Bạn đang xem trang 1 / 11 trang

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 8:50 am
Viết bởi Kongou-Musha
Bạn có thể hiểu như vầy: đứa con ngoan thì không cần phải ra hình phạt hay "luật pháp" với nó làm gì. Đứa con hư thì cha mẹ luôn cấm đoán đủ điều.

Có một thực tế là thế hệ tôi, những người từ 8x trở về trước luôn được nhà trường XHCN giáo dục cho lòng thù hận rất mù quáng. Trước mắt là thù giặc Mỹ cọp beo, thù giặc Pháp cướp nước, thù giặc Nhật gây chết đói, thù ngay cả anh cả Trung Quốc với chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, Xô Vanh nước lớn.

Và còn không biết bao nhiêu cái thù nữa.


Vài lời.

À quên, có một giai đoạn người ta còn thù hận ngay cả bà con hàng xóm máu mủ của mình. Đó là giai đoạn đấu tố. Con tố cha, vợ tố chồng, anh tố em...

Ngay trong sách lịch sử tôi học năm nào cũng có nhiều đoạn "chửi rủa" tổ tiên không ra gì. Nạn nhân là ai? Là những người mà chúng ta gọi là tổ tiên như triều Nguyễn, triều Gia Long...

Những ông ấy đáng trách thật, song dù gì cũng là bậc tổ tiên. Chính những vị hư hỏng đó đã để lại cho chúng ta những di sản như cung đình Huế mà ngày nay con cháu đang mở mặt với thế giới.

Cái gì cũng có 2 mặt: Tần Thủy Hoàng đương thời bị coi là bạo chúa, hay các Pharaoh Ai Cập cũng vậy. Nhưng sau này con cháu các vị đấy lại được tiếng thơm về những công trình máu mỡ của các vị.

Thế nhưng chủ nghĩa nông cạn hời hợt của các anh "chống trừ" đã đạp đổ tất cả, phủ nhận tất cả.

Nhà ông tôi ở Nha Trang, cách tư dinh của danh y Yersin (học trò ông Pasteur, tiếng Việt đọc là ông Y-éc-xăng, dành cho những ai chưa quen với từ Yersin) chỉ có vài bước chân. Thử hỏi có đất nước nào có cái may mắn được Yersin chọn làm nơi sinh sống và làm việc như VN?
Thế nhưng chính sách sáng suốt của các vị sau 75 đã đạp đổ nó, phá tan nó, phủ nhận nó và xây lên cái nhà nghỉ bộ nội vụ.

Chính các vị sau này cũng tiếc hùi hụi. Giá gì ngày đó mình đừng thù hận điên cuồng đến như vậy thì ngày nay có cái để tự hào với Thế giới rồi, có cái để moi tiền của quốc tế rồi.[grin]

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 9:04 am
Viết bởi namnh
Mời pà kon search bài "100 bao gạo" của GS Trần Văn Thọ

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 9:10 am
Viết bởi Ansamurai
Giáo dục Việt nam là một chủ đề rất rộng và sâu. Nếu được khi bàn luận nên cho một chủ đề cụ thể hơn nữa. Ví dụ như chuyện môn lịch sử Việt nam chẳng hạn?? Hay chức năng của giáo dục là gì ?? Những vấn đề làm được và chưa làm được của nền giáo dục nước nhà??

@Anh em chú ý tránh quá khích nhé[rolleyes]

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 9:12 am
Viết bởi Kongou-Musha
http://vietbao.vn/Giao-duc/Mot-tram-bao-gao-vi-su-nghiep-giao-duc/65099089/202/

Sẵn tiện post luôn cái bài mà anh Namnh gợi ý phòng có ai lười [grin].

Nói cho vui thôi chứ làm được gì để thay đổi nó khó hơn thành Phật ấy chứ.

