Viết bởi yumi » Hai T7 16, 2007 2:24 am
Đúng là whoami đã đụng đến cái phần khó chịu nhất trong các lí thuyết của môn Hoá rồi. lol
Mình đang " cày" phần này nên cũng còn mơ hồ, nhưng mình cũng sẽ giải thích trong phạm vi hiểu biết của mình, để giúp whoami hiểu được phần nào, đồng thời nếu có chỗ nào sai thì nhờ sempai chỉ ra giúp. À mà không biết whoami đang học về ngành gì, ứng dụng môn lượng tử này như thế nào vậy ta? Riêng trong ngành Hoá, giải thích về quỹ đạo nguyên tử phân tử nguyên tử thì có thuyết lượng tử. Lí thuyết về quỹ đạo phân tử nguyên tử nói riêng và thuyết lượng tử nói chung được dùng để giải thích cho : phối trí điện tử, độ âm điện, bán kính nguyên tử,bán kính ion, bán kính của các loại kết hợp( kết hợp ion, kết hợp kim loại,v.v ...), năng lượng ion hoá, độ âm điện,v.v...và được ứng dụng trong giải thích hiện tượng quang phổ, v.v ... Sở dĩ mình nêu ra như vậy là để whoami biết được mức độ cần thiết của nó với ngành mình đang học và tự nghiệm ra cho mình là cần phải hiểu về nó chừng nào thì được![smile]
Trước hết như anh pho_thuong_dan nói thì để giải thích về quỹ đạo nguyên tử thì trước hết là hiểu về hàm sóng trong lượng tử. Một hạt electron ( điện tử) trong nguyên tử chuyển động không theo một con đường rõ ràng nào mà chuyển động đó phân bố trong không gian theo dạng sóng. Người ta gọi hàm sóng của các hạt electron trong nguyên tử là quỹ đạo nguyên tử.
Trong hoá học vô cơ năm cấp 3 chắc mọi người đều đã học qua các quỹ đạo s,p,d,f rồi. Rồi nào là nguyên tử được chia ra là nhiều lớp... Mình xin giải thích chỗ này như sau:Trong lượng tử có một phương trình được gọi là phương trình Schrodinger. Dựa vào phương trình này, nếu như ta biết được phương trình hàm sóng của một quỹ đạo , ta có thể tính được mức năng lượng của quỹ đạo đó. Người ta chia các quỹ đạo có cùng mức năng lượng vào một lớp. Cho nên như mọi người đã biết lớp 1 chỉ có quỹ đạo 1s, lớp 2 chứa 2 quỹ đạo: 2s và 2p, lớp 3 chứa 3 quỹ đạo : 3s, 3p, 3d, tương tự lớp thứ tư chứa 4 loại quỹ đạo 4s, 4p ,4d,4f,v.v... Còn về các quỹ đạo mang tên s,p,d,f,v.v... thì được phân chia dựa vào hình dạng của quỹ đạo.
- Quỹ đạo s: bề mặt xung quanh của quỹ đạo s là hình cầu. Thường khi biểu diễn quỹ đạo s, người ta biểu diễn bằng hình cầu. Các quỹ đạo 1s, 2s, 3s ..., ns đều có bề mặt là hình cầu. Quỹ đạo s chứa 2 electron nằm đối ngược chiều nhau.
- quỹ đạo p : có hình dạng như sau .
quỹ đạo p này phân bố thành 6 nhánh nằm trên hệ trục toạ độ xyz vuông góc. Và như mọi người đã biết quỹ đạo này chứa tối đa 6 electron nên theo như hình vẽ mỗi electron sẽ chiếm một ô, 2 electron trong một cùng một trục sẽ nằm ngược chiều nhau. Hình vẽ ở trên chia làm 3 hình cho dễ nhìn, thức chất đem gộp lại thành một thì sẽ thành một quỹ đạo p hoàn chỉnh , mà ta có thể tưởng tượng là ngay gốc O của trục toạ độ Oxyz chính là hạt nhân nguyên tử.
- Quỹ đạo d:
Quỹ đạo này được chia làm 5 như trên. Tương tự, trong mỗi phần đó, sẽ có một cặp electron ngựơc chiều trong đó. Một electron sẽ chuyển động trong quỹ đạo mà mình đã tô màu xanh đậm, và 1 electron còn lại sẽ chuyển động trong quỹ đạo màu xanh lá cây ( trường hợp này đừng nhầm là mỗi nhánh một electron nhé, mỗi electron sẽ chuyển động trên 2 nhánh đối xứng nhau đấy). Như vậy quỹ đạo d này chứa tối đa 10 electron.Gộp 5 hình ở trên thành 1 ta sẽ được một quỹ đạo d hoàn chỉnh mà tâm của nó sẽ là hạt nhân.
Tương tự, quỹ đạo f cũng có một hình dạng riêng. Thực ra sau quỹ đạo f còn các quỹ đạo g,i,... nữa nhưng mà thường trong hoá học chỉ xét đến phạm vi quỹ đạo f.
Giải thích trên không biết có giúp whoami hiểu rõ thêm về quỹ đạo nguyên tử phân tử chút nào không? Nếu có chỗ nào không hiểu thì cứ hỏi nhé!
