Viết bởi anhsiu » Hai T2 23, 2009 11:06 pm
お待たせ!
Khi lao vào tìm hiểu 1 vấn đề về kỹ thuật thì câu chuyện về các số liệu là hết sức quan trọng . Nhưng những số liệu đó huy động quả không đơn giản . Những số liệu có được trên các trang báo chỉ là những góp nhặt cỏn con và chưa nói lên được điều gì . Còn những con số của những điều tra thực thụ mang tính khoa học thì chắc phải đến 1 viện nghiên cứu nào đó .
Sau vài hôm tìm hiểu thì mình xin phép không viết phần " Tính khả thi của LRT vào VN " . Vì thực ra càng tìm hiểu thì thấy mình càng chẳng biết gì và chẳng thể đưa ra 1 nhận xét , 1 phán đoán y như thầy bói mà không dựa vào các số liệu và các điều tra cụ thể .
Mình xin trích 1 đoạn để ví dụ ( 1 đoạn mình viết mà đôi khi đọc lại thì thấy thực sự buồn cười ):
Phần 1 : Đặt vấn đề :
Vì sao phải phát triển giao thông công cộng ở nước ta :
Trên lí thuyết, với đúng khoảng cách an toàn cho hai xe lưu thông thì một người tham gia giao thông bằng xe máy chiếm 16m2 đường, một người tham gia bằng xe hơi mất 30m2; còn một người tham gia xe buýt chỉ mất 2m2! Đó là chưa kể trong giao thông tĩnh, mỗi xe máy và xe hơi lại tốn thêm 4m2 và 10m2 làm nơi đỗ xe.
(
. Giải quyết tình trạng uồn tắt giao thông : đó là 1 bài toán hóc búa vẫn chưa giải quyết được trong nhiều năm nay mặc dù nó đã được đặt trên bàn thảo luận từ lâu . Nhiều biện pháp đã được đặt ra như : Tăng giá nhập khảu xe ,1 người trưởng thành chỉ được đăng ký 1 xe máy , người có bằng mới được đăng ký xe …. Nhằm giảm số người mua được xe qua đó giảm lưu lượng xe tham gia giao thông . Nhưng những biện pháp đó đã dần dần cho thấy những mâu thuẩn . Mâu thuẩn giữa cung và cầu . Nhu cầu đi lại và giao thông là nhu cầu không thể cưỡng lại của bất kỳ 1 đô thị nào . Nếu chúng ta có 10 triệu người cần đi lại thì nhất thiết phải có 1 số lượng phương tiện giao thông nhất định để đáp ứng cho nó . Do vậy khi phương tiện giao thông cộng cộng chưa xuất hiện , hoặc dẫu có thì vẫn chưa đủ lượng và chất ( ý là về sức chuyên chở và sự cơ động , tiện lợi , thỏai mái khi tham gia giao thông ) thì bắt buộc phương tiện giao thông cá nhân phải tăng để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển . Và khi tốc độ tăng của phương tiện giao thông vượt qua tốc độ của việc trang bị cơ sở hạ tầng giao thông ( đường xá …. ) thì tình trạng kẹt đường là không thể tránh khỏi . Và đi kèm với nó là tai nạn giao thông ngày càng gia tăng .
-Giải quyết 1 góc của bài toán phát triển bền vững : Khí thải từ phương tiện giao thông , sự phản xạ nhiệt trên các mặt đường nhựa ….. đều là những tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng .
-Giải quyết bài toán về quy hoạch đô thị : Cùng với việc gia tăng dân số trong những thập niên gần đây tỉ lệ thuận với phương tiện giao thông cá nhân dẫn đến diện tích mặt đường và các công trình giao thông đi kèm tăng . Hậu quả tất yếu là diện tích sống và sinh hoạt , giải trí … tại các đô thị giảm xuống đáng kể . Một người đi xe con chiếm diện tích đường gấp đôi đi xe máy, gấp 15 lần một người đi xe búyt . Hay nói cụ thể hơn , diện tích đất , kinh phí xây dựng : không gian trống ( như công viên quảng trường … ) để vui chơi giải trí , các trung tâm cho người già trẻ em , hoặc ngay cả diện tích nhà ở và làm việc cũng ngày càng bị thu hẹp vì các con đường hay các bãi đổ xe ( thậm chí ngay trong nhà ) . ( Phần này có lẽ mấy anh bên kiến trúc sẽ hiểu rõ và nói rõ hơn )
- Cùng với việc thiên về giao thông cá nhân , Văn hóa lối sống cộng đồng cũng dần bị cá nhân hóa . Nhưng chuyến xe đò , xe lam khi đi lại nhưng quảng đường vừa và ngắn đã dần mất đi , và văn hóa , 1 địa điểm giao lưu thông tin ( コミュニケーション) cũng bị mất đi .
