Viết bởi Kagayaki » Tư T1 16, 2008 10:10 am
(tiếp theo)
Những khía cạnh thực tế
Vào ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được chấp thuận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như vào cuối tháng 11/2006 vừa qua, quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn các điều luật trên. Việt Nam đã chính thức nhập cuộc rồi.
Vấn đề nơi đây là cần ghi nhận đứng đắn nội lực thực tế của VN đứng trước vận hội mới này, nghĩa là VN trao đổi, xuất cảng ra thế giới bên ngoài những gì? Và ngược lại phải nhập cảng từ ngoại quốc những sản phẩm nào? Giải đáp hai câu hỏi trên, chúng ta có thể hình dung được thế mạnh và yếu của VN trong tương lai. Từ đó, có thể dự phóng được một viễn ảnh cho đời sống người dân trong những ngày hậu WTO.
Tính đến ngày hôm nay, VN đã xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới một số lượng đáng kể về trọng lượng, nhưng ngược lại thu hồi một số ngoại tệ không đáng kể so với lượng hàng bán ra. Đó là nông phẩm, thực phẩm, tôm cá, các mặt hàng gia công như quần áo, giày da, xẽ gỗ, dầu thô và một số mặt hàng tiểu thủ công nghệ.
Ngược lại, VN phải nhập cảng xăng dầu và nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, thực phẩm "cao cấp" như thịt gà, bò....., năng lượng, viễn thông, ngân hàng..... Đây là những mặt hàng nhẹ về cân lượng nhưng cần phải chi ra một số lớn ngoại tệ. Do đó, VN luôn luôn đối mặt với sự thâm thủng ngân sách cho ngoại thương từ trước đến nay.
Thêm nữa, những mặt hàng xuất cảng của VN chỉ để giải quyết cuộc sống của hàng triệu nông dân hay công nhân với mức lương tối thiểu- trong khi đó cuộc sống của nông dân và công nhân VN ngày càng tệ hại hơn, mặc dù VN cố gắng gia tăng mức sản xuất hàng năm. Lấy thí dụ về ngành may mặc hiện tại. Một công nhân Việt Nam làm việc 12 giờ/ngày, sáu ngày/tuần lãnh được từ 600 đến 800 ngàn Đồng VN/tháng, tương đương 37 đến 50 Mỹ kim. Trong lúc đó, một thợ may Việt Nam tại Mỹ làm việc tám giờ/ngày với mức lương tối thiểu quy định là 7,75 Mỹ kim/giờ, tức 62 US$/ngày, hơn xa một tháng lương của một công nhân cùng ngành tại VN.
Tại thị trường nội địa, hiện tại VN đang làm chủ vì lợi thế sân nhà, và một số ngành nghề còn độc quyền và không cho người ngoại quốc tham dự. Do đó, mức cạnh tranh chưa hề được đặt ra, và nếu có, chỉ là những cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh trong nước mà thôi.
Một khi cánh cửa WTO mở toang, VN sẽ không còn lý do nào để cấm đoán ngoại quốc tham gia trực tiếp vào thị trường nội địa của VN. Từ đó, mức cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và chưa chi thua thiệt có thể chắc chắn về phần doanh thương VN qua sự chênh lệch về nguồn vốn, kỹ thuật, cung cách khuyến mãi, và thị hiếu của người tiêu dùng VN.
Xin đan cử một thí dụ điển hình qua hình thức thương mại đơn giản nhất là hệ thống siêu thị : Siêu thị Walmart ( Hoa Kỳ) có mức doanh thu gấp 5-6 lần tổng sản lượng của VN, có thể tiêu diệt các siêu thị nội địa trong cung cách thu mua với giá rẽ hơn vì họ có thể chấp nhận không lời, hoặc lỗ trong thời gian đầu vì có nhiều tiền vốn. Thêm nữa, họ có khả năng nhập thực phẩm và hàng hóa từ ngoại quốc vào- điều trên đâøy càng nguy hiểm hơn vì nó có thể giết chết nhiều dịch vụ chăn nuôi và trồng tỉa của người dân. Một lợi thế nữa của các siêu thị ngoại quốc là dịch vụ thanh toán thường chỉ giải quyết sau 90 ngày nhận hàng, chính điều này khiến cho những nhà cung cấp VN sẽ không còn khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng sau mỗi thời vụ.
Trước mắt, chúng ta thấy rõ những kỹ nghệ của VN liệt kê sau đây đang đi dần vào chỗ bế tắc :
- Kỹ nghệ đường hiện nay hoàn toàn bị phá sản vì không cạnh tranh được so với đường Trung Quốc và Thái Lan có phẩm chất tốt hơn và giá rẽ hơn. Việc này kéo theo sự bế tắc của nông dân trồng mía.
- Chăn nuôi gia súc ở VN cũng đang đứng trước cơn phá sản do kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều khiếm khuyết. Từ đó, việc nhập cảng cánh và đùi gà Mỹ hiện tại là một dịch vụ đem nhiều lợi nhuận lớn lao. Vì cánh và đùi gà Mỹ giá rất rẽ $0.2/bls ( vì người Mỹ không thích ăn) , khi nhập vào VN có thể bán ra $1,5/kg.
- Các kỹ nghệ đơn giản khác như xe đạp, dụng cụ làm bếp, trang trí nội thất sẽ không còn khả năng cạnh tranh với hàng TQ nếu chưa nói đến các nhà sản xuất lớn như ở HK, Pháp, Ý..... Những mặt hàng rất bắt mắt và được người VN ưa chuộng từ lâu. Chính tâm lý ưa chuộng hàng ngoại quốc của người VN sẽ giết chết công kỹ nghệ VN khi VN gia nhập vào cuộc chơi chung. Và mặt trái của WTO có thể biến VN thành một thị trường tiêu thụ của quốc tế hơn là một thị trường sản xuất.
