Tồn tại song song với chúng là những sinh vật vô cùng mạnh mẽ, đáng yêu trong...
Từ xa xưa, những sinh vật truyền thuyết Nhật Bản được cho là những con quái vật, ma mãnh, sinh vật siêu nhiên hay linh vật do văn hóa dân gian tưởng tượng và truyền miệng.
1. Youkai (Yêu quái)
Youkai theo nghĩa đen có nghĩa là "ma quỷ làm mê mẩn". Chúng bao gồm những con quái vật, yêu tinh và ma cà rồng. Chúng luôn xuất hiện vào lúc rạng sáng hoặc lúc trời nhá nhem tối.
Không như Yuurei - những linh hồn của cái chết và gây ra nỗi sợ hãi rõ rệt, Youkai mang sự khôi hài, kỳ dị và tinh quái có thể hiểu theo 1 hướng nào đó.
2. Kitsune (Cáo)
Kitsune trong tiếng Nhật có nghĩa là cáo. Loài cáo là loài phổ biến trong văn hóa dân gian Nhật Bản, những câu chuyện dân gian miêu tả chúng sở hữu trí thông minh ưu việt, tuổi thọ cùng với sức mạnh ma thuật rất cao.
Điểm dễ thấy nhất ở Kitsune là nhiều đuôi, chúng có thể có đến 9 đuôi. Một Kitsune càng có nhiều đuôi thì càng mạnh và tuổi đời càng lớn, cứ mỗi 100 năm tuổi thì một cái đuôi sẽ mọc thêm.
Như vậy thì sau 800 năm, một Kitsune sẽ có đủ 9 đuôi (1 cái mọc lúc mới sinh, 8 cái mọc trong quá trình sống).
Khả năng mạnh nhất của một Kitsune là tạo ảo giác, có thể tạo ra gần như mọi thứ trước mắt nạn nhân (tất nhiên chỉ là ảo ảnh).
Trong nhiều câu chuyện cổ cũng có nói đến việc Kitsune dùng khả năng này để lừa gạt nhiều người.
Cũng có một vài truyện nói rằng, khi ai đó có được lòng tin của một Kitsune thì Kitsune này sẽ cực kỳ trung thành với người đó và có thể làm bất kỳ chuyện gì vì họ.
Kitsune có mối liên kết với Thần Inari, vị thần của gạo và rượu sakê. Sự liên hệ này đã tăng thêm quyền lực siêu nhiên, sức ảnh hưởng tiềm năng của loài cáo, vì vậy, nhiều người tôn thờ chúng như một vị thần.
3. Oni (Quỷ có nụ cười ác độc)
Oni, những con quỷ hay yêu tinh ăn thịt người, là sinh vật to lớn, khuôn mặt dữ tợn, có sừng. Thân hình chúng có màu đỏ, xanh dương hoặc đen. Chúng luôn mang theo một cây dùi cui to có gai, bằng sắt.
Oni có gương mặt ác quỷ với 2 sừng dài, đôi mắt lồi, với nụ cười ác độc để lộ những cái răng nanh sắc nhọn cùng mái tóc xõa.
Thân hình chúng có màu đỏ, xanh dương hoặc đen, thường quàng khăn da hổ và cầm một chiếc chùy sắt.
Chúng câm lặng, hung ác và hiểm độc. Chúng có vai trò canh gác cổng địa ngục theo quan niệm các tín đồ đạo Phật.
4. Tengu (Thiên cẩu)
Tengu là những sinh vật nửa người nửa quạ, có mỏ chim lớn, sở hữu một đôi cánh lớn với những lông vũ đen dài và bộ móng vuốt nhọn sắc.
Chúng có thể bay từ chỗ này sang chỗ khác chỉ trong nháy mắt. Tengu là những bậc thầy trong nghệ thuật biến hình.
Cũng giống như nhiều loài yêu quái khác, chúng thích sử dụng khả năng này để trêu chọc, lừa gạt con người nhưng ít khi giết người ăn thịt.
Tuy có hình dạng khá giống người, Tengu lại có cách sống của loài chim. Chúng nở ra từ những quả trứng rất lớn và làm tổ ở các cây cổ thụ trên núi cao.
5. Rồng Nhật Bản
Con rồng là sinh vật huyền thoại trong truyền thuyết và văn hóa dân gian Nhật Bản.
Huyền thoại về rồng ở Nhật Bản là sự pha trộn những câu chuyện từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, nhưng đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều bởi con rồng Trung Hoa.
Giống như những con rồng châu Á khác, người Nhật Bản coi chúng là vị thần nước điều khiển mưa gió, hình dạng lớn, uốn khúc, không cánh, với những bàn chân có móng vuốt.
Có quan niệm cho rằng, chúng có thể biến ước mơ của con người thành hiện thực.
6. Maneki Neko (Mèo vẫy gọi)
Khác với ma quỷ hay yêu quái, Maneki Neko hay “Mèo vẫy gọi” là một linh vật phổ biến ở Nhật.
Đó là hình chú mèo đang vẫy một chân trước, được làm bằng gốm, mang ý nghĩa đem lại may mắn cho chủ nhân của nó.
Maneki Neko được đặt ở cửa ra vào ở các cửa hàng, nhà hàng và các dịch vụ kinh doanh khác.
Những chú mèo vẫy chân trái được cho là mang lại nhiều khách hàng cho các cửa hàng, vẫy chân phải mang may mắn và sự giàu có và vẫy cả hai là mang lại may mắn cho gia đình.
Một số người còn tin rằng, chân mèo càng vẫy cao thì càng nhiều tài lộc tới với mình.
Công nghệ Nhật Bản đôi khi vô cùng kì lạ. Ý tôi không phải dạng “kì lạ” như robot tình dục hay những thứ như thế, ý tôi là nó mang sự khác biệt theo cách mà người ta không tưởng tượng được.
Lấy ví dụ như điện thoại di động của họ đã phải chịu “hội chứng Galápagos” một thời gian dài – tức là họ phải tiến hóa theo cách đặc biệt và độc nhất có thể để khiến các sản phẩm của họ phù hợp với Nhật Bản và chỉ nơi này mà thôi.
Toilet cũng thế. Nó đã được tiến hóa theo cách Nhật nhất mà chưa ai thấy trên thế giới bao giờ. Nếu chúng ta chỉ biết đến cái toilet có chế độ sưởi ẫm chỗ ngồi, thì ở USA còn có loại toilet xa hoa đến tận mông được làm từ Nhật Bản.
Máy fax cũng thế. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới không còn dùng máy fax nữa và thay vào đó là ôm ghì lấy cái máy tính cá nhân thì người Nhật dường như lại bị bỏ lại đằng sau. Theo Washington Post, hơn 60% hộ gia đình người Nhật có máy fax và hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu một cái như một lẽ tất nhiên.
Sao người Nhật lại hứng thú với sản phẩm công nghệ “cổ xưa” như vậy? Tiếp theo tại sao họ lại có ý định bỏ đi ý tưởng đĩa laze và đĩa tám rãnh của họ?
Theo những gì tôi tìm hiẻu được, thì có 3 lý do chính cho việc người Nhật vẫn trung thành với máy fax
Không thích máy tính cá nhân
Người Nhật đã từng không thích nghi được với máy tính cá nhân nhanh và hoàn hảo như các nước khác trên thế giới. Điều này không những có nghĩa rằng những website của Nhật không vững chắc, mà nó còn có nghĩa rằng người Nhật không quen với việc sử dụng máy vi tính. Vì thế, scan và email tài liệu dường như còn khó hơn cả việc fax nó đi.
Bản sao cứng
Tôi xin chia sẻ một điều đáng xấu hổ của bản thân với các bạn: tôi vẫn dung thư để thanh toán bưu phí và thậm chí mua CD, chỉ bởi vì tôi thích tính vật chất như vậy
Thật may mắn là tôi không phải là người duy nhất dành sự ưu đãi của bản thân cho những thứ hữu hình. Ít nhất là trong một mức độ nào đó, người Nhật vẫn còn lưu lại nhiều truyền thống lâu đời chỉ vì lí do này.
Hồ sơ cá nhân cũng vẫn được viết bằng tay, vì vậy cũng không ngạc nhiên nếu người Nhật có xu hướng sử dụng bản copy bằng fax hơn là email.
Người cao tuổi
Các công ty công nghệ Nhật Bản hết sức quan tâm đến người cao tuổi
Ai cũng biết dân số Nhật đang già hóa – đây cũng là quốc gia có tỉ lệ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, nghĩa là số người già nhiều hơn số người trẻ. Không phải là phân biệt đối xử với người cao tuổi, nhưng nói một cách công bằng, người già không giỏi thích nghi với những công nghệ mới như người trẻ.
Nếu việc sử dụng fax vẫn đem lại hiệu quả, và mọi người vẫn biết cách sử dụng nó, thì tại sao phải thay đổi? Cũng giống như người ta thường nói, nếu nó chưa hỏng thì sửa làm gì?
Liệu Nhật Bản có ngừng sử dụng fax hay không?
Vì sao người Nhật vẫn sử dụng fax có lẽ đã khá rõ ràng, nhưng liệu họ có bao giờ ngừng dùng nó để chuyển sang những công nghệ hiện đại hơn không thì chưa ai biết.
Tuy nhiên hơn hết, vấn đề không nằm ở công nghệ mà là ở văn hóa. Fax sẽ chỉ bị ngừng lại tại Nhật một khi văn hóa xung quanh họ thay đổi. Dù là tốt hay xấu, văn hóa thay đổi hay không là điều không thể tiên đoán trước được, vì vậy nếu nói Nhật Bản sẽ ngừng sử dụng fax thì đúng là hơi mạnh miệng.
Ai mà biết được? Có khi ngày nào đó họ lại chuyển sang dùng điện tín cũng nên.
Một "khu rừng" giữa đô thị cao tới 8 tầng ở ngay giữa trung tâm thành phố...
Sau khi sân vận động Osaka đóng cửa, nó đã mở ra một cơ hội tái phát triển tại khu thương mại mới tiếp giáp với ga tàu Namba - điểm dừng chân đầu tiên từ sân bay Kansai.
Cơ hội này đã được đặt vào bàn tay của Jon Jerde - kiến trúc sư nổi tiếng châu Âu với những công trình thiết kế trên khắp thế giới.
Đóng vai trò như một cổng chào, một biểu tượng mới của Osaka, khu công viên Namba đã ra đời.
Công viên Namba được xây dựng để trở thành một điểm nhấn của tự nhiên vào giữa môi trường đô thị đông đúc, dày đặc và đầy khắc nghiệt của Osaka.
Là một tòa nhà đa năng và thân thiện với môi trường, công viên Namba trở thành một “khu rừng đô thị” theo đúng nghĩa đen.
Song song với 1 tòa tháp văn phòng 30 tầng và một khu căn hộ 46 tầng thân thiện là những tiện ích của một trung tâm thương mại nằm ngay bên dưới.
Công viên được chia tách bởi các đường dốc ngoằn ngoèo lượn sóng tạo nên như các “hẻm núi” với không gian mở, tăng tính kết nối với thiên nhiên mà vẫn tạo nên các con đường lưu thông đẹp và rộng rãi.
Có đến 300 loài thực vật và 70.000 cây xanh được trồng trong khu “rừng” này.
Các sự kiện khác nhau được thay nhau tổ chức tại đây suốt năm bao gồm cả các tiết mục biểu diễn đường phố và ngắm đom đóm vào mùa hè.
Nơi đây kết hợp nhiều tiện ích của cuộc sống hiện đại với môi trường tự nhiên bằng một cấu trúc được thiết kế thanh thoát, mềm mại.
Cả công trình đón lấy những con đường rồi tăng dần đến 8 tầng lầu một cách tự nhiên mà không hề khiến người đi có cảm giác như đi lên một tòa nhà cao tầng.
Bằng cách kết nối rất nhuần nhuyễn với các đường phố như vậy, công viên Namba có thể dễ dàng đưa mọi người vào giữa một không gian xanh được bao trùm bởi các lùm cây.
Điều này cho phép họ hưởng thụ không gian ngoài trời - nơi họ có thể ăn uống, đọc sách, giao lưu hay chỉ đơn giản là thưởng thức toàn cảnh thành phố.
Phần thứ 2 của công trình được xây dựng thêm sau đó đã nâng cả khu công viên lên đến 10 tầng lầu, kéo dài khu “rừng” cùng các “hẻm núi”, mở rộng phía trên các con đường đối diện với nhà ga Namba.
Nơi này đã tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dân Osaka, nâng cao hơn nữa sự tương tác giữa con người với tự nhiên.
Công viên Namba là một công trình chuẩn mực cho việc chuyển hướng phát triển theo định hướng xanh, khi mà các hoạt động kinh tế đi kèm những thiết kế có chất lượng và thân thiện với môi trường nổi lên như là mục tiêu duy nhất.
Với những đóng góp trong việc bảo vệ môi trường, nơi đây đã được trao giải thưởng Cơ sở hạ tầng và Du lịch vào năm 2005 và giải thưởng Môi trường Osaka vào năm 2009.
Namba đã tạo ra một trải nghiệm thiên nhiên mới cho Osaka, đánh dấu sự tương tác của nền văn hóa, thiên nhiên, con người và vui chơi giải trí.
Cúi đầu chào khán giả, chào đối thủ, rắc muối xung quanh sân đấu...Một trận đấu Sumo đã bắt đầu.
Thể hiện cho sự cứng cỏi và dũng khí của con người Nhật Bản, những võ sĩ Sumô đang sống như những biểu tượng anh hùng cho môn thể thao truyền thống. Sau khi được sự bảo trợ của Thiên hoàng, môn võ Sumo đang trở lại như thời kỳ cách đây 1.500 năm.
Vào thời xa xưa thì môn vật Sumo là một nghi lễ tôn giáo để dự đoán xem vụ mùa có bội thu hay không và xem thiên ý như thế nào. Theo như sử sách ghi lại thì trận đấu Sumo đầu tiên được tiến hành vào năm 642, sau đó vào thế kỷ thứ 9 thì nó trở thành một nghi lễ trong cung đình.
Trước khi bước vào một giải đấu tại Niigata, các võ sĩ sẽ buộc một tấm vải quanh mình để tiến vào võ đài trong sự trang trọng và thực hiện nghi lễ Dohyo-iri.
Trong môn vật Sumo thì người thắng là người đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn (dohyou) hoặc làm cho một bộ phận trên người đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm xuống đất. Còn một điều thú vị nữa là mỗi khi bước vào trận đấu, các võ sĩ thường tung muối lên khắp võ đài để xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch.
Những pha đụng độ đầu tiên sẽ là những “cái ôm” sấm sét! Để chiến thắng, các võ sĩ cần phải đẩy ngã đối thủ hoặc đẩy họ ra khỏi “dohyo” hay vòng tròn trên võ đài. Chỉ được phép kéo dây đai Mawashi của đối thủ, nhưng không được phép kéo dây đeo quanh háng. Cuộc đấu diễn ra ngắn nhưng với cường độ cao, hầu hết chỉ dưới 1 phút.
Những Gyoji lớn tuổi mặc trang phục truyền thống đứng bên cạnh và làm công việc trọng tài. Nếu bất cứ võ sĩ nào có dấu hiệu mệt mỏi hay bế tắc, Gyoji sẽ động viên họ.
Khích lệ các võ sĩ bằng một bản sao ngôi đền Shinto treo phía trên Dohyo, hội trường Kokugikan của Tokyo, hay hội trường Quốc gia thu hút vô vàn những người hâm mộ nhiệt thành theo dõi giải đấu vô địch. Một số người say mê có thể ngồi tới 10 tiếng đồng hồ liền.
Chờ và đợi, một Rikishi hay võ sĩ Sumo đang mong đến lượt tên mình được xướng lên. Võ sĩ SuMo có ngoại hình đặc trưng bởi búi tóc và thân hình đồ sộ.
Tập luyện – Ăn - Ngủ. Những hoạt động này lặp lại đều đặn hàng ngày. Tại lò võ Izutsu Beya ở Tokyo, những Sumo tập sự sẽ bắt đầu việc tập luyện từ 5h – 11h sáng, sau đó họ mới có bữa sáng.
Để trở thành một võ sĩ Sumo thì võ sĩ đó phải tham gia vào một trong số khoảng gần 50 lò luyện Sumo. Lò luyện Sumo đó sẽ đảm bảo chăm lo mọi thứ cho võ sĩ đó từ thức ăn, quần áo đến nhà cửa và rèn luyện cho võ sĩ đó trở thành một tay vật Sumo giỏi.
Nhiều đô vật có thể ăn 5kg thịt, 10 bát cơm mỗi bữa. Tuy nhiên, với những đô vật chỉ có "da bọc xương" thì việc tăng cân lại là một quá trình khó khăn gian khổ. Họ phải cố gắng đưa càng nhiều thức ăn vào bụng càng tốt, cho tới khi nào "phổng phao" lên. Đây cũng được xem là bài tập khắt khe cho các Sumo.
Sau khi ngủ trưa, TV là người bạn của những Sumo tập sự cho đến khi họ ăn tối và nghỉ ngơi. Họ ăn rất nhiều và ngủ sau đó để thúc đẩy việc tăng cân. Mặc dù những võ sĩ “nhẹ cân” có thể nhanh nhẹn hơn, nhưng trong hầu hết trận đấu, cân nặng cộng với sự nhanh nhẹn luôn giành phần thắng.