Ví dụ như đoạn bài viết trên : Nói về nạn ùn tắt giao thông , đưa ra 1 nhận xét là lượng xe cá nhân tại nước ta là nhiều mà không có con số là bao nhiêu ? Lượng giao thông công cộng là chưa đủ đáp ứng nhưng số liệu đâu ? ( ví dụ như Ở TP HCM hiện có bao nhiêu xe buýt ? 1 ngày chuyên chở tối đa là bao nhiêu lượt người ? số người cần di chuyển trong 1 khu vực nào đó ? Hoặc nhỏ hơn là lưu lượng xe tại 1 tuyến đường là bao nhiêu ? ......
Rồi tiếp đến Nói là LRT hợp với môi trường hơn xe buýt thì cần đưa ra số liệu về việc LRT tiêu tốn 1 mức năng lượng như thế nào ? Xe buýt thải khí 1 ngày bao nhiêu ?
Rồi tiếp nếu so sánh về chi phí để thi công phương tiện giao thông công cộng ( xe buýt , LRT , Tàu điện ) thì con số ntn ? có tối ưu hay không khi xét tổng hợp các yếu tố kinh tế , môi trường , ảnh hưởng xã hội... đều cần những số liệu cụ thể trước khi đưa ra nhận xét ...
Đại khái là như vậy , nên mình không thể triển khai tiếp ý tiếp theo là Ở VN hiện nay PP giao thông công cộng nào là tối ưu ?
Như vậy đoạn viết trên vẫn chưa phải là 1 đoạn viết trong ngành kỹ thuật . Nó chỉ là 1 bài viết thiên về bên xã hội với những nhận xét của cá nhân .
Như vậy , do vấn đề tìm số liệu còn nhiều khó khăn và phải đầu tư thời gian và công sức nhiều , do vậy em xin dừng bài viết của mình tại đây . Dừng không có ý là bó tay nhưng sẽ tìm hiểu tiếp và hy vọng chia sẻ với mọi người khi có 1 cách nhìn khoa học hơn . Dừng bài của mình là để Topic phát triển tiếp với những chủ đề mới và hấp dẫn hơn . Xin chào và hẹn gặp lại .
@ Các giáo sư có những câu nói hết sức ngắn gọn và tổng quát , nhưng để có những câu nói đó là 1 quá trình thu thập và điều tra , phân tích . Đó là câu chuyện của công việc nghiên cứu phải không nhỉ ?
お待たせ!
Khi lao vào tìm hiểu 1 vấn đề về kỹ thuật thì câu chuyện về các số liệu là hết sức quan trọng . Nhưng những số liệu đó huy động quả không đơn giản . Những số liệu có được trên các trang báo chỉ là những góp nhặt cỏn con và chưa nói lên được điều gì . Còn những con số của những điều tra thực thụ mang tính khoa học thì chắc phải đến 1 viện nghiên cứu nào đó .
Sau vài hôm tìm hiểu thì mình xin phép không viết phần " Tính khả thi của LRT vào VN " . Vì thực ra càng tìm hiểu thì thấy mình càng chẳng biết gì và chẳng thể đưa ra 1 nhận xét , 1 phán đoán y như thầy bói mà không dựa vào các số liệu và các điều tra cụ thể .
Mình xin trích 1 đoạn để ví dụ ( 1 đoạn mình viết mà đôi khi đọc lại thì thấy thực sự buồn cười ):
Phần 1 : Đặt vấn đề :
Vì sao phải phát triển giao thông công cộng ở nước ta :
Trên lí thuyết, với đúng khoảng cách an toàn cho hai xe lưu thông thì một người tham gia giao thông bằng xe máy chiếm 16m2 đường, một người tham gia bằng xe hơi mất 30m2; còn một người tham gia xe buýt chỉ mất 2m2! Đó là chưa kể trong giao thông tĩnh, mỗi xe máy và xe hơi lại tốn thêm 4m2 và 10m2 làm nơi đỗ xe.
(
. Giải quyết tình trạng uồn tắt giao thông : đó là 1 bài toán hóc búa vẫn chưa giải quyết được trong nhiều năm nay mặc dù nó đã được đặt trên bàn thảo luận từ lâu . Nhiều biện pháp đã được đặt ra như : Tăng giá nhập khảu xe ,1 người trưởng thành chỉ được đăng ký 1 xe máy , người có bằng mới được đăng ký xe …. Nhằm giảm số người mua được xe qua đó giảm lưu lượng xe tham gia giao thông . Nhưng những biện pháp đó đã dần dần cho thấy những mâu thuẩn . Mâu thuẩn giữa cung và cầu . Nhu cầu đi lại và giao thông là nhu cầu không thể cưỡng lại của bất kỳ 1 đô thị nào . Nếu chúng ta có 10 triệu người cần đi lại thì nhất thiết phải có 1 số lượng phương tiện giao thông nhất định để đáp ứng cho nó . Do vậy khi phương tiện giao thông cộng cộng chưa xuất hiện , hoặc dẫu có thì vẫn chưa đủ lượng và chất ( ý là về sức chuyên chở và sự cơ động , tiện lợi , thỏai mái khi tham gia giao thông ) thì bắt buộc phương tiện giao thông cá nhân phải tăng để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển . Và khi tốc độ tăng của phương tiện giao thông vượt qua tốc độ của việc trang bị cơ sở hạ tầng giao thông ( đường xá …. ) thì tình trạng kẹt đường là không thể tránh khỏi . Và đi kèm với nó là tai nạn giao thông ngày càng gia tăng .