Một số rào cản VN đang đối mặt trước ngưỡng cửa WTO được tiếp tục trình bày sau đây cũng là những gợi ý mà VN cần lưu tâm. Đó là những cản ngại của khu vực quốc doanh, ngành ngân hàng, khả năng vận chuyễn đường biển, ngành viển thông di động và một số phản ứng tâm lý của người dân VN trước tiến trình toàn cầu hóa.
Cản ngại của khu vực quốc doanh
Một trong nhiều yêu cầu để VN gia nhập vào WTO là VN phải minh bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử đảng, CSVN đã đưa ra bản báo cáo từng phần ngân sách nhà nước năm 2005. Theo đó, riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốc doanh trên 4.447 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toàn đưa đến việc thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sách phi kinh tế . Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm 2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng ; ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; ngành lương thực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương 60.000 Mỹ kim). Tổng số nợ của 16 doanh nghiệp các ngành kễ trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80% tổng tài sản của các công ty. Do đó, những công ty trên hoàn toàn không còn khả năng thanh toán phần nợ và lỗ lã.
Hiện tại, con số các công ty quốc doanh biến thành cổ phần hóa (tức tư nhân hóa) là 3.830. Trong đó vốn nhà nước là 49%, công nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp đóng góp 26%, và vốn tư nhân đầu tư ngoài doanh nghiệp 25%. Với tỷ lệ và thành phần cổ đông như trên, thì trách nhiệm hay linh hồn của công ty vẫn là nhà nước hay quốc doanh mà thôi. Và đối với việc kinh doanh lỗ lã trên, nhà nước VN lại phải gánh chịu hay " Đất nước VN" qua hơn 84 triệu dân, phải cật lực lao động để trả nợ? Và một khi đã "giải tư" theo cung cách vừa kể, công ty tư doanh cổ phần sẽ thuộc về ai? và ai sẽ chịu trách nhiệm? Do đó, qua việc tư nhân hóa để thỏa mãn yêu cầu cũa những luật định WTO, vô hình chung, VN đã biến các công ty quốc doanh thành một loại công ty dưới cơ chế bao cấp khác.
Ngoài ra, đừng quên rằng, đã từ hơn 30 năm qua ở VN, các cơ chế làm kinh tế bao cấp đã đưa đất nước vào ngõ cụt. Có thể nói nhận định gần đây của ông Đào Xuân Sâm, ban nghiên cứu của Thủ tướng hiện tại, đã nói lên một cách rốt ráo vấn đề nầy: " Trong hơn 10 năm qua, song song với vịệc tư doanh đổi mới và tăng trưởng thành công, khu vực kinh tế nhà nước trên thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp, có khác chăng là trong nền kinh tế thị trường "bao cấp hiện vật" chuyển thành "bao cấp tài chính" ". Và cơ chế bao cấp này cũng chính là mọt hình thức của cơ chế xin - cho, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho nạn tham nhũng lộng hành trong khu vực nhà nước, từ đơn vị kinh tế cơ sở đến các cấp cao nhất của chính quyền".
Như vậy, VN làm thế nào và bằng cách nào để thực hiện được lời T.T Nguyễn tấn Dũng mới vừa tuyên bố là trong vòng 5 năm tới, VN bảo đảm cổ phần hóa 100% doanh nghiệp quốc doanh?
Cản ngại của ngành ngân hàng
Cũng theo quy định của WTO, VN phải mở cửa ngân hàng, chấp nhận dịch vụ ngân hàng ngoại quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (năm năm sau khi gia nhập) có thể đầu tư tối đa 30% tổng số vốn của ngân hàng. Một khi VN chính thức vào cuộc, tư nhân nào có thể mua cổ phần còn lại (tức 70%) của một ngân hàng ngoại quốc, vốn dĩ có nguồn vốn lớn và bằng hệ thống tiền tệ cứng (hard currency), trong lúc đó tư nhân, hay tập thể tư nhân VN chỉ có khả năng đóng góp bằng những số vốn nhỏ và thế chấp, cũng như chuyển hóa cơ sở vật chất thành tiền. Từ đó, dù công ty ngoại quốc không chiếm đa số tuyệt đối, nhưng vẫn có khả năng khuynh đảo thị trường bằng những thủ thuật kinh tế tư bản, và VN sẽ chịu một sức ép không nhỏ về vấn nạn này.
Trở lại các Công ty ngân hàng VN, một trong những lý do các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ mà vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, là việc nhà nước tiếp tục bơm tiền bù lổ thông qua các ngân hàng quốc doanh . Hay nói cách khác, các ngân hàng phải chịu sức ép từ nhà nước, bị bắt buộc tiếp tục cho công ty quốc doanh vay căn cứ theo chủ trương chính trị hơn là căn cứ theo tình trạng kinh tế.Và sau cùng, ngân hàng được nhà nước tái cấp thêm những ngân khoản bổ sung. Đó là trường hợp của bốn ngành Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển. Do đo,ù việc cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh hoàn toàn bế tắc, và việc chuyển doanh nghiệp quốc doanh sang chế độ hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn là một việc làm không tưởng, ít ra trong những năm sắp tới.
Cản ngại về khả năng chuyễn vận hàng hóa
Việc gia nhập vào WTO đòi hỏi quốc gia thành viên phải có tiềm lực về chuyễn vận hàng hóa hai chiều. VN đã chuẫn bị vấn đề này như thế nào? Các thông tin dưới đây tương đối đầy đủ để mô tả tình trạng vận chuyển đường biển của VN.
Chỉ bốn ngày sau khi được bãi bỏ cấm vận năm 1994, công ty chuyễn vận hàng hóa APL, Hoa kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại cho các tuyến đường Mỹ - Việt Nam. Đây là một đại công ty trong dịch vụ chuyễn vận trên 50 quốc gia. Từ năm 2004, APL đã thành lập thêm hai chi nhánh là Vietnam China Express (VCX ) và Haiphong China Express (HCX ). Những dịch vụ này đã rút ngắn thời gian vận chuyễn trong những năm trở lại đây: Từ Sài Gòn đến Seattle chỉ còn 15 ngày, và Saigòn đến Los Angeles là 17 ngày. Còn Hải Phòng đến Seattle và Los Angeles là 13 và 15 ngày. Ưu điểm này đã làm giảm giá thành và tăng thêm lượng hàng hóa giao thông do việc gia tăng lượng chuyển vận đi - về.