Akenobo sinh ra tại Hawaii là người nước ngoài đầu tiên trở thành nhà vô địch, nặng 220 kg.Akenobo đang được giúp làm mát bởi những Sumo học việc, những người này sẽ làm những việc vặt và giặt giũ. Sumo các cấp độ thường nặng trung bình 160 kg. Nhưng có Sumo nặng nhất tới 270 kg.
Nhìn các sumo, đưng vội tưởng là họ "béo bệu". Chế độ luyện tập rất hà khắc và kỷ luật mang đến cho họ một cơ thể rắn chắc!
Những buổi học như thế này tại lò võ Musashigawa Beya ở Tokyo sẽ giúp các Sumo học cách giảm tối đa chấn thương cho xương. Sự lặp lại liên tục những bài học có vẻ hơi “tàn nhẫn” nhưng lại tạo nên khả năng chịu đựng về tinh thần và thể chất.
Với khoảng 70 đòn đánh, một Sumo có thể đẩy, tát, thậm chí ngáng chân đối phương nhưng không bao giờ được đá hoặc tấn công với bàn tay nắm lại.
Đây là những fan hâm mộ Sumo Asanowaka tại Niigata. Những Sumo có thân hình “đồ sộ” nhưng đối với nhiều phụ nữ Nhật Bản, họ không thiếu đi sự hấp dẫn. Nhìn vào ảnh có thể nhận thấy họ cũng được chào đón bằng tiếng đèn flash máy ảnh, sự cuồng nhiệt của Fan không khác gì những siêu sao bóng đá đẹp trai, sành điệu.
Khi về hưu, thường là ở tuổi 30, một số Sumo mở những lò võ riêng của họ. Một số khác lại chọn việc ăn kiêng, tập thể dục và bắt đầu một sự nghiệp mới.
"Tre già măng mọc", người thầy đang hướng dẫn cho học trò một trong những thế đánh: thọc 2 lòng bàn tay vào phần dưới nách của đối thủ. Lứa tuổi thích hợp để bắt đầu sự nghiệp Sumo thường ở tuổi 15.
Đây là một nghi lễ truyền thống dành cho võ sĩ Sumo mới chập chững vào nghề. Ở giữa vòng tròn là hình mô phỏng của ngôi đền Shinto linh thiêng. Võ sĩ Sumo sẽ rắc muối ở xung quanh ngôi đền để trừ tà. Sau khi cầu khấn xong, không được phép di chuyển ngôi đền đi chỗ khác mà vẫn phải đặt ở đó cho đến buổi tập vào sáng sớm ngày hôm sau.
Dấu tay của một nhà vô địch Sumo có thể được rao bán với cái giá hàng nghìn đô la cơ đấy!
Cuối cùng mời mọi người tham khảo bảng xếp hạng các cấp của võ sĩ Sumo nhé:
Các võ sĩ Sumo được xếp hạng dựa vào khả năng của anh ta:
Hạng thấp nhất là Jonokuchi (Hạng dự bị), sau đó lên dần lên các hạng trên là Jonidan (Hạng 2), Sandanme (Hạng 3), Makushita, Juryou, Maegashira. Các thứ hạng trên đó sẽ là Komusubi, Sekiwake, Ozeki, và trên cùng là Yokozuna, tất cả gồm có 9 hạng.
Khi võ sĩ Sumo đạt được cấp bậc từ Juryou trở lên thì được gọi là Sekitori và được nhận tiền lương hàng tháng từ hiệp hội Sumo Nhật Bản.
Còn từ cấp bậc Makushita trở xuống thì tùy vào thành tích thi đấu mà võ sĩ đó sẽ được nhận một khoản tiền khuyến khích nhỏ.
Nam Á
Chiếc chiếu cói Tatami là một biểu tượng văn hóa không thể xóa mờ trong tâm trí người dân Nhật Bản.
Chiếc chiếu Tatami có lịch sử tồn tại rất lâu đời trên đất nước Nhật Bản, cách đây tới hơn 1300 năm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tatami bắt nguồn từ từ tiếng Nhật “tatamu” có nghĩa là gấp. Từ tatami xuất hiện lần đầu vào năm 712, trong cuốn sách cổ Nhật Bản về các loại chiếu. Như vậy, ít nhất, nó đã xuất hiện dưới thời Nara.
Chiếu Tatami có phần lõi bằng rơm khô, đan ép chặt vào nhau, ngày nay, người ta còn dùng thêm sợi hóa học để tăng độ bền. Lớp bên ngoài của tatami là chiếu cói, rất phù hợp với thời tiết và văn hóa Nhật Bản, thường đi đất trong nhà.
Vào thời Heian, chiếc chiều dày hơn bình thường, thậm chí còn là biểu tượng cho địa vị xã hội của gia đình quyền quý, dựa trên thiết kế và kích thước.
Đến triều đại Muromachi, chiếc chiếu tatami mới được ghép vào nhau và trải khắp ngôi nhà của người Nhật Bản như ngày nay và tới thời Meiji, nó không còn là vật quý báu riêng của các nhà giàu mà hầu như ngôi nhà nào ở xứ sở hoa anh đào của sở hữu một chiếc.
Cách sắp xếp những chiếc chiếu Tatami trong ngôi nhà Nhật cũng khác nhau, tùy theo đó là nhà bình thường hay là lâu đài, chùa và những phòng có không gian rộng lớn.
Cùng với sự hội nhập của văn hóa phương Tây, rất nhiều người lo sợ cho sự biến mất của chiếu tatami, thay vào đó là những chiếc bàn ghế hiện đại. Nhưng sự thật là với lối văn hóa ứng xử đã đi sâu vào tiềm thức của người Nhật: cúi chào, quỳ gối khi ngồi, ngồi bàn sưởi Kotatsu, việc loại bỏ Tatami là hoàn toàn không thể. Trên chiếc chiếu cói truyền thống đặc trưng đó, người Nhật tiếp khách, thưởng thức trà đạo, cắm hoa Ikebana…và bởi vậy, chiếc chiếu mãi là biểu tượng văn hóa không thể thiếu trong đời sống của họ.
Nam Á
Hồ Towada-ko là hồ lớn nhất có nguồn gốc từ một miệng núi lửa ở Honshu (hòn đảo chính của Nhật Bản). Nằm trên biên giới giữa Aomori và quận Akita, cao hơn mực nước biển 400 mét, độ sâu là 327 mét và chảy ra sông Oirase.
Với diện tích bề mặt là 62,2 km, Towada là hồ lớn thứ 12 của Nhật Bản, đây là một trong những điểm đến du lịch phổ biến ở Nhật Bản.
Bầu trời mùa thu nơi đây được che phủ bởi lá đỏ, lá vàng rực rỡ
Trên hồ Towada có một bức tượng được đặt tên Otome-no-Zou. Otome là tiên nữ trong tiếng Nhật. Bức tượng này được thực hiện bởi Koutaro Takamura, một nhà thơ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Nhật Bản sống ở thế kỷ 19.
"ひめます (Hime-Masu) - cá hồi được bán xung quanh hồ này. Hime-Masu được nướng bằng than củi, vì vậy dù đứng ở xa nhưng du khách vẫn có thể ngửi thấy mùi thơm của nó.
Và, đây là cửa hàng thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm mà bạn có thể ăn trong khi đi bộ được bán trong cửa hàng này.
... Bây giờ, bạn có biết đây là những gì không?
Đây là những con thiên nga khổng lồ. Loại thuyền này bạn chỉ cần đạp mà không cần dùng đến điện. Bạn phải bỏ ra 1000 Yên cho 20 phút trên con thiên nga này.
Từ trên thuyền nhìn ra xung quanh, bạn có thể ngắm được toàn bộ khung cảnh hồ Towadako.
Các kiến trúc và các tính năng của đền thờ Thần đạo và chùa Phật giáo đã hòa quyện với nhau qua nhiều thế kỷ. Có một số phong cách xây dựng, hầu hết trong số đó là những ngôi đền Phật giáo có ảnh hưởng của lục địa châu Á. Chỉ có một vài đền thờ ngày nay được coi là xây dựng theo một phong cách hoàn toàn Nhật Bản. Trong số đó phải kể đến đền thờ Shinto, đền Ise.
Có hàng chục ngàn điện thờ trên khắp Nhật Bản, một số trong đó có thể được phân loại vào một vài nhóm chính của đền thờ. Một số các nhóm này là:
• Đền thờ Hoàng đế
Đây là đền thờ được tài trợ và quản lý trực tiếp bởi chính phủ trong thời kỳ của Nhà nước Shinto. Đây là kiến trúc bao gồm nhiều đền thờ Shinto quan trọng nhất như các ngôi đền Ise, đền Izumo, đền Atsuta , và một số đền thờ mới được xây dựng trong thời kỳ Minh Trị như đền Meiji Tokyo và đền Heian của Kyoto.
• Đền Inari
Miếu của Inari được dành riêng cho Inari, vị thần kami dành cho việc sản xuất gạo. Ngôi đền này được công nhận bởi các bức tượng con cáo, con cáo được coi là sứ giả của Inari. Có hàng ngàn ngôi đền Inari trên khắp Nhật Bản, trong đó có đền Fushimi Inari Kyoto là nổi tiếng nhất.
• Đền Hachiman
Đền Hachiman được dành riêng cho Hachiman, vị thần kami của chiến tranh. Nơi đây được đặc biệt sử dụng phổ biến trong các thị tộc quân sự hàng đầu của quá khứ. Trong số hàng ngàn ngôi đền Hachiman Nhật Bản, nổi tiếng nhất có lẽ là đền Tsurugaoka Hachimangu của Kamakura.
• Đền Tenjin
Đền Tenjin được dành riêng cho các kami của Sugawara Michizane, một thời kỳ Heian của học giả và các chính trị gia. Nó đặc biệt phổ biến trong giới sinh viên chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh. Đền Tenjin có thể được công nhận bởi các bức tượng con bò và cây mận, loài cây yêu thích của Michizane. Đền Tenjin đầu tiên và nổi tiếng nhất là đền Dazaifu Tenmangu gần Fukuoka.
• Đền Sengen
Đền Sengen được dành riêng cho công chúa Konohanasakuya, vị thần Shinto của núi Phú Sĩ. Hơn 1.000 ngôi đền Sengen còn tồn tại trên khắp Nhật Bản, với những ngôi đền trên đỉnh và chân núi Phú Sĩ.
• Đền thờ dành riêng cho những người sáng lập các gia tộc quyền lực
Một số gia tộc quyền lực trong lịch sử Nhật Bản được thành lập và đền thờ dành riêng cho người sáng lập các gia tộc cũng được xây dựng theo. Ví dụ nổi tiếng nhất là vài chục ngôi đền Toshogu dành riêng cho Tokugawa Ieyasu, bao gồm đền Toshogu nổi tiếng tại Nikko. Một ví dụ khác là đền Oyama ở Kanazawa được dành riêng cho Maeda Toshiie, người sáng lập nên gia tộc quyền lực Maeda.
• Đền địa phương
Đền thờ được dành riêng cho các vị thần kami tại địa phương.
Chương trình “Cùng nhau học tiếng Nhật” do đài NHK WORLD cung cấp. NHK WORLD là dịch vụ phát thanh quốc tế thuộc Hãng phát thanh truyền hình NHK.
Ngoài phát thanh quốc tế, NHK WOLRD còn có dịch vụ truyền hình quốc tế và dịch vụ Internet.
Thông qua hình thức kịch phát thanh, mỗi bài học sẽ cung cấp cho bạn một cách diễn đạt hữu ích. Đến bài học số 50, bạn sẽ nắm vững được 50 cách diễn đạt dễ áp dụng trong nhiều tình huống.
Học tiếng Nhật với NHK WORLD, bạn sẽ có thể nói tiếng Nhật một cách dễ dàng và thuận tiện. Hãy bắt đầu học nói tiếng Nhật trực tuyến miễn phí.
Các bài học ngắn gọn súc tích và dễ hiểu, trẻ nhỏ cũng có thể học mà không thấy chán.
Khi bạn học nói một ngôn ngữ mới, điều quan trọng là bạn phải nghe người bản ngữ phát âm và luyện nói theo họ.
Với NHK WORLD, ban có thể học tiếng Nhật bất cứ lúc nào. Hãy chọn bài nào mình muốn trong danh sách bài học.Bạn có thể tải các bài học về máy nghe MP3 để nghe trên đường đi học hoặc đi làm.Nếu bạn tải văn bản PDF, bạn sẽ thấy được ngay toàn bộ nội dung của các bài học.
Bắt đầu học nào: http://www.nhk.or.jp/lesson/vietnamese/index.html
P.TuanNam
Một hầm đường bộ ở Nhật Bản sáng qua bất ngờ sập xuống, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.
|
Đường hầm xuyên qua núi Sasago, dài 4,7 km và thuộc tỉnh Yamanashi, cách thủ đô Tokyo 80 km về phía tây, sập vào khoảng 8h sáng qua. Làn khói đen thoát ra từ cửa hầm do hỏa hoạn bên trong. Ảnh: AFP |
|
Tổng cộng 14 xe chuyên dụng và xe cứu hỏa đã tới hiện trượng vụ tai nạn. Cục Quản lý Hỏa hoạn và Thảm họa Nhật Bản cho biết, đoạn trần sập của đường hầm dài khoảng 50 m, có độ dày 20 cm. Ảnh: AFP |
Cảnh sát và đội cứu hộ hôm qua đứng trước cửa hầm trong khi tuyết bắt đầu rơi. Nhiều giờ sau vụ sập hầm, các kỹ sư cảnh báo công trình này có thể không ổn định, khiến các nhân viên cứu hộ hôm qua phải tạm dừng công việc. Ảnh: AFP |
Một nhân viên thuộc đội cứu hỏa trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: AFP |
Xe tải kéo một chiếc xe bị tấm bê tông rơi vào đầu ngày hôm nay. Ảnh: AP |
|
Takekazu Kaneko (mặc áo vest), chủ tịch công ty đường cao tốc miền trung Nhật bản, công ty điều hành đường hầm Sasago đến hiện trường. Ảnh: AFP |
|
Các phương tiện truyền thông đứng phía trên đường hầm để kịp thời đưa tin. Ít nhất 9 thi thể nạn nhân được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: AFP |
Xe tải xanh hôm nay đưa những tấm bê tông bị sập ra khỏi hầm. Trần của hầm đang được gia cố để tránh một vụ tai nạn nữa xảy ra. Ảnh: AFP |
|
Những mảng bê tông nặng cả tấn từ đường hầm được mở cửa năm 1977. Có khoảng 270 tấm bê tông bị rơi, mỗi tấm nặng 1,4 tấn. Các nhân viên đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Nhiều người nghi ngờ giá đỡ trần ở trong tình trạng mục nát là nguyên nhân vụ sập trần. Ảnh: AFP |
Nhà nghiên cứu tế bào gốc, giáo sư Shinya Yamanaka, người đồng nhận giải Nobel Y học năm 2012, ngày 7/12 đã thể hiện quyết tâm sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo (iPS) để chữa trị những căn bệnh suy nhược mà đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Trong bài giảng hàng năm tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, trước lễ trao giải Nobel ngày 10/12 tới, nhà khoa học Nhật Bản đã chia sẻ câu chuyện thú vị dẫn đến phát hiện khoa học quan trọng, đó là sản xuất thành công iPS nhờ hàng loạt những khám phá ngoài mong đợi.
Trước khi kể về những phát hiện thú vị từ các bài thí nghiệm mà các thầy đã giao cho ông, giáo sư Yamanaka chia sẻ: “Tôi có hai người thầy lớn trong những ngày đầu làm khoa học”. Người thầy đầu tiên chính là tuýp người như Giáo sư Katsuyuki Miura Đại học Thành phố Osaka và Tom Innerarity, thời điểm đó là điều tra viên cấp cao tại Viện Gladstone, Mỹ. Yamanaka cho biết hai người này luôn biết động viên và khích lệ các nhà khoa học trẻ ngay cả khi những kết quả trong thí nghiệm đều cho kết quả mâu thuẫn với giả thuyết mà họ đưa ra. Ông cho biết ông đã cố gắng làm một người thầy tốt giống như họ nhưng điều đó quả thật “rất khó.”
Một người thầy lớn khác “chính là thiên nhiên” - "người" đã mang lại cho Yamanaka những kết quả ngoài mong đợi, cũng là "người" đã mang lại cho ông các kế hoạch hoàn toàn mới mẻ.
Nhà khoa học Nhật Bản này cho biết lần đầu tiên ông đã không thể hình dung được là sẽ mất bao lâu trước khi xác định được các nhân tố then chốt cần thiết để tái lập trình các tế bào sinh dưỡng thành tế bào iPS. Ông cũng từng băn khoăn rằng liệu có thể sẽ phải mất tới “10, 20, 30 năm hoặc thậm chí có thể còn lâu hơn nữa” để đi đến khám phá này. Tuy nhiên, cuối cùng thì nhóm của ông chỉ mất có 6 năm trước khi đạt được đột phá quan trọng vào năm 2006 khi Yamanaka phát hiện ra một lựa chọn khác với việc phải phá huỷ các phôi người, từ đó xua tan những trở ngại về mặt luân lý và đạo đức trong công nghệ tế bào gốc.