-Giải quyết 1 góc của bài toán phát triển bền vững : Khí thải từ phương tiện giao thông , sự phản xạ nhiệt trên các mặt đường nhựa ….. đều là những tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng .
-Giải quyết bài toán về quy hoạch đô thị : Cùng với việc gia tăng dân số trong những thập niên gần đây tỉ lệ thuận với phương tiện giao thông cá nhân dẫn đến diện tích mặt đường và các công trình giao thông đi kèm tăng . Hậu quả tất yếu là diện tích sống và sinh hoạt , giải trí … tại các đô thị giảm xuống đáng kể . Một người đi xe con chiếm diện tích đường gấp đôi đi xe máy, gấp 15 lần một người đi xe búyt . Hay nói cụ thể hơn , diện tích đất , kinh phí xây dựng : không gian trống ( như công viên quảng trường … ) để vui chơi giải trí , các trung tâm cho người già trẻ em , hoặc ngay cả diện tích nhà ở và làm việc cũng ngày càng bị thu hẹp vì các con đường hay các bãi đổ xe ( thậm chí ngay trong nhà ) . ( Phần này có lẽ mấy anh bên kiến trúc sẽ hiểu rõ và nói rõ hơn )
- Cùng với việc thiên về giao thông cá nhân , Văn hóa lối sống cộng đồng cũng dần bị cá nhân hóa . Nhưng chuyến xe đò , xe lam khi đi lại nhưng quảng đường vừa và ngắn đã dần mất đi , và văn hóa , 1 địa điểm giao lưu thông tin ( コミュニケーション) cũng bị mất đi .
Ví dụ như đoạn bài viết trên : Nói về nạn ùn tắt giao thông , đưa ra 1 nhận xét là lượng xe cá nhân tại nước ta là nhiều mà không có con số là bao nhiêu ? Lượng giao thông công cộng là chưa đủ đáp ứng nhưng số liệu đâu ? ( ví dụ như Ở TP HCM hiện có bao nhiêu xe buýt ? 1 ngày chuyên chở tối đa là bao nhiêu lượt người ? số người cần di chuyển trong 1 khu vực nào đó ? Hoặc nhỏ hơn là lưu lượng xe tại 1 tuyến đường là bao nhiêu ? ......
Rồi tiếp đến Nói là LRT hợp với môi trường hơn xe buýt thì cần đưa ra số liệu về việc LRT tiêu tốn 1 mức năng lượng như thế nào ? Xe buýt thải khí 1 ngày bao nhiêu ?
Rồi tiếp nếu so sánh về chi phí để thi công phương tiện giao thông công cộng ( xe buýt , LRT , Tàu điện ) thì con số ntn ? có tối ưu hay không khi xét tổng hợp các yếu tố kinh tế , môi trường , ảnh hưởng xã hội... đều cần những số liệu cụ thể trước khi đưa ra nhận xét ...
Đại khái là như vậy , nên mình không thể triển khai tiếp ý tiếp theo là Ở VN hiện nay PP giao thông công cộng nào là tối ưu ?
Như vậy đoạn viết trên vẫn chưa phải là 1 đoạn viết trong ngành kỹ thuật . Nó chỉ là 1 bài viết thiên về bên xã hội với những nhận xét của cá nhân .
Như vậy , do vấn đề tìm số liệu còn nhiều khó khăn và phải đầu tư thời gian và công sức nhiều , do vậy em xin dừng bài viết của mình tại đây . Dừng không có ý là bó tay nhưng sẽ tìm hiểu tiếp và hy vọng chia sẻ với mọi người khi có 1 cách nhìn khoa học hơn . Dừng bài của mình là để Topic phát triển tiếp với những chủ đề mới và hấp dẫn hơn . Xin chào và hẹn gặp lại .
@ Các giáo sư có những câu nói hết sức ngắn gọn và tổng quát , nhưng để có những câu nói đó là 1 quá trình thu thập và điều tra , phân tích . Đó là câu chuyện của công việc nghiên cứu phải không nhỉ ?