Bạn đang xem trang 1 / 5 trang

Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Tư T10 14, 2009 6:49 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Câu truyện Tam Quốc Chí không còn xa lạ gì với nhiều người trong chúng ta.Và không ít người còn thần tượng các nhân vật trong truyện .Nhưng thực tế La Hán Trung đã hư cấu quá nhiều.(Gia Cát Lượng thực tế không bằng Nguyễn Trãi và nhiều Anh Hùng của chúng ta đâu [lol][lol][lol][lol][lol][lol][lol]) Bài này suy tầm trong trang web gamevn.com
Nguồn : http://forum.gamevn.com/showthread.php?t=261346

Xin chia sẻ cùng mọi người:(Xin chia làm nhiều phần để mọi người đọc đỡ ngán ,chứ thực ra không phải spam đâu nha ^\^)

Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngu ?
Những điều hư cấu của La trong "tam quốc diễn nghĩa" khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực không cần bàn cãi.
Hi vọng nó giúp đỡ anh em một phần nào đó khi trả lời những câu hỏi đầy mâu thuẫn mà chỉ vì La hư cấu thành ra anh em muốn tìm hiểu sâu mà không biết đâu là chân tướng.
À quên, tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... không phải do tôi viết ra nên chính tôi cũng không biết những điều dưới đây có đúng không nữa ? Biết đâu Trần Thọ hay Ban Cố chẳng hạn cũng phịa ra ? Thôi thì mua vui cũng được vài trống canh vậy

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH
Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình
-Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian
-Điêu Thuyền không có thật
-Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi
-Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố
-Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền … đều không có thật
Về chuyện “Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới”
-Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền”
-Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo
-Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà
-Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác)
VỀ CÁC NHÂN VẬT CHÍNH
Lưu Bị
-Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả
-Kết nghĩa vườn đào không có thật
-Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay không hơn không kém) quanh quẩn ở Trác quận
-Quân khởi nghĩa không hề giết Trình Viễn Chí, đối đầu với Trương Bảo Trương Lương, cứu Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn (là những đạo quân chủ lực của trung ương)
-Trương Bảo không hề trúng tên của Lưu Bị. Bị không hề dùng máu dê máu chó đồ tanh hôi phá ma thuật của Trương Bảo, không hề cứu Đổng Trác
-Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu
-Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc
-Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả là mưu của chính Lưu Bị
-Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị
-Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị
-Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn
-Ngoài A Đẩu còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu)
Quan Vũ
-Kết nghĩa vườn đào không có thật
-Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương)
-Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo
-Không hề quá ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa không quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị
-Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung
-Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh (thực ra chuyện cạo xương chữa thuốc cũng chẳng có gì ghê gớm, trong chiến tranh chống Mỹ trang bị y tế thiếu thốn bộ đội ta phải trải qua phẫu thuật không hề có thuốc thậm chí không có cả dao kéo chuyên dụng là chuyện rất bình thường)
-Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu
-Trận lụt Phàn Thành không phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu không có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô
-Là một viên tướng võ biền, chỉ khoẻ chứ không có mưu mẹo gì, trên thực tế Trương phi rất khôn ngoan, hơn Quan Vũ rất nhiều
Trương Phi
-Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu
-Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật không có thật
-Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên
-Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này
Triệu Vân
-Không hề theo Viên Thiệu
-Trong lần bỏ Công Tôn Toản cùng Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm, Vân theo Bị luôn, không trở về với Toản nữa. Chứ không phải mãi sau này Vân mới làm cướp núi rồi theo Bị
-Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Nhưng không hề đánh với Trương Cáp. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt
-Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật
-Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật
-Vân không giết Chu Nhiên ở Di Lăng
-Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật
-Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Đồng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương Duy (truyện không nhắc tới) tuy không giữ các vai trò quan trọng
-Vân là tướng chỉ có sức khoẻ chứ không phải có mưu trí
Mã Siêu
-Không tham gia trận đánh Lí Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lí Mông
-Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết béng
-Không đánh Trường An của Chung Do. Chung Do là quan văn chứ không phải võ tướng
-Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu
-Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu
-Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức
-Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại
-Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề cơ ngợi Mã Siêu
-Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ
-Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh,cũng như không hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Siêu Đại chủ động theo Bị, không rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm
-Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục
Gia Cát Lượng
-Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về
-Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục. Do đó không hề có chuyện “Gia Cát Lượng nhân tuyết phá quân Khương” Dĩ An và Hề Nê là nhân vật không có thật
-Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ không tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”
-Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử. Có thể nói, lão La “phịa” nhiều về nhân vật này nhất. Nếu viết ra (mà ai cũng biết cả) thì sẽ rất dài
Bàng Thống
-Làm tri huyện Lỗi Dương rất tệ, ông ta không có tài an dân trị quốc, chỉ có tài quân sự
-Không phải tướng mạo xấu xí thôi đâu mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài” Lưu Bị Tôn Quyền Tào Tháo đều là những người biết xem tướng đều không nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% gặp Thống thì trật
-Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương (làm thế tức là tự sát, người như Thống đương nhiên biết điều đó, họ La múa bút vớ vẩn)
-Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng con Đích Lư. Chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành (một cái chết rất vớ vẩn, giống như Takeda Shingen chết)
Lã Bố
-Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác
-Đinh Nguyên là thái thú Tịnh Châu, không phải Kinh Châu
-Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố
-Chuyện “tam anh chiến Lã Bố” không có thật
-Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ không phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam
-Có 1 vợ chính thức họ Nghiêm (chứ không phải họ Tào) do đó Tào Báo không phải bố vợ Lã Bố
Tào Tháo:
-Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man
-Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu
-Không hề xử chém Tả Từ
-Có đến 25 con trai, trrong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng
-Không mắc mưu Chu Du chém Thái Mạo Trương Doãn. 2 người này chết khi quân ngô đánh trận Xích Bích
-Không phải bị mắc mưu Bàng Thống mà xích thuyền lại, ông ta buộc phải làm thế vì binh sĩ bị bệnh quá nhiều
-Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực
NHỮNG NHÂN VẬT KHÁC (cont...)