Giáo sư Yamanaka, 50 tuổi, đã cho phép các nhà nghiên cứu trẻ làm việc tại phòng thí nghiệm của mình, đặc biệt là Kazutoshi Takahashi, một giảng viên đại học Kyoto, và hai nhà nghiên cứu khác nhằm tăng tốc cho khám phá mới của mình. Ông nói: “Nếu không có những cống hiến hết mình của ba người đó, chúng ta có thể sẽ không bao giờ sản xuất được tế bào gốc iPS, ít nhất là ngay trong phòng thí nghiệm của mình... Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về các khoa học trẻ.”
Yamanaka cũng cho biết những nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc iPS (CiRA) của đại học Kyoto, một viện nghiên cứu do ông làm Viện trưởng, được cho là sẽ giúp kiểm tra các điều kiện và sàng lọc các loại thuốc cho các căn bệnh liên quan đến tế bào thần kinh vận động như bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, một căn bệnh về suy yếu hoạt động của hệ cơ hiện chưa có phương thuốc nào chữa trị đặc hiệu.
Trước đó một ngày, nhà khoa học John Gurdon, 79 tuổi, người đồng nhận giải Nobel Y học với Yamanaka năm nay và là giáo sư danh dự Đại học Cambridge, cũng đã có bài giảng thường niên. Yamanaka cho biết ông cảm thấy rất vinh dự khi được chọn là người cùng nhận giải thưởng với Giáo sư Gurdon, người khai phá ra lĩnh vực tái lập trình hạt nhân cách đây nửa thế kỷ, thời điểm Yamanaka mới ra đời.
Sau bài giảng, Giáo sư Yamanaka cho biết ông đã phần nào bớt căng thẳng khi đã hoàn thành một trong những sự kiện quan trọng trong chuyến thăm của mình tới Stockholm và tự chấm “60% điểm” trong bài giảng bằng tiếng Anh của mình. Vợ của Yamanaka, bà Chika, 50 tuổi, cho biết bà cảm thấy xúc động khi lắng nghe bài giảng của chồng vì nó khiến bà nhớ lại nhiều kỷ niệm./.
Li, 51 tuổi, hầu như không nói được gì, chỉ thều thào "vâng, cảm ơn", khi được hỏi thăm. Cái đầu bị vỡ của anh chính là biểu tượng, nhưng ở mặt trái, của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa quá đà. Xe ô tô của Li bị người biểu tình chống Nhật ở thành phố Tây An, Trung Quốc, tấn công ngay trên một đại lộ.
Vợ anh nhanh chóng xen vào câu chuyện để nói hộ chồng. "Đến tận bây giờ, anh ấy vẫn cứ nghĩ mãi về chuyện hôm ấy, rồi khóc".
Một chiếc xe hơi do Nhật sản xuất bị đập nát ở thành phố Tây An, nơi diễn ra những cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội nhất hồi tháng trước. Ảnh: AP |
Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc nếu nó không được kiểm soát. "Những cuộc biểu tình này là một mốc quan trọng trong nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc", ông Bai Yansong, bình luận viên nổi tiếng trên truyền hình quốc gia, nói. "Bạn có chính nghĩa không có nghĩa là mọi việc bạn làm đều đúng đắn và hợp pháp".
"Một số người ngoài kia đang dùng cái vỏ bọc yêu nước, nhưng họ thực chất đã phạm tội".
Việc một người biểu tình đánh vào đầu Li đã được một camera vô tình ghi lại, trở thành hiện tượng trên Internet. Công an thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, ra lệnh truy lùng hung thủ và nhờ cậy nhân dân giúp đỡ. Tuần trước, họ thông báo đã bắt được người này, và hãng thông tấn Xinhua cho hay y có thể đối mặt với án tử hình nếu bị truy tố.
Trong tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn còn nóng, thì một biến cố ngoại giao nào đó có thể lập tức châm ngòi những cuộc biểu tình và bạo động khác.
Một dấu hiệu rõ nhất cho thấy tình trạng bài Nhật còn tiếp diễn kể từ các cuộc biểu tình tháng trước nằm ở số liệu bán hàng của các nhãn xe Nhật. Hôm thứ ba, số liệu thống kê cho thấy doanh số bán xe Nhật tại Trung Quốc giảm mạnh. Trên đường cao tốc ra sân bay thành phố Tây An, một biển quảng cáo khổng lồ có dòng chữ: "Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc".
|
Một siêu thị của người Nhật bị đập phá trong cuộc biểu tình của người Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Không còn các cuộc biểu tình ở Tây An nữa, dù trước đó các công nhân nói họ phải mất mấy ngày mới dọn sạch vũng máu của anh Li. Đường phố đã trở lại như trước, ngoại trừ một điều là trên các xe ô tô do Nhật sản xuất giờ thường gắn thêm lá cờ Trung Quốc nho nhỏ.
Hôm 15/9, Li và vợ là Wang đang lái chiếc Toyota Corolla màu trắng trở về nhà, sau khi đi xem vật liệu để chuẩn bị xây nhà cho con trai. Không xa cổng thành phía tây là mấy, họ gặp một đoàn người biểu tình đang vẫy quốc kỳ Trung Quốc, hô khẩu hiệu và đập phá các xe ô tô.
Người biểu tình nhanh chóng bao vây chiếc Corolla, dùng gậy, gạch đá và khóa dây đập nát chiếc xe trong khi vợ chồng nhà Li còn chưa kịp thoát ra ngoài. Sau đó họ bước ra và cầu xin nhóm người kia dừng tay. Chuyện gì xảy ra sau đó thật hỗn độn, nhưng theo video đăng tải trên Internet, thì bỗng đâu một người đàn ông nhảy tới chỗ Li và dùng khóa dây đánh mạnh vào phía sau đầu Li. Tiếng va chạm mạnh của kim loại va vào sọ của Li có thể nghe thấy được giữa tiếng đám đông hỗn loạn. Chị Wang hét lên kêu cứu và ngồi bệt xuống đất cố ngăn dòng máu tràn ra từ vết thương ở đầu chồng.
Trong khi đám đông tiếp tục đập chiếc xe hơi, một người thét lên: "Ta cứu người này trước đã chứ? Chúng ta đều là người Trung Quốc. Chả lẽ chúng ta biến anh ta thành người Nhật sao?".
Vài người giúp chị Wang kéo chồng sang phía bên kia đường và vẫy taxi. Tại bệnh viện, Li được phẫu thuật sọ não.
"Thật là hỗn độn; tim tôi lúc đó cứ đập thình thình", Wang kể. "Sao họ có thể nhẫn tâm đến thế?", Wang nói.
Tuần trước, Li đã có thể nhúc nhắc chút ít. Tuy nhiên anh còn phải mổ một lần nữa trong sáu tháng tới. Các bác sĩ nói Li có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn như trước. Li là người kiếm tiền chính trong gia đình.
"Chuyện như thế này tôi chỉ thấy trên TV. Ai ngờ nó lại xảy ra với chúng tôi kia chứ", chị Wang than thở.
Ánh Dương (theo NYT)
NHK dẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng cho hay ASDF đã 69 lần cho xuất kích các máy bay chiến đấu của lực lượng này để chặn phi cơ Trung Quốc tiến vào không phận Nhật từ tháng 4 tới tháng 9.
Số lần cất cánh của các chiến đấu cơ Nhật từ tháng 4 tới tháng 6 là 15. Tuy nhiên, con số này trong ba tháng tiếp theo đã tăng gấp hơn ba lần lên thành 54, trong bối cảnh các quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc rạn nứt liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ Quốc phòng Nhật cho hay nhiều phi cơ Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản từ phía bắc hoặc phía tây, sau đó quay lại khoảng 200 km từ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giới chức quốc phòng Nhật cũng cho biết nhiều máy bay Trung Quốc là các phi cơ tuần tra hoặc giám sát.
Tham mưu trưởng Liên quân Nhật, Shigeru Iwasaki hôm qua cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc, cũng như các hạm đội của nước này, đang đẩy mạnh các hoạt động tại biển Hoa Đông trong vài năm qua. Ông Iwasaki nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động giám sát và cảnh báo của Nhật, để tìm hiểu cũng như phân tích từ nhiều góc độ đối với các hoạt động của phía Trung Quốc
Quan hệ Nhật - Trung trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Nhật Bản hoàn tất việc mua ba trong số 5 đảo thuộc quần đảo tranh chấp với Trung Quốc. Nhật gọi nhóm đảo này là Senkaku, trong khi Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư.
Hà Giang
1. Giới thiệu chung
Cùng với những thành công của buổi 勉強会 lần thứ nhất, chúng ta sẽ chuẩn bị chào đón buổi勉強会 lần thứ 2 tới. Đây sẽ là cơ hội để cho các bạn, anh, chị sinh viên đại học, cao học, hay đã đi làm tăng cường giao lưu học hỏi mang tính học thuật, qua đó cũng nhằm tăng cường sự gắn kết hơn nữa của sinh viên Việt giữa các trường đại học với nhau cũng như với những sempai đã đi làm
2.Thời gian & địa điểm
Thời gian: Từ 13h đến 17h ngày 26 tháng 12 năm 2012 ( thứ 4)
Tiếp tân từ 12h30 cùng ngày
Địa điểm: 埼玉大学・全学講義棟1号館-102号室
Cách đi tới trường Saitama:
JR京浜東北線「北浦和駅」西口下車: バス「埼玉大学」ゆき(終点)
JR埼京線「南与野駅」下車: 北入口バス停から「埼玉大学」ゆき(終点)
西口バス停から「志木駅東口」ゆき(「埼玉大学」下車)、「埼玉大学」ゆき(終点)
東武東上線「志木駅」東口下車:バス「南与野駅西口」ゆき(「埼玉大学」下車
Cách đi từ cổng chính tới 会場: 正門入って左側3つ目の4階建ての古い建物1階 (Xem hình)
3.Nội dung chính của chương trình (予定)
Nguyễn Quang Hưng (M2 ngành 電気電子 trường 東京工業大学) phát biểu về cơ cấu các trường đại học nhìn từ góc nhìn người quản lý
Nguyễn Thị Hải Đường (M1 ngành 土木 trường 埼玉大学) phát biểu nghiên cứu về sự phong hóa của các công trình bằng đá.
Khách mời : Thầy 佐藤 正文 . Thầy từng làm 専務理事 cho 社団法人日・タイ経済協力協会, bây giờ thầy là cố vấn cho hiệp hội này. Thầy sẽ phát biểu về khả năng thành lập trường đại học ở Việt Nam theo mô hình Đại học công nghiệp Thái-Nhật (TNI).
4.Cách đăng kí
Đăng kí tại đây
Thảo luận tại diễn đàn
(DVHNN) Nhờ tăng cường mối liên kết giữa ba bên gồm Khoa học hàn lâm, Chính phủ và các Nhóm công nghiệp, các trường đại học ở Nhật Bản đã góp phần xóa nhòa biên giới giữa các công ty quốc tế lớn với các công ty nội địa nhỏ, làm cho tri thức trở thành phổ cập, dễ tiếp cận đối với các tổ chức ở cấp vùng.
Trường đại học - bộ phận quan trọng của tăng trưởng kinh tế
Vào những năm 1990 Nhật Bản đã tiến hành cải cách công nghiệp quy mô lớn và tạo lập hệ thống nghiên cứu mới, do đó đã xuất hiện các hệ thống đổi mới mới và những mối quan hệ để các trường đại học đóng vai trò lớn đáng kể hơn với tư cách như là một nguồn lực kinh tế - tức là các trường đại học được coi như bộ phận quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cố gắng đưa nghiên cứu của các trường đại học vào quá trình tạo ra các sáng chế công nghiệp, đặc biệt ở cấp tỉnh và liên vùng. Mối tương tác giữa các trường đại học và nền công nghiệp, việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và bảo hộ sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng và mục tiêu quan tâm chính trị, đặc biệt là thu hút để phát triển vùng. Khi soạn thảo chính sách khoa học và giáo dục, điểm nhấn quan trọng ở Nhật Bản là nhằm vào việc tăng cường mối quan hệ với nền công nghiệp và coi đó là phương tiện kích thích sự phát triển kinh tế vùng.
ĐH Tokyo, một trong những đại học hàng đầu
của Nhật Bản
Việc Nhật Bản đi vào giai đoạn giáo dục đại học “đại trà” bắt đầu từ những năm 1960- đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008 ở Nhật Bản đã có đến 589 các trường đaị học tư thục, 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu cuả quốc gia cho giáo dục đại học chiếm gần 1,3% GDP dành cho các đại học loại NUC, mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư nhân. Trước năm 1998 người ta đã thấy rằng sự phân bố các trường đại học như vậy có nghĩa là “các đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của quốc gia, còn đại học địa phương- thỏa mãn nhu cầu cấp tỉnh và huyện, còn đại học tư nhân- cho thị trường”. Gần đây sự phân bố như vậy bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực.
Lâu nay, các trường đại học hàng đầu của Nhật đã và đang chiếm vị trí không đến nỗi nào trong xếp hạng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về số lượng các công bố, trích dẫn. Nhưng theo các tiêu chí như sự tham gia vào các hoạt động R &D quốc tế thì các trường đại học Nhật Bản lại tụt hạng xa so với các đại học phương Tây. Khi tiến hành các hoạt động R & D thì các công ty Nhật Bản đều coi trọng hơn việc hợp tác với các trường đại học của Mỹ.
Tăng cường nghiên cứu khoa học trong trường đại học
Hiện nay Nhật Bản bắt đầu có những chính sách nhằm thúc đẩy sự đóng góp từ các hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Nhật Bản đối với các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao. Gần đây việc cải tổ hệ thống các trường đại học và cuộc cạnh tranh càng gia tăng đã làm thay đổi diện mạo hệ thống giáo dục đại học quốc gia ở Nhật Bản. Năm 2002 Nhật Bản đã khởi động Chương trình thành lập các Trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence-COE) nhằm mục đích lập ra “các trường đại học đẳng cấp quốc tế”; năm 2007 đã đề ra Sáng kiến thành lập các Trung tâm nghiên cứu quốc tế quy mô lớn (World Premier International Research Center-WPI Initiative) để hình thành các Trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, có khả năng thu hút các nhà khoa học tốt nhất. Người ta đã lựa chọn 4 trường đại học Hoàng gia (Tokoku, Tokyo, Kyoto và Osaka) và Viện Khoa học vật liệu quốc gia (National Institute for Materials Science-NIMS) để thực hiện mục tiêu này, dẫn đến việc phân hóa hơn nữa các trường đại học ở Nhật Bản.
Những thay đổi về cơ cấu và pháp lý đã hỗ trợ gián tiếp cho sự phát triển các mối liên hệ liên đại học và gia tăng tính thương mại theo hướng tự chủ tích cực. Từ năm 2004 có 89 NUC được nhận 2 loại bù lỗ của nhà nước: cho chi tiêu thường xuyên (sự nghiệp) và chi xây dựng cơ bản. Nhưng từ năm 2006 Chính phủ đã tuyên bố rằng các khoản bù lỗ chi thường xuyên hàng năm sẽ giảm đi 1%, điều đó đòi hỏi các trường đại học phải tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung, trong đó có việc tiến hành các nghiên cứu khoa học phục vụ cho nền sản xuất công nghiệp.
Vào giữa những năm 1990 ở Nhật Bản mối quan hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp đã tồn tại chủ yếu trên nền tảng không chính thức. Và vào cuối những năm 1990 người ta đã thành lập ra các cơ cấu pháp lý để giảm nhẹ việc chuyển giao công nghệ dưới dạng tổ chức cấp Li-xăng (licence) công nghệ (TLO), giúp cho giới nghiên cứu được nhận các bản quyền sáng chế và cho nền công nghiệp trong việc cấp li-xăng cho các sáng chế đó.
Nhìn chung các hình thức diễn ra nói trên đã dẫn đến nhiều trường đại học bắt đầu phát triển các mối quan hệ với công nghiệp địa phương (trong đó có việc gia tăng thu nhập từ sở hữu trí tuệ đã thực thi trong công nghiệp), các trường này đã xem xét lại cơ cấu thể chế của mình, cũng như tạo lập ra các doanh nghiệp mạo hiểm, kết quả là tạo ra các công ty mới (start-up companies) dựa vào các trường đại học.
Năm 1995 sau Luật cơ bản về khoa học và công nghệ, Nhật Bản đã soạn thảo ra 3 kế hoạch cơ bản về phát triển khoa học và công nghệ. Kế hoạch 5 năm đầu tiên (1996-2000) đã tập trung vào việc tăng cấp tiền ngân sách cho khoa học và công nghệ và gia tăng các mối liên hệ giữa nền công nghiệp với các trường đại học - học tập kinh nghiệm của Mỹ. Việc “Khu vực hóa” chính sách khoa học và công nghệ đã được khẳng định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (2001-2005) và còn được tăng cường trong kế hoạch lần thứ 3, đặc biệt có việc thành lập Hệ thống đổi mới theo vùng (Regional Innovation System-RIS). Đối với Nhật Bản ý tưởng RIS nêu trên là một hiện tượng mới; và khác với các nước Châu Âu, ý tưởng này gần đây đã không nhận được sự chú ý đầy đủ cuả các cơ quan chính trị. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 có nhiệm vụ tăng cường mối liên hệ giữa khoa học, công nghiệp và Nhà nước trên phạm vi cấp ngành và sự ủng hộ các đổi mới sáng tạo thông qua các cơ chế mạng.