Trong khi đó, tình trạng vận tải đường biển của VN hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu vận chuyễn viễn liên này. Theo thống kê, VN có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động trên các tuyến đường quốc tế trong khu vực. Các tàu vận chuyển VN có trọng tải dưới 20,000 tấn, cho nên không có khả năng giải quyết mức trao đổi hàng hóa đường biển. Và bất lợi hơn nữa là giá thành vận chuyển cao và vòng xoay đi - về không đạt hiệu quả kinh tế.
Theo thống kê 2005, đội tàu VN chỉ chiếm 7% số tấn trọng tải hàng hóa 2 chiều mà thôi. Trong lúc đó những nước nhỏ láng giềng như Singapore chỉ có khoảng 900 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 36,5 triệu tấn. Thậm chí, đội tàu của Campuchia đã chuyễn vận gần 5 triệu tấn, hơn VN hàng triệu tấn. Do đó, ngay tại sân nhà, đội tàu VN đã bị lấn áp bởi các công ty ngoại quốc như Maersk line, NYK, P&O trong dịch vụ chuyển vận dầu thô và hàng hóa trong vùng.
Những thông tin trên cho thấy rằng VN còn phải đối mặt với nhiều sức ép sau khi gia nhập vào WTO, và nếu không có kế hoạch tạo dựng một lực lượng tàu với trọng tải lớn hơn, huấn luyện nhân viên quản trị chuyễn vận, cùng điều chỉnh và canh tân hệ thống quản lý điều hành, thì cuộc chạy đua cạnh tranh với quốc tế sẽ thấy VN ở thứ hạng thấp nhất.
Cản ngại của ngành viễn thông và điện thoại di động
Đây là một ngành tương đối mới ở VN mà trong những năm gần đây mức tăng trưởng của việc xử dụng điện thoại di động tăng từ 60 đến 70% hàng năm. Tính đến 2005, tổng số điện thoại di động thuê bao ở cả nước đạt được 12 triệu . Chính vì lý do đó, các hảng điện thoại ngoại quốc như Motorola, Nokia, Siemens, Ericsson, Telenor và Lucient Technologies đã khai thác và ráo riết cung cấp dịch vụ ở VN. Trong lúc đó, VN chỉ hiện diện qua năm công ty quốc doanh mạng di động như Vina phone, Mobifone, Viettel mobile, S-fone, E-mobile đang hoạt động, và một công ty mới sắp ra mắt là Hanoi Telecom.
Đứng trước sự xâm nhập của các đại công ty ngoại quốc, từ tháng 1 năm 2006 vừa qua, các công ty VN đồng loạt hạ giá cước, do đó cước viễn thông của VN giảm dần và đang ở mức giá trung bình tại ĐNA, không còn đứng đầu như cách đây năm năm. VN cũng đã dự trù vào 2008 sẽ phóng vệ tinh VINASAT, từ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh nhiều hơn với các công ty nước ngoài. Và VN cũng dự trù cổ phần hóa (tư nhân hóa) các công ty trên để có thể hội nhập vào thị trường chứng khoán tự do.
Nhờ vào những lợi điểm trên sân nhà, VN đã đẩy mạnh chương trình viễn thông di động, tuy nhiên với nguồn vốn không đủ lớn, sau khi hội nhập cuộc chơi WTO, các công ty ngoại quốc có thể khai thác sức mạnh nguồn vốn để thôn tính các công ty VN qua các điều kiện thuận lợi trong thị trường VN, mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, các công ty nước ngoài chỉ được đóng góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp giấy phép.
Hơn nữa, ngoài khả năng nguồn vốn, công ty ngoại quốc còn ở thế mạnh về công nghệ sản xuất và cung cách khuyến mãi theo cung cách tư bản làm cho công ty VN khó có khả năng đối đầu ở mặt trận nầy. Tuy nhiên, VN cũng có thể dùng thời gian còn đặc ân 12 năm để làm rào cản hạn chế bớt sự xâm nhập của các công ty viễn thông ngoại quốc vào VN.
Cũng cần lưu ý là, hiện tại VN chú trọng nhiều đến viễn thông di động, nhưng không phát triển viễn thông "cố định", tức là điện thoại dùng hệ thống dây cáp quang để có thể liên lạc và thông tin khi có biến động xảy ra như chiến tranh hay áp lực của thế giới tây phương. Vì còn lệ thuộc vào ngoại quốc, VN chưa chủ động được việc điều hành vệ tinh viễn thông, cho nên viễn thông di động VN có thể bị gián đoạn, vì các công ty cho thuê bao vệ tinh viễn thông có thể cắt đứt hợp đồng trước sức ép của quốc tế(!) để gây khó khăn cho VN.
Cản ngại do tâm lý dân tộc trước tiến trình toàn cầu hóa
T.S Branco Milanovic, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định cần suy gẫm. Đó là "Toàn cầu hóa đã làm tăng thêm sự bất bình đẳng giữa công dân của những nước giàu nhất cũng như giữa các quốc gia đang phát triển". Lý do làm ông đưa ra nhận định trên là những phản ứng trái ngược từ phía các quốc gia kỹ nghệ và những nước đang phát triển đối diện với sự phất triển của ẤnĐộ và Trung Quốc.
Đó là:
- Các cường quốc trong WTO "khó chịu" trước nhũng bước tiến của TQ và AĐ, dù họ cũng thực hiện cùng một chiến lược toàn cầu hóa do các cường quốc khơi mào.
- TQ và AĐ hiện có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nhưng chỉ có một phần nhỏ dân cư của họ có cuộc sống phồn vinh. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa dân thành thi và nông thôn, giữa miền duyên hải và nội địa ở Trung Quốc; những bất ổn chính trị cũng có thể tự đó mà có.
