Viết bởi LION » Chủ nhật T8 05, 2007 7:41 pm
Một buổi chiều năm 2002, trên lầu nhà hàng Hana Kim Đình, nhìn về cầu Sông Hàn, nhìn sang đường Bạch Đằng Đông. Thành phố đã lên đèn. Người và xe như những dòng chảy lung linh huyền ảo. Mặt sông lấp loáng sóng xôn xao. hình như Đà Nẵng ngày càng đẹp và người Đà Nẵng cũng ngày càng trẻ, đẹp hơn.
Cây cầu Sông Hàn sắp tròn hai tuổi và nó đã đi vào đời thường, trở thành một phần cuộc sống của người Đà Nẵng. Có ai đó nói với tôi một ý nghĩ kỳ la. Ước chi một buổi sáng, một người có phép lạ đứng ở đầu cầu hô lớn "khắc xuất, khắc xuất”. Thế là cây cầu biến mất, người Đà Nẵng táo tác, oán trách, giận dữ. Cuộc sống có nhiều đảo lộn. 12 giờ sau, cũng ở vị trí cũ, người ấy hô to “khắc nhập, khắc nhập", cây cầu bỗng trở về nguyên vẹn, lộng lẫy ánh đèn. Người xe tấp nập đổ về hồ hởi, tấp nập như ngày nào chen chúc nhau dự lễ khánh thành.
Tôi biết anh muốn nhắn nhủ, khi cây cầu đã đi vào cuộc sống đời thường xin chớ xem thường, càng phải yêu thương, gắn bó với nó. Xin anh yên tâm. Người Đà Nẵng dù là những bậc cao niên sáng sớm đi bộ qua cầu, thở không khí trong lành để dưỡng sinh, là một đôi vợ chồng mới cưới đến đây chụp hình, là những bác xích lô nhọc nhằn đạp chiếc xe cũ kỹ chở đầy rau , ai chẳng thấy dưới chân mình bao kỷ niệm, bao gợi nhớ. Đây là cây cầu của mình, của thành phố mình.
Cho đến hôm nay, Bạch Đằng Đông vẫn còn những xóm nghèo, nhà không đáng gọi là nhà, đường không đáng gọi là đường, lọt giữa những con đường mới, những dãy nhà mới và khi có những trận mưa lớn, nước lại dồn về đây, như làm tệ hại hơn sự cách biệt. Nhiều bà con bao đời bám những đám ruộng rau muống, những vạt hành ngò mà sống; những người với nghề bán cá, con thuyền nhỏ cột dưới những chân nhà chồ khẳng khiu bươn chải tối ngày, nay chuyển về sống trong những ngôi nhà mới, ngày trước nằm mơ cũng không thấy vậy mà lòng họ vẫn nặng trĩu bao lo toan cuộc sống.
Tìm một chỗ đứng có một góc đẹp để chụp cầu Sông Hàn, nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh mong có nhiều vườn thật nhiều hoa và nhiều hàng cây thật cao, thật xanh trên con đường Bạch Đằng Đông nay đã có tên mới Trần Hưng Đạo. Giờ đây, đứng ở bên Tây sông Hàn, ngó qua bên Đông sông Hàn, hẳn là phố xá còn khang trang hơn câu hát cách đây 100 năm. Có người nói, ở bạch Đằng Đông có xây dựng mà không có kiến trúc. Và các kiến trúc sư thì tiếc đứt ruột vì con đường đẹp thế lại chỉ có những nhà ống liền kề, không có những chung cư cao tầng hiện đại làm điểm nhấn, không có những biệt thự thấp thoáng trong các vườn cây. Biết làm thế nào ? Ðà Nẵng chỉ có một nền kinh tế quy mô nhỏ, thu nhập bình quân đầu người mới là 550 đôla/năm.
Đã hai năm rồi, vậy mà nhiều người Đà Nẵng vẫn còn ham thích đứng trên đường Bạch Đằng nhìn ngắm cầu Sông Hàn và đường phố mới bên kia sông. Có người con của Đà Nẵng về thăm quê thuê một phòng ở khách sạn Bạch Đằng nhìn ra phía sông, để đồng hồ báo thức dậy đúng lúc cầu quay. Nhìn ra sông Hàn, nhìn cây cầu, nhìn con đường Trần Hưng Đạo, người Đà Nẵng như soi vào gương thấy mình, diện mạo và cuộc sống thành phố.
