Săn bắt cướp - những đại bàng trên đường phố

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Săn bắt cướp - những đại bàng trên đường phố

Re:Săn bắt cướp - những đại bàng trên đường phố

Viết bởi LION » Ba T8 14, 2007 1:12 pm



Chỉ đến khi viên đạn của Đội phó đội trọng án SBC bắn xuyên qua hai tên tội phạm, theo "vết máu", các trinh sát mới lần lượt phá được vụ bắt cóc con trai của nghệ sĩ Kim Cương và cái chết đau đớn của vợ chồng diễn viên cải lương nổi tiếng Thanh Nga.
> SBC - đại bàng trên đường phố

Ngày 26/6/1977, công an TP HCM nhận được tin báo cháu Toro, 5 tuổi, con trai của vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương bỗng biến mất tại khu vực nhà trẻ Vườn Hồng thành phố. Trong lúc cả gia đình hoảng hốt, chia nhau khắp các ngả đường tìm kiếm thì một người đàn ông nói giọng Nam Bộ gọi điện thoại tới nhà, xưng tên Hải Phong, thông báo đang giữ cháu và đòi tiền chuộc là 100 lạng vàng. Người lạ mặt không quên trấn an rằng Toro vẫn được ăn uống đầy đủ, được mua đồ chơi mới và đang ở một nơi bí mật rất xa thành phố.

Nhiều lần nói chuyện sau đó, nghệ sĩ Kim Cương chỉ biết khóc lóc với kẻ giấu mặt rằng bà không đủ số vàng để chuộc con, dù có vay mượn cũng chỉ được 18 lượng, nếu không chấp nhận thì bà chỉ còn đường tự tử. Cuối cùng, kẻ bắt cóc đồng ý đổi cháu Toro với giá 20 lượng vàng kèm theo cảnh báo “hậu quả” nếu gia đình báo với công an. Sau đó, từ lộ trình đã vạch sẵn, bố của Toro đến điểm hẹn và khi nhận diện được miếng vải cắt từ chiếc áo con mặc lúc bị bắt cóc, ông đã ngoan ngoãn giao vàng. Không lâu sau, cháu Toro được thả tại bãi cỏ trước nhà thờ Đức Bà, quận 1.


Bé Toro, con trai nghệ sĩ Kim Cương sau vụ bắt cóc. Ảnh do Công an TP HCM cung cấp.


Do mọi thông tin về cuộc trao đổi này đều được phía gia đình bị hại giấu kín, nhóm tội phạm lại rất tinh vi khi dùng ám hiệu, mật mã sơ đồ như hoạt động tình báo, dùng điện thoại tự động giấu số... nên quá trình điều tra của đội trọng án bị bế tắc. Việc khai thác thông tin về chỗ ăn, ở... từ cháu Toro cũng không đem lại kết quả gì. Vụ việc gần như "chìm xuồng".

Gần một năm sau, một vụ trọng án khác liên quan đến giới văn nghệ sĩ thành phố lại xảy ra. Khoảng 23h đêm 26/11/1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng -nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, bây giờ - nữ nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với con trai Cúc Cu, 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga.

Ngay khi xe dừng trước cổng nhà (trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1), vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc Honda trờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống, dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi vọt mất. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mệnh của Thanh Nga ở tuổi 36, khiến hàng nghìn khán giả Sài Gòn, giới nghệ sĩ cải lương rơi nước mắt, khóc thương cho một tài hoa của làng vọng cổ thành phố.

Truy tìm manh mối, SBC vào cuộc

Sau nhiều tháng làm việc, đội điều tra vẫn không tìm được manh mối nào, ngoài việc truy tìm loại tội phạm bắt cóc tống tiền, một hướng điều tra theo động cơ chính trị cũng được tiến hành nhưng không đem lại kết quả. "Chúng tôi gọi vụ án này là cuộn chỉ rối Thanh Nga", cựu đội phó đội trọng án SBC Phạm Văn Thịnh (tức Hai Thịnh) cho biết.