Tại VN, sau hơn 20 năm mở cửa phát triển, và sau 10 năm mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu từ 7% trở lên, VN phải đối mặt với tình trạng môi trường hầu như bế tắc qua việc tận dụng nguồn tài nguyên đất đai trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.
Việc phát triển và xuất cảng hàng năm 5 triệu tấn gạo, thu hồi 1,5 tỷ Mỹ kim, cũng như việc xuất cảng hải sản thu hồi trên 5 tỷ, có đem lại sự phồn vinh hay cải thiện cuộc sống của người dân ĐBSCL hay không? Nhìn vào mức di dân từ vùng này vào các thành phố lớn, nhìn vào tệ trạng học sinh bõ học hàng loạt trong những năm gần đây, nhìn vào việc chấp nhận "làm dâu" người ngoại quốc của các thiếu nữ miền Tây, nhìn vào tất cả những hình thái tệ hại nhất trong việc buôn người, bán trẻ con... chúng ta cũng đã có thể hình dung câu trả lời.
Thêm nữa, việc khai thác quá độ nguồn đất ở VN sẽ đưa đến mhững thảm họa không xa. LHQ mới vừa cảnh giác, nếu VN tiếp tục khai thác như những năm vừa qua, thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có 4 triệu mẫu đất bị sa mạc hóa.
Đây cũng là nguyên nhân dự báo trước khiến cho tâm lý người dân ở những vùng nông nghiệp, vùng sâu và xa càng thêm tuyệt vọng và ngày càng đánh mất lòng tự trọng để làm bất cứ việc gì chỉ vì kế "mưu sinh". Chính họ đã xem nhẹ số phận của chính mình và không còn niềm tin vào chính sách của nhà nước nữa. Tâm lý trên đã tạo ra một thái độ bất cần đời, bất hợp tác, hay nguy hiểm hơn nữa, là có thể tạo ra những bất ổn xã hội vì "cơm áo". Từ đó có thể đưa đến một bất ổn chính trị nếu có một sự khơi mào trong tầng lớp bần cùng này. Đây cũng là một cản ngại mà VN cần phải lưu tâm.
Thay lời kết
Sự phát triển xã hội của một quốc gia được đánh giá là bền vững khi tầng lớp trung lưu chiếm đa số như ở các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ. Và chính tầng lớp trung lưu nầy là tác nhân điều tiết mọi biến động kinh tế của quốc gia. Trong trường hợp VN, mặc dù mức tăng trưởng có đều nhưng đồng thời khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng, và trong tình trạng hiện tại, tầng lớp trung lưu chỉ chiếm theo ước tính độ 30% chưa đủ để làm chất đệm cho xã hội. Chính hai yếu tố nầy nói lên cung cách phát triển kinh tế của VN là chưa bền vững được.
Đồng thời với việc gia nhập vào ngưỡng cửa WTO, VN đã lên tiếng báo động là có thể có 600 ngàn công nhân ngành dệt may, 300 ngàn công nhân ngành giầy da, 400 ngàn nông dân chăn nuôi thủy sản có nguy cơ bị mất việc vì cạnh tranh. Vấn đề được đặt ra nơi đây không phải là những con số dương tính hay âm tính. Nhưng l à việc VN cần soi chiếu vào tình trạng hiện tại của quốc gia để hoạch định hướng hội nhập thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa mà trong đó việc gia nhập vào WTO chỉ là một bước trong tiến trình trên.
Qua những gợi ý về những cản ngại căn bản trên, việc gia nhập vào WTO của VN không phải là một yếu tố đòn bẩy chủ yếu tạo nên tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều cốt lõi là VN cần phải chuyển đổi não trạng, xác định rõ chính mức tăng trưởng kinh tế quốc gia mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thúc đẩy quá trình hội nhập của VN để được thành công hơn. Đây mới đúng là mục tiêu tối hậu của việc hội nhập vào cuộc chơi của toàn cầu.
Muốn đạt mục tiêu, VN cần phải phát triển lành mạnh và trong sáng trong quản lý, nghĩa là tạo ra một xã hội pháp trị, quản lý bằng luật định của quốc hội chứ không bằng nghị quyết đến từ bất cứ nhân vật cao cấp nào trong đảng. VN cần phải bình đẳng và công bằng trong mọi quyết định về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong vấn đề quản lý kinh tế và kế hoạch, khuyến khích tư nhân đầu tư nguồn vốn và chất xám vào công cuộc phát triển quốc gia chung. Đặc biệt là cần phải chấm dứt chính sách Hồng hơn Chuyên, vì đây mới đích thực là một cản ngại lớn nhất cho mọi tiến bộ của đất nước..
Làm được như thế, VN sẽ giảm bớt gánh nặng phá sản của các công ty quốc doanh, kéo theo mức thâm thủng của ngân hàng qua những món nợ "xấu". Hai yếu tố sau nầy là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng trong nước.
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đã nhận định rằng, qua tám năm thi hành "quy chế dân chủ cơ sở", VN vẫn không thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh mà bị nhiễm bởi "chủ nghĩa hình thức" và môi trường dân chủ của VN là một "môi trường bất thường" vì chế độ độc đảng.
Suy gẫm lại đúc kết của Chương trình Phát triển LHQ, chúng ta có thể thấy được những nguyên do của sự trì trệ trong phát triển Việt Nam từ bây giờ để từ đó, hy vọng có những chuyển đổi tích cực hơn trên đường áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.
********
Hè vừa rồi về nước, em thật sự bất ngờ trước sự leo thang của vật giá. Nếu ở Nhật, một giờ lao động là 900 yên thì chúng ta có thể đủ ăn trong một ngày, ngược lại, ở Việt Nam thì sao nhỉ, làm một ngày có lẽ cũng chỉ ăn được 2, 3 ngày, làm sao có thể nghĩ đến việc vừa làm vừa học phải không ạ?, ngay trên chính đất nước của mình.