Đúng là whoami đã đụng đến cái phần khó chịu nhất trong các lí thuyết của môn Hoá rồi. lol
Mình đang " cày" phần này nên cũng còn mơ hồ, nhưng mình cũng sẽ giải thích trong phạm vi hiểu biết của mình, để giúp whoami hiểu được phần nào, đồng thời nếu có chỗ nào sai thì nhờ sempai chỉ ra giúp. À mà không biết whoami đang học về ngành gì, ứng dụng môn lượng tử này như thế nào vậy ta? Riêng trong ngành Hoá, giải thích về quỹ đạo nguyên tử phân tử nguyên tử thì có thuyết lượng tử. Lí thuyết về quỹ đạo phân tử nguyên tử nói riêng và thuyết lượng tử nói chung được dùng để giải thích cho : phối trí điện tử, độ âm điện, bán kính nguyên tử,bán kính ion, bán kính của các loại kết hợp( kết hợp ion, kết hợp kim loại,v.v ...), năng lượng ion hoá, độ âm điện,v.v...và được ứng dụng trong giải thích hiện tượng quang phổ, v.v ... Sở dĩ mình nêu ra như vậy là để whoami biết được mức độ cần thiết của nó với ngành mình đang học và tự nghiệm ra cho mình là cần phải hiểu về nó chừng nào thì được![smile]
Trước hết như anh pho_thuong_dan nói thì để giải thích về quỹ đạo nguyên tử thì trước hết là hiểu về hàm sóng trong lượng tử. Một hạt electron ( điện tử) trong nguyên tử chuyển động không theo một con đường rõ ràng nào mà chuyển động đó phân bố trong không gian theo dạng sóng. Người ta gọi hàm sóng của các hạt electron trong nguyên tử là quỹ đạo nguyên tử.
Trong hoá học vô cơ năm cấp 3 chắc mọi người đều đã học qua các quỹ đạo s,p,d,f rồi. Rồi nào là nguyên tử được chia ra là nhiều lớp... Mình xin giải thích chỗ này như sau:Trong lượng tử có một phương trình được gọi là phương trình Schrodinger. Dựa vào phương trình này, nếu như ta biết được phương trình hàm sóng của một quỹ đạo , ta có thể tính được mức năng lượng của quỹ đạo đó. Người ta chia các quỹ đạo có cùng mức năng lượng vào một lớp. Cho nên như mọi người đã biết lớp 1 chỉ có quỹ đạo 1s, lớp 2 chứa 2 quỹ đạo: 2s và 2p, lớp 3 chứa 3 quỹ đạo : 3s, 3p, 3d, tương tự lớp thứ tư chứa 4 loại quỹ đạo 4s, 4p ,4d,4f,v.v... Còn về các quỹ đạo mang tên s,p,d,f,v.v... thì được phân chia dựa vào hình dạng của quỹ đạo.
- Quỹ đạo s: bề mặt xung quanh của quỹ đạo s là hình cầu. Thường khi biểu diễn quỹ đạo s, người ta biểu diễn bằng hình cầu. Các quỹ đạo 1s, 2s, 3s ..., ns đều có bề mặt là hình cầu. Quỹ đạo s chứa 2 electron nằm đối ngược chiều nhau.
- quỹ đạo p : có hình dạng như sau .
quỹ đạo p này phân bố thành 6 nhánh nằm trên hệ trục toạ độ xyz vuông góc. Và như mọi người đã biết quỹ đạo này chứa tối đa 6 electron nên theo như hình vẽ mỗi electron sẽ chiếm một ô, 2 electron trong một cùng một trục sẽ nằm ngược chiều nhau. Hình vẽ ở trên chia làm 3 hình cho dễ nhìn, thức chất đem gộp lại thành một thì sẽ thành một quỹ đạo p hoàn chỉnh , mà ta có thể tưởng tượng là ngay gốc O của trục toạ độ Oxyz chính là hạt nhân nguyên tử.
- Quỹ đạo d:
Quỹ đạo này được chia làm 5 như trên. Tương tự, trong mỗi phần đó, sẽ có một cặp electron ngựơc chiều trong đó. Một electron sẽ chuyển động trong quỹ đạo mà mình đã tô màu xanh đậm, và 1 electron còn lại sẽ chuyển động trong quỹ đạo màu xanh lá cây ( trường hợp này đừng nhầm là mỗi nhánh một electron nhé, mỗi electron sẽ chuyển động trên 2 nhánh đối xứng nhau đấy). Như vậy quỹ đạo d này chứa tối đa 10 electron.Gộp 5 hình ở trên thành 1 ta sẽ được một quỹ đạo d hoàn chỉnh mà tâm của nó sẽ là hạt nhân.
Tương tự, quỹ đạo f cũng có một hình dạng riêng. Thực ra sau quỹ đạo f còn các quỹ đạo g,i,... nữa nhưng mà thường trong hoá học chỉ xét đến phạm vi quỹ đạo f.
Giải thích trên không biết có giúp whoami hiểu rõ thêm về quỹ đạo nguyên tử phân tử chút nào không? Nếu có chỗ nào không hiểu thì cứ hỏi nhé!