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 11:51 am
Viết bởi anhsiu
    Đúng như anh Ân nói , Giáo Dục là 1 chủ đề rất rộng và sâu , bàn về giáo dục ta có thể bàn về giáo dục trong gia đình , giáo dục từ xã hội , giáo dục từ nhà trường ...Như vậy khi bàn về giáo dục thì nhất thiết phải đặt giáo dục vào hoàn cảnh xã hội , lịch sử , văn hoá , kinh tế .... Mà việc kiểm soát hết tất cả các thành phần giáo dục như vậy thì dường như ở nước ta và nhiều nước khác đang ở tình trạng bị động và đối sách mang tính đối phó .  Việc nhà nước  có thể làm và kiểm soát đến thời điểm hiện nay dường như chỉ mới ở việc giáo dục ở nhà trường mà các giáo dục còn lại không đi đồng bộ thì khó đạt hiệu quả cao . Ở đây mình lại xin đưa quan điểm về giáo dục trường lớp ở nước ta . 1 trong những hình thức giáo dục tối quan trọng . Liệu các bất cập hiện nay đổ thừa vào lịch sử có ổn không ? Có phải nó đang được nhìn nhận và quan tâm 1 cách thoả đáng chưa ? và liệu con đường đi của nó sẽ cho đến 1 tương lai như thế nào cho đất nước ?
   Anh em ai có hứng thú thử tham gia các hoạt động ở trường tiểu học ở Nhật , rồi khi về Việt Nam thì tạc qua thăm trường cũ của mình xem học sinh ra sao . Tất có sự so sánh . Mình cũng như vậy . Bây giờ chúng ta thua xa nước họ về mọi thứ , và tương lai ( ít nhất trong 20 năm nữa ) chúng ta và họ vẫn khoảng cách đó nếu không có sự thay đổi trong giáo dục . 1 học sinh tiểu học họ được nhà trường , gia đình và xã hội dạy gì ? và ta được dạy gì ? Đó là chưa nói ta xuất phát chậm thì ta phải chạy nhanh hơn họ mới mong đuổi kịp . Cái mình muốn nói ở đây là giáo dục ý thức ở trường tiểu học . Đây là cái lỗ hỏng lớn mà cần phải lấp cẩn thận . Vì từ bậc tiểu học ngoài học bản chữ cái , phép nhân chia cộng trừ ... thì cần học cách làm việc , cách suy nghĩ tốt để làm việc cho các bậc học sau và xây dựng nên nền móng vững chắc cho con người . Khi về thấy ý thức các bạn nhỏ của ta còn quá kém thì mình cũng có nhiều suy nghĩ , từ việc tự giác học tập , việc ý thức bảo vệ môi trường , từ lời ăn tiếng nói , cách ứng xử thầy cô bạn bè , .... tuy con nhỏ nhưng không thể không uốn nắn để phát triển tiếp được . Khi sinh hoạt ở 1 số trường tiểu học ở Saitama , và gần đây là ở Utsunomiya mình thấy học sinh họ cũng hiếu động và nghịch ngợm không thua gì mình , nhưng cái khác nhau là ý thức về môi trường nó tốt , ý thức về tự giác nó tốt , giao tiếp với người lạ nó đàn hoàng , rồi cách hợp tác làm việc theo nhóm ... mình thấy thèm thuồn  .
   Trở về khái niệm trong giáo dục ở ta . Nếu các bạn có xem chương trình HOA TRẠNG NGUYÊN năm vừa rồi có bài phát biểu của 1 số vị mà theo ý kiến của mình là không hay " nước ta là 1 dân tộc thông minh ...... những giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế chứng tỏ rằng về con người chúng ta không thua bất kỳ 1 nước nào ? " . 1 người thông minh không bao giờ tự nhận mình là thông minh . Những giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi chẳng chứng tỏ được điều gì khi cái " giỏi " của con người không phải được hiểu là việc giải được toán khó . Đó là 1 số sai lầm trong cái hiểu cái " giỏi " của ta , từ đó xây dựng 1 lối lề cho giáo dục sai lầm .
   Như vậy cái " giỏi " phải được hiểu như thế nào ? Chúng ta phải suy nghĩ về việc Để làm việc trong tương lai , cần trang bị cho con người những cái gì ? Vậy cái giỏi phải chứa đựng trong những cái thứ đó . 1 con người giỏi ngoài kiến thức thì phải là 1 con người có tính kiên nhẫn , tính chịu đựng , lòng ham học hỏi , tính tự giác .... Đó là nhiệm vụ không nhỏ trong giáo dục .
  Rồi tiếp theo 1 câu hỏi nữa là : liệu có phải vì lich sử , hoàn cảnh kinh tế nên ta chưa thể chú trọng đúng mức ?  thử suy nghĩ lại tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ vài chục năm trước đây đã dạy như thế nào ? và bây giờ chúng ta đang triển khai sai lầm ra sao ?
 Còn nữa .



Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 12:40 pm
Viết bởi anhsiu
   Cách mạng tháng 8 thành công , Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời . Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nên kinh tế kiệt quệ , thiên tai , nạn đói hoành hành , thù trong giặc ngoài , thì Bác đã ra khẩu hiệu " diệt giặc đói , diệt giặc dốt , diệt giặc ngoại xâm . "  Tiếp theo là trong bản tuyên ngôn độc lập đã đề ra ngay mục tiêu cho giáo dục : " Nền giáo dục mới đang ở thời kỳ tổ chức . Chắc chắn là bậc sơ học sẽ cấp bách . Trong thời hạn ngắn sẽ thi hành lệnh bắt buộc học chữ Quốc ngữ để chống nạn mù chữ triệt để . Vấn đề vô cùng quan trọng ấy chúng ta chẳng chờ đến sinh hoạt trở nên bình thường mới giải quyết , ngay trong hoàn cảnh eo hẹp này , chúng ta cũng phải tiến hành . " .  Hay trong ngày tiếp theo trong kỳ họp đầu tiên của Chính phủ Bác nói : " 1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu " .
  Rồi trong tiêu chí giáo dục cho đồng bào miền núi 9-1948 Bác dạy :
 " Dạy những gì :
1- dạy thường thức về vệ sinh cho dân bớt đau ốm .
2- dạy đạo đức của công dân để thành người công dân đứng đắn .
3-dạy khoa học thường thức , 4 phép tính để làm ăn ngăn nắp .
4 dạy địa dư lịch sử nước ta để nâng cao lòng yêu nước "
Rồi năm 1950 Người bàn về công tác huấn luyện cán bộ dạy học :
" Hiện đang có 1 cái " dịch " mở trường ... Vì mở nhiều lớp nên thiếu người giảng . Thiếu người giảng thì học viên đâm ra chán nản .  Thiếu người giảng thì phải đi " bắt phu " , vì thế người giảng khi nào cũng hấp tấp , lướt qua lớp này 1 chút , lớp kia 1 chút như " chuồn chuồn đạp nước " dạy không chu đáo . Thiếu người giảng thì thường khi lại "bịt lỗ " , người bịt lỗ năng lực kém , nói sai , có hại cho học sinh , có hại cho đoàn thể . Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang " .
Rồi Bác Hồ đã chỉ ra 1 điều tối quan trọng trong xây dựng XHCN :
" Muốn có xã hội chủ nghĩa , phải có con người xã hội chủ nghĩa .
  Muốn có người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa "
 Rồi trong tác phẩm " Đời sống mới " năm 1947 Bác có viết :
... " Từ tiểu học trung học đến đại học , là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên . Óc những người tuổi trẻ trong sạch như 1 tấm lụa trắng . Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh . Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ . Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên , và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà . " .....
 Và rất nhiều tâm huyết về giáo dục của Bác vẫn còn sót lại đâu đó trong các tài liệu của 1 số nhà nghiên cứu về Bác Hồ . Như vậy nhìn lại xem ta đã và đang làm gì với nền giáo dục hiện tại ?
 Còn nữa .

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 1:03 pm
Viết bởi anhsiu
  Đọc bài của Bác Thọ " Một trăm bao gạo về sự nghiệp giáo dục " , bắt gặp những điều mà mình tâm huyết từ lâu , và 1 câu hỏi lớn của mình mà 1 vài ở trên Đông Du ít nhiều mình đã bày tỏ ý kiến . Đặc biệt là có đoạn như thế này :
"Việt Nam ta từ lâu có chiến lược xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng nhìn chung chưa thấy chiến lược đó được thể hiện trên thực tế. Ngược lại giáo dục từ nhiều năm nay vẫn còn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhiều địa phương học sinh tiểu học chỉ được học một buổi vì thiếu trường ốc. Thầy cô giáo không sống được bằng tiền lương gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội làm giảm chất lượng giáo dục và làm ảnh hưởng trầm trọng đến quan hệ thầy trò, quan hệ nhà trường với phụ huynh vốn có truyền thống cao quý. Ta có thể đặt ra câu hỏi lớn sau: Nhà nước ở trung ương và địa phương đã làm hết mình vì sự nghiệp giáo dục chưa? Có phải tăng học phí là biện pháp duy nhất để cải thiện tình hình giáo dục hiện nay"
  Nó thể hiện tính bị động và phương pháp đối phó tạm bợ trong chính sách về giáo dục nói riêng và nhiều vấn đề khác nói chung . Phát triển kinh tế là 1 sự nghiệp lớn , nhưng để có 1 cái phát triển bền vững và lâu dài cho 1 đất nước thì nên chăng phải ưu tiên giáo dục hàng đầu , đừng lôi nó cuốn chung theo dòng xoáy của 1 phát triển không có gốc . Ngân sách nhà nước đầu tư vào giáo dục mạnh , nhưng nửa vời , nó làm cho các vấn đề không được giải quyết triệt để : tiền lương giáo viên thấp , học phí cao , đường lối giáo dục không được đầu tư nghiên cứu đàn hoàng ( phần này cần có 1 bài bàn bạc riêng , ở bài này nói về thực tại bất cập của giáo dục Việt Nam ) , công tác giáo dục cán bộ chất lượng không cao ( đại học sư phạm ) .... kéo theo hàng loạt các vấn đề tồn đọng . Nhìn lại các phong trào như Bình Dân Học Vụ năm 1946 , toàn lực đổ vào giáo dục mới thu được thành quả xoá mù chữ 1 vài năm sau đó , nếu mà lúc đó làm nửa vời thì liệu có được thành quả như vậy không ?
  Còn nữa