(tiếp theo)
Những khía cạnh thực tế
Vào ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được chấp thuận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như vào cuối tháng 11/2006 vừa qua, quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn các điều luật trên. Việt Nam đã chính thức nhập cuộc rồi.
Vấn đề nơi đây là cần ghi nhận đứng đắn nội lực thực tế của VN đứng trước vận hội mới này, nghĩa là VN trao đổi, xuất cảng ra thế giới bên ngoài những gì? Và ngược lại phải nhập cảng từ ngoại quốc những sản phẩm nào? Giải đáp hai câu hỏi trên, chúng ta có thể hình dung được thế mạnh và yếu của VN trong tương lai. Từ đó, có thể dự phóng được một viễn ảnh cho đời sống người dân trong những ngày hậu WTO.
Tính đến ngày hôm nay, VN đã xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới một số lượng đáng kể về trọng lượng, nhưng ngược lại thu hồi một số ngoại tệ không đáng kể so với lượng hàng bán ra. Đó là nông phẩm, thực phẩm, tôm cá, các mặt hàng gia công như quần áo, giày da, xẽ gỗ, dầu thô và một số mặt hàng tiểu thủ công nghệ.
Ngược lại, VN phải nhập cảng xăng dầu và nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, thực phẩm "cao cấp" như thịt gà, bò....., năng lượng, viễn thông, ngân hàng..... Đây là những mặt hàng nhẹ về cân lượng nhưng cần phải chi ra một số lớn ngoại tệ. Do đó, VN luôn luôn đối mặt với sự thâm thủng ngân sách cho ngoại thương từ trước đến nay.
Thêm nữa, những mặt hàng xuất cảng của VN chỉ để giải quyết cuộc sống của hàng triệu nông dân hay công nhân với mức lương tối thiểu- trong khi đó cuộc sống của nông dân và công nhân VN ngày càng tệ hại hơn, mặc dù VN cố gắng gia tăng mức sản xuất hàng năm. Lấy thí dụ về ngành may mặc hiện tại. Một công nhân Việt Nam làm việc 12 giờ/ngày, sáu ngày/tuần lãnh được từ 600 đến 800 ngàn Đồng VN/tháng, tương đương 37 đến 50 Mỹ kim. Trong lúc đó, một thợ may Việt Nam tại Mỹ làm việc tám giờ/ngày với mức lương tối thiểu quy định là 7,75 Mỹ kim/giờ, tức 62 US$/ngày, hơn xa một tháng lương của một công nhân cùng ngành tại VN.
Tại thị trường nội địa, hiện tại VN đang làm chủ vì lợi thế sân nhà, và một số ngành nghề còn độc quyền và không cho người ngoại quốc tham dự. Do đó, mức cạnh tranh chưa hề được đặt ra, và nếu có, chỉ là những cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh trong nước mà thôi.
Một khi cánh cửa WTO mở toang, VN sẽ không còn lý do nào để cấm đoán ngoại quốc tham gia trực tiếp vào thị trường nội địa của VN. Từ đó, mức cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và chưa chi thua thiệt có thể chắc chắn về phần doanh thương VN qua sự chênh lệch về nguồn vốn, kỹ thuật, cung cách khuyến mãi, và thị hiếu của người tiêu dùng VN.
Xin đan cử một thí dụ điển hình qua hình thức thương mại đơn giản nhất là hệ thống siêu thị : Siêu thị Walmart ( Hoa Kỳ) có mức doanh thu gấp 5-6 lần tổng sản lượng của VN, có thể tiêu diệt các siêu thị nội địa trong cung cách thu mua với giá rẽ hơn vì họ có thể chấp nhận không lời, hoặc lỗ trong thời gian đầu vì có nhiều tiền vốn. Thêm nữa, họ có khả năng nhập thực phẩm và hàng hóa từ ngoại quốc vào- điều trên đâøy càng nguy hiểm hơn vì nó có thể giết chết nhiều dịch vụ chăn nuôi và trồng tỉa của người dân. Một lợi thế nữa của các siêu thị ngoại quốc là dịch vụ thanh toán thường chỉ giải quyết sau 90 ngày nhận hàng, chính điều này khiến cho những nhà cung cấp VN sẽ không còn khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng sau mỗi thời vụ.
Trước mắt, chúng ta thấy rõ những kỹ nghệ của VN liệt kê sau đây đang đi dần vào chỗ bế tắc :
- Kỹ nghệ đường hiện nay hoàn toàn bị phá sản vì không cạnh tranh được so với đường Trung Quốc và Thái Lan có phẩm chất tốt hơn và giá rẽ hơn. Việc này kéo theo sự bế tắc của nông dân trồng mía.
- Chăn nuôi gia súc ở VN cũng đang đứng trước cơn phá sản do kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều khiếm khuyết. Từ đó, việc nhập cảng cánh và đùi gà Mỹ hiện tại là một dịch vụ đem nhiều lợi nhuận lớn lao. Vì cánh và đùi gà Mỹ giá rất rẽ $0.2/bls ( vì người Mỹ không thích ăn) , khi nhập vào VN có thể bán ra $1,5/kg.
- Các kỹ nghệ đơn giản khác như xe đạp, dụng cụ làm bếp, trang trí nội thất sẽ không còn khả năng cạnh tranh với hàng TQ nếu chưa nói đến các nhà sản xuất lớn như ở HK, Pháp, Ý..... Những mặt hàng rất bắt mắt và được người VN ưa chuộng từ lâu. Chính tâm lý ưa chuộng hàng ngoại quốc của người VN sẽ giết chết công kỹ nghệ VN khi VN gia nhập vào cuộc chơi chung. Và mặt trái của WTO có thể biến VN thành một thị trường tiêu thụ của quốc tế hơn là một thị trường sản xuất.