Giữa lúc đó, hung thủ lại tiếp tục ra tay - một vụ bắt cóc tống tiền với phương thức, thủ đoạn như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương - mở ra hy vọng phá án cho lực lượng công an.

Đó là vào tháng 3/1979, bé Phương, con trai của bác sĩ Lã Hỷ bị bắt cóc tại trường học. Để làm tin, hung thủ ném chiếc áo đang mặc của bé ngay cột điện gần nhà và báo cho mẹ bé là bà Bích đến nhặt. Vẫn là một người đàn ông nói giọng Nam Bộ tên Hải Phong liên tục điện thoại để thỏa thuận trao đổi và sau khi đòi cái giá cao chót vót cũng chấp nhận dừng ở mức 20 lạng vàng. Vì bị đe dọa, nên bà Bích không muốn hợp tác với cảnh sát. Đội trọng án được chia làm nhiều tổ công tác bí mật theo dõi và bám sát diễn biến của vụ việc.

5h chiều ngày 21/3/1979, bà Bích nhận điện thoại của Hải Phong nên mặc áo bà ba, đội nón lá, đi xe đạp theo yêu cầu và mang theo vàng đến địa điểm ở số 95 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận. Cùng lúc, đội trọng án nắm được tình hình, lập tức tung đội SBC với các tay súng bắn nhanh, chính xác, đi xe 67 xoáy nòng lão luyện, đóng vai những bác xích lô, lái taxi, xe ôm, buôn bán hàng rong… tới "phục sẵn", chốt chặn các ngả đường.

Nhét một máy bộ đàm và một khẩu K59 trong túi, anh Hai Thịnh lóc cóc đạp xích lô theo sau xe bà Bích. Gần đến điểm hẹn, anh phát hiện một người khả nghi mặc quần tây, áo sơmi trắng đứng sẵn bên trụ điện. Phía bên kia đường là một thanh niên đội mũ lưỡi trai đỏ, mặc bộ đồ jean, ngồi trên chiếc 67 mang biển số tỉnh Hậu Giang - một điều khác lạ vì thời điểm ấy các tỉnh miền tây Nam Bộ thường đi xe không số. Chân phải người thanh niên này luôn để sẵn trên cần đạp xe máy.

Khi bà Bích vừa kịp nhận ra mảnh vải áo của con thì tên mặc áo sơmi trắng đã chộp vội gói vàng. Cùng lúc, gã đội mũ đỏ phóng xe sang đón “đồng đội”. Anh Hai Thịnh nhảy xuống xích lô, hô to “đứng lại”. Trong chớp mắt, chiếc 67 rồ ga, dựng đứng chưa kịp chạm đất đã rẽ vào con hẻm trước mặt.

“Tình huống cấp bách, thấy không thể theo phương án đã vạch, tôi móc khẩu súng trong người ra vừa chạy bộ theo vừa bóp cò. Với ý định bắn vào bánh xe nhưng do chúng đánh võng nên đạn trúng vào bô thủng lỗ, viên tiếp theo định bắn vào chân phải tên cầm lái lại trúng vào sườn xe, xoẹt lửa… thêm một phát nữa thì trúng tên mặc áo trắng ngồi sau khiến hắn giật thẳng người lên, máu loang đỏ áo. Đã qua chiến trường nên tôi biết hắn bị thương rất nặng. Điều không ngờ là viên đạn còn xuyên qua và ghim lại trong người tên ngồi trước”, anh Hai Thịnh kể lại.

Mặc dù vậy, gã trúng đạn vẫn để bọc vàng vào giữa và ôm chặt tài xế, tiếp tục phóng đi. Đường vào hẻm ngày càng chật nên “trận chiến” chỉ còn lính SBC trên những chiếc xe hai bánh đang tăng ga rượt đuổi. Dân chúng nằm rạp xuống đường, cả khu vực náo loạn, ầm ĩ bởi tiếng gầm rú của động cơ. Một vài tay lái, không quen địa hình, gặp những khúc cua gấp, trượt ngã, cả người và xe đập vào tường, rách thịt, lòi cả xương nhưng vẫn nhanh chóng đứng dậy, lao lên xe tiếp tục truy bắt. Những tưởng đã kết thúc khi SBC dồn đến bức tường chắn ngang trước mặt, nhưng bất ngờ hai tên tội phạm rẽ ngang vào con hẻm nhỏ khác rồi rút lựu đạn quăng lại sau. Do phải nằm rạp xuống tránh nên các chiến sĩ đã bị mất bóng những tên tội phạm.


