Viết bởi navq » Hai T12 11, 2006 3:49 am
ĐÔ thị vườn (garden city , 田園都市)do Ebenezer Howard , người Anh ,đề xướng ra vào năm 1898, là hình thái đô thị tự vận hành và kết hợp với thiên nhiên .
Đề án này nhằm giải quyết những vấn đề đô thị đang xảy ra tại Luân đôn mà lúc đó đã có tới 6 triệu dân chen chúc trong một môi trường sống tệ hại do công nghiệp hoá.
Thành phố vườn của Howard là một tiểu đô thị chừng trên 3 vạn dân , diện tích khoảng 24km vuông (tương đương với khoảng một quận),các tiểu đô thị cận kề sẽ được nối với nhau bằng một hệ thống đường săt.Một đô thị vườn được chia làm khu trung tâm và các khu ngoại vi . Khu trung tâm có bố trí công viên khu giải trí , công trình công cộng , khu mua sắm ...Khu ngoại vi một phần dành cho nhà ở , cây xanh ,một phần cho các nhà máy , thậm trí cả các nông trang .Nhờ đó mà trú (nơi ở ) và nghiệp ( nơi làm việc )không bị tách xa , nhờ khu trung tâm với đầy đủ các công trình công cộng giải trí , mua sắm mà tiện ích của đô thị vẫn được đảm bảo trong khi đó môi trường sống sẽ được cải thiện rõ rệt nhờ số lượng cây xanh .
Mô hình đô thị này hoạt động theo cơ chế tự vận hành nhờ các công ty dân doanh , cộng đồng tự góp vốn (cổ phần ) góp ý kiến thiết kế , xây dựng , bảo trì rồi lại bán hoặc cho dân thuê.
Ở Tokyo , cũng có vài nơi được xây theo mô hình đô thị vuờn này , ví dụ như 多摩川、hay 田園調布trên tuyến tokyu line , ai có kyomi thì đi xem cho biết .
Còn quá trình mà đô thị ngừng phát chiển , không khuếch trương và đồng bộ thu lại một cách tỉ mỉ còn được gọi là quá trình "đô thị hoá nghịch".Quá trình này được thể hiện rõ nét hơn ở các quốc gia phát triển , dân số lão hoá , giảm thiểu hơn là các quốc gia đang công nghiệp hoá như Việt Nam mình .
Ở các nước này không còn quá trình đô thị hoá nữa mà xã hội đã chuyển sang hình thái “xã hội đô thị “, trong đó đô thị đã” lớn “xong ,thành “thành thục “rồi và “đô thị hoá nghịch “là giai đoạn tiếp theo của nó .
Nguyên nhân rõ nét nhất gây ra quá trình đô thị hoá nghịch một cách toàn diện ở các nước phát triển điển hình như Nhật bản là việc dân số lão hoá quá mức , tỉ lệ sinh ít , gây ra giảm dân số ở các đô thị .
nguyên nhân nữa là do các chu kì kinh tế , vào thời kì kinh tế phát đạt , giá đất từ trung tâm tăng vọt , đến khi kinh tế suy thoái nhiều công ti không chịu được phá sản hoặc phải bỏ đi , dẫn đến tình trạng “không động hoá “ở các trung tâm .
Còn có nguyên nhân nữa gây ra quá trình “đô thị hoá nghịch”một cách “cục bộ “ là do sức hút quá mãnh liệt của các đại đô thị .( Điều này đúng cả với các nước đang đô thị hoá như Việt Nam.)Các đô thị lớn như Hà Nội , ĐÀ NẴng ở bên mình , Tokyo , Yokohama ở bên Nhật với nguồn việc làm dồi dào , cơ hội thăng tiến tốt dĩ nhiên hút di dân từ các đô thị bé nơi điều kiện sống lẫn các cơ hội đều ít hơn , dân số các đô thị bé này sẽ giảm nếu nó không tự “ đẻ “, hay hút di dân từ nông thôn lên .
Cũng như đô thị hoá , đô thị hoá nghịch cũng kéo theo một loạt những vấn đề .Một đô thị ngày càng nhỏ hơn có nghĩa là sức hút của nó sẽ ngày càng yếu hơn ,người ta sẽ ít đầu tư vào nó hơn , và do đó nó sẽ tạo ra ít sản phẩm hơn (nếu không tăng năng suất kịp ), thuế sẽ ít đi và tiền dành cho phúc lợi cũng sẽ giảm . Ở Nhật các thành phố nhỏ là nhưng nơi đang phải gánh chịu vấn đề này nặng nhất , vì bản than dân số không tăng mà phải chịu nạn di dân của thanh niên lên các thành phố lớn , khiến cho thành phố chỉ còn toàn người già , phố xá , các công trình công cộng cũ mà chính quyền không đủ ngân sách để sửa .( trên tivi thỉnh thoảng đưa phóng sự về vấn đề này )lấy gì cho đầu tư phát triển .
Tuy nhiên không phải đô thị hoá nghịch toàn là mặt xấu .Việc dân đô thị giảm dẫn đến nới lỏng được mật độ dân số quá lớn ở các thành phố như Tokyo , Yokohama …,”không động hoá “ở trung tâm khiến người ta có nhiều đất hơn để xây dựng các công trình công cộng , hay trồng cây xanh , không gian đô thị thoáng hơn , chất luợng sống cũng được đảm bảo hơn .