Một số rào cản VN đang đối mặt trước ngưỡng cửa WTO được tiếp tục trình bày sau đây cũng là những gợi ý mà VN cần lưu tâm. Đó là những cản ngại của khu vực quốc doanh, ngành ngân hàng, khả năng vận chuyễn đường biển, ngành viển thông di động và một số phản ứng tâm lý của người dân VN trước tiến trình toàn cầu hóa.
Cản ngại của khu vực quốc doanh
Một trong nhiều yêu cầu để VN gia nhập vào WTO là VN phải minh bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử đảng, CSVN đã đưa ra bản báo cáo từng phần ngân sách nhà nước năm 2005. Theo đó, riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốc doanh trên 4.447 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toàn đưa đến việc thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sách phi kinh tế . Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm 2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng ; ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; ngành lương thực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương 60.000 Mỹ kim). Tổng số nợ của 16 doanh nghiệp các ngành kễ trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80% tổng tài sản của các công ty. Do đó, những công ty trên hoàn toàn không còn khả năng thanh toán phần nợ và lỗ lã.
Hiện tại, con số các công ty quốc doanh biến thành cổ phần hóa (tức tư nhân hóa) là 3.830. Trong đó vốn nhà nước là 49%, công nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp đóng góp 26%, và vốn tư nhân đầu tư ngoài doanh nghiệp 25%. Với tỷ lệ và thành phần cổ đông như trên, thì trách nhiệm hay linh hồn của công ty vẫn là nhà nước hay quốc doanh mà thôi. Và đối với việc kinh doanh lỗ lã trên, nhà nước VN lại phải gánh chịu hay " Đất nước VN" qua hơn 84 triệu dân, phải cật lực lao động để trả nợ? Và một khi đã "giải tư" theo cung cách vừa kể, công ty tư doanh cổ phần sẽ thuộc về ai? và ai sẽ chịu trách nhiệm? Do đó, qua việc tư nhân hóa để thỏa mãn yêu cầu cũa những luật định WTO, vô hình chung, VN đã biến các công ty quốc doanh thành một loại công ty dưới cơ chế bao cấp khác.
Ngoài ra, đừng quên rằng, đã từ hơn 30 năm qua ở VN, các cơ chế làm kinh tế bao cấp đã đưa đất nước vào ngõ cụt. Có thể nói nhận định gần đây của ông Đào Xuân Sâm, ban nghiên cứu của Thủ tướng hiện tại, đã nói lên một cách rốt ráo vấn đề nầy: " Trong hơn 10 năm qua, song song với vịệc tư doanh đổi mới và tăng trưởng thành công, khu vực kinh tế nhà nước trên thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp, có khác chăng là trong nền kinh tế thị trường "bao cấp hiện vật" chuyển thành "bao cấp tài chính" ". Và cơ chế bao cấp này cũng chính là mọt hình thức của cơ chế xin - cho, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho nạn tham nhũng lộng hành trong khu vực nhà nước, từ đơn vị kinh tế cơ sở đến các cấp cao nhất của chính quyền".
Như vậy, VN làm thế nào và bằng cách nào để thực hiện được lời T.T Nguyễn tấn Dũng mới vừa tuyên bố là trong vòng 5 năm tới, VN bảo đảm cổ phần hóa 100% doanh nghiệp quốc doanh?
Cản ngại của ngành ngân hàng
Cũng theo quy định của WTO, VN phải mở cửa ngân hàng, chấp nhận dịch vụ ngân hàng ngoại quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (năm năm sau khi gia nhập) có thể đầu tư tối đa 30% tổng số vốn của ngân hàng. Một khi VN chính thức vào cuộc, tư nhân nào có thể mua cổ phần còn lại (tức 70%) của một ngân hàng ngoại quốc, vốn dĩ có nguồn vốn lớn và bằng hệ thống tiền tệ cứng (hard currency), trong lúc đó tư nhân, hay tập thể tư nhân VN chỉ có khả năng đóng góp bằng những số vốn nhỏ và thế chấp, cũng như chuyển hóa cơ sở vật chất thành tiền. Từ đó, dù công ty ngoại quốc không chiếm đa số tuyệt đối, nhưng vẫn có khả năng khuynh đảo thị trường bằng những thủ thuật kinh tế tư bản, và VN sẽ chịu một sức ép không nhỏ về vấn nạn này.
Trở lại các Công ty ngân hàng VN, một trong những lý do các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ mà vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, là việc nhà nước tiếp tục bơm tiền bù lổ thông qua các ngân hàng quốc doanh . Hay nói cách khác, các ngân hàng phải chịu sức ép từ nhà nước, bị bắt buộc tiếp tục cho công ty quốc doanh vay căn cứ theo chủ trương chính trị hơn là căn cứ theo tình trạng kinh tế.Và sau cùng, ngân hàng được nhà nước tái cấp thêm những ngân khoản bổ sung. Đó là trường hợp của bốn ngành Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển. Do đo,ù việc cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh hoàn toàn bế tắc, và việc chuyển doanh nghiệp quốc doanh sang chế độ hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn là một việc làm không tưởng, ít ra trong những năm sắp tới.
Cản ngại về khả năng chuyễn vận hàng hóa
Việc gia nhập vào WTO đòi hỏi quốc gia thành viên phải có tiềm lực về chuyễn vận hàng hóa hai chiều. VN đã chuẫn bị vấn đề này như thế nào? Các thông tin dưới đây tương đối đầy đủ để mô tả tình trạng vận chuyển đường biển của VN.
Chỉ bốn ngày sau khi được bãi bỏ cấm vận năm 1994, công ty chuyễn vận hàng hóa APL, Hoa kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại cho các tuyến đường Mỹ - Việt Nam. Đây là một đại công ty trong dịch vụ chuyễn vận trên 50 quốc gia. Từ năm 2004, APL đã thành lập thêm hai chi nhánh là Vietnam China Express (VCX ) và Haiphong China Express (HCX ). Những dịch vụ này đã rút ngắn thời gian vận chuyễn trong những năm trở lại đây: Từ Sài Gòn đến Seattle chỉ còn 15 ngày, và Saigòn đến Los Angeles là 17 ngày. Còn Hải Phòng đến Seattle và Los Angeles là 13 và 15 ngày. Ưu điểm này đã làm giảm giá thành và tăng thêm lượng hàng hóa giao thông do việc gia tăng lượng chuyển vận đi - về.