Hóa - tên ngồi sau ôm túi vàng, bị thương nặng do đạn xuyên qua người - được người nhà chuyển đến bệnh viện. Ảnh do Công an TP HCM cung cấp.


Lộ diện hung thủ

Ngay sau đó, lực lượng công an được giăng khắp các bệnh viện, trung tâm y tế. Đúng như dự kiến, tên ngồi sau được gia đình đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Hắn khai nhận tên là Hóa và cho biết kẻ cầm đầu là Nguyễn Thanh Tân, một trung sĩ biệt động dù của chế độ cũ.

Từ lời khai của Hóa với sự giúp đỡ của con trai nghệ sĩ Kim Cương, các trinh sát tìm về nơi ở của gia đình Tân tại ấp Ngân Rô, thuộc vùng kinh tế mới Long Phú, tỉnh Hậu Giang. Ngôi nhà có cổng ra vào, phía xa có cây cầu bắc ngang, có ống khói cao (của nhà máy đường), có bà già ốm yếu (mẹ Tân)… đúng như lời cháu Toro kể trước đó, nhưng dấu vết về cháu Phương - con bác sĩ Lã Hỷ - vẫn không tìm thấy.


Nguyễn Thanh Tân, trung sĩ biệt động dù của chế độ cũ. Ảnh do Công an TP HCM cung cấp.


Hơn nửa tháng sau, qua những mối quan hệ thân cận của Tân và khi tên này nhờ bác sĩ tới lấy viên đạn trong người, đêm 9/4 trinh sát đã tổ chức truy bắt. Ngay khi lực lượng công an ập vào, Tân còn đang cuộn mình nằm ngủ trong ngôi nhà thuê ở quận 3. Lục soát người Tân, trinh sát tìm thấy một bọc giấy viết chữ “lưu niệm” gói bên trong là đầu đạn đã được gắp ra. Cháu Phương được tìm thấy tại nhà em trai Tân ở Sóc Trăng.

5 ngày sau khi Tân bị bắt, lực lượng công an đã tìm được khẩu súng P.38 mà Tân đã dùng để bắn chết vợ chồng Thanh Nga. Cuối cùng hắn phải thừa nhận đã cùng tên Nguyễn Văn Đức, lính hải quan ngụy, thực hiện vụ này và khai nhận mục tiêu ban đầu nhắm tới là nghệ sĩ Bảo Quốc (em trai Thanh Nga) nhưng sau thấy Bảo Quốc nhiều con, không giàu có nên thay đổi. Trước đó, chúng đã nhiều lần định ra tay bắt cóc con trai Thanh Nga nhưng do đông người nên không thực hiện được. Tên Đức, sau khi cùng Tân bắt cóc con Kim Cương và gây ra vụ sát hại vợ chồng Thanh Nga đã lên đường vượt biên ra nước ngoài nhưng bị phát giác.

Vụ án khép lại, Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức sau đó đều bị tòa án thành phố tuyên mức tử hình.

Kỳ 3: Rượt đuổi tốc độ, đại bàng bắt cướp.