Từ năm 2001 Chính phủ đã đưa ra nhiều Chương trình được thực thi dưới sự chủ trì của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI). Chương trình đầu tiên là – Sáng kiến thành lập các Cụm công nghiệp (Industrial Cluster Initiative), dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận kinh doanh”, do đó giai đoạn 2001-2005 đã có 90 khu vực và đến năm 2005 đã phát triển được thành 9.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 290 trường đại học. Mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức sống của kinh tế vùng. Chương trình thứ 2 là Sáng kiến thành lập Cụm sáng kiến tri thức (Knowledge Cluster Initiative)- dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận hàn lâm” và nhằm để phát triển tính tích cực về nghiên cứu KH&CN ở các vùng. Cả 2 sáng kiến này được tài trợ bởi Chính phủ trung ương, đồng thời sử dụng cách tiếp cận “từ dưới lên trên”, tức là các sáng kiến được chính quyền cấp vùng đưa ra, không do địa phương hay cấp trên ấn xuống.
Chính sách hiện hành trong lĩnh vực vùng hóa, khu vực hóa quá trình quản lý và phát triển đổi mới và tác động của các nhóm công nghiệp, hàn lâm, và chính phủ đã bắt đầu làm thay đổi động thái thị trường lao động. Nó thách thức những đặc tính vốn có cuả đặc tính của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, như bộ mặt của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, tính vận động linh hoạt của lực lượng lao động giữa các công ty còn thấp, và ưu tiên thị trường lao động nội bộ trong nước hơn là thị trường ngoại. Nhu cầu về các Trung tâm nghiên cứu Cụm Công nghệ cao có số lớn lực lượng các nhà khoa học và nhà nghiên cứu chất lượng cao, nắm giữ nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến làm việc ngày càng tăng. Nhật Bản cũng đã đề ra Chương trình Dải ven biển Fukuoka Silicon (Fukuoka Silicon Sea-Belt Programme), ở đó người ta áp dụng mô hình quản lý nhiều cấp hệ thống đổi mới quản lý.
***
Tóm lại cần phải nhấn mạnh rằng thập kỷ vừa qua do nhiều thay đổi trong công nghiệp và sự lựa chọn định hướng chính sách nhà nước, cơ cấu và sự cấp phát tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Nhật Bản đã trải qua những thay đổi sâu sắc, có thể khái quát ngắn gọn bao gồm:
a/ Quá trình đổi mới tích cực ở các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao;
b/ Sự tập trung nguồn lực vào phát triển ưu thế nghiên cứu và tạo lập hệ thống cơ quan uy tín để cạnh tranh có hiệu quả với các trường đại học hàng đầu trên thế giới;
c/ “Khu vực hóa” dần chính sách đổi mới thông qua phi tập trung hóa việc lãnh đạo khoa học và công nghệ;
d/ Dựa nhiều vào kinh doanh trong lĩnh vực hàn lâm và tăng cường mối liên hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp ở cấp địa phương.
Bùi Thiên Sơn tóm lược theo nguồn: KITAGAWA F.: "University-industry links and regional development in Japan: Connecting excellence and relevance?" - Science, technology & society - Los Angeles etc., 2009- Vol.14, N1.-P.1-33. (dẫn theo V.O. Timchenko, Obshestvennue nauki, Russia, số ra 01.022, năm 2010)
Cao trào khai sáng (Anh: enlightenment, Đức: Aufklärung) ở Âu châu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, nhưng phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì? (1784) của Immanuel Kant ra đời, danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng hẳn hoi trong ngôn ngữ triết học và lịch sử tư tưởng.
“Khai sáng”, theo định nghĩa của Kant, “là sự thoát ra của con người khỏi tình trạng chưa trưởng thành (nonage) do chính con người tự gây nên. Chưa trưởng thành vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác. Sự chưa trưởng thành này, nếu chính nguyên nhân không nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can đảm [trong việc] tự sử dụng lý tính của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, ‘Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình’ là phương châm của khai sáng”.[2] Nói cách khác, khai sáng là sự thức tỉnh của lý tính, từ đó con người có thể sử dụng lý tính của mình để vượt ra khỏi những thiên kiến và mê muội. Sự dẫn dắt (tutelage) của kẻ khác trong bối cảnh lịch sử của các nước Âu châu mà Kant nói đến trong định nghĩa trên là do ảnh hưởng quyền uy của tôn giáo.
Không phải ngẫu nhiên mà khoảng thời gian mười năm sau Minh Trị Duy tân (1868-1878) ở Nhật Bản thường được gọi là thời kỳ “văn minh khai hóa” (bunmei kaika, civilization and enlightenment). “Khai hóa” ở đây có nghĩa giống như khai sáng mà chữ Hán gọi là “khai minh”. Tuy nhiên, vì điều kiện lịch sử và văn hóa ở Nhật Bản khác với các nước Âu châu vào thế kỷ XVII và XVIII, đối tượng khắc phục của tư tưởng khai sáng ở Nhật vào đầu thời Minh Trị do đó cũng khác với các nước Âu châu. Ở Nhật trước đó, dưới thời Tokugawa, không có một quyền uy tôn giáo nào có tính cách phổ biến và siêu việt. Ông “Trời” (ten, thiên) trong Nho giáo và muôn ngàn vị “thần” (kami) trong Shinto (Thần đạo) không trang bị quyền uy nhằm khuất phục những người cầm quyền ở trần thế, ngược lại trên thực tế lắm khi lại bị họ lợi dụng để củng cố trật tự và uy quyền chính trị của họ. Nói cách khác, với sự vắng bóng của uy quyền tôn giáo có tính cách phổ biến và siêu việt ở nước Nhật, những thiên kiến và mê muội trong xã hội Nhật vào đầu thời Minh Trị là di sản của “uy quyền cùng những tùy tiện và lạm dụng quyền lực gần như quái đản” của chính con người.[3] Ngoài ra, cần để ý là phong trào khai sáng ở Nhật Bản được thúc đẩy bởi tinh thần và ý thức quốc gia về nhu cầu tiếp thu những yếu tố tiên tiến của văn minh Tây phương nhằm canh tân đất nước với mục đích tối hậu là bảo vệ nền độc lập của Nhật Bản.[4] Bởi vậy, những người đi tiên phong trong việc tiếp thu văn hóa Tây phương chính là những nhà Tây học mà tiếng Nhật gọi là Yôgakusha (Dương học giả), trong đó thành viên của hội trí thức Meirokusha là những học giả có ảnh hưởng sâu rộng nhất.
* * *
1. Thuật ngữ
Trước khi bước vào chủ đề, xin có đôi dòng về vấn đề thuật ngữ. Đồng nghĩa với khai sáng và khai hóa, “khai thành” (kaisei) cũng là một danh từ thông dụng vào cuối thời Tokugawa và đầu thời Minh Trị -- tương ứng với hai thập niên 1860 và 1870. “Khai thành” (còn gọi là “khai vật” hay “khai vụ”) đi từ tứ tự thành ngữ “khai vật thành vụ” trong Kinh Dịch (“Hệ từ”, thiên Thượng), có nghĩa là “mở mang tri thức của con người nhằm hoàn thành nhiệm vụ xã hội”. Vào đầu thế kỷ XIX, Satô-no-Mabuchi (Tá-đằng Tín-uyên; 1769-1850) chủ trương cần áp dụng “khai vật học” (kaibutsugaku) trong công nghiệp, cụ thể là “khai khẩn đất đai, khai thác vật sản nhằm làm cho đất nước giàu có và cuộc sống của dân chúng phồn vinh”.[5] Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy về Tây học đầu tiên do chính quyền Tokugawa xây dựng năm 1864 và sau này được chính quyền Minh Trị tiếp quản, cũng mang tên là Kaiseijo (Khai-thành-sở), thường được chuyển ngữ sang tiếng Anh là Institute of Enlightenment, tức Trung tâm Khai sáng.[6] Những danh từ “khai hoang”, “khai sơn” (xẻ núi, từ thời cận đại có thêm nghĩa mới là khai mỏ), “khai thác”, “khai cảng” (xây dựng bến cảng) thịnh hành vào đầu thời Minh Trị đều dựa trên khái niệm “khai vật”.
Mặc dù đã có các từ “khai minh”, “khai hóa”, và “khai thành”, nhưng khi nói về phong trào khai sáng ở Nhật đầu thời Minh Trị, người Nhật lại thích dùng từ “keimô” (khải-mông). “Khải” có nghĩa là thức tỉnh, mở mang; “mông” là tối tăm, mê muội; “khải mông” theo định nghĩa, là “thức tỉnh, mở mang những người ngu muội hay có kiến thức thức nông cạn”.[7] Trong tiếng Nhật, khi nói về enlightenment thought, người ta ít khi nói là kaimei shisô (tư tưởng khai minh, tức tư tưởng khai sáng) mà thường nói là keimô shisô, tức “tư tưởng khải mông”. Trong bài này, người viết sẽ dùng cả hai từ “khai sáng” và “khải mông” tùy theo văn cảnh.
2. Thành viên hội trí thức Meirokusha
Tháng 7, 1873, sau khi hoàn thành nhiệm vụ công sứ Nhật Bản đầu tiên ở Hoa Kỳ và về lại Tokyo, Mori Arinori (Sâm Hữu-lễ; 1848-89) hội ý với Nishimura Shigeki (Tây-thôn Mậu-thụ; 1828-1902) về khả năng thành lập một hội trí thức dựa theo mô hình của Hoa Kỳ. Theo lời thuật lại của Nishimura trong hồi ký Ôjiroku (Vãng-sự-lục), Mori nhận thấy “ở Hoa Kỳ mọi ngành nghiên cứu đều có học hội, nhờ vậy các học giả có dịp trao đổi ý kiến về học thuật, tổ chức những buổi nói chuyện có lợi ích cho người đời; trong khi đó ở Nhật, các học giả ai cũng cô lập, không chịu liên lạc với nhau, vì thế nên những năm gần đây đạo đức của dân chúng bị suy thoái trầm trọng”. Nhằm cứu vãn tình thế đó, Mori đề nghị “thiết lập một học hội vừa để chấn hưng học thuật vừa để làm gương mẫu đạo đức”.[8] Vì Mori vừa mới về lại Nhật sau những năm công cán ở nước ngoài, việc tuyển chọn hội viên chắc hẳn đã dựa theo lời đề nghị của Nishimura. Hội mang tên là Meirokusha (Minh-lục-xã), bởi lẽ việc thành lập hội được thảo luận vào năm thứ 6 thời Minh Trị (1873) -- “Minh” là Minh Trị, “lục” là 6, và “xã” là hội. Tôn chỉ thiết lập của hội công bố một năm sau đó, được tóm tắt như sau: “Nhằm xúc tiến giáo dục trong nước, nhóm hữu chí chúng tôi thương nghị về các biện pháp, hội họp các người đồng chí để trao đổi ý kiến, mở mang kiến thức”.[9] Qua tháng 2 năm 1875, Meirokusha được chính thức thành lập.
Thoạt kỳ thủy hội viên Meirokusha có 10 người gồm các “danh sĩ” đương thời. Ngoài Mori và Nishimura, còn có các nhân vật sau đây: Fukuzawa Yukichi (Phúc-trạch Dụ-cát; 1834-1901), Katô Hiroyuki (Gia-đằng Hoằng-chi; 1836-1916), Mitsukuri Rinshô (Ky-tác Lân-tường; 1846-97), Mitsukuri Shûhei (Ky-tác Thu-bình; 1825-86), Nakamura Masanao (Keiu) (Trung-thôn Chính-trực, hiệu là Kính-vũ; 1832-91), Nishi Amane (Tây Chu; 1829-97), Sugi Kôji (Sam Hanh-nhị; 1828-1919), và Tsuda Mamichi (Shindô) (Tân-điền Chân-đạo; 1828-1903). Số hội viên sau đó tăng lên 30 người: thêm 5 hội viên chính thức, 5 hội viên thông tin và 10 hội viên đặc biệt gồm những người đang cư trú ở nước ngoài và các hội viên danh dự.
Giữa các hội viên Meirokusha có một số điểm tương đồng rất đáng chú ý. Trước hết, tất cả hội viên (Sugi là ngoại lệ) đều xuất thân từ gia đình samurai cấp dưới (kakyû bushi, hạ-cấp vũ-sĩ). Vì xuất thân là samurai, nên họ mang niềm hãnh diện, tự hào cùng ý thức trách nhiệm của giai cấp đã nắm quyền gần 700 năm đối với tiền đồ đất nước. Tuy nhiên, bởi lẽ họ chỉ là samurai cấp dưới nên tổ tiên họ đời đời bị bạc đãi và chịu không biết bao nhiêu nỗi cay đắng của chế độ phong kiến. Bởi vậy, hơn ai cả, họ ý thức về những mặt phi lý trong xã hội. Fukuzawa là trường hợp điển hình. Xuất thân từ Nakatsu-han, một lãnh địa nhỏ ở miền Bắc đảo Kyushu, Fukuzawa đã ghi lại trong hồi ký niềm phẫn uất của ông khi nghĩ về thân phận của phụ thân như sau: “Cha tôi vốn có căn tính của một học giả ..., nhưng công việc mà cha tôi đảm đang ở Osaka là phải giao dịch với những nhà giàu có ... nhằm mượn tiền cho Nakatsu-han. Cha tôi bất mãn cùng cực về công việc này .... Tuy vậy, hình như cha tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện rời Nakatsu để đi tìm một công việc khác. Cha tôi thường cam chịu mọi nỗi bất bình, an phận với số bổng lộc chẳng đáng bao nhiêu. Chắc hẳn cha tôi biết vào thời đó chẳng mấy ai có khả năng thay đổi số phận của mình. Cho đến nay tôi thường nghĩ lại điều đó mà nuối tiếc, thương hại cho cha tôi. Dưới chế độ phong kiến, thứ bậc xã hội ở Nakatsu-han cứng nhắc, không thể nào thay đổi tựa như thân phận những con cá nằm chặt cứng trong hộp, qua mấy trăm năm cũng chẳng có gì thay đổi. Con karô (gia-lão, trọng thần trông nom tất cả công việc trong lãnh địa) thì làm karô, con ashigaru (túc-khinh, cấp thấp nhất trong các hàng samurai) thì làm ashigaru, đời này sang đời khác karô vẫn là karô, ashigaru vẫn là ashigaru. Những cấp bậc ở giữa cũng thế, không hề xê dịch. Đối với cha tôi, cho dầu có cố gắng mấy đi chăng nữa cũng chẳng tới đâu”.[10]
Hội viên Meirokusha còn giống nhau về quá trình hấp thụ giáo dục. Lúc nhỏ họ đều theo học chữ Hán (Kangaku, Hán-học), sau đó chuyển sang Rangaku (Lan-học), tức học tiếng Hà Lan và nghiên cứu khoa học Tây phương bằng tiếng Hà Lan, rồi cuối cùng chuyển từ Rangaku sang Yôgaku (Dương-học) -- tức là ngành nghiên cứu Tây phương qua những ngôn ngữ Tây phương khác như tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Đức. Trình độ Hán học của mỗi thành viên dĩ nhiên khác nhau. Nishimura có lẽ là người có bản lĩnh Hán học thâm hậu nhất. Nishimura được gọi là Gojusha (Ngự-nho-giả), cấp bậc cao nhất trong các chuyên gia Hán học, lúc mới 31 tuổi (!). Nishi là giảng viên Hán học trong hankô (phiên-hiệu), tức là trường dành riêng cho giai cấp vũ sĩ trong lãnh địa của mình. Fukuzawa tuy hấp thụ Hán học từ nhỏ, nhưng đến mười bốn, mười lăm tuổi mới bắt đầu chú tâm đến việc học hành. Tuy vậy, với trí thông minh và óc phân tích bén nhạy có một không hai, Fukuzawa học rất chóng, đặc biệt thích nhất là Tả truyện. Trong tự truyện, Fukuzawa kể lại như sau: “Tả truyện có mười lăm tập, học trò phần đông đọc ba bốn tập là xếp sách lại ngay. Tôi đọc toàn bộ trước sau cả thảy mười một lần, thậm chí thuộc lòng những đoạn lý thú nhất trong Tả truyện”.[11]
Ảnh hưởng của Hán học đối với các thành viên Meirokusha dĩ nhiên có mức độ khác nhau tùy theo cá nhân và ít nhiều đã thể hiện qua quá trình tiếp thu tư tưởng Tây phương của mỗi người. Có điều là khác với sĩ phu Trung Quốc và Việt Nam, trí thức Nhật Bản đọc sách chữ Hán để trau dồi trí thức chứ không có mục đích giùi mài kinh sử để đi thi. Chính nhờ vậy, họ có tư duy độc lập, khách quan và không suy nghĩ một cách rập khuôn. Trong trường hợp các thành viên Meirokusha, họ đã dùng vốn liếng Hán học của mình để chuyển ngữ hay giới thiệu những khái niệm mới mẻ của Tây phương mà trước đó chưa từng có trong chữ Hán. Các tự vựng chữ Hán do người Nhật sáng chế thường có tính thuyết phục cao nên dễ được chấp nhận hơn các từ chữ Hán do sĩ phu Trung Quốc chuyển ngữ, có lẽ vì các trí thức Nhật Bản đã cân nhắc khách quan hơn những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai môi trường văn hóa Tây phương và Đông phương. Như sẽ đề cập trong phần sau, có khá nhiều hội viên Meirokusha đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo từ và chuyển ngữ này. Những trí thức Trung Quốc có đầu óc cải lương như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu sau đó đã tiếp thu và sử dụng những tự vựng do người Nhật sáng chế, và cuối cùng sĩ phu nước ta khi đọc say mê những tư tưởng cận đại qua các sách Tân thư và Tân văn của Khang Lương vào đầu thế kỷ XX, vô hình trung đã đưa các tự vựng này vào tiếng Việt. Vào một trăm năm trước đây, những tự vựng đó là nhịp cầu bắt nối giữa sĩ phu nước ta với các hội viên Meirokusha -- một nhịp cầu mà chúng ta ngày nay vẫn sử dụng thường xuyên nhưng không còn mấy ai ý thức. [12]
Thứ đến, một điểm giống nhau khác giữa các hội viên Meirokusha là ít nhiều họ đã khắc phục sự được bức tường phân chia giữa khoa học và luân lý mà Sakuma Shôzan (Zôzan) đã đề ra qua khẩu hiệu “Đông phương đạo đức, Tây phương kỹ thuật” (Tôyô dôtoku, Seiyô geijutsu). Họ ý thức về nhu cầu tiếp thu không những khoa học và kỹ thuật mà còn cả các giá trị tinh thần của văn minh Tây phương. Là người đi tiên phong trong phong trào khai sáng ở Nhật, Fukuzawa cho rằng trong quá trình tiếp thu văn minh Tây phương, động tác cơ bản nhất là đổi mới phong khí (kifû, “khí-phong”, spirit/temperament) trong học giới ở Nhật bằng cách tiếp thu cốt lõi của văn minh Tây phương. Tương tự, Nishi cũng đã viết như sau trong bức thư gửi J. J. Hoffmann, vị giáo sư mà Nishi đã thụ giáo trong thời gian du học ở Leiden, Hà Lan, vào thập niên 1860:
Nhằm cải thiện quan hệ với các nước Âu châu, nội chính và các cơ chế ở Nhật cần phải được đổi mới. Nhưng muốn đổi mới thì phải có kiến thức về các ngành thống kê, luật pháp, kinh tế, chính trị học, quan hệ ngoại giao, nhưng các ngành này chưa có ai dạy ở Nhật. Bởi vậy, mục đích của chúng tôi là học đủ mọi thứ và nghiên cứu cơ sở triết học của các ngành đó. Vì cơ sở tôn giáo trong luật pháp của nước chúng tôi khác với triết học của Descartes, Locke, Hegel, và Kant, chúng tôi sẽ nghiên cứu tất cả .... Chúng tôi cảm thấy việc nghiên cứu các đề tài này sẽ có ích cho việc nâng cao trình độ văn hóa của chúng tôi.[13]
Một điểm tương đồng khác nữa giữa các hội viên Meirokusha là họ đều là bakushin (mạc-thần), nói nôm na là họ là “di thần” (ishin) của cựu chính quyền Tokugawa bakufu. Nishi, Katô, Sugi, Tsuda, Mitsukuri Rinshô là giảng viên của trung tâm nghiên cứu thư tịch Tây phương, ban đầu hãy còn gọi là Bansho Shirabesho (Phiên-thư Điều-sở), tiền thân của Kaiseisho đã nói ở trên. Mặt khác, Fukuzawa và Mitsukuri Shûhei là chuyên gia ở Nha dịch thuật (Hon’yakukata) do chính quyền Tokugawa thiết lập năm 1864.
