Viết bởi ho17641 » Ba T9 21, 2004 3:37 am
Mưu lược hơn người. Chả vì thế mà Khổng Minh luôn có tên trong danh sách các mưu lược gia của Trung Quốc.
Tận tâm với công việc, luôn lo lắng cho an nguy quốc gia. Là một vị thừa tướng liêm khiết (khi chết chỉ để lại được vài mẫu đất cho con cháu ).
Trong thời điểm Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh vụt lên như một ngôi sao sáng. Vạch định thế chia ba thiên hạ từ trong lều tranh. Đưa một con người long đong như Lưu Bị lên làm chủ cả một phần ba thiên hạ và luôn là kỳ phùng địch thủ với quân Tào.
Chính sách thống nhất đất nước của Khổng Minh vô cùng sáng suốt, giữ vững căn cứ tại đất Tây Thục và Hán Trung, tạo mạch liền với Kinh Châu. Từ Kinh Châu phái một thượng tướng cầm quân đánh lên phía bắc, quân từ Tây Thục kéo qua hang Tà Cốc đánh thẳng vào Trường An tạo thành thế gọng kiềm kẹp chặt quân Tào. Và một sách lược nữa vô cùng đúng đắn là liên kết với Đông Ngô, hai nước yếu hơn liên hết với nhau chống giữ với nước lang sói là Bắc Nguỵ.
Nhưng rất tiếc, bao nhiêu tâm huyết cua Khổng Minh lần lượt bị anh em nhà Lưu Bị làm cho tiêu tán.
Quan Công thua Kinh Châu, chạy ra Mạch Thành. Lưu Bị nướng 40 vạn quân Thục tại Thượng Đình, rút về thành Bạch Đế. Hai vị tướng tài ba một thời bị đại bại dưới tay một "đứa con nít" Lục Tốn ( chắc có bà con với tên tướng cướp Lục Dận sang đánh nước ta quá ).
Mất Kinh Châu, Tây Thục cụt mất cánh tay trái. Bốn mươi vạn quân tinh nhuệ bị nướng cháy trong vòng lửa liên hoàn hơn 10 dặm làm cho nguyên khí của nước Thục tổn thương nặng nề.
Từ đấy về sau mọi trọng trách dồn hết lên đôi vai thư sinh kia. Bắt được Mạnh Hoạch, đưa quân ra Kỳ Sơn 7 lần nhưng không thành công. Cuối cùng Khổng Minh đã ra đi khi ước nguyện vẫn chưa thành, Khổng Minh chết để đền nợ nước, chết vì gánh nặng giang san quá lớn.
Tài trí của Khổng Minh được tô vẽ đậm nét qua những cuộc đấu trí căng thẳng nhưng cũng đầy vui nhộn. Từ Chu Du, Mạnh Hoạch, cho đến Tư Mã Ý.
Khổng Minh hoả thiêu gò Bác Vọng, đấu khẩu bại cả quần hùng Đông Ngô, mượn tên quân Tào, mượn luôn cả gió Đông Nam của thiên nhiên, bắt chẹt Tào Tháo tại ngã Hoa Dung, chọc chết Chu Du đang độ tuổi sung sức, mắng chết Vương Lãng tại trận tiền, bảy lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch, sử dụng kế không thành đuổi Tư Mã Ý, chế ra trâu máy ngựa gỗ,... tất cả những kỳ tích trên đã tạo nên một kỳ tài hãn thế. Nhưng hỡi ôi, tất cả cũng tại số trời. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Nếu ông trời không đổ cơn mưa tại hang Hồ Lô thì đâu có chuyện đất Thục bị sang bằng bởi quân nhà Tấn của Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý).
Vì kết cấu truyện Tam Quốc Chí dùng để tô vẽ cho Gia Cát Lượng nên Khổng Minh nổi bật lên có phần lấn lướt cả nhân vật gian hùng Tào Tháo.