Trong khi đó, tình trạng vận tải đường biển của VN hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu vận chuyễn viễn liên này. Theo thống kê, VN có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động trên các tuyến đường quốc tế trong khu vực. Các tàu vận chuyển VN có trọng tải dưới 20,000 tấn, cho nên không có khả năng giải quyết mức trao đổi hàng hóa đường biển. Và bất lợi hơn nữa là giá thành vận chuyển cao và vòng xoay đi - về không đạt hiệu quả kinh tế.
Theo thống kê 2005, đội tàu VN chỉ chiếm 7% số tấn trọng tải hàng hóa 2 chiều mà thôi. Trong lúc đó những nước nhỏ láng giềng như Singapore chỉ có khoảng 900 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 36,5 triệu tấn. Thậm chí, đội tàu của Campuchia đã chuyễn vận gần 5 triệu tấn, hơn VN hàng triệu tấn. Do đó, ngay tại sân nhà, đội tàu VN đã bị lấn áp bởi các công ty ngoại quốc như Maersk line, NYK, P&O trong dịch vụ chuyển vận dầu thô và hàng hóa trong vùng.
Những thông tin trên cho thấy rằng VN còn phải đối mặt với nhiều sức ép sau khi gia nhập vào WTO, và nếu không có kế hoạch tạo dựng một lực lượng tàu với trọng tải lớn hơn, huấn luyện nhân viên quản trị chuyễn vận, cùng điều chỉnh và canh tân hệ thống quản lý điều hành, thì cuộc chạy đua cạnh tranh với quốc tế sẽ thấy VN ở thứ hạng thấp nhất.
Cản ngại của ngành viễn thông và điện thoại di động
Đây là một ngành tương đối mới ở VN mà trong những năm gần đây mức tăng trưởng của việc xử dụng điện thoại di động tăng từ 60 đến 70% hàng năm. Tính đến 2005, tổng số điện thoại di động thuê bao ở cả nước đạt được 12 triệu . Chính vì lý do đó, các hảng điện thoại ngoại quốc như Motorola, Nokia, Siemens, Ericsson, Telenor và Lucient Technologies đã khai thác và ráo riết cung cấp dịch vụ ở VN. Trong lúc đó, VN chỉ hiện diện qua năm công ty quốc doanh mạng di động như Vina phone, Mobifone, Viettel mobile, S-fone, E-mobile đang hoạt động, và một công ty mới sắp ra mắt là Hanoi Telecom.
Đứng trước sự xâm nhập của các đại công ty ngoại quốc, từ tháng 1 năm 2006 vừa qua, các công ty VN đồng loạt hạ giá cước, do đó cước viễn thông của VN giảm dần và đang ở mức giá trung bình tại ĐNA, không còn đứng đầu như cách đây năm năm. VN cũng đã dự trù vào 2008 sẽ phóng vệ tinh VINASAT, từ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh nhiều hơn với các công ty nước ngoài. Và VN cũng dự trù cổ phần hóa (tư nhân hóa) các công ty trên để có thể hội nhập vào thị trường chứng khoán tự do.
Nhờ vào những lợi điểm trên sân nhà, VN đã đẩy mạnh chương trình viễn thông di động, tuy nhiên với nguồn vốn không đủ lớn, sau khi hội nhập cuộc chơi WTO, các công ty ngoại quốc có thể khai thác sức mạnh nguồn vốn để thôn tính các công ty VN qua các điều kiện thuận lợi trong thị trường VN, mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, các công ty nước ngoài chỉ được đóng góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp giấy phép.
Hơn nữa, ngoài khả năng nguồn vốn, công ty ngoại quốc còn ở thế mạnh về công nghệ sản xuất và cung cách khuyến mãi theo cung cách tư bản làm cho công ty VN khó có khả năng đối đầu ở mặt trận nầy. Tuy nhiên, VN cũng có thể dùng thời gian còn đặc ân 12 năm để làm rào cản hạn chế bớt sự xâm nhập của các công ty viễn thông ngoại quốc vào VN.
Cũng cần lưu ý là, hiện tại VN chú trọng nhiều đến viễn thông di động, nhưng không phát triển viễn thông "cố định", tức là điện thoại dùng hệ thống dây cáp quang để có thể liên lạc và thông tin khi có biến động xảy ra như chiến tranh hay áp lực của thế giới tây phương. Vì còn lệ thuộc vào ngoại quốc, VN chưa chủ động được việc điều hành vệ tinh viễn thông, cho nên viễn thông di động VN có thể bị gián đoạn, vì các công ty cho thuê bao vệ tinh viễn thông có thể cắt đứt hợp đồng trước sức ép của quốc tế(!) để gây khó khăn cho VN.
Cản ngại do tâm lý dân tộc trước tiến trình toàn cầu hóa
T.S Branco Milanovic, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định cần suy gẫm. Đó là "Toàn cầu hóa đã làm tăng thêm sự bất bình đẳng giữa công dân của những nước giàu nhất cũng như giữa các quốc gia đang phát triển". Lý do làm ông đưa ra nhận định trên là những phản ứng trái ngược từ phía các quốc gia kỹ nghệ và những nước đang phát triển đối diện với sự phất triển của ẤnĐộ và Trung Quốc.
Đó là:
- Các cường quốc trong WTO "khó chịu" trước nhũng bước tiến của TQ và AĐ, dù họ cũng thực hiện cùng một chiến lược toàn cầu hóa do các cường quốc khơi mào.
- TQ và AĐ hiện có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nhưng chỉ có một phần nhỏ dân cư của họ có cuộc sống phồn vinh. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa dân thành thi và nông thôn, giữa miền duyên hải và nội địa ở Trung Quốc; những bất ổn chính trị cũng có thể tự đó mà có.