Sau khi chính quyền Tokugawa bị lật đổ và chính phủ Minh Trị ra đời, ngoại trừ Fukuzawa, các hội viên Meirokusha trở thành những viên chức cao cấp trong chính phủ mới. Cụ thể, vào thời điểm Meirokusha được thành lập, Katô vừa làm thị giảng (thầy giảng sách cho thiên hoàng) vừa làm thư ký Kunaichô (Cung-nội-sảnh) -- cơ quan lo tất cả mọi việc có liên hệ tới hoàng tộc, tương đương với Tôn nhân phủ ở Việt Nam ngày trước; Nishi là thứ trưởng Quốc phòng; Mori là phụ tá thứ trưởng bộ Ngoại giao; Nishimura làm trưởng phòng biên tập của bộ Giáo dục, v.v. Đương nhiên có người sẽ hỏi tại sao các hội viên Meirokusha nguyên là công nhân viên của chính quyền cũ (Tokugawa) mà sau khi chính quyền đó bị lật đổ lại tham gia, hay có thể tham gia, chính quyền mới (Minh Trị)? Vào cuối đời Tokugawa, quả đúng là nhóm vận động lật đổ chính quyền Tokugawa do Satsuma-han và Chôshû-han dẫn đầu có khuynh hướng bài ngoại, và những trí thức Tây học sau này quy tụ trong hội Meirokusha không mấy thích họ cũng chính vì lý do đó. Tuy nhiên, sau khi lật đổ chính quyền Tokugawa, chính phủ Minh Trị lại hết sức tích cực áp dụng chính sách “Văn minh khai hóa”, thâu dụng nhân tài trong nỗ lực tiếp thu văn minh Tây phương nhằm bắt kịp với liệt cường, do đó các trí thức trong chính quyền cũ, trong đó có các thành viên Meirokusha, có được đất dụng võ nên đã đem hết lòng ra cộng tác.
3. Tư tưởng khai sáng của thành viên Meirokusha
Vì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Ernst Cassirer đã từng viết: “Chính người khởi đầu bộ Bách khoa toàn thư là Diderot đã nói rằng mục đích của bộ Bách khoa toàn thư quyết không phải để cung cấp những tri thức đặc biệt mà để biến đổi phương pháp tư duy, hay nói cách khác là được biên soạn nhằm [khuyến khích người đọc] biến đổi cách suy nghĩ nói chung. Khi đã tự giác về nhiệm vụ này, các tư tưởng gia đương thời cảm thấy phấn chấn và náo nức trong lòng”.[14]Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản.
3.1 Chúng ta thử lướt qua một vài tác phẩm tiêu biểu của các thành viên trước khi Meirokusha được thành lập.
Những tác phẩm khải mông tiêu biểu vào thập niên 1860 là Tonarigusa (Lân-thảo, tức Cỏ nhà láng giềng; 1861) của Katô, Seiyô jijô (Tây-dương sự-tình; 1866-70) của Fukuzawa, và Hyakuichi shinron (Bách-nhất-tân-luận) của Nishi.
Tonarigusa là trước tác đầu tay của Katô và cũng là tác phẩm đầu tiên ở Nhật Bản bàn về chế độ lập hiến. Tác phẩm này đồng thời thể hiện nhận thức của tác giả về tầm quan trọng của vai trò “chế độ” trong chính trị. Vào thời điểm này Katô hãy còn dùng toàn những kích thước Nho giáo để đánh giá văn minh Tây phương. Theo Katô, để có được “nhân hòa”, cần thực hiện một nền “chính trị công minh chính đại với cốt lõi là nhân nghĩa”, nhưng yếu tố quan trọng của “nhân chính” không tùy thuộc vào tư chất hay tấm lòng của người cầm quyền (iseisha, vi chính giả) mà là vấn đề “chính thể”. Katô kết luận: “Xem như thế, chính thể do các vua đời trước (tiên vương) đặt ra cũng có chỗ bất đạt”. Katô cho rằng lý do khiến Trung Quốc thất bại trong chiến tranh Nha phiến không phải vì yếu kém về quân sự mà tại vì Trung Quốc không có một chính thể thích hợp. Theo Katô, thể chế thích hợp nhất cho Trung Quốc là chế độ lập hiến, đặc biệt chế độ nghị hội. Trong sách này, kỳ thật Katô đã mượn chuyện Trung Quốc dưới triều Thanh để bàn về Nhật Bản. Ông lấy tên sách là Lân thảo vì sợ đụng chạm tới chính quyền Tokugawa. Tuy vậy, tác phẩm này cũng chỉ lưu hành dưới dạng chép tay chứ không được xuất bản trước thời Minh Trị.
Bìa sách Seiyô jijô (Tây-dương sự-tình) của Fukuzawa Yukichi
Seiyô jijô của Fukuzawa là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất vào thập niên 1860 và đầu thời Minh Trị. Tác phẩm này một phần dựa theo những điều mắt thấy tai nghe của tác giả qua 3 lần viếng thăm các nước Âu Mỹ vào thập niên 1860, một phần dựa trên những kiến thức mà tác giả đã thu thập từ không biết bao nhiêu sách vở và từ điển mà tác giả đã chọn lựa mua về để tham khảo. Sách có nhiều hình minh họa, bàn về những điều cụ thể mà độc giả đương thời náo nức muốn tìm hiểu về các nước Tây phương trên các lãnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự, phong tục tập quán, v.v. Ngoài các nước Tây phương, Fukuzawa cũng đề cập đến tình trạng đen tối ở các nước thuộc địa ở Á châu và Phi châu. Ý thức sâu sắc về vai trò giáo dục của người cầm viết, văn phong của Fukuzawa sáng sủa, gẫy gọn mà hàm súc. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà Seiyô jijô và nhiều tác phẩm khác sau đó của Fukuzawa là những cuốn sách được độc giả đủ mọi tầng lớp yêu thích và bán chạy nhất. Từ thập niên 1860 cho đến lúc Fukuzawa từ trần vào năm 1901, các tác phẩm của Fukuzawa được phát hành đến hơn 1 triệu cuốn.
Nhằm dịch từ philosophie, Nishi là người đã sáng tạo từ “triết học” (tetsugaku) mà ngày nay chúng ta dùng trong tiếng Việt. Nishi đặc biệt quan tâm đến lý luận triết học và đã để lại nhiều trước tác về luân lý học, luận lý học và các hình thái học thuật nói chung. Trong Hyakuichi shinron, một tác phẩm viết dang dở, Nishi phê phán Nho giáo (chắc hẳn Nishi muốn nói Tống Nho) trên hai điểm. Điểm thứ nhất là không phân biệt giữa “chính” và “giáo”. Theo Nishi, trong Nho giáo, cách hiểu chữ “nhân đạo” bao gồm cả cách “trị nhân” (trị người) là sai lầm. Chẳng hạn như câu “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” trong Đại học bị hiểu lầm theo nghĩa là “tu thân trị nhân”, tức là một khi đã tu thân thì có thể trị người, hoặc một khi có “thành ý chính tâm” thì có thể “bình thiên hạ”. Nishi cho rằng Đại học chỉ là một loại sách chỉ nam. Nishi viết: “Đối với Khổng Tử, chữ lễ hàm ý là ‘làm chính sự thì không thể không học’, giống như Ogyû Sorai[15]đã nói là ‘Đạo của tiên vương chính là lễ nhạc” hoặc “Đạo là đạo tiên vương’.... Khổng Tử là học giả về chính sự, nên những học thuyết về ‘đạo đức nhân nghĩa’ bất quá chỉ là nội tạng”. Điểm thứ hai mà Nishi phê phán Nho giáo là không phân biệt giữa “tâm lý” và “vật lý”: “Ở Trung Quốc, khi có nhật thực, người ta cho rằng vì nhà vua bỏ bê triều chính nên Trời mới ra dấu hiệu đó để răn bảo; thả hoặc, [ở Nhật] người ta nói nhờ [nhà sư] Nichiren[16] cầu nguyện nên sóng thần mới trỗi lên đánh bạt chiến thuyền của quân Mông Cổ.... Nói như vậy tức là đã gom “vật lý” và “tâm lý” lại làm một, và thật sai lầm khi cho rằng có thể biến sức mạnh của lòng người (tâm lực) thành sức mạnh vật lý trong thiên nhiên”.[17] Có thể nói tư tưởng của Sorai mà Nishi đã kế thừa và phát triển là viên gạch nối giữa tư tưởng truyền thống ở Nhật Bản và văn hóa Tây phương.
Meiroku zasshi, số 2
3.2 Một tháng sau khi hội Meirokusha được chính thức thành lập, số báo đầu tiên của hội mang tên là Meiroku zasshi (Minh-lục tạp-chí; MRZ) ra đời vào tháng 3, 1874. Là “tạp chí tổng hợp” (composite magazine) đầu tiên ở Nhật Bản, mặc dầu không “trường thọ”, MRZ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử khai sáng ở Nhật Bản. Trong 8 tháng đầu, MRZ là một bán nguyệt san và được dự trù phát hành mỗi tháng 3 lần từ tháng 11, 1874. Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ phát hành cũng thay đổi tùy theo tháng. Theo báo cáo của Mori vào tháng 2 năm 1875, 25 số báo được phát hành trong năm 1874 với số lượng tổng cọng là 105.984 số, tính trung bình số lượng phát hành là 3.200 mỗi kỳ. Cũng vào lúc đó, nhật báo bán chạy nhất ở Nhật là tờ Tokyo Nichinichi phát hành mỗi ngày 8.000 số. Xem thế, ta cũng có thể ước chừng ảnh hưởng to lớn của MRZ.
Cho đến khi đình bản, MRZ phát hành được tất cả 43 số báo. Đề tài của hơn 100 bài tiểu luận bao quát hầu hết mọi ngành: chính trị, kinh tế, lịch sử, giáo dục, triết học, tôn giáo, luật pháp, khoa học thiên nhiên, v.v. Với mục tiêu khai sáng, những ý tưởng trình bày trong MRZ là luồng gió mới thổi vào luận đàn trí thức ở Nhật lúc bấy giờ. Chúng ta thử xem đề tài và nội dung của một số bài tiêu biểu.
Trong số báo đầu tiên, Nishi đề nghị nên dùng mẫu tự La Tinh để biểu thị tiếng Nhật. Theo Nishi, giống như nước Nhật ngày xưa đã dùng chữ Hán để tiếp thu văn minh Trung Hoa, ngày nay, nhằm phát triển Tây học hơn nữa, người Nhật nên dùng mẫu tự La Tinh. Một khi đã sử dụng mẫu tự La Tinh, việc học các ngôn ngữ Tây phương sẽ dễ dàng hơn, việc dịch thuật sách vở, các ngành kế toán, v.v. cũng sẽ tiện lợi hơn.[18] Trong “Kyômonron” (Giáo-môn-luận, tức “Bàn về tôn giáo”), Nishi triển khai những ý tưởng từ Hyakuichi shinron đã đề cập ở trên, cực lực đả kích chính sách kết hợp Shinto và chính trị của chính phủ Minh Trị trong những năm đầu, gọi chính sách đó là shinkyô seiji (thần-giáo chính-trị, theocracy). Theo Nishi, chính phủ Minh Trị “phải tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo và không để cái hại (gai) của tôn giáo trở thành cái hại của chính trị”. Nhằm thay đổi quan niệm luân lý của người Nhật, Nishi chủ trương cần xem 3 tiêu chuẩn quý báu nhất của con người là “sức khỏe” (mame), “trí thức” (chie) và “tài sản” (tomi), thay cho các tiêu chuẩn trước đó là “ôn nhu” (onju), “đôn hậu” (tonkô), “cung khiêm” (kyôken, tức khiêm tốn) và “quả dục” (kayoku, tức bỏ bớt lòng ham muốn). Trong bài “Kaika o susumeru hôhô o ronzu” (Bàn về phương pháp phát triển khai sáng), Tsuda nhấn mạnh nhu cầu xây dựng một nền “thực học” (jitsugaku) nhằm thay thế “hư học” (kyogaku) là cái học rỗng tuếch. Trong những bài khác, Tsuda chủ trương phải có tự do xuất bản,[19] bãi bỏ chế độ tra tấn[20] và án tử hình.[21] Tsuda cũng là người chủ trương nên dùng Âu phục thay thế cho trang phục Đông phương, bởi lẽ khác với trang phục Đông phương, Âu phục không phân biệt sang hèn.[22] Mặt khác, trong loạt bài “Bàn về thê thiếp”, Mori chỉ trích việc có vợ lẽ.[23]
So với các thành viên khác trong Meirokusha, Fukuzawa giữa thái độ bàng quan đối với tạp chí MRZ. Thái độ này thể hiện qua số bài Fukuzawa viết cho tạp chí. Cụ thể, trong khi Katô đóng góp 6 bài, Mori 11 bài, Nishi 25 bài, Tsuda 29 bài, Fukuzawa chỉ viết 3 bài. Bài đóng góp đầu tiên của Fukuzawa mang tên là “Seitai wagi no enzetsu” (Bài diễn thuyết về đàm phán hòa bình về Đài Loan) rất đáng chú ý, bởi lẽ đây cũng là bài “diễn thuyết” đầu tiên ở Nhật Bản. Fukuzawa đọc bài diễn thuyết này vào ngày 16 tháng 11, 1874 trong buổi họp định kỳ của thành viên Meirokusha tổ chức vào ngày 1 và ngày 16 mỗi tháng ở nhà ăn Seiyôken, nơi tụ họp của tao nhân mặc khách ở khu Ueno, Tokyo. Bài diễn thuyết của Fukuzawa có mục đích đả kích quan điểm của Mori và các hội viên khác vì họ cho rằng tiếng Nhật bất quá chỉ là một thứ tiếng dùng hàng ngày chứ không phải là ngôn ngữ có thể dùng nói trước đám đông. Lúc này, nhân chính phủ Minh Trị đang đàm phán hòa bình với Trung Quốc về việc xung đột quân sự ở Đài Loan giữa hai nước, Fukuzawa dùng đề tài này để tự mình diễn thuyết bằng tiếng Nhật trước các hội viên khác. Cũng cần nói thêm là để dịch chữ public speech, chính Fukuzawa là người đã sáng tạo từ “diễn thuyết” (enzetsu) mà chúng ta vẫn dùng trong tiếng Việt ngày nay.