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Chủ nhật T10 12, 2008 1:15 pm
Viết bởi Kongou-Musha
Có một điều là khi nói tới những mặt yếu kém của VN, người ta thường hay viện dẫn là: nước ta nghèo, nước ta trải qua mấy cuộc chiến...và những lý do đại khái như vậy.

Xét ra điều này đúng. Nhưng chưa đủ. Nhìn lại nước Nhật, thảm họa chiến tranh của họ còn kinh khiếp hơn. Bản thân nước Nhật không được thiên nhiên ưu đãi, con người ta cứ phải đổ hết sức trâu ngựa ra mới đủ ăn.
Thời Edo các vị Tướng quân mỗi buổi sáng ăn 3 loại đậu phụ và bị xem là xa hoa trong khi dân đen chỉ được ăn đậu phụ vào dịp lễ Tết.

Nói như vậy để thấy được cái sự nghèo nàn trong vật chất của dân Nhật. Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp cũng không thấy nói tới chuyện tranh nhau bảo kiếm, cướp kho báu của vua chúa này nọ như truyện Tàu. Mà lịch sử cũng không ghi nhận những chuyện đó.

Còn nhiều nước khác trên Thế giới thảm hại hơn VN nhiều, nhưng họ vẫn có thể đi lên được. Cái lý do sâu sa của sự sút kém có lẽ ai cũng thấy, nhưng không mấy ai dám nói ra. Hoặc giả là cố làm ra vẻ câm điếc để không thấy. Hoặc giả là một số ít người vẫn còn ngây thơ quá chăng.

"Cái đó" mới là gốc rễ của vấn đề. Bởi nó kìm hãm hết mọi khả năng trong con người ta. Có ai thắc mắc rằng: người VN tự hào hay giỏi nhưng trong nước thì không ai biết, khi ra ngoài mới thành danh thành tài không?
Có thể đổ thừa cho vật chất của ta không đáp ứng được tài năng của họ? Hay là có cái gì đó kềm hãm tài năng của họ?
Ngay trong trường học ta đã thấy sự kềm hãm tư tưởng này.
Có vị nào đó viết một bài rằng nhiều bài thơ, nếu không nói trước là thơ của "Bác" thì khó ai thấy hay được. Tôi đồng ý ở điểm này, xét về mặt cảm thụ nghệ thuật. Nhưng khi đã gán cái mark "của Bác" thì chắc chắn nó phải hay! Cấm không được chê dở.
_______________________

Triển khai ý này: em tôi còn nhỏ, bài tập làm văn nào cũng viết thành 2 bài. Một bài để nộp cho cô giáo và một bài để đọc cho bản thân. Vì sao? Vì nó có kinh nghiệm xương máu là một lần làm văn, tả anh nó: da ngăm đen, thân lùn tụt, đầu đãng trí...thì bị phê bình và cô giáo chữa lại thành

"phải tả là da trắng trẻo, thân cao ráo khỏe mạnh, hiền hậu..."

Nói thật ra có 2 môn học mà tôi rất ghét trong trường học: môn văn học và môn lịch sử.

Bản chất của chúng không có gì là xấu xa mà trái lại phải được xem là cao quý nữa. Nhưng nó đã bị lạm dụng, biến thành công cụ chăn cừu của nhà cầm quyền.

Những ai đã từng học qua mái trường XHCN sẽ tự hiểu điều này.

____________________________

Cuộc thi "đường lên đỉnh Ô-lanh-pơ" trên đài truyền hình đã trải qua bao nhiêu thế hệ rồi. Họ giỏi thật. Nhưng bao nhiêu thế hệ giành giải nhất, du học,....có thấy ai về nước trở thành nhà khoa học đâu nhỉ.

Thi quốc tế đều chiếm hết huy chương, nhưng nền khoa học cơ bản gần như chẳng có gì để so sánh với thế giới. [grin]

Nói thế thôi, tranh luận mục đích là để soi sáng cho nhau. Nhưng phần nhiều thế gian chẳng được thế. Kẻ thắng thì sinh kiêu ngạo, người thua sinh tâm sân hận.
Anh em phải thấy được cái thật tế. Nhiều khi không làm được gì nhưng cũng phải biết, biết đó là một thứ lương tri của kẻ lương thiện.