác, trong đó có tiếng Nhật, dù muốn cũng không làm được.