Thái độ bàng quan của Fukuzawa đối với MRZ còn thể hiện qua việc Fukuzawa quyết định, ngay trước khi số báo MRZ đầu tiên ra đời, xuất bản tờ Minkan zasshi (Dân-gian tạp-chí; People’s Magazine) với sự cộng tác của các môn đệ ở trường Khánh Ứng Nghĩa thục (Keiô Gijuku) do Fukuzawa sáng lập. Tôn chỉ của tạp chí này là cung cấp cho độc giả sống ở đô thị những thông tin về đời sống của người dân ở vùng thôn quê, tường trình những nguyện vọng của nông dân và tìm kiếm phương sách giải quyết những nguyện vọng đó bằng cách tra cứu sách vở Tây phương. Nếu chỉ xem tôn chỉ, ta có cảm tưởng Minkan zasshi chú trọng đến đời sống nông dân, nhưng kỳ thực nội dung của tạp chí này so với MRZ cũng không mấy khác nhau. Khi viết tôn chỉ đó, chắc hẳn Fukuzawa đã ý thức về sự khác biệt giữa ông, một học giả không làm việc cho chính quyền (tiếng Nhật gọi là zaiya gakusha, tại-dã học-giả), và những thành viên khác đều là nhân viên chính phủ.
Trong cuốn Gakumon no susume (Khuyến học) xuất bản vào tháng giêng năm 1874, thiên 4, nhan đề là “Gakusha no shokubun o ronzu” (Bàn về chức phận của học giả), Fukuzawa lần đầu tiên dùng những lời lẽ khá nặng nề để công kích các thành viên khác trong Meirokusha. Trước hết, Fukuzawa nhận định rằng trong một nước, “những việc có nội dung liên quan đến chính sự nói chung thì do chính phủ đảm nhiệm”, còn “trong những công việc của người dân có nhiều chuyện chính phủ không nên can dự”. Fukuzawa khẳng định rằng “công việc của một nước nói chung chỉ có thể thuận buồm xuôi gió một khi nhân dân và chính phủ độc lập với nhau (ryôritsu, lưỡng lập)”. Theo ông, sự nghiệp duy tân ở Nhật cho đến lúc bấy giờ chưa có “hiệu quả” bởi vì “chính phủ thì vẫn là chính phủ chuyên chế như trước mà dân thì trước sau vẫn là một đám dân ngu (gûmin, sic) không có khí lực; thả hoặc, nếu có tiến bộ chăng nữa, thì rất ít khi thấy có trường hợp nào có thể nói là xứng công xứng của”.[24] Nhằm phát triển văn minh ở Nhật Bản, Fukuzawa cho rằng “không thể chỉ trông đợi vào sức của chính phủ”. Muốn thay đổi phong khí của nước Nhật, theo Fukuzawa, ngoài những nhà Tây học (yôgakusha) thì chẳng còn có ai khác nữa. Có điều là “khó phó thác trách nhiệm này cho họ được”. Lý do? Fukuzawa giải thích như sau: “Các học giả quân tử samurai này chỉ biết có quan chứ không biết tư (ngoài chính phủ, private sector), chỉ biết nhìn từ chính phủ ở trên chứ không biết nhìn những gì phía dưới chính phủ. Rốt cuộc, họ không tránh được những tệ tục của những nhà Hán học (Kangakusha) – tựa hồ như thân thể của họ là Tàu mà áo mão của họ là Tây”.[25] Fukuzawa kết luận: “Trước hết, tôi sẽ là người bắt tay vào công việc ấy, không những chỉ dẫn dắt ngu dân [sic], mà còn làm người đi tiên phong cho các nhà học giả Tây học”.[26]
Trước sự đả kích của Fukuzawa, Katô, Mori, Tsuda và Nishi tức thì phản bác đồng loạt trong số 2 của MRZ. Katô viết: “Lập luận của tiên sinh [Fukuzawa] là lập luận khai phóng (liberal). Khai phóng cũng không sao cả. Các nước Âu châu gần đây sở dĩ có thể phát triển được như thế cũng là nhờ chủ nghĩa khai phóng. Nhưng nếu chủ nghĩa khai phóng đi quá mức thì quốc quyền (kokken) chắc chắn sẽ bị suy yếu.... Nếu nghĩ rằng việc nước (kokumu, quốc-vụ) và việc dân (minji, dân-sự) hai đàng thảy đều quan trọng, thì những học giả Tây học sẽ cứ tùy theo tài năng và tùy theo ngành học, người làm cho chính phủ, người đi làm tư -- thiết nghĩ như thế mới là không có thành kiến”.[27]
Nhằm biện hộ cho những học giả làm trong chính phủ, Mori cho rằng Fukuzawa đã đi quá mức khi chủ trương rằng “nhân dân và chính phủ” phải “độc lập với nhau mới có hiệu quả”. Theo cách nhìn của Mori, “nhân viên chính phủ (kan’in, quan-viên) cũng là dân, quý tộc cũng là dân, và người bình dân cũng đều là dân cả. Mỗi một người mang quốc tịch Nhật Bản không thể không gọi là người dân nước Nhật và do đó phải san sẻ trách nhiệm. Chính phủ là chính phủ của muôn họ, thiết lập vì dân, và dựa vào dân.... Nếu nói như tiên sinh [Fukuzawa] là tất cả học giả phải rời chính phủ, thì hóa ra lợi ích chung kết cục sẽ được phó thác vào tay của toàn những người thất học trong chính phủ hay sao? Bởi vậy, thiết nghĩ cao kiến của tiên sinh cũng chưa hẳn là đúng”.[28]
Tsuda có thái độ gần Fukuzawa hơn, nhưng ít nhiều ông vẫn giữ lập trường của một nhà cựu học. Tsuda so sánh quốc gia với thân thể con người: chính phủ tựa như “sinh lực” hay “tinh thần”, nhân dân tựa như “phần ngoài” hay “thân xác”. “Tinh thần và thân xác có hòa hợp với nhau mới gọi là thân thể con người, chính phủ và nhân dân hòa hợp với nhau mới có quốc gia”, quốc gia sẽ không còn tồn tại nếu thiếu chính phủ hay thiếu nhân dân. Tsuda nhận xét: “Ở Nhật Bản xưa nay ít có tinh thần tư lập, hay nói đúng hơn là hầu như không có. Đây là điều rất đáng ưu lự. Chế độ quân chủ với quyền lực vô hạn định là thông lệ ở nước Nhật xưa nay. Mệnh lệnh của chính phủ cho dù vô lý đến đâu chăng nữa, người dân cũng phải phục tùng”. Tuy nhận xét của Tsuda rất giống Fukuzawa, nhưng ông chọn giải pháp ôn hòa hơn: “Tôi mong mỏi rằng khi ra sức chủ trương tự do dân chủ cho nhân dân, chúng ta sẽ nuôi dưỡng phong khí tự chủ tự do trong dân chúng để người dân biết rằng họ có thể cự tuyệt những yêu cầu, những đòi hỏi không hợp lý của chính phủ. Cho dù học giả làm việc trong chính phủ hay ở ngoài chính phủ, mỗi người sẽ tùy theo cương vị của mình mà tận tâm tận lực”.[29]
Nishi cho rằng “lập luận của Fukuzawa tuy nghe sướng tai (meikai, minh-khoái) nhưng không khỏi không có vấn đề”. Nishi xác nhận là ông hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Fukuzawa rằng “chính phủ thì vẫn là chính phủ chuyên chế như trước mà dân thì trước sau vẫn là một đám dân ngu không có khí lực”. Tuy nhiên, theo Nishi, tệ trạng đó đã không xảy ra một s��m một chiều nên cũng không dễ gì có thể cải thiện trong chốc lát. Ông cho rằng cần có những học giả có tinh thần khai sáng ở trong chính phủ mới có thể “kích thích sinh lực của chính phủ”. Đồng thời, cũng phải có những học giả ở ngoài chính phủ mới có thể gây tác dụng kích thích dân chúng, có điều là những tác dụng này phải có mức độ thích nghi”.[30]
Ngoài cuộc tranh luận về vai trò của học giả đối với chính phủ, vấn đề điều trần nhằm kêu gọi chính phủ thành lập “dân tuyển nghị viện” (minsen giin, tức quốc hội ngày nay) cũng là một đề tài được bàn cãi nảy lửa trên MRZ. Bản điều trần được Itagaki Taisuke (Bản-viên Thoái-trợ; 1837-1919), một chính trị gia có tư tưởng dân quyền không tham gia Meirokusha, đề xuất cho chính phủ vào tháng 1 năm 1873 -- tức trước khi hội Meirokusha được thành lập. Khá nhiều thành viên Meirokusha không đồng ý với bản điều trần với lý do là “dân trí ở Nhật chưa được khai sáng”.
Katô nổ phát súng đầu tiên. Ông cho rằng vì dân chúng Nhật Bản chưa được mở mang bao nhiêu, nên nếu phó thác quốc sự cho những dân biểu chưa mở mang để rồi họ sẽ đảm nhiệm việc soạn thảo luật lệ hay hiến pháp thì chẳng khác gì “trèo cây bắt cá”. Dựa trên lý luận của Bluntschli,[31] Katô viết bài “Bàn về tính bất khả thi của dân tuyển nghị viện”,[32] sau đó đăng trên MRZ số 3, nhằm chống lại bản điều trần. Cuộc tranh luận về đề tài này kéo dài trong 25 số báo tiếp. Giống như Katô, Nishi cho rằng một khi dân trí hãy còn chưa được mở mang thì chưa nên nghĩ tới việc thiết lập dân tuyển nghị viện. Theo ông, mọi cơ chế chính trị phải được áp dụng “tùy thời tùy lúc”. Mặt khác, Nishimura cho rằng mặc dù ông tin rằng chính thể cộng hòa (republicanism) là chính thể tối ưu, tuy nhiên, do lý do thực tế, ông thấy chính thể “quân chủ lập hiến” (constitutional monarchy) sẽ thích hợp hơn cho nước Nhật vì theo ông, dân chúng ở Nhật chưa được khai sáng đến mức độ có thể áp dụng chính thể cộng hòa.[33]
Thái độ của Fukuzawa đối với bản điều trần khác với các thành viên khác và cũng khác với quan điểm của chính ông trước đó. Fukuzawa không phát biểu trên MRZ, nhưng bày tỏ ý kiến của mình trên tạp chí Minkan zasshi. Trước hết, về chủ trương của Katô là dân tuyển nghị viện chỉ nên thành lập một khi dân trí đã được mở mang, Fukuzawa cho rằng Katô đã có nhận định sai lầm, bởi lẽ ngay tại các nước tiên tiến Tây phương, giới thức giả cũng chỉ ở trong các giai cấp thượng lưu hay trung lưu mà thôi. Theo Fukuzawa, ở Nhật Bản thật ra cũng có thức giả và chính do “sinh lực” của họ mà chính quyền Tokugawa đã bị lật đổ và sinh lực này đang được thể hiện qua các nhà lãnh đạo trong chính phủ Minh Trị. Fukuzawa cho rằng trên thực tế, chính phủ Minh Trị không phải là một chính phủ chuyên chế như Tokugawa bakufu, nhưng sở dĩ người ta thấy chính phủ Minh Trị có vẻ chuyên chế bởi vì các chính trị gia hãy còn bị câu thúc bởi những tệ tục và những lối suy nghĩ đã bám rễ từ lâu đời. Họ lầm tưởng rằng ngoài những biện pháp chuyên chế thì không còn cách nào khác để lèo lái chính quyền. Bởi thế, theo Fukuzawa, việc cần kíp nhất là phá vỡ các tệ tục và tư duy lỗi thời bằng cách thiết định những cơ chế để chính phủ phải san sẻ “quốc quyền” với dân chúng, cụ thể là dân tuyển nghị viện và nghị hội ở các cấp huyện và thành phố.[34]
Bản điều trần của Itagaki về dân tuyển nghị viện trở thành một đề tài nóng bỏng từ đầu năm 1875. Hầu hết báo chí ở vùng Tokyo-Yokohama tập trung thảo luận về vấn đề này. Mặt khác, nhóm chủ trương cử quân sang Hàn Quốc cũng muốn khích động báo chí nhằm chống lại chính quyền trung ương. Trước tình thế đó, chính phủ Minh Trị ban hành đạo luật mới về báo chí, bắt buộc tác giả phải ký tên thật khi đăng bài hay gửi thư đăng báo, đồng thời cấm chỉ việc chỉ trích nhân viên chính phủ hay kêu gọi lật đổ chính quyền. Sự ra đời của đạo luật mới này khiến việc phát hành tạp chí MRZ, một tờ báo có mục tiêu khai sáng, đi vào ngõ cụt. Trong buổi họp vào tháng 9, 1875, Mitsukuri Shûhei đề nghị đình bản MRZ. Mori th�� muốn tiếp tục xuất bản vì theo ông hội Meirokusha hãy còn nhiều công việc phải làm về văn hóa và giáo dục. Fukuzawa cho rằng đạo luật báo chí mới đi ngược lại đường lối khai sáng của hội Meirokusha, do đó, giải pháp thích hợp nhất là ngưng chỉ phát hành MRZ, sau đó các hội viên khi chấp bút mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho chính mình. Ý kiến của Fukuzawa được đưa ra biểu quyết và được thông qua. Tuy nhiên, trên thực tế, phải đến tháng 11, 1875 MRZ mới đình bản thực sự.
"Độc lập tự tôn nghênh tân thế kỷ"
(Đón thế kỷ mới trong tinh thần độc lập tự tôn)
Thủ bút của Fukuzawa Yukichi trước khi mất vào năm 1901
4. Thử đánh giá vai trò khai sáng của Meirokusha
Hội trí thức Meirokusha rốt cuộc chỉ tồn tại chừng 21 tháng. Như chúng ta đã thấy, trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, các thành viên có nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng như chức năng của học giả đối với chính quyền hay bản điều trần về dân tuyển nghị viện. Trong bối cảnh của Nhật Bản cận đại, chúng ta nên đánh giá vai trò và ý nghĩa của hội trí thức Meirokusha trong phong trào khai sáng ở Nhật như thế nào?
Trước khi tham gia Meirokusha, như chúng ta đã thấy, các thành viên đã nổi tiếng là những trí thức khai sáng. Tư duy và cá tính của họ không đồng nhất. Thoạt nhìn, có người chắc hẳn không khỏi thắc mắc về tình trạng thiếu đoàn kết giữa các hội viên. Tuy nhiên, những tranh luận trên MRZ – tiêu biểu là những ý kiến xung đột giữa Fukuzawa và Katô – nên xem như những cuộc cãi cọ trong nhà, bởi lẽ mỗi thành viên đều thao thức bởi sứ mạng khai sáng quần chúng.
Thứ nữa, vì Meirokusha là một nhóm trí thức khai sáng, lập trường và quan điểm khác nhau giữa các thành viên cần được đánh giá tích cực vì chính sự khác biệt cùng những cuộc thảo luận thẳng thắn trên MRZ đã đóng góp cho nguyên tắc tương đối trong việc hình thành tính đa dạng của tư duy. Ta thử lấy ví dụ: Cuộc bàn cãi về vai trò của người trí thức đối với chính quyền giữa Fukuzawa, một học giả ở ngoài chính phủ, và Katô, đại diện cho những trí thức phục vụ trong chính quyền, đã đưa đến hai trào lưu học thuật ở nước Nhật cận và hiện đại. Với tư cách là người sáng lập trường Khánh Ứng Nghĩa thục (Keiô Gijuku), Fukuzawa được xem là người mở đầu cho truyền thống học thuật và trường ốc độc lập với chính phủ (shigaku, tư-học), tức private academy. Ngược lại, Katô, sau đó trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Đông kinh (1877), là cha đẻ của truyền thống học thuật và trường ốc do nhà nước thiết lập và nâng đỡ (kangaku, quan-học), tức official academy. Những thành quả này có thể xem là một đóng góp quan trọng của hội Meirokusha, bởi lẽ trước đó vì không có truyền thống tự do thảo luận nên người ta thường chụp mũ, đơn giản dán nhãn hiệu tà thuyết (kyotan bôsetsu, hư-đản vọng-thuyết) cho những ý kiến đối lập.[35]
Nếu nhìn như trên thì việc đình bản của tạp chí MRZ không có nghĩa là những hoạt động khai sáng của các thành viên Meirokusha cũng đã cáo chung. Trên thực tế, từ tháng 11, 1875, các thành viên hoạt động độc lập và đã đóng góp hết sức hết lòng cho sự nghiệp canh tân đất nước Nhật Bản cho đến giờ phút cuối cùng. Cần nói thêm là khi Tokyo Gakushi Kaiin (Đông Kinh Học-sĩ-hội Viện)[36] được thành lập vào năm 1879 dựa theo mô hình của các hàn lâm viện Âu châu, Fukuzawa được cử làm Viện trưởng, 7 hội viên trong tất cả 11 hội viên được bầu ra là cựu thành viên của Meirokusha.
