Viết bởi bo_doi_cu_ho » Ba T6 06, 2006 4:51 am
[confused] hình như mọi người ko có gyomi
đây là bài viết về đội vô địch
BKPro - nhà vô địch của Robocon Việt Nam 2006
8:11, 05/06/2006
Phương Anh
--------------------------------------------------------------------------------
7 trận đấu cuối cùng hiền hoà hơn người ta vẫn tưởng. Robocon Việt Nam 2006 đã tìm ra nhà vô địch cho mình. Thuyết phục khán giả bằng lối chơi cống hiến, bằng sự chuyên nghiệp trong thiết kế và chế tạo, BKPro của ĐH Bách khoa TP HCM sẽ là đại diện xứng đáng của Việt Nam tham gia Robocon châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Malaysia vào tháng 9 tới.
"Đấu trường" của những "dũng sĩ" fairplay
Khán giả đã hồi hộp chờ đợi những diễn biến hấp dẫn, nảy lửa, với tính đối kháng cao của các trận đấu trong vòng tứ kết. Thế nhưng mọi chuyện đã không diễn ra như dự đoán. Ấn tượng chung với người xem trong đêm chung kết lại là những màn trình diễn đẹp, với tình thân ái của những sinh viên có chung niềm đam mê.
Trận đấu đầu tiên của vòng 1/8 diễn ra giữa 2 đội BKAZX và BKET_3I cùng đến từ ĐH Bách khoa Hà Nội. Ngay từ đầu, họ đã khẳng định "Dù kết quả như thế nào thì chiến thắng vẫn thuộc về ĐH Bách khoa Hà Nội". Với mục tiêu thi đấu công bằng, hữu nghị, chào mừng 50 năm thành lập trường, rất nhiều những phương án cản phá như quạt cấu kiện đã không được đưa vào sử dụng. Tỷ số 11/7 là kết quả mang đến cho BKAZX tấm vé đi tiếp vào vòng trong. Họ cũng đã vượt qua đối thủ thứ 2 là TRY của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM để thực hiện phương châm đặt ra ngay từ đầu: "đi từ A đến Z".
Trận chung kết giữa BKAZX và BKPro cũng diễn ra trong hoà bình. Sau 60 giây đầu tiên, khi những robot tự động đã hoàn tất nhiệm vụ, 2 Robot điều khiển bằng tay cũng lặng lẽ xây toà tháp cao nhất của mình. Không có đặt cấu kiện cản phá, không có quạt gió, cũng không có những pha tranh chấp nảy lửa... cả 2 đội tuyển đều mong muốn cống hiến cho khán giả bằng tài năng và chất lượng thi đấu thực sự của mình. 20/7 – là kết quả để BKPro xứng đáng trở thành đại diện của Robocon Việt Nam năm nay.
Những ứng cử viên không may mắn
BLV Nhật Ánh bắt đầu cho màn bình luận trận đấu thứ 4 của mình bằng nhận xét: "Chúng ta đang được theo dõi trận tứ kết có ý nghĩa của một trận chung kết". Đó là sự va chạm giữa ENT#2 của ĐH Bách khoa Đà Nẵng và BKFTV của ĐH Bách khoa Hà Nội. Trong những ngày qua, con số bình chọn của khán giả cho đại diện duy nhất vào vòng 1/8 của ĐH Bách khoa Đà Nẵng ngày càng tăng lên. Với Robot trung tâm có cách đánh sáng tạo, Robot tự động phụ và Robot điều khiển bằng tay hết sức ổn định, ENT#2 được coi như một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch.
Nhưng mọi chuyện đã không suôn sẻ với ENT#2 khi họ đưa vào một chiến thuật thi đấu mới, với chỉ một Robot điều khiển bằng tay và một Robot tự động chưa bao giờ trình làng. Và mặc dù trong những lần thử sân buổi sáng, họ đã làm cho nhiều đối thủ phải đau đầu, nhưng may mắn đã không đến. Kết quả 12/8 nghiêng về BKFTV đã chấm dứt giấc mơ của ENT#2 xây toà tháp đôi cao nhất thế giới.
Một trong những đội tuyển rất mạnh trong vòng tứ kết lần này là Fas01 của HV Kỹ thuật quân sự. Cánh tay dài của họ từng làm vô hiệu hoá những Robot trung tâm dũng mãnh, những robot tự động thông minh, thì giờ đây lại làm cho họ mất đi cơ hội duy nhất để đi tiếp vào vòng trong. Vi phạm vùng cấm quá 15 giây, Fas01 bị truất quyền thi đấu với kết quả 0 điểm.