Nguyễn Hải

Re:Săn bắt cướp - những đại bàng trên đường phố

Viết bởi bi_rain20041989 » Hai T8 13, 2007 10:09 pm

dũng cảm quá. khâm phục các chú ghê. ước gì ngày nào đó mình bắt được 1 tên trộm hiii[grin][grin][grin][bounce][bounce][bounce][grin][grin][grin]

Săn bắt cướp - những đại bàng trên đường phố

Viết bởi LION » Hai T8 13, 2007 6:42 pm

Trước tình hình trên địa bàn TP HCM từ đầu năm 2007 đến nay, liên tiếp xảy ra những vụ cướp có vũ khí, đặc biệt là giữa ban ngày, Bộ Công an và UBND đã chỉ đạo Công an thành phố sớm tái lập đội Săn bắt cướp (SBC). Đây là lực lượng chuyên bắt, triệt phá cướp giật những năm 1978-1988, hoạt động với phương châm bí mật, cơ động, chủ động. Họ đã phá hàng trăm vụ cướp lớn nhỏ, lập những chiến công lẫy lừng. Đối với nhiều người dân TP HCM, họ là những chú đại bàng dũng mãnh đem lại sự bình an trên đường phố.

Dự kiến lực lượng tái lập sẽ ra mắt cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Nhân dịp này VnExpress xin đăng tải loạt bài nói về đội Săn bắt cướp năm xưa và một số chiến công vang dội của "những cánh chim đại bàng" này.

Kỳ 1: Săn bắt cướp - đại bàng trên đường phố
Kỳ 2: Phát súng gỡ 'cuộn chỉ rối Thanh Nga'



Sài Gòn những năm đầu giải phóng đặc biệt phức tạp về an ninh trật tự. Hàng chục nghìn lưu manh, côn đồ trốn thoát từ nhà giam và những binh lính, sĩ quan quân đội của chính quyền cũ với "hàng nóng" trong tay đã tập hợp thành những băng nhóm tội phạm "xã hội đen". Những băng nhóm này hoạt động rất liều lĩnh, giết người không ghê tay công khai ngay trên đường phố, trong cơ quan giờ hành chính, nhà riêng..., và không chừa một ai kể cả bộ đội, công an... Ngoài những thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản, lực lượng tội phạm này khiến người dân hoảng loạn, khiếp sợ.

Chỉ trong hơn 3 năm, từ 1975 đến 1978, trên toàn thành phố đã xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có tới gần 1.400 vụ cướp. Tính ra cứ 40 phút lại có một vụ án. Đã có tới gần 170 người bị bắn chết, gần 200 người bị thương; tài sản bị cướp gồm hơn 1.200 lượng vàng, gần 70 viên kim cương, 15 ôtô, 370 xe máy, 460 đồng hồ...

Gây hoang mang dư luận lúc bấy giờ là các vụ bắt cóc tống tiền con nghệ sĩ Kim Cương, con bác sĩ Lã Hỷ và bắn chết vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga ngay trước cửa nhà. Hoặc băng cướp Võ Tùng Hội gồm 33 tên đã dùng 14 khẩu súng, 3 ôtô, 20 xe máy, gây ra gần 100 vụ cướp, bắn chết 2 người, bắn bị thương 3 người. Hay băng nhóm của Lễ, Nghĩa, sẵn sàng lia súng bắn chết toàn bộ người trong gia đình nào chúng chọn ra tay và trong vòng một tháng chúng đã giết chết 13 mạng người chỉ để lấy tiền hùn với bạn mở lò bánh mì…
Cán bộ, chiến sĩ đội SBC chụp ảnh kỷ niệm với ông Bùi Thiện Ngộ, Bộ trưởng Công an và Võ Thanh Duy, Phó giám đốc công an thành phố lúc đó. Ảnh do Công an TP HCM cung cấp.


Trước tình hình đó, lãnh đạo Công an thành phố đã lên phương án thành lập ra một lực lượng chống cướp giật tinh nhuệ. Tháng 3/1978, 5 đội săn bắt cướp (gọi tắt là SBC) thuộc phòng Cảnh sát hình sự thành phố và Công an quận 1 được thành lập gồm 72 cán bộ chiến sĩ được tuyển lựa kỹ càng. Hai tháng sau đó, có thêm Đội SBC thuộc Công an quận 5 cùng với phương châm hoạt động là "bí mật, cơ động, chủ động phòng ngừa, liên tục tấn công".

Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, là người đứng ra tổ chức tuyển chọn những trinh sát tuổi đời không quá 30 vào đội SBC thuộc phòng Cảnh sát Hình sự Công an thành phố. Sau các phần thi như võ thuật, bắn súng, chạy xe..., thiếu tướng Thiệp tuyển được 58 người xuất sắc, trong đó có những tên tuổi về sau đã trở thành thần tượng, niềm tự hào của nhiều người dân như: đội trưởng Phan Thanh (tức Ba Tung), Dương Minh Ngọc (tức Sáu Ngọc), Lý Đại Bàng, Mai Văn Tấn...



"Đặc quyền" được đề ra cho các trinh sát SBC khi thi hành công vụ là: Được vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, ngược chiều. Được bắn đối tượng phạm tội nếu sau hai phát cảnh cáo vẫn không đầu hàng hoặc có thể bắn chết luôn nếu đối tượng có vũ khí, hung hãn, ngoan cố. Tuy nhiên, các trinh sát phải tuyệt đối giữ bí mật về nội dung công tác ngay cả với người thân, thực hiện nhiệm vụ theo lệnh điều động của chỉ huy 24/24...
Honda 67 xoáy nòng - chú ngựa chiến luôn sát cánh cùng các chiến sĩ SBC. Ảnh do Công an TP HCM cung cấp.


Cựu đội phó đội trọng án ngày ấy Phạm Văn Thịnh - nay là thượng tá, trưởng phòng cảnh sát giao thông - nhớ lại, thành viên của đội SBC luôn hoạt động trong hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", cái chết luôn cận kề. Đối với họ "việc bắn nhau với cướp như cơm bữa", và nằm úp xuống cống để tránh lựu đạn là chuyện hằng ngày.

Có băng nhóm tội phạm đi ôtô, sử dụng toàn "hàng xịn" như côn 45, ru-lô nòng ngắn, nhỏ gọn, vác theo cả bao tải đạn, trong khi lính SBC ban đầu chỉ có K54 và K59, bắn được hơn chục phát thì hết đạn... "Lại có lần đuổi tội phạm trong hẻm, lính mình không biết địa hình, gặp những khúc cua 120 độ, cả người và xe lao ầm vào tường nhà dân, người bị trẹo vai, người thì lòi cả xương đầu gối nhưng vẫn vội đứng dậy, dựng xe tiếp tục truy bắt", thượng tá Thịnh kể.

Tuy nhiên, chưa khi nào họ chùn bước. Có những anh lính SBC đã trở thành huyền thoại. Nhiều người dân thành phố còn say sưa ca tụng mãi về những "tay lái lụa", luồn lách tài tình như "kỹ xảo điện ảnh". Có lần các anh phải dùng dây chun cột vào tay ga để giữ tốc độ, nằm rạp trên xe rồi hai tay hai súng nhằm tội phạm mà bắn. Đó là những lần "tài xế" phải "đánh võng", chạy xe như bay để đồng đội mình ngồi sau có thể phóng qua xe kẻ bị truy đuổi...

Thượng tá Thịnh cho biết: "Anh em đội này không khi nào có ngày nghỉ, cứ nhận lệnh là lên đường và luôn sẵn quyết tâm chiến thắng tội phạm bằng được". Có anh đang lãng mạn, dạo bước bên người yêu, có anh vừa làm xong đám cưới, chưa kịp "trăng mật, trăng gừng" nhưng nhận "triệu tập" là "lên ngay làm nhiệm vụ"...

Với lực lượng rất ít so với bọn tội phạm lẩn khuất trong bóng tối, nhưng lực lượng SBC đã chiến đấu với hơn trăm trận lớn nhỏ. Hình ảnh về những trinh sát SBC trên chiếc Honda 67 xoáy nòng như những cánh chim đại bàng tung cánh trên đường phố ghi ấn tượng đẹp với nhiều người và trở thành nỗi khiếp hãi cho bao tội phạm.

Sau 10 năm chiến đấu, khi tình hình an ninh trật tự đã tạm ổn, nhiệm vụ đã hoàn thành xuất sắc, năm 1989 các đội SBC được chuyển thành các đội trinh sát đặc nhiệm.

Nguyễn Hải