Mai đây, người Đà Nẵng sẽ đứng trên đỉnh Hải Vân say đắm nhìn con đường vòng cung tuyệt mỹ ôm lấy Vũng Thùng , con đường ven biển ấy là dải ban công kỳ diệu của ngôi nhà - thành phố nhìn ra biển. Từ cửa hầm Hải Vân một con đường cao tốc vươn dài qua các khu công nghiệp, các nhà máy.
Mai đây , người Đà Nẵng sẽ đứng trên Sơn Trà thưởng ngoạn con đường ven biển chạy dài từ Bãi Bụt đến Non Nước, Cửa Đại và đến tận Chu Lai, Dung Quất. Những khu du lịch ven biển, những rừng dương xanh ngát ven biển nhất định sẽ đẩy lùi xa hơn nữa cảnh những người mẹ còng lưng gánh nước tưới khoai trên các nổng cát và cuộc đời tối ngày chỉ khoai với củ.
Năm nay, kỷ niệm 560 năm ngày sinh Lê Thánh Tông - vị vua anh hùng và tài ba bậc nhất, người đã đặt tên Quảng Nam cho mảnh đất này 530 năm trước đây, trên một chiến thuyền đậu tại vịnh Đà Nẵng, ông đã làm những câu thơ :
Tam cảnh dạ tĩnh Đồng long nguyệt .
Ngũ cổ phong thanh Lộ hạt thuyền
(Trăng Đồng long ba canh
đêm tĩnhThuyền Lộ hạt năm giống gió thanh)'
Đà Nẵng hôm nay, không chỉ có ánh trăng yên tĩnh soi trên sóng nước với những con thuyền đậu bến Hàn, mà tưng bừng lung linh ánh đèn, hối hả tấp nập người và xe..
Xin cảm ơn vị anh quân giữa cuộc chinh chiến năm xưa đã viết nên những câu thơ thư thái yên ả về Đà Nẵng cho muôn đời sau, để chúng ta lớp cháu con từ biển trời đó, sông núi đó có quyết tâm lớn, mơ ước lớn làm nên những đổi thay của Đà Nẵng hôm nay và ngày mai.
N.Đ.A (Ðà Nẵng)
Một buổi chiều năm 2002, trên lầu nhà hàng Hana Kim Đình, nhìn về cầu Sông Hàn, nhìn sang đường Bạch Đằng Đông. Thành phố đã lên đèn. Người và xe như những dòng chảy lung linh huyền ảo. Mặt sông lấp loáng sóng xôn xao. hình như Đà Nẵng ngày càng đẹp và người Đà Nẵng cũng ngày càng trẻ, đẹp hơn.
Cây cầu Sông Hàn sắp tròn hai tuổi và nó đã đi vào đời thường, trở thành một phần cuộc sống của người Đà Nẵng. Có ai đó nói với tôi một ý nghĩ kỳ la. Ước chi một buổi sáng, một người có phép lạ đứng ở đầu cầu hô lớn "khắc xuất, khắc xuất”. Thế là cây cầu biến mất, người Đà Nẵng táo tác, oán trách, giận dữ. Cuộc sống có nhiều đảo lộn. 12 giờ sau, cũng ở vị trí cũ, người ấy hô to “khắc nhập, khắc nhập", cây cầu bỗng trở về nguyên vẹn, lộng lẫy ánh đèn. Người xe tấp nập đổ về hồ hởi, tấp nập như ngày nào chen chúc nhau dự lễ khánh thành.
Tôi biết anh muốn nhắn nhủ, khi cây cầu đã đi vào cuộc sống đời thường xin chớ xem thường, càng phải yêu thương, gắn bó với nó. Xin anh yên tâm. Người Đà Nẵng dù là những bậc cao niên sáng sớm đi bộ qua cầu, thở không khí trong lành để dưỡng sinh, là một đôi vợ chồng mới cưới đến đây chụp hình, là những bác xích lô nhọc nhằn đạp chiếc xe cũ kỹ chở đầy rau , ai chẳng thấy dưới chân mình bao kỷ niệm, bao gợi nhớ. Đây là cây cầu của mình, của thành phố mình.
Cho đến hôm nay, Bạch Đằng Đông vẫn còn những xóm nghèo, nhà không đáng gọi là nhà, đường không đáng gọi là đường, lọt giữa những con đường mới, những dãy nhà mới và khi có những trận mưa lớn, nước lại dồn về đây, như làm tệ hại hơn sự cách biệt. Nhiều bà con bao đời bám những đám ruộng rau muống, những vạt hành ngò mà sống; những người với nghề bán cá, con thuyền nhỏ cột dưới những chân nhà chồ khẳng khiu bươn chải tối ngày, nay chuyển về sống trong những ngôi nhà mới, ngày trước nằm mơ cũng không thấy vậy mà lòng họ vẫn nặng trĩu bao lo toan cuộc sống.
Tìm một chỗ đứng có một góc đẹp để chụp cầu Sông Hàn, nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh mong có nhiều vườn thật nhiều hoa và nhiều hàng cây thật cao, thật xanh trên con đường Bạch Đằng Đông nay đã có tên mới Trần Hưng Đạo. Giờ đây, đứng ở bên Tây sông Hàn, ngó qua bên Đông sông Hàn, hẳn là phố xá còn khang trang hơn câu hát cách đây 100 năm. Có người nói, ở bạch Đằng Đông có xây dựng mà không có kiến trúc. Và các kiến trúc sư thì tiếc đứt ruột vì con đường đẹp thế lại chỉ có những nhà ống liền kề, không có những chung cư cao tầng hiện đại làm điểm nhấn, không có những biệt thự thấp thoáng trong các vườn cây. Biết làm thế nào ? Ðà Nẵng chỉ có một nền kinh tế quy mô nhỏ, thu nhập bình quân đầu người mới là 550 đôla/năm.
Đã hai năm rồi, vậy mà nhiều người Đà Nẵng vẫn còn ham thích đứng trên đường Bạch Đằng nhìn ngắm cầu Sông Hàn và đường phố mới bên kia sông. Có người con của Đà Nẵng về thăm quê thuê một phòng ở khách sạn Bạch Đằng nhìn ra phía sông, để đồng hồ báo thức dậy đúng lúc cầu quay. Nhìn ra sông Hàn, nhìn cây cầu, nhìn con đường Trần Hưng Đạo, người Đà Nẵng như soi vào gương thấy mình, diện mạo và cuộc sống thành phố.
Mai đây, người Đà Nẵng sẽ đứng trên đỉnh Hải Vân say đắm nhìn con đường vòng cung tuyệt mỹ ôm lấy Vũng Thùng , con đường ven biển ấy là dải ban công kỳ diệu của ngôi nhà - thành phố nhìn ra biển. Từ cửa hầm Hải Vân một con đường cao tốc vươn dài qua các khu công nghiệp, các nhà máy.
Mai đây , người Đà Nẵng sẽ đứng trên Sơn Trà thưởng ngoạn con đường ven biển chạy dài từ Bãi Bụt đến Non Nước, Cửa Đại và đến tận Chu Lai, Dung Quất. Những khu du lịch ven biển, những rừng dương xanh ngát ven biển nhất định sẽ đẩy lùi xa hơn nữa cảnh những người mẹ còng lưng gánh nước tưới khoai trên các nổng cát và cuộc đời tối ngày chỉ khoai với củ.
Năm nay, kỷ niệm 560 năm ngày sinh Lê Thánh Tông - vị vua anh hùng và tài ba bậc nhất, người đã đặt tên Quảng Nam cho mảnh đất này 530 năm trước đây, trên một chiến thuyền đậu tại vịnh Đà Nẵng, ông đã làm những câu thơ :
Tam cảnh dạ tĩnh Đồng long nguyệt .
Ngũ cổ phong thanh Lộ hạt thuyền
(Trăng Đồng long ba canh
đêm tĩnhThuyền Lộ hạt năm giống gió thanh)'
Đà Nẵng hôm nay, không chỉ có ánh trăng yên tĩnh soi trên sóng nước với những con thuyền đậu bến Hàn, mà tưng bừng lung linh ánh đèn, hối hả tấp nập người và xe..
Xin cảm ơn vị anh quân giữa cuộc chinh chiến năm xưa đã viết nên những câu thơ thư thái yên ả về Đà Nẵng cho muôn đời sau, để chúng ta lớp cháu con từ biển trời đó, sông núi đó có quyết tâm lớn, mơ ước lớn làm nên những đổi thay của Đà Nẵng hôm nay và ngày mai.
N.Đ.A (Ðà Nẵng)