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T10 15, 2009 5:43 am
Viết bởi yanagi
Nhân tiện cho em hỏi trong các tài liệu ghi chép thu nhặt được thì tên của Gia Cát Lượng viết theo tiếng Hán là 諸葛亮 Nếu như đọc lên thì họ của ông ta phải là Chư(諸), ko phải Gia. Vậy thực sự thì là Gia hay Chư ??
Hình như tiếng Trung có 1 đặc điểm là 1 chữ đứng 1 mình thì đọc kiểu này nhưng khi ghép với 1 chữ khác thì lại đọc thành kiểu khác, liệu trường hợp này có phải cũng giống vậy ??

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T10 15, 2009 6:54 pm
Viết bởi namnh
Hình như là La Quán Trung thì phải?[wink]

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Bảy T10 17, 2009 10:01 pm
Viết bởi tobiasyoko
Đọc xong bài này thấy thật là ấm ức. Nếu văn với sử là một thì từ trước đến giờ bộ giáo dục của cả thế giới này đã chẳng chia làm 2 môn chi cho khổ.

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Chủ nhật T10 18, 2009 9:25 am
Viết bởi aokuma159
@yanagi:
Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu và một số từ điển khác thì chữ 诸 (bính âm là zhū) thường được phiên là chư, vậy thì tên ông là Chư Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; bính âm: Zhūgé Liàng)?

Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc chư và gia, đồng thời ở mục họ 诸葛 (Zhūgé) thì chỉ phiên là Gia Cát.
nguồn http://vi.wikipedia.org/

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Chủ nhật T10 18, 2009 10:01 am
Viết bởi MrLoOng
đồng ý với ý kiến của Ánh. Ghét nhất mấy tên cứ rảnh rỗi là đi bới lông tìm vết. Nếu có tài thì thử sáng tác 1 kiệt tác như thế đi. Có tác phẩm nào mà ko có chút hư cấu chứ,như Truyện Kiều của Nguyễn Du VN mình đấy, cũng đầy rẫy những điểm bịa đặt đấy thôi.

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Chủ nhật T10 18, 2009 6:19 pm
Viết bởi yanagi

đồng ý với ý kiến của Ánh. Ghét nhất mấy tên cứ rảnh rỗi là đi bới lông tìm vết. Nếu có tài thì thử sáng tác 1 kiệt tác như thế đi. Có tác phẩm nào mà ko có chút hư cấu chứ,như Truyện Kiều của Nguyễn Du VN mình đấy, cũng đầy rẫy những điểm bịa đặt đấy thôi.