Ở đây một khía cạnh cuộc đời của Khổng Minh được chú ý tới, đó là cuộc đấu trí giữa Khổng Minh và Tư Mã Ý ( sẽ được phân tích kỹ ở phần bàn về Tư Mã Ý sau này ), và cái chết của Gia Cát Vũ Hầu.
Khổng Minh chết vì quá lao lực. Ông quản lý hầu hết mọi công việc, từ hình phạt 5 trượng trở lên ông đều phải xem xét. Như thế phải chăng đất Thục vốn nổi tiếng sản sinh ra lắm anh tài nay đã cạn kiệt trong thời gian Khổng Minh cầm quyền Thừa tướng. Hoặc giả ông chỉ lo nắm hết quyền hành, không chăm lo phát triển cho thế hệ kế tục sau.
Không hẳn đã như vậy. Ông vẫn rất chăm lo cho những tài năng hậu bối. Từ những tướng tài cầm quân như Khương Duy, đến những đại thần cầm quyền to trong triều như Tưởng Uyển, Phí Vỹ, sau này đều là rường cột của nước nhà.
Nhưng ông không dám giao hết việc cho họ vì một phần nào ông lo lắng họ sẽ không hoàn tất tốt công việc. Một Mã Tốc ông hết sức tin tưởng lại làm mất Nhai Đình, đẩy Khổng Minh vào thế cởi cọp đã làm ông chao đảo niềm tin. Và tất cả cũng vì tấm lòng tận tuỵ của ông đối với nước nhà.
Nhưng có một điều ông sai lầm, đo là ông không giải quyết nỗi mối mâu thuẫn giữa các đại thần trong triều với nhau và nhất là ông không tìm cách đưa Lưu Thiện sống thực với cuộc sống của một vị vua oai hùng sắnh với cha của Vua la Tiên đế Lưu Bị. Sự sụp đổ của Thục Hán sau này là do lỗi rất lớn của vị vua hèn nhát Lưu Thiện.
Mưu lược hơn người. Chả vì thế mà Khổng Minh luôn có tên trong danh sách các mưu lược gia của Trung Quốc.
Tận tâm với công việc, luôn lo lắng cho an nguy quốc gia. Là một vị thừa tướng liêm khiết (khi chết chỉ để lại được vài mẫu đất cho con cháu ).
Trong thời điểm Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh vụt lên như một ngôi sao sáng. Vạch định thế chia ba thiên hạ từ trong lều tranh. Đưa một con người long đong như Lưu Bị lên làm chủ cả một phần ba thiên hạ và luôn là kỳ phùng địch thủ với quân Tào.
Chính sách thống nhất đất nước của Khổng Minh vô cùng sáng suốt, giữ vững căn cứ tại đất Tây Thục và Hán Trung, tạo mạch liền với Kinh Châu. Từ Kinh Châu phái một thượng tướng cầm quân đánh lên phía bắc, quân từ Tây Thục kéo qua hang Tà Cốc đánh thẳng vào Trường An tạo thành thế gọng kiềm kẹp chặt quân Tào. Và một sách lược nữa vô cùng đúng đắn là liên kết với Đông Ngô, hai nước yếu hơn liên hết với nhau chống giữ với nước lang sói là Bắc Nguỵ.
Nhưng rất tiếc, bao nhiêu tâm huyết cua Khổng Minh lần lượt bị anh em nhà Lưu Bị làm cho tiêu tán.
Quan Công thua Kinh Châu, chạy ra Mạch Thành. Lưu Bị nướng 40 vạn quân Thục tại Thượng Đình, rút về thành Bạch Đế. Hai vị tướng tài ba một thời bị đại bại dưới tay một "đứa con nít" Lục Tốn ( chắc có bà con với tên tướng cướp Lục Dận sang đánh nước ta quá ).