Tại VN, sau hơn 20 năm mở cửa phát triển, và sau 10 năm mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu từ 7% trở lên, VN phải đối mặt với tình trạng môi trường hầu như bế tắc qua việc tận dụng nguồn tài nguyên đất đai trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.
Việc phát triển và xuất cảng hàng năm 5 triệu tấn gạo, thu hồi 1,5 tỷ Mỹ kim, cũng như việc xuất cảng hải sản thu hồi trên 5 tỷ, có đem lại sự phồn vinh hay cải thiện cuộc sống của người dân ĐBSCL hay không? Nhìn vào mức di dân từ vùng này vào các thành phố lớn, nhìn vào tệ trạng học sinh bõ học hàng loạt trong những năm gần đây, nhìn vào việc chấp nhận "làm dâu" người ngoại quốc của các thiếu nữ miền Tây, nhìn vào tất cả những hình thái tệ hại nhất trong việc buôn người, bán trẻ con... chúng ta cũng đã có thể hình dung câu trả lời.
Thêm nữa, việc khai thác quá độ nguồn đất ở VN sẽ đưa đến mhững thảm họa không xa. LHQ mới vừa cảnh giác, nếu VN tiếp tục khai thác như những năm vừa qua, thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có 4 triệu mẫu đất bị sa mạc hóa.
Đây cũng là nguyên nhân dự báo trước khiến cho tâm lý người dân ở những vùng nông nghiệp, vùng sâu và xa càng thêm tuyệt vọng và ngày càng đánh mất lòng tự trọng để làm bất cứ việc gì chỉ vì kế "mưu sinh". Chính họ đã xem nhẹ số phận của chính mình và không còn niềm tin vào chính sách của nhà nước nữa. Tâm lý trên đã tạo ra một thái độ bất cần đời, bất hợp tác, hay nguy hiểm hơn nữa, là có thể tạo ra những bất ổn xã hội vì "cơm áo". Từ đó có thể đưa đến một bất ổn chính trị nếu có một sự khơi mào trong tầng lớp bần cùng này. Đây cũng là một cản ngại mà VN cần phải lưu tâm.
Thay lời kết
Sự phát triển xã hội của một quốc gia được đánh giá là bền vững khi tầng lớp trung lưu chiếm đa số như ở các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ. Và chính tầng lớp trung lưu nầy là tác nhân điều tiết mọi biến động kinh tế của quốc gia. Trong trường hợp VN, mặc dù mức tăng trưởng có đều nhưng đồng thời khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng, và trong tình trạng hiện tại, tầng lớp trung lưu chỉ chiếm theo ước tính độ 30% chưa đủ để làm chất đệm cho xã hội. Chính hai yếu tố nầy nói lên cung cách phát triển kinh tế của VN là chưa bền vững được.
Đồng thời với việc gia nhập vào ngưỡng cửa WTO, VN đã lên tiếng báo động là có thể có 600 ngàn công nhân ngành dệt may, 300 ngàn công nhân ngành giầy da, 400 ngàn nông dân chăn nuôi thủy sản có nguy cơ bị mất việc vì cạnh tranh. Vấn đề được đặt ra nơi đây không phải là những con số dương tính hay âm tính. Nhưng l à việc VN cần soi chiếu vào tình trạng hiện tại của quốc gia để hoạch định hướng hội nhập thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa mà trong đó việc gia nhập vào WTO chỉ là một bước trong tiến trình trên.
Qua những gợi ý về những cản ngại căn bản trên, việc gia nhập vào WTO của VN không phải là một yếu tố đòn bẩy chủ yếu tạo nên tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều cốt lõi là VN cần phải chuyển đổi não trạng, xác định rõ chính mức tăng trưởng kinh tế quốc gia mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thúc đẩy quá trình hội nhập của VN để được thành công hơn. Đây mới đúng là mục tiêu tối hậu của việc hội nhập vào cuộc chơi của toàn cầu.
Muốn đạt mục tiêu, VN cần phải phát triển lành mạnh và trong sáng trong quản lý, nghĩa là tạo ra một xã hội pháp trị, quản lý bằng luật định của quốc hội chứ không bằng nghị quyết đến từ bất cứ nhân vật cao cấp nào trong đảng. VN cần phải bình đẳng và công bằng trong mọi quyết định về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong vấn đề quản lý kinh tế và kế hoạch, khuyến khích tư nhân đầu tư nguồn vốn và chất xám vào công cuộc phát triển quốc gia chung. Đặc biệt là cần phải chấm dứt chính sách Hồng hơn Chuyên, vì đây mới đích thực là một cản ngại lớn nhất cho mọi tiến bộ của đất nước..
Làm được như thế, VN sẽ giảm bớt gánh nặng phá sản của các công ty quốc doanh, kéo theo mức thâm thủng của ngân hàng qua những món nợ "xấu". Hai yếu tố sau nầy là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng trong nước.
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đã nhận định rằng, qua tám năm thi hành "quy chế dân chủ cơ sở", VN vẫn không thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh mà bị nhiễm bởi "chủ nghĩa hình thức" và môi trường dân chủ của VN là một "môi trường bất thường" vì chế độ độc đảng.
Suy gẫm lại đúc kết của Chương trình Phát triển LHQ, chúng ta có thể thấy được những nguyên do của sự trì trệ trong phát triển Việt Nam từ bây giờ để từ đó, hy vọng có những chuyển đổi tích cực hơn trên đường áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.
********
Hè vừa rồi về nước, em thật sự bất ngờ trước sự leo thang của vật giá. Nếu ở Nhật, một giờ lao động là 900 yên thì chúng ta có thể đủ ăn trong một ngày, ngược lại, ở Việt Nam thì sao nhỉ, làm một ngày có lẽ cũng chỉ ăn được 2, 3 ngày, làm sao có thể nghĩ đến việc vừa làm vừa học phải không ạ?, ngay trên chính đất nước của mình.