Cái này mới là bới lông tìm vết đấy ! Bàn luận & hỏi đáp cũng là học hỏi. Muốn vậy phải xem xét những điểm nhấn của tác phẩm, vì là truyện dựa trên lịch sử nên so sánh với lịch sử thực tế là điều rất bình thường. Cũng là được biết thêm cái mới. Hẳn tác giả cũng muốn mọi người khi đọc xong tác phẩm của mình phải vắt tay lên trán, phải tặc lưỡi tấm tắc khen, rồi xoa tay cười xòa "chỉ có trong truyện thôi !" ... Hay như phim kiếm hiệp vậy, đại bác bắn còn thua Hàng long thập bát chưởng của Quách Tĩnh đấy, sao người ta vẫn thích xem ??
Đấy là tác giả gửi gắm vào ước muốn con người có thể làm được những việc phi thường, những điều đáng lưu danh sử sách, sống mãi với thời gian. Tác phẩm nghệ thuật dĩ nhiên có quyền "bịa đặt" bởi chính nó làm nên sức hút đối với người đọc, người nghe. Tác phẩm sinh ra đã mang mục đích phục vụ nhu cầu thưởng thức của khán giả, mỗi khán giả lại có cho mình 1 cái nhìn riêng, 1 cách cảm thụ không ai giống ai, chính vì vậy mới sinh ra cái gọi là bình luận, phân tích, đánh giá. Nếu không ai khen, chê thì đó sẽ là tác phẩm "chết", nó sẽ mất đi ý nghĩa để tồn tại. Nếu vậy, chắc hẳn sẽ chẳng có ai biết đến La Quán Trung hay bộ tiểu thuyết nào đó tên là "Tam Quốc Chí" mà rất có thể đã mục nát trên giá sách của những năm nào đó cách đây rất, rất lâu rồi...
Túm lại đây không phải là Bới lông tìm vết mong mọi người hiểu cho [grin]
Mà tại sao chúng ta không thử xem mình có thể viết được không nhỉ ? Chỉ là thử thôi có chết ai đâu !! Bất tri tam bách dư niên hậu ... Lại sẽ có "1 cái" để người ta bàn luận hoặc có 1 mớ "giấy tàn" cho con cháu ... nhóm bếp chưa biết chừng [lol]
Xin lỗi vì em hơi "nhiều chuyện" nha, có gì xin được bỏ quá cho [cry]

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Chủ nhật T10 18, 2009 10:34 pm
Viết bởi MrLoOng
gớm, đọc xong cái cmt của yanagi mà cứ ngỡ của mấy ông chuyên nghiên cứu lịch sử ấy. Thôi, thế thì các bác có thời gian thì cứ tiếp tục ngồi mà phân tích xem Gia Cát Lượng với Nguyễn Trãi ai giỏi hơn ai. Xin hết

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Hai T10 19, 2009 6:33 am
Viết bởi yanagi
Nghiên cứu lịch sử thì ko dám, ra đường người ta lại tặng cho ít cà chua hay trứng thúi thì khổ[confused]. Chỉ là rảnh rỗi ko muốn sắm vai kẻ "vô công rỗi nghề" nên tự tìm cho mình 1 vài thú vui đơn giản để cho bản thân ko nhàn cư vi sinh ... "bất thiện" khỏi đi ... "phá thúi" người khác thôi [drool]

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Hai T10 19, 2009 11:25 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Không ngờ chủ đề này lại thu hút nhiều comments đến như vậy.Qua các cmt mình lại thấy biết thêm được 1 tý.Thực ra khi đăng bài này,mình ko có ý chê bai(như bạn Ánh đã nói) ,hay "bới lông tìm vết" như bạn Long đã nói (Thật oan cho mình quá).Mình công nhận là truyện rất hay,bản thân mình cũng đọc đi đọc lại 3-4 lần,chơi game về chủ đề này ko biết bao nhiêu thể loại... Nên có thể khẳng định mục đích của topic này không phải là để CHÊ.


Chỉ là gần đây,đọc một số tin tức ,nghe 1 số lời bình luận...Cảm thấy mình quá thần tượng những nhân vật của nước ngoài mà quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng biết bao nhiêu người tài giỏi,và cực kỳ tài giỏi... Sưu tầm bài này như vừa để nhắc nhở bản thân,vừa mang tính share và mong muốn được nghe những cảm nhận suy nghĩ của mọi người.

Vì vậy còn rất mong nhận được những cmt đóng góp cảm xúc và kiến thức của mọi người.

Chúc mọi người lại một ngày vui vẻ ^_^