Mất Kinh Châu, Tây Thục cụt mất cánh tay trái. Bốn mươi vạn quân tinh nhuệ bị nướng cháy trong vòng lửa liên hoàn hơn 10 dặm làm cho nguyên khí của nước Thục tổn thương nặng nề.
Từ đấy về sau mọi trọng trách dồn hết lên đôi vai thư sinh kia. Bắt được Mạnh Hoạch, đưa quân ra Kỳ Sơn 7 lần nhưng không thành công. Cuối cùng Khổng Minh đã ra đi khi ước nguyện vẫn chưa thành, Khổng Minh chết để đền nợ nước, chết vì gánh nặng giang san quá lớn.
Tài trí của Khổng Minh được tô vẽ đậm nét qua những cuộc đấu trí căng thẳng nhưng cũng đầy vui nhộn. Từ Chu Du, Mạnh Hoạch, cho đến Tư Mã Ý.
Khổng Minh hoả thiêu gò Bác Vọng, đấu khẩu bại cả quần hùng Đông Ngô, mượn tên quân Tào, mượn luôn cả gió Đông Nam của thiên nhiên, bắt chẹt Tào Tháo tại ngã Hoa Dung, chọc chết Chu Du đang độ tuổi sung sức, mắng chết Vương Lãng tại trận tiền, bảy lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch, sử dụng kế không thành đuổi Tư Mã Ý, chế ra trâu máy ngựa gỗ,... tất cả những kỳ tích trên đã tạo nên một kỳ tài hãn thế. Nhưng hỡi ôi, tất cả cũng tại số trời. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Nếu ông trời không đổ cơn mưa tại hang Hồ Lô thì đâu có chuyện đất Thục bị sang bằng bởi quân nhà Tấn của Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý).
Vì kết cấu truyện Tam Quốc Chí dùng để tô vẽ cho Gia Cát Lượng nên Khổng Minh nổi bật lên có phần lấn lướt cả nhân vật gian hùng Tào Tháo.
Ở đây một khía cạnh cuộc đời của Khổng Minh được chú ý tới, đó là cuộc đấu trí giữa Khổng Minh và Tư Mã Ý ( sẽ được phân tích kỹ ở phần bàn về Tư Mã Ý sau này ), và cái chết của Gia Cát Vũ Hầu.
Khổng Minh chết vì quá lao lực. Ông quản lý hầu hết mọi công việc, từ hình phạt 5 trượng trở lên ông đều phải xem xét. Như thế phải chăng đất Thục vốn nổi tiếng sản sinh ra lắm anh tài nay đã cạn kiệt trong thời gian Khổng Minh cầm quyền Thừa tướng. Hoặc giả ông chỉ lo nắm hết quyền hành, không chăm lo phát triển cho thế hệ kế tục sau.
Không hẳn đã như vậy. Ông vẫn rất chăm lo cho những tài năng hậu bối. Từ những tướng tài cầm quân như Khương Duy, đến những đại thần cầm quyền to trong triều như Tưởng Uyển, Phí Vỹ, sau này đều là rường cột của nước nhà.
Nhưng ông không dám giao hết việc cho họ vì một phần nào ông lo lắng họ sẽ không hoàn tất tốt công việc. Một Mã Tốc ông hết sức tin tưởng lại làm mất Nhai Đình, đẩy Khổng Minh vào thế cởi cọp đã làm ông chao đảo niềm tin. Và tất cả cũng vì tấm lòng tận tuỵ của ông đối với nước nhà.
Nhưng có một điều ông sai lầm, đo là ông không giải quyết nỗi mối mâu thuẫn giữa các đại thần trong triều với nhau và nhất là ông không tìm cách đưa Lưu Thiện sống thực với cuộc sống của một vị vua oai hùng sắnh với cha của Vua la Tiên đế Lưu Bị. Sự sụp đổ của Thục Hán sau này là do lỗi rất lớn của vị vua hèn nhát Lưu Thiện.