Cần lưu ý là sở dĩ hội trí thức Meirokusha đã có những đóng góp quan trọng cho xã hội Nhật Bản vào đầu thời Minh Trị là vì các thành viên không bao giờ xa rời thực tế của đất nước họ. Chính vì gắn bó với thực tế nên mỗi thành viên đã trang bị với những kiến thức “bách khoa toàn thư” nhằm đáp ứng nhu cầu của nước Nhật lúc bấy giờ. Ngoại trừ Kanda Kôhei và Tsuda Sen không bao giờ ra khỏi lãnh vực chuyên môn của họ là Nông học và Kinh tế tài chánh, những thành viên khác đều có kiến thức uyên bác và hoạt động trên nhiều lãnh vực. Họ là cha đẻ của nhiều ngành nghiên cứu ở Nhật. Fukuzawa được xem là người đóng vai trò cốt cán, người Nhật gọi ông là “người cha của nước Nhật cận đại” hoặc “Voltaire của Nhật Bản”. Nishi là người đi tiên phong về ngành triết học. Katô là người đi mở đường của ngành chính trị học mà lúc bấy giờ hãy còn gọi là “quốc gia học” (kokkagaku; statism). Mitsukuri Rinshô là người sáng lập ngành nghiên cứu luật học dựa theo truyền thống Pháp. Sugi là cha đẻ của ngành thống kê học (statistics) và cũng là học giả người Nhật đầu tiên chú tâm tới phương pháp phân tích các hiện tượng xã hội bằng số lượng. Tinh thông cả Hán học lẫn Tây học, Nakamura Masanao để lại nhiều tác phẩm dịch thuật có giá trị, tiêu biểu là hai cuốn Self-help (Tự trợ luận; 1859) của Samuel Smiles và On Liberty (Tự do luận; 1859) của J. S. Mill,[37] v.v. Tên tuổi của mỗi thành viên đều dính liền với lịch sử giáo dục ở Nhật Bản trong thời cận đại. Tinh thần samurai của bushidô (vũ-sĩ-đạo) và ý thức dấn thân của kẻ sĩ trong Nho giáo chắc hẳn là động cơ thúc đẩy sứ mạng khai sáng của mỗi thành viên.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, động cơ chính yếu trong việc tiếp thu văn hóa tiên tiến của Tây phương vào đầu thời Minh Trị là nhu cầu canh tân đất nước nhằm bảo vệ độc lập quốc gia. Bởi vậy, trong tư duy của các nhà tư tưởng vào thời Minh Trị nói chung, minken (dân-quyền) luôn luôn đóng vai trò thứ yếu so với kokken (quốc-quyền), tức quyền lợi quốc gia của nước Nhật. Ngay chính khi các nhà tư tưởng khai sáng kêu gọi mở rộng dân quyền, mục tiêu tối hậu của họ cũng là nhằm củng cố kokken của nước Nhật. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà Nishi đã viết về nhiệm vụ của người trí thức khai sáng trong Meirokusha như sau: “Các bậc hiền trí hiếm hoi trong nước phải dần dần dẫn dắt mở mang những kẻ ngu muội, tựa như khi nhổ sạch cỏ dại mà tránh không động đến những hạt mầm đã gieo”.[38] Nói cách khác, mục tiêu khai sáng theo cách nhìn của Nishi và các thành viên khác trong Meirokusha là nâng cao kiến thức của quần chúng nói chung chứ không hẳn là làm thức tỉnh lý tính của mỗi cá nhân để họ có thể tự mình suy nghĩ và hành động. Phải chăng vì thế nên người Nhật, ý thức hay vô ý thức, chuộng dùng chữ keimô (khải mông) thay vì kaimei (khai sáng)? Đàng nào đi nữa, đây có lẽ là điểm khác biệt quan trọng giữa phong trào khai sáng ở nước Nhật đầu thời Minh Trị và phong trào khai sáng ở Âu châu vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Cho dầu đó là hạn chế nhất định của phong trào khai sáng ở Nhật Bản, chắn hẳn cũng không ai có thể phủ nhận vai trò trọng yếu cùng những thành quả lớn lao mà các trí thức Meirokusha đã đóng góp nhằm đưa đất nước họ lên địa vị phú cường. Ngoài ra, sau tạp chí MRZ đã đình bản, luồng tư tưởng khải mông của các thành viên Meirokusha vẫn tiếp tục lan rộng trong quần chúng như nước vỡ bờ. Trong ý nghĩa đó, có thể nói những nhà lãnh đạo của phong trào đòi tự do dân quyền (Jiyû minken undô) vào thập niên 1880 như Ueki Emori (Thực-mộc Chi-thạnh; 1857-1892) hay Nakae Chômin (Trung-giang Triệu-dân; 1847-1901) cũng chính là con đẻ của phong trào khải mông đầu thời Minh Trị.
Tháng giêng, 2005
[1] Một phiên bản ngắn hơn của bài này đã được đăng trên Diễn Đàn số 148, tháng 2, 2005.
[2] Beantwortung der Frage: Was ist “Aufklärung”, 1784. Người viết bài này thành thật cảm ơn úy hữu Trần Văn Cung đã sốt sắng giải thích những ý tưởng của Kant trong nguyên văn tiếng Đức của đoạn văn này. Trước đó, chúng tôi đã tham khảo bản dịch tiếng Anh trong cuốn The Enlightenment: A Comprehensive Anthology ([Tư tưởng] Khai sáng – Tổng tập) do Peter Gay biên tập và dịch thuật (New York: Simon and Schuster, 1973), trang 384, và bản dịch tiếng Nhật của Shinoda Hideo, Keimô to wa nani ka? (Khải mông là gì?) (Tokyo: Iwanami Bunko, 1950), trang 7, nhưng vẫn không nắm hết ý của Kant.
[3] Matsumoto Sannosuke, “Keimô shisô no tenkai” (Quá trình triển khai tư tưởng khải mông) trong Hashikawa Bunzô và Matsumoto Sannosuke chủ biên, Kindai Nihon seiji shisôshi (Lịch sử tưởng cân đại Nhật Bản) (Tokyo: Yûhikaku, 1968), trang 152.
[4] Về quan niệm độc lập quốc gia của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng khải mông quan trọng vào thời Minh Trị (so sánh với Phan Bội Châu), xin xem thêm Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa (Tp Hồ Chí Minh: Nxb Văn Nghệ Tp HCM và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2000) của cùng tác giả bài viết này, trang 112-152.
[5] Xem Nakazawa Morito và Mori Kazuo, Nihon no kaimei shisô (Tư tưởng khai minh ở Nhật Bản) (Tokyo: Kinokuniya Shoten, 1970), trang 134.
[6] Trung tâm Khai sáng sau đó được sáp nhập vào trường Đại học Đông Kinh.
[7] Daijigen (Đại-từ-nguyên) (Tokyo: Kadokawa Shoten, 1992), trang 325.
[8] Ôkubo Toshikane biên tập, Meiji keimô shisô shû (Tư tưởng khải mông thời Minh Trị: Tuyển tập) (Tokyo: Chikuma Shobô, 1967), trang 412.
[10] Fukuzawa Yukichi, Fukuô jiden (Phúc-Ông Tự-truyện, tức Tự truyện của Fukuzawa) (Tokyo: Iwanami Bunko, 1985), trang 10-13. Toàn văn tác phẩm này hiện đang được người viết dịch thuật và chú giải; hy vọng sẽ có dịp ra mắt độc giả trong một tương lai không xa.
[12] Về trục giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, xin xem thêm Vĩnh Sính, sách đã dẫn, trang 153-186.
[13] Trích lại từ Roger, F. Hackett, “Nishi Amane: A Tokugawa-Meiji Bureaucrat” (Nishi Amane: Một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Meiji), trong Journal of Asian Studies, XVII, 2 (Tháng 2, 1959), trang 214.
[14] Ernst Cassirer, The Philosophy of the Enlightenment (Triết học khai sáng) (Boston: Beacon Press, 1955), trang 14.
[15] Ogyû Sorai (Đích-sinh Tô-lai; 1666-1728). Học giả Nho học thời Tokugawa. Lúc đầu học Tống Nho, sau đó Sorai sáng lập học phái Kobunjigaku (Cổ-văn-tự-học). Sorai cho rằng muốn tìm hiểu tư tưởng Khổng Mạnh chưa bị khúc xạ bởi Tống Nho, cần phải biết thơ văn chữ Hán và lịch sử thời cổ đại.
[16] Nichiren (Nhật-Liên; 1222-1282). Tăng sư thời Kamukura, sáng lập Nichirenshû (Nhật-Liên-Tông). Nichiren tin rằng tinh túy của Phật pháp có thể tìm thấy ở bộ Pháp hoa kinh.
[17] Xem Watanabe Kazuyasu, Meiji shisô shi: Jukyô-teki dentô to kindai ninshikiron (Lịch sử tư tưởng thời Minh Trị: Truyền thống Nho giáo và nhận thức luận cận đại) (Tokyo: Perikansha, 1970), trang 70-74.
[18] “Yôji o motte kokugo o sho suru ron” (Bàn về việc dùng mẫu tự Tây phương để viết tiếng Nhật”, MRZ, số 1. Tất cả 43 số báo MRZ được in lại trong Meiji bunka zenshû (Văn hóa thời Minh Trị: Toàn tập) (Tokyo: Nihon Hyôron Shinsha, 1955), tập 5, trang 43-268.
[19] “Shuppan jiyû naran koto o nozomu ron” (Tại sao tôi mong mỏi sẽ có tự do xuất bản?), MRZ, số 6.
[20] “Gômon-ron” (Bàn về tra tấn), MRZ, số 7 và 8.
[21] “Shikei-ron” (Bàn về án tử hình), MRZ, số 41.
[22] “Fukushô-ron” (Bàn về trang phục), MRZ, số 8.
[23] “Saishô-ron” (Bàn về thê thiếp), số 8, 11, 15, 20, 27.
[24] Fukuzawa Yukichi, Gakumon no susume, in lại trong Fukuzawa Yukichi do Nagai Michio chủ biên (Tokyo: Chûô Kôronsha, 1984), trang 66-67.
[31] Johann KasparBluntschli, 1808–81, học giả Thụy Sĩ về các ngành luật pháp, quốc tế công pháp, tư pháp và chính trị học. Giảng dạy ở các đại học Zürich, Munich, and Heidelberg. Tác phẩm Allgemeines Staatsrecht của Bluntschli được Katô dịch sang tiếng Nhật và xuất bản năm 1874 với nhan đề là Quốc pháp phàm luận.
[32] “Minsen giin fukaritsu no ron”, MRZ, số 3.
[33] “Seitai sanshu setsu” (Bàn về ba loại chính thể), MRZ, số 28.
[34] Trích dẫn lại từ Itô Masao, Fukuzawa Yukichi ronkô (Luận khảo về Fukuzawa Yukichi) (Tokyo: Yoshikawa Kôbunkan, 1969), trang 274.
[35] Xem Tôyama Shigeki, “Meiroku zasshi” (Minh-lục tạp-chí) trong Shisô (Tư tưởng), số 447 (Tháng 9, 1961), trang 124.
[36] Năm 1947 đổi tên thành Nihon Gakushiin (Nhật-Bản Học-sĩ Viện).
[37] Nhan đề bản dịch tiếng Nhật của cuốn Self-help là Saikoku risshi-hen (Tây-quốc lập-chí-biên) xuất bản năm 1871 và bản dịch tiếng Nhật của cuốn On Liberty mang tên là Jiyû no ri (Tự-do-chi-lý), xuất bản năm 1872. Người ta ước lượng trong khoảng 40 năm sau khi phát hành, bản dịch tiếng Nhật của Self-help được tiêu thụ hơn một triệu cuốn. Bản dịch của On Liberty cũng được lưu hành rất rộng rãi. Vì cả hai bản dịch được Nakamura chuyển ngữ rất cẩn thận và điêu luyện, hai bản dịch này trở thành khuôn mẫu cho các sách dịch thuật suốt thời Minh Trị.
[38] Nishi Amane, “Yôji o motte kokugo o sho suru ron” (Bàn về việc dùng mẫu tự Tây phương để viết tiếng Nhật”, MRZ, số 1.
Trước năm 1945, Hải quân Đế quốc Nhật Bản là lực lượng hùng mạnh trên thế giới, không thua kém các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Quân đội Nhật Bản nói chung, Hải quân Nhật Bản nói riêng đã bị thiệt hại nặng nề.
Đó là chưa kể, Nhật Bản sau chiến tranh nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Mỹ. Các vấn đề về xây dựng lực lượng vũ trang bị hạn chế nhiều. Theo đó, Nhật Bản chỉ được phép duy trì lực lượng phòng vệ, giới hạn hoạt động trong lãnh thổ Nhật, không tổ chức Bộ Quốc phòng.
Dù vậy, Nhật Bản vẫn nỗ lực phát triển đưa quân phòng vệ trở thành lực lượng hùng hậu không thua kém quân đội các nước thế giới. Đặc biệt, Lực lượng Phòng vệ Mặt biển Nhật Bản (JMSDF) được đánh giá là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 ở châu Á.
JMSDF có quân số thường trực khoảng 45.800 người, trang bị hàng chục tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ đủ kích cỡ.
Dưới đây là một vài hình ảnh về những tàu chiến mạnh nhất của JMSDF:
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga (2 tàu), đây là con tàu lớn nhất mà Nhật Bản đóng kể từ sau năm 1945. Hyuga có lượng giãn nước 19.000 tấn, dài 197m. Tàu trang bị hỏa lực phòng không, chống ngầm tương đối mạnh với: tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa chống ngầm RUM-139. Tàu có thể chở 11 trực thăng hạng trung, hạng nặng các loại. |
Tàu chở trực thăng lớp Shirane (2 chiếc) có lượng giãn nước 7.500 tấn, dài 159m. Tàu có hỏa lực phòng không và chống ngầm khá mạnh: tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-7, tên lửa chống ngầm RUR-5, ngư lôi 324mm. Tàu thiết kế chở tới 3 trực thăng săn ngầm SH-60. |
Khu trục hạm tên lửa lớp Atago (2 tàu) có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 170m. Con tàu được xem như là biến thể khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Vì thế, Mỹ trang bị cho Atago hệ thống chiến đấu Aegis cực kỳ hiện đại, biến nó trở thành một trong những tàu chiến có năng lực phòng không mạnh nhất châu Á. Hỏa lực tàu gồm: tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km), tên lửa đối không tầm xa SM-2MR/SM-3 Block IA (chứa trong 98 ống phóng thẳng đứng), tên lửa chống ngầm tầm xa RUM-139, ngư lôi hạng nặng. |
Khu trục hạm tên lửa lớp Kongo (4 tàu), được xem là một biến thể của lớp Arleigh Burke. Kongo có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tàu cũng trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến Aegis của Mỹ. Hỏa lực tàu tương tự lớp Atago, nhưng ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa đối không tầm xa SM-2MR/SM-3 ít hơn, 90 ống. |
Khu trục hạm lớp Hatakaze (2 tàu) có lượng giãn nước 4.650 tấn, dài 150m. Tàu trang bị tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa đối không tầm xa RIM-66, tên lửa chống ngầm tầm ngắn RUR-5, ngư lôi và pháo hạm. |
Khu trục hạm lớp Akizuki (1 tàu) có lượng giãn nước 6.800 tấn, dài 150,5m. Tàu vũ trang hỏa lực mạnh: tên lửa hành trình đối hạm Type 90 (tầm bắn 200km), tên lửa đối không tầm trung RIM-162, tên lửa chống ngầm RUM-139 (chứa trong 32 ống phóng thẳng đứng), ngư lôi 324mm và pháo hạm. |
Khu trục hạm lớp Takanami (4 tàu) có lượng giãn nước 6.300 tấn, dài 151m. Hệ thống vũ khí trên tàu tương tự lớp Akizuki. |
Khu trục hạm lớp Murasame (9 tàu) có lượng giãn nước 6.100 tấn, dài 151m. Vũ khí trang bị tương tự 2 lớp Akizuki và Takanami. |
Khu trục hạm lớp Asagiri (8 tàu) có lượng giãn nước 4.900 tấn, dài 137m. Tàu trang bị các loại vũ khí: tên lửa hành trình đối hạm RGM-84, tên lửa đối không tầm trung RIM-7, tên lửa chống ngầm RUM-139, ngư lôi và pháo hạm. |
Khu trục hạm cỡ nhỏ lớp Hatsuyuki (10 tàu) có lượng giãn nước 3.050 tấn, dài 130m. Lớp Hatsuyuki trang bị hỏa lực giống với Asagiri. Với lượng giãn nước như vậy, Hatsuyuki chỉ thuộc phân loại khinh hạm. Tuy nhiên, JMSDF không sử dụng kiểu phân loại khinh hạm, thay vào đó họ gọi những con tàu dưới 4.000 tấn là khu trục hạm cỡ nhỏ hoặc khu trục hạm hộ tống. |
Khu trục hạm hộ tống lớp Abukuma (6 tàu), lượng giãn nước 2.550 tấn, dài 109m. Tàu trang bị vũ khí: tên lửa đối hạm RGM-84, tên lửa chống ngầm RUR-5, ngư lôi 324mm và pháo hạm. |
Do chịu sự hạn chế từ Mỹ, Nhật Bản không được phép sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Vì vậy, họ chỉ duy trì tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel. Trong ảnh, tàu ngầm tấn công mới nhất của JMSDF, lớp Soryu (4 chiếc) có lượng giãn nước 4.200 tấn, dài 84m. Tàu trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84. |
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Oyashio (11 tàu) có lượng giãn nước 4.000 tấn, dài 81,7m. Vũ khí trên tàu tương tự lớp Soryu. |
Tàu ngầm tấn công lớp Harushio (3 chiếc), lượng giãn nước 2.700-2.900 tấn, dài 77-87m. Vũ khí trang bị tương tự 2 lớp tàu trên. |
Hồng Hà
Theo Infonet
4. Nội dung dự trù:
+ Phần 1: từ 15h00-17h00
- Giới thiệu về cuộc sống học tập và sinh hoạt của sinh viên Đông Du hiện tại và những hoạt động chính mà ban đại diện Kantou đang triển khai thực hiện.