ĐÔ thị vườn (garden city , 田園都市)do Ebenezer Howard , người Anh ,đề xướng ra vào năm 1898, là hình thái đô thị tự vận hành và kết hợp với thiên nhiên .
Đề án này nhằm giải quyết những vấn đề đô thị đang xảy ra tại Luân đôn mà lúc đó đã có tới 6 triệu dân chen chúc trong một môi trường sống tệ hại do công nghiệp hoá.
Thành phố vườn của Howard là một tiểu đô thị chừng trên 3 vạn dân , diện tích khoảng 24km vuông (tương đương với khoảng một quận),các tiểu đô thị cận kề sẽ được nối với nhau bằng một hệ thống đường săt.Một đô thị vườn được chia làm khu trung tâm và các khu ngoại vi . Khu trung tâm có bố trí công viên khu giải trí , công trình công cộng , khu mua sắm ...Khu ngoại vi một phần dành cho nhà ở , cây xanh ,một phần cho các nhà máy , thậm trí cả các nông trang .Nhờ đó mà trú (nơi ở ) và nghiệp ( nơi làm việc )không bị tách xa , nhờ khu trung tâm với đầy đủ các công trình công cộng giải trí , mua sắm mà tiện ích của đô thị vẫn được đảm bảo trong khi đó môi trường sống sẽ được cải thiện rõ rệt nhờ số lượng cây xanh .
Mô hình đô thị này hoạt động theo cơ chế tự vận hành nhờ các công ty dân doanh , cộng đồng tự góp vốn (cổ phần ) góp ý kiến thiết kế , xây dựng , bảo trì rồi lại bán hoặc cho dân thuê.
Ở Tokyo , cũng có vài nơi được xây theo mô hình đô thị vuờn này , ví dụ như 多摩川、hay 田園調布trên tuyến tokyu line , ai có kyomi thì đi xem cho biết .
Còn quá trình mà đô thị ngừng phát chiển , không khuếch trương và đồng bộ thu lại một cách tỉ mỉ còn được gọi là quá trình "đô thị hoá nghịch".Quá trình này được thể hiện rõ nét hơn ở các quốc gia phát triển , dân số lão hoá , giảm thiểu hơn là các quốc gia đang công nghiệp hoá như Việt Nam mình .
Ở các nước này không còn quá trình đô thị hoá nữa mà xã hội đã chuyển sang hình thái “xã hội đô thị “, trong đó đô thị đã” lớn “xong ,thành “thành thục “rồi và “đô thị hoá nghịch “là giai đoạn tiếp theo của nó .
Nguyên nhân rõ nét nhất gây ra quá trình đô thị hoá nghịch một cách toàn diện ở các nước phát triển điển hình như Nhật bản là việc dân số lão hoá quá mức , tỉ lệ sinh ít , gây ra giảm dân số ở các đô thị .
nguyên nhân nữa là do các chu kì kinh tế , vào thời kì kinh tế phát đạt , giá đất từ trung tâm tăng vọt , đến khi kinh tế suy thoái nhiều công ti không chịu được phá sản hoặc phải bỏ đi , dẫn đến tình trạng “không động hoá “ở các trung tâm .
Còn có nguyên nhân nữa gây ra quá trình “đô thị hoá nghịch”một cách “cục bộ “ là do sức hút quá mãnh liệt của các đại đô thị .( Điều này đúng cả với các nước đang đô thị hoá như Việt Nam.)Các đô thị lớn như Hà Nội , ĐÀ NẴng ở bên mình , Tokyo , Yokohama ở bên Nhật với nguồn việc làm dồi dào , cơ hội thăng tiến tốt dĩ nhiên hút di dân từ các đô thị bé nơi điều kiện sống lẫn các cơ hội đều ít hơn , dân số các đô thị bé này sẽ giảm nếu nó không tự “ đẻ “, hay hút di dân từ nông thôn lên .
Cũng như đô thị hoá , đô thị hoá nghịch cũng kéo theo một loạt những vấn đề .Một đô thị ngày càng nhỏ hơn có nghĩa là sức hút của nó sẽ ngày càng yếu hơn ,người ta sẽ ít đầu tư vào nó hơn , và do đó nó sẽ tạo ra ít sản phẩm hơn (nếu không tăng năng suất kịp ), thuế sẽ ít đi và tiền dành cho phúc lợi cũng sẽ giảm . Ở Nhật các thành phố nhỏ là nhưng nơi đang phải gánh chịu vấn đề này nặng nhất , vì bản than dân số không tăng mà phải chịu nạn di dân của thanh niên lên các thành phố lớn , khiến cho thành phố chỉ còn toàn người già , phố xá , các công trình công cộng cũ mà chính quyền không đủ ngân sách để sửa .( trên tivi thỉnh thoảng đưa phóng sự về vấn đề này )lấy gì cho đầu tư phát triển .
Tuy nhiên không phải đô thị hoá nghịch toàn là mặt xấu .Việc dân đô thị giảm dẫn đến nới lỏng được mật độ dân số quá lớn ở các thành phố như Tokyo , Yokohama …,”không động hoá “ở trung tâm khiến người ta có nhiều đất hơn để xây dựng các công trình công cộng , hay trồng cây xanh , không gian đô thị thoáng hơn , chất luợng sống cũng được đảm bảo hơn .