Chân dung nhà vô địch
BKPro của ĐH Bách khoa TP HCM đã không còn là một cái tên lạ lẫm với sinh viên làm Robot và những người trẻ trong ngành điện tử và tự động hoá. Khởi đầu bởi Basicbot đoạt giải “Ý tưởng sáng tạo” Robocon Việt Nam 2004, từ 3 thành viên, nhóm giờ đây đã có 8 người với 1 thành viên nữ. Không chỉ đồng hành trong Sáng tạo Robot, 8 thành viên còn có “đại bản doanh” để thuận tiện hơn cho công việc chung mà cả nhóm đang ấp ủ: Thành lập công ty Công nghệ tự động BKPro.
3 năm để cho ra đời những sản phẩm đầu tiên không hề nhỏ: mạch điều khiển robot gắp nhựa được sử dụng tại khoa điện tử - Đại học Bách Khoa TP.HCM, hệ thống điều khiển tự động quản lí kho hàng, báo động tại Thuận Kiều Plaza, hệ thống đèn cao áp khu du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình...
Và năm 2006 này, đó là những Robot mang tên "Thiên thần tình yêu" với thiết kế đẹp mắt và khả năng chiến đấu cực kỳ hiệu quả. 2 giây để khắc chế robot trung tâm đối phương... Các robot tự động với bán dẫn và encorder cực kỳ linh hoạt, có khả năng ghi điểm tại mọi vị trí. Mỗi trận đấu, BKPro có một chiến thuật khác nhau được tạo nên bởi Robot tiên phong trong vòng 1... Không chỉ vậy, BKPro còn chinh phục người xem bởi một lối chơi cống hiến đẹp mắt, không cản phá thô sơ mà chỉ luôn cố gắng hết sức để bảo vệ thành quả của mình... Họ đã một lần nữa mang lại cho ĐH Bách khoa TP HCM ngôi vô địch Robocon Việt Nam.
Vòng chung kết Robocon Việt Nam 2006 đã kết thúc với niềm vui của người chiến thắng, với cả sự tiếc nuối của những đội tuyển đã không may mắn… Nhưng điều quan trọng là những sinh viên Việt Nam đã có được cơ hội để thể hiện hết mình. Họ, và khán giả truyền hình, những người đã theo sát cuộc thi từ những ngày đầu tiên sẽ tiếp tục chờ đợi một mùa Robocon mới - mùa Robocon 2007 khi Việt Nam đăng cai Robocon châu Á - Thái Bình Dương.
[confused] hình như mọi người ko có gyomi
đây là bài viết về đội vô địch
BKPro - nhà vô địch của Robocon Việt Nam 2006
8:11, 05/06/2006
Phương Anh
--------------------------------------------------------------------------------
7 trận đấu cuối cùng hiền hoà hơn người ta vẫn tưởng. Robocon Việt Nam 2006 đã tìm ra nhà vô địch cho mình. Thuyết phục khán giả bằng lối chơi cống hiến, bằng sự chuyên nghiệp trong thiết kế và chế tạo, BKPro của ĐH Bách khoa TP HCM sẽ là đại diện xứng đáng của Việt Nam tham gia Robocon châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Malaysia vào tháng 9 tới.
"Đấu trường" của những "dũng sĩ" fairplay
Khán giả đã hồi hộp chờ đợi những diễn biến hấp dẫn, nảy lửa, với tính đối kháng cao của các trận đấu trong vòng tứ kết. Thế nhưng mọi chuyện đã không diễn ra như dự đoán. Ấn tượng chung với người xem trong đêm chung kết lại là những màn trình diễn đẹp, với tình thân ái của những sinh viên có chung niềm đam mê.
Trận đấu đầu tiên của vòng 1/8 diễn ra giữa 2 đội BKAZX và BKET_3I cùng đến từ ĐH Bách khoa Hà Nội. Ngay từ đầu, họ đã khẳng định "Dù kết quả như thế nào thì chiến thắng vẫn thuộc về ĐH Bách khoa Hà Nội". Với mục tiêu thi đấu công bằng, hữu nghị, chào mừng 50 năm thành lập trường, rất nhiều những phương án cản phá như quạt cấu kiện đã không được đưa vào sử dụng. Tỷ số 11/7 là kết quả mang đến cho BKAZX tấm vé đi tiếp vào vòng trong. Họ cũng đã vượt qua đối thủ thứ 2 là TRY của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM để thực hiện phương châm đặt ra ngay từ đầu: "đi từ A đến Z".
Trận chung kết giữa BKAZX và BKPro cũng diễn ra trong hoà bình. Sau 60 giây đầu tiên, khi những robot tự động đã hoàn tất nhiệm vụ, 2 Robot điều khiển bằng tay cũng lặng lẽ xây toà tháp cao nhất của mình. Không có đặt cấu kiện cản phá, không có quạt gió, cũng không có những pha tranh chấp nảy lửa... cả 2 đội tuyển đều mong muốn cống hiến cho khán giả bằng tài năng và chất lượng thi đấu thực sự của mình. 20/7 – là kết quả để BKPro xứng đáng trở thành đại diện của Robocon Việt Nam năm nay.
Những ứng cử viên không may mắn
BLV Nhật Ánh bắt đầu cho màn bình luận trận đấu thứ 4 của mình bằng nhận xét: "Chúng ta đang được theo dõi trận tứ kết có ý nghĩa của một trận chung kết". Đó là sự va chạm giữa ENT#2 của ĐH Bách khoa Đà Nẵng và BKFTV của ĐH Bách khoa Hà Nội. Trong những ngày qua, con số bình chọn của khán giả cho đại diện duy nhất vào vòng 1/8 của ĐH Bách khoa Đà Nẵng ngày càng tăng lên. Với Robot trung tâm có cách đánh sáng tạo, Robot tự động phụ và Robot điều khiển bằng tay hết sức ổn định, ENT#2 được coi như một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch.
Nhưng mọi chuyện đã không suôn sẻ với ENT#2 khi họ đưa vào một chiến thuật thi đấu mới, với chỉ một Robot điều khiển bằng tay và một Robot tự động chưa bao giờ trình làng. Và mặc dù trong những lần thử sân buổi sáng, họ đã làm cho nhiều đối thủ phải đau đầu, nhưng may mắn đã không đến. Kết quả 12/8 nghiêng về BKFTV đã chấm dứt giấc mơ của ENT#2 xây toà tháp đôi cao nhất thế giới.
Một trong những đội tuyển rất mạnh trong vòng tứ kết lần này là Fas01 của HV Kỹ thuật quân sự. Cánh tay dài của họ từng làm vô hiệu hoá những Robot trung tâm dũng mãnh, những robot tự động thông minh, thì giờ đây lại làm cho họ mất đi cơ hội duy nhất để đi tiếp vào vòng trong. Vi phạm vùng cấm quá 15 giây, Fas01 bị truất quyền thi đấu với kết quả 0 điểm.
Chân dung nhà vô địch
BKPro của ĐH Bách khoa TP HCM đã không còn là một cái tên lạ lẫm với sinh viên làm Robot và những người trẻ trong ngành điện tử và tự động hoá. Khởi đầu bởi Basicbot đoạt giải “Ý tưởng sáng tạo” Robocon Việt Nam 2004, từ 3 thành viên, nhóm giờ đây đã có 8 người với 1 thành viên nữ. Không chỉ đồng hành trong Sáng tạo Robot, 8 thành viên còn có “đại bản doanh” để thuận tiện hơn cho công việc chung mà cả nhóm đang ấp ủ: Thành lập công ty Công nghệ tự động BKPro.
3 năm để cho ra đời những sản phẩm đầu tiên không hề nhỏ: mạch điều khiển robot gắp nhựa được sử dụng tại khoa điện tử - Đại học Bách Khoa TP.HCM, hệ thống điều khiển tự động quản lí kho hàng, báo động tại Thuận Kiều Plaza, hệ thống đèn cao áp khu du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình...
Và năm 2006 này, đó là những Robot mang tên "Thiên thần tình yêu" với thiết kế đẹp mắt và khả năng chiến đấu cực kỳ hiệu quả. 2 giây để khắc chế robot trung tâm đối phương... Các robot tự động với bán dẫn và encorder cực kỳ linh hoạt, có khả năng ghi điểm tại mọi vị trí. Mỗi trận đấu, BKPro có một chiến thuật khác nhau được tạo nên bởi Robot tiên phong trong vòng 1... Không chỉ vậy, BKPro còn chinh phục người xem bởi một lối chơi cống hiến đẹp mắt, không cản phá thô sơ mà chỉ luôn cố gắng hết sức để bảo vệ thành quả của mình... Họ đã một lần nữa mang lại cho ĐH Bách khoa TP HCM ngôi vô địch Robocon Việt Nam.
Vòng chung kết Robocon Việt Nam 2006 đã kết thúc với niềm vui của người chiến thắng, với cả sự tiếc nuối của những đội tuyển đã không may mắn… Nhưng điều quan trọng là những sinh viên Việt Nam đã có được cơ hội để thể hiện hết mình. Họ, và khán giả truyền hình, những người đã theo sát cuộc thi từ những ngày đầu tiên sẽ tiếp tục chờ đợi một mùa Robocon mới - mùa Robocon 2007 khi Việt Nam đăng cai Robocon châu Á - Thái Bình Dương.