- Đại diện của sempai thế hệ trước chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng cùng kinh nghiệm sống, làm việc để đi đến thành công trên con đường của mình.(cùng những góp ý trao đổi đến kohai)
+Phần 2: Từ 17h00~
-Cùng tham gia vào tiệc chào mừng mà phía các bác tổ chức tại nhà hàng và tiếp tục trao đổi giao lưu trong quá trình tham dự.
5. MẪU MAIL ĐĂNG KÝ THAM DỰ CÙNG NHỮNG CHÚ Ý KHI ĐĂNG KÝ
Mẫu đăng ký
Download file đính kèm
Chú ý:
- Bản đăng ký trên sẽ được dùng để đưa vào bài giới thiệu của thành phần tham dự( trên tinh thần cùng hiểu nhau để cùng giao lưu góp ý)
- Cần đảm bảo về font chữ và cỡ chữ ( viết bằng tiếng Việt, font chữ Times New Roman cỡ chữ 11) việc đảm bảo vấn đề này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ban tổ chức trong quá trình tổng hợp.
- Kèm một file ảnh đề chèn vào phần giới thiệu bản thân (ảnh sẽ bị thu nhỏ xuống cỡ ảnh 3x4)
- Trong trường hợp không muốn viết mục 3 có thể bỏ trống nhưng cần thiết viết mục 4 nếu có.
- Thời hạn nhận đăng ký mail (Từ 0h00 ngày 25 tháng 11 đến 23h59 ngày 1 tháng 12)
- Địa chỉ gửi: viet.nm@me.com (đây là địa chỉ mail cá nhân người tiến hành tổng kết danh sách mail đăng ký)
- Xem thêm bản đồ
Mọi đóng góp về bài viết xin gửi về
dongdu.info/contact/form.php
hoặc
bandaidien@dongdu.org
Thảo luận tại diễn đàn
Link
Bản đồ chỉ dẫn:
chi tiết xem tại
goo.gl/maps/3fvvL
|
|||
(VEN) - Trong các ngày từ 4-13/11 vừa qua, 15 lãnh đạo cấp phòng và cấp cục của Bộ Tài chính đã tham gia khóa tập huấn tại Nhật Bản với chủ đề khóa học là “Thiết kế mô hình xử lý nợ xấu trong tái cấu trúc DNNN”.
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) có hiệu lực từ tháng 7/2012 đến tháng 3/2013.
Tại khóa tham quan học tập này, nhiều bài học kinh nghiệm thực tế từ quá trình tái thiết công nghiệp và thực tiễn xử lý nợ xấu của Nhật Bản đã được chia sẻ. Cùng với đó, các học viên Việt Nam đã được nghe nhiều bài giảng cũng như tham gia phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với những chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực xử lý nợ xấu; tiếp thu nhiều kinh nghiệm giúp Nhật Bản vượt qua thời gian khó khăn do nợ xấu phát sinh từ sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng những năm 1990-2000.
Cũng trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Tài chính, JICA đã tổ chức hàng loạt hội thảo về chủ đề nền kinh tế bong bóng và xử lý nợ xấu trong những tháng qua. Trong đó, một số hội thảo có sự tham gia trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam. Tại các hội thảo này, hai bên đã bàn thảo về các hoạt động trong những năm tới nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý tài chính công của cán bộ Bộ Tài chính với trọng tâm vào DNNN và xử lý nợ xấu./.
Nguyễn Tiến Dũng
|
12 năm trước, Miyoko Ihara sinh năm 1981 (thành viên hiệp hội nhiếp ảnh Nhật Bản) bắt đầu chụp ảnh bà mình. Nhưng mọi người bắt đầu biết đến bà cô sau khi cô cho ra đời cuốn sách ảnh 68 trang với tên "Bà cụ Misao và mèo Fukumaru" (Misao to Fukumaru).
Cuốn sách là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đời thương của bà cụ Misao và chú mèo Fukumaru. Cụ Misao đã tìm thấy chú mèo với hai màu mắt kỳ lạ này trong nhà kho của mình 9 năm trước. Cụ đặt tên chú là Fukumaru, Fuku nghĩa là may mắn và maru nghĩa là vòng tròn, cụ hi vọng chú mèo sẽ là vị thần may mắn của cụ.
Năm nay bà cụ Misao đã 87 tuổi, nhưng hàng ngày cụ vẫn ra đồng làm việc, bên cạnh cụ lúc nào cũng có chú mèo Fukumaru. Cụ luôn nói "chúng tôi là những bông hoa xinh đẹp, chúng tôi cần ánh nắng mặt trời nên chúng tôi phải ra đồng làm việc mỗi ngày".
Tác giả Miyoko Ihara đã viết trong cuốn sách của mình: "Cả bà tôi và chú mèo đều bị khiếm thính, nhưng điều đó không ngăn cảm tình cảm của hai người, họ chỉ cần nhìn vào mắt nhau là đủ hiểu nhau... Khi tôi thực hiện bộ ảnh này, tôi có cảm giác như nhìn thấy mình hồi nhỏ qua hình ảnh chú mèo Fukumaru".
Khi xem bộ ảnh, nhiều người tưởng cụ Misao và mèo Fukumaru ở một vùng quê nào đó rất xa, thực tế cụ ở ngay đảo Boso, quận Chiba, nằm cách không xa thành phố sôi động Tokyo. Đây cũng là quê nhà của tác giả Miyoko Ihara.
Điều này càng gây ấn tượng mạnh với người Nhật, đang bị cuộc sống xô bồ, hối hả cuốn đi. Cuốn sách như một hồi chuông khiến người Nhật nói riêng và bản thân chúng ta nói chung, giật mình nhìn lại mình. Sự bon chen trong cuộc sống ngày nay đang làm con người khô cứng, héo mòn và quên đi những điều hết sức bình dị trong cuộc sống.
Một độc giả sau khi xem cuốn sách đã thốt lên: "Tôi phải sống chậm lại. Tôi sẽ sống chậm lại". Có lẽ vì điều này mà cuốn sách nằm trong kệ bán chạy nhất (bestseller), nằm ngòai sự tưởng tượng của cả tác giả lẫn nhà xuất bản. Trang web cá nhân của tác giả và tên bộ ảnh này đang được cư dân mạng "lùng sục" tìm kiếm cả tuần nay.
Ngân Giang
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới của Nhật Bản ngày 14/11 đã thông báo thu hồi 2,77 triệu chiếc xe trên toàn cầu do lỗi bơm nước và thiết bị lái. Đây là đòn giáng mới nhất nhằm vào danh tiếng của Toyota sau một loạt sự cố dẫn tới thu hồi xe hàng loạt trước đây. Chỉ mới tháng trước, Toyota đã quyết định thu hồi 7,43 triệu chiếc xe thuộc các dòng phổ biến là Camry và Corolla do nguy cơ cháy liên quan đến lỗi ở cửa sổ điện.
Xe lai Prius sản xuất từ năm 2000-2011 cũng nằm trong diện bị thu hồi. |
Đại diện Toyota cho biết, tuy chưa có báo cáo về các sự cố hoặc tai nạn, nhưng họ đã nhận được khoảng 400 lời phàn nàn tại Nhật Bản về lỗi bơm và một loạt phàn nàn về thiết bị lái.
Đợt thu hồi mới nhất nhằm vào loạt xe sản xuất từ tháng 8/2000 đến 12/2011, trong đó có dòng xe lai Prius. Khoảng 1,5 triệu chiếc xe trong số được lên kế hoạch thu hồi đã bán ra tại Nhật, trong khi số còn lại được bán trên khắp thế giới, trong đó có tại Mỹ và châu Âu.
Theo Toyota, trong một kịch bản xấu nhất, lỗi thiết bị lái có thể khiến người lái xe mất kiểm soát phương tiện, trong khi lỗi bơm nước có thể khiến ô tô không hoạt động được.
Đòn giáng mạnh nhất vào uy tín của Toyota là đợt thu hồi xe gây tranh cãi vào năm 2009, liên quan đến tấm trải sàn xe khiến chân ga bị mắc kẹt, bị cho là gây ra hàng loạt vụ tai nạn khiến hàng chục người thiệt mạng. Hơn 12 triệu chiếc xe đã được Toyota thu hồi trên toàn thế giới, trong khi hãng phải nộp phạt hơn 50 triệu USD cho các nhà quản lý Mỹ.
Sau đó, Toyota đã nỗ lực khôi phục uy tín về an toàn xe cũng như đối phó với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, một đồng yen mạnh và thảm hoạ động đất – sóng thần năm 2011. Họ đã giành lại vị trí nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới trong nửa đầu năm 2012 từ tay General Motors của Mỹ.
T.H
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã chỉ ra rằng cố gắng của các ngân hàng Nhật Bản nhằm nắm giữ nhiều hơn trái phiếu chính phủ sẽ gây thiệt hại cho chính các tổ chức tín dụng này một khi lãi suất tăng vì sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của cả hệ thống.
Theo đánh giá của IMF, tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng có thể từ mức 25% hiện nay lên đến một phần ba tổng tài sản ngân hàng trong vòng năm năm tới. Phát biểu tại hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Tokyo, đại diện của IMF cho rằng tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm sự mất lòng tin của dân chúng vào nền tài chính Nhật Bản khi mà tổng nợ của Chính phủ Nhật đã cao gấp đôi tổng sản phẩm nội địa, tức là cũng gần giống như tình trạng châu Âu.
Hiện nay, trái phiếu chính phủ còn an toàn nhưng vì các ngân hàng sở hữu quá nhiều loại giấy có giá này nên điều quan trọng là làm sao giữ chúng được an toàn. Sau nhiều năm tăng trưởng chậm và giảm phát nhẹ, Nhật Bản đã hạn chế hoạt động cho vay và các ngân hàng buộc phải chuyển tiền gửi của khách hàng vào trái phiếu vốn được xem là an toàn và dễ tạo thanh khoản nhất.
Chính vì thế mà nợ của Chính phủ Nhật hiện nay chiếm 25% tài sản của cả hệ thống ngân hàng, cao gấp năm lần so với các nước phát triển khác. Mức độ sở hữu này có thể làm yếu đi sự ổn định tài chính nếu lãi suất tăng. Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn đối với các ngân hàng nhỏ tại các địa phương vì hệ thống tín dụng này chỉ có khả năng tạo lợi nhuận thấp.
Thủ tướng Noda đang cố gắng phục hồi độ tin cậy cho ngành tài chính. Trong năm nay, Chính phủ Nhật sẽ thông qua một đạo luật cho phép tăng gấp đôi thuế doanh thu tùy thuộc vào một số điều kiện liên quan đến tăng trưởng và lạm phát trước năm 2015. Tuy nhiên, IMF nhắc nhở rằng cố gắng đó cần phải được bổ sung bằng những cải cách về chi tiêu cho an sinh - xã hội. Cũng theo IMF, trong trung hạn, sự tăng thuế như vậy vẫn chưa đủ, mà còn cần nhiều biện pháp khác nữa
THIÊN BẢO/DNSGCT
Nhật Bản tìm ra nguyên tố hóa học thứ 113Theo Today’s THV, một viện nghiên cứu Nhật Bản đã phát minh ra nguyên tố hóa học chưa từng được biết đến - nguyên tố thứ 113.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện khoa học RIKEN thuộc Saitama, Nhật Bản đã tìm ra nguyên tố hóa học mới bằng phương pháp bắn phá các nguyên tử kẽm bismuth trong một máy gia tốc hạt. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi chặt chẽ quá trình chuyển đổi của các nguyên tố hóa học khác và đi đến kết luận rằng: tồn tại một nguyên tố hóa học thứ 113 chưa được biết đến cho đến nay. Nếu kết quả này được công nhận bởi các tổ chức khoa học quốc tế, Viện khoa học RIKEN của Nhật Bản sẽ trở thành Viện khoa học đầu tiên của Châu Á được quyền đặt tên cho một nguyên tố hóa học mới. Kosuke Morita, một giáo sư thuộc Viện RIKEN bày tỏ niềm hãnh diện và tự hào về thành tựu này của Nhật Bản. Ông cho rằng, đây sẽ là bước tiến lớn trong ngành khoa học của quốc gia. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được biết tới gồm các nguyên tố từ 1 đến 94 (từ hydrogen đến plutonium) tồn tại dưới dạng tự nhiên và các nguyên tố từ 95 đến 116 (trừ nguyên tố 113 và 115) là các nguyên tố nhân tạo được tạo thành bởi máy gia tốc hạt. Trước đây, bằng các máy gia tốc, người ta cũng đã phát hiện sự tồn tại của nguyên tử các nguyên tố 113 và 115, tuy nhiên vẫn chưa tổng hợp thành công các nguyên tố này. |
Theo Vietnamnet |
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định được kết cấu phân tử của một loại protein giúp chặn đứng đà phát triển của virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) mở ra hy vọng phát triển loại thuốc mới giúp điều trị căn bệnh AIDS.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Nagoya (NMC) thuộc Tổ chức Bệnh viện Quốc gia và Đại học Nagoya được công bố ngày 23/9 trên tạp chí khoa học “Sinh học phân tử và cấu trúc tự nhiên” bản điện tử của Mỹ.
Virus HIV
Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc NMC, Yasumasa Iwatani cho biết, trong khi các phương thuốc chống lại HIV thường gây ra những tác dụng phụ và dẫn đến nguy cơ kháng thuốc khi được sử dụng trong thời gian dài, phát hiện của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản sẽ giúp “mang lại hy vọng phát triển một phương pháp điều trị AIDS mới tác động vào chính cơ chế phòng vệ của cơ thể con người”.
Những người có protein kháng virus trong tế bào bạch cầu (lympho bào) nhưng khi những protein này kết hợp với một loại protein đặc biệt do HIV sản sinh có tên là Vif, virus gây bệnh AIDS này sẽ sinh sôi bên trong cơ thể vật chủ nhiễm bệnh.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích APOBEC3C, vốn là một trong những loại protein kháng virus, và phát hiện ra một lỗ hổng trong cấu trúc mà ở đó protein Vif có thể thâm nhập vào bên trong.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định được cơ chế phân huỷ của protein APOBEC3C sau khi kết hợp với Vif. Nhóm này cho biết sẽ tìm ra các hợp chất giúp lấp lỗ hổng trên và kiểm tra hiệu quả điều trị trên thực tế.
Nhật Bản đang có kế hoạch sẽ ra mắt tên lửa đẩy hạng nhẹ Epsilon vào mùa hè năm 2013, RIA Novosti dẫn thông tin từ Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) cho hay hôm nay 30/10.
Mục tiêu của JAXA trong kế hoạch này là xây dựng một loại tên lửa đẩy ít tốn kém hơn để đưa vệ tinh vào vũ trụ.
Hình mô phỏng tên lửa Epsilon
Tên lửa Epsilon theo dự kiến khi ra mắt sẽ thay thế tên lửa M-5 cùng loại, đã thực hiện thành công bảy đợt phóng vũ trụ từ năm 1997 đến 2006.
Epsilon là tên lửa đẩy ba tầng sử dụng nhiên liệu rắn được thiết kế để nâng thiết bị nặng gần 1.200kg lên quỹ đạo thấp của trái đất; trong khi M-5 có để nâng khối lượng hơn 1.800 kg lên quỹ đạo tương tự trên.
Tuy nhiên, chi phí cho một đợt phóng tên lửa Epsilon vào khoảng 48 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với 70 triệu USD cho việc phóng M-5.
Theo RIA Novosti, để cắt giảm chi phí, tên lửa Epsilon được thiết kế dựa theo công nghệ của M-5 và H-2A. Theo đó, tầng đầu tiên của Epsilon lấy công nghệ của tầng tăng cường của tên lửa H-2A sử dụng nhiên liệu rắn, trong khi hai tầng còn lại phụ thuộc vào công nghệ của M-5.
Được biết, JAXA dự kiến chi ra tổng cộng 250 triệu USD để phát triển Epsilon.
Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách