Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Đã gửi: Bảy T2 11, 2006 9:36 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
'Đi tắt, đón đầu' đang bị lạm dụng

Cụm từ "đi tắt, đón đầu" được sử dụng ngày càng rộng rãi đến mức lạm dụng và không thể kiểm soát nổi trên các văn bản, các bài phát biểu cho đến báo chí, phát thanh, truyền hình.

Người gửi: Nguyen Quoc Hung, 58.187.9.209
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Nghi ve cum tu " Di tat, don dau'

Cụm từ "đi tắt, đón đầu" được sử dụng ngày càng rộng rãi đến mức lạm dụng và không thể kiểm soát nổi trên các văn bản, các bài phát biểu cho đến báo chí, phát thanh, truyền hình... Không biết bạn suy nghĩ thế nào nhưng với tôi, bản chất của sự "đi tắt, đón đầu" cũng chỉ có giá trị nhất định trong một phạm vi nhất định nào đó mà thôi.

Chúng ta có thể đánh giá "đi tắt, đón đầu" là mưu lược, sự thông minh hoặc khôn ngoan... nếu như mục đích, kết quả hay lợi ích của nó hàm chứa những giá trị tích cực, giải quyết những vấn đề to lớn cho xã hội và vạch ra những hướng phát triển mới được mọi người thừa nhận. Nhưng "đi tắt đón đầu" liên tục và thường xuyên cũng có thể là sự khôn vặt, láu cá hoặc thủ đoạn nếu mục đích, kết quả và lợi ích của nó chỉ để giải quyết những vấn đề trước mắt, ngắn hạn và ít giá trị.

Với những gì mà ta đã thấy trong thực tế xã hội thời gian qua trên một số lĩnh vực, hành động "đi tắt đón đầu" cần phải được xem xét và sử dụng đúng mực, có giới hạn trong những hoàn cảnh nhất định chứ không thể lấy đó làm phương trâm mang tính chiến lược lâu dài cho một ngành hoặc một quốc gia.

Thử tưởng tượng trên con đường phát triển hiện nay của thế giới, có một quốc gia chỉ chăm chăm loay hoay tìm các ngả rẽ để đi tắt, đón đầu và ngạo nghễ với hành vi đó thì quốc gia đó rồi sẽ đi về đâu và thế giới sẽ nghĩ gì. Chúng ta nên cùng nhau suy nghĩ để con cháu chúng ta tự hào vì chúng ta đang đi một cách đàng hoàng trên con đường lớn của thế giới với một tốt độ lớn và an toàn.

Người gửi: nguyen tien hung, 210.245.2.157
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: cuoi

Đi tắt cái gì, đón đầu cái gì?

Xưa ông Edison phát minh ra bóng điện thành bác học, nay người mù mắt và mù chữ đều biết bật bóng điện. Cả thế giới vậy chứ riêng gì ta. Muốn xây toà nhà 101 tầng thì không thể xây ngay tầng thứ 101 còn nó tự mọc ra 100 tầng còn lại.

Hiện GDP của ta 50 tỷ USD, nếu cứ 10 năm tăng gấp đôi thì sau 30 năm không khủng hoảng tăng gấp 8 lần: 400 tỷ đô la đứa trẻ lớp 3 cũng tính ngay được.

Phồn vinh không thể đi tắt đón đầu được mà phải xây dựng bằng sự kiên nhẫn và trí thông minh.

Tôi cũng cảm thấy bất an và hơi sợ khi nghe người ta nói nhiều đến 'Đi tắt, đón đầu' . Không hiểu ý kiến của các bạn thế nào

Đã gửi: Hai T2 13, 2006 3:06 pm
Viết bởi tathoan2003
Phù,đọc cái topic của anh Phương mấy hôm nay thấy thú vị quá nhưng bận thi nên không làm gì được, giờ không biết hỏi chuyện anh 1 chút có được không.
Em xin trích lời anh bên topic thông tin Kiến trúc ,"Thiết nghĩ nếu Việt Nam không tạo ra được một môi trường và ưu tiên cho nghiên cứu khoa học, thử hỏi có con đường nào khác để đưa VN thoát khỏi lạc hậu ??? "
   Vậy theo anh phải làm thế nào để phát triển môi trường đó, nếu không "đi tắt đón đầu" để tích luỹ được nguồn vốn tư bản cần  
thiết cho sự phát triển khoa học ?Như vậy thì việc " đi tắt đón đầu" hoàn cảnh hiện nay có gì là sai ?
Ví dụ như hiện nay nếu chỉ có chăm chăm đi nghiên cứu khoa học thì cái giá phải trả cho việc thiếu vốn đầu tư sẽ dẫn đến điều khó tránh khỏi như không có điều kiện để nghiên cứu,chảy máu chất xám,...
Chút lời thắc mắc,rất mong được anh giải đáp.

Đã gửi: Hai T2 13, 2006 4:51 pm
Viết bởi nikko
Theo mình thì vấn đề là ở chổ cái gì cũng hô là đi tắt đón đầu, học sinh ở quê lên tỉnh mà cứ tưởng mình khôn hơn thiên hạ.Lâu ngày ai cũng đòi đi tắt hoá ra đi bừa.
Nhưng nếu VN chúng ta làm được thì sẽ vinh quang biết mấy. Không khéo học thuyết "đi tắt đón đầu" sẽ được dạy trong các trường đại học danh tiếng thế giới vào cuối thế kỉ 21 như chơi!
Tóm lại, mình không hiểu mấy về chiến lược này nhưng mình tán thành và tâm đắc với bài viết của Nguyen Quoc Hung!Bài thứ 2 thì không ra gi!

Đã gửi: Hai T2 13, 2006 10:56 pm
Viết bởi tathoan2003
Em xin post lại câu hỏi cho rõ nghĩa hơn:
Dựa vào ý kiến của anh trong topic này và topic thông tin kiến trúc, em thấy có thắc mắc sau,
   Vậy theo anh phải làm thế nào để phát triển môi trường đó, nếu không "đi tắt đón đầu" để tích luỹ được nguồn vốn tư bản cần thiết cho sự phát triển khoa học ?Như vậy thì việc " đi tắt đón đầu" hoàn cảnh hiện nay có gì là sai ?
Ví dụ như hiện nay nếu chỉ có chăm chăm đi nghiên cứu khoa học thì cái giá phải trả cho việc thiếu vốn đầu tư sẽ dẫn đến điều khó tránh khỏi như không có điều kiện để nghiên cứu,chảy máu chất xám,...


Đã gửi: Ba T2 14, 2006 12:29 am
Viết bởi TamNagoya
Đi tắt, đón đầu là chủ trương hoàn toàn chính xác của ta.Khi bạn nắm vững đồ thị quá trình công nghiệp hoá của thế giới và xác định được toạ độ của VN ta trên đó thì mới thấy được tầm quan trọng của đi tắt ,đón đầu.
Có điều,một số nhà báo và quan chức của ta có xu hướng tâng bốc quá trớn,lạm dụng cụm từ này .
Có thời gian thì viết về cái này cho anh em xem ,cũng khá hay.


Đã gửi: Ba T2 14, 2006 2:47 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Mình nghĩ vấn đề ở đây là niềm tin của những nhà lãnh đạo,của nhân dân so với thực lực, với sự biến đổi kinh tế và khoa học công nghệ trong khu vực và trên thế giới.

Đi tắt đón đầu được thì tốt quá còn gì. Thử hỏi Việt Nam đi tắt đón đầu như thế nào??? Theo sự nhận định chủ quan của mình thì trong nhiều năm nữa vẫn không có cách gì an toàn và thiết thực hơn là thế hệ trẻ của Việt Nam phải học hỏi tất cả những cái cơ bản nhất của thế giới về khoa học chế tạo,khoa học kỹ thuật,kinh nghiệm phát triển kinh tế và đô thị. Học thật cẩn thận từng chút một không vội vàng. Vấn đề cần giải quyết về cơ bản cũng giống cụ Phan ngay xưa, đó là làm thế nào nâng cao dân trí,dân khí và nhân tài.

Còn lại là sự nắm bắt cơ hội trong từng hoàn cảnh từng thời điểm, như kiểu đánh du kích vậy.

Cứ bảo là mình đang có cơ hội này nọ.Thì đúng là so với mình trước thì mình đang có những cơ hội mới, nhưng cơ hội thì luôn luôn đi cùng với sự mạo hiểm. Vả lại nếu so sánh với những nước xung quanh thì mình cũng đâu là gì đâu. Cơ hội có thể bỏ mình đi bất cứ lúc nào nếu mình không biết nắm bắt và quan trọng là phải tự tạo được những cơ hội mới.

Tất nhiên có ngồi phân tích tưởng tượng bao nhiêu đi nữa thì vẫn là lý thuyết thôi, không cụ thể hoá thành hành động thì không có ý nghĩa gì cả. Nhưng có một điều như thế này, mình tin việc phát triển kinh tế xã hội hay khoa học kỹ thuật cũng có cái giống như vẽ một bức tranh phong cảnh.Trước tiên cần phải tập trung để cảm nhận và quan sát môi trường xung quanh thật kỹ, sau đó việc vẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thôi. Nghĩa là bạn phải làm việc bằng mắt,bằng khối óc trái tim trước sau đó đến việc thể hiện bằng tay.Mọi thứ diễn ra rất có trật tự...đây là một cách làm an toàn

Nhưng vấn đề cảm nhận hay quan sát đôi khi không phụ thuộc vào thời gian. Chẳng hạn đột nhiên có một góc ánh sáng rất đẹp,bạn muốn thể hiện bằng được hiện thực đó lên tranh. Khi đó bạn phải quyết đoán,nếu không ánh sáng kia sẽ đi mất và bạn sẽ mất dần cảm hứng. Lúc đó sự ăn ý giữa khối óc trái tim và bàn tay rất quan trọng,chỉ không khớp một chút bức tranh sẽ không có giá trị.

Vì vậy nếu không tập luyện cho bàn tay những kỹ năng cơ bản nhất về cách pha màu phối màu...thì mọi điều cảm nhận của trái tim,sự phân tích của khối óc chỉ là lý thuyết bỏ đi.

Vì vậy trước tiên phải học cơ bản cho thật chắc.

Đã gửi: Ba T2 14, 2006 10:05 am
Viết bởi vanphuc

Em nghĩ là nếu mình làm được gì và có khả năng làm được gì thí cứ thế mà làm,chứ lãnh đạo và báo chí mình cứ hay gán ghép cho những cái tên.Sau đó trở thành phong trào.
Em nghĩ cụm từ đi tằt đón đầu cũng vậy.THế nên không cần phải tranh luận đấy là đúng hay không đúng,mà chỉ mong muốn có sự định huớng phương châm giáo dục đúng.Còn dịnh hướng ra sao và đúng hay không dúng thi em không thể hiểu được.Khi có sự định hướng đúng thì đương nhiên xa hội xẽ thay đổi theo nó. Còn đã là người đi học thì "không thày đố mày làm lên",có thể có một số ít những nhân tài không thày cũng hoc được.Thày dạy được và sẽ dạy cho trò cái gì thì em nghĩ là trò sẽ học được cái đó dù nó là lĩnh vưc khoa học cơ bản hay khoa hoc kiểu đón đầu.
Em mạn phép,mong các sư huynh chỉ bảo.[smile]

Đã gửi: Ba T2 14, 2006 10:52 pm
Viết bởi TamNagoya
Nhà khoa học tại Việt Nam sẽ hưởng lương đến 2.000 USD

Nhà khoa học có trình độ cao được Nhà nước giao nhiệm vụ khoa học - công nghệ (KH-CN) trọng điểm cấp quốc gia có thể được hưởng lương tương đương 1.000 - 2.000 USD/tháng và được quyết định mời các nhà khoa học trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh... tham gia thực hiện nhiệm vụ và trả lương theo hợp đồng tương xứng với công việc được giao.
Đó là một phần nội dung dự thảo đề án thí điểm chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ KH-CN giai đoạn 2006-2010 được ông Nguyễn Quân, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH-CN), giới thiệu tại buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề án tại Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật VN, sáng 13-2.

Dự thảo đề án cũng đưa ra phương án thành lập Trung tâm Hỗ trợ tài năng VN trực thuộc Bộ KH-CN nhằm phát hiện người tài trong lĩnh vực KH-CN, làm đầu mối vận động tài trợ, thu hút và sử dụng nhân tài trong và ngoài nước.

Đề án cũng đưa ra cơ chế đặc biệt đối với các nhà khoa học trẻ xuất sắc được giao nhiệm vụ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp tại các trường đại học, viện nghiên cứu và phát triển trọng điểm.

Theo đó, sau giai đoạn ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, các nhóm sẽ được tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp KH-CN để ứng dụng và hoàn thiện công nghệ, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu, được xem xét giao sở hữu một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ hình thành từ nhiệm vụ ươm tạo công nghệ để góp vốn khi thành lập doanh nghiệp KH-CN.

Dự kiến đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt trong năm nay.

K.HƯNG

(Tuổi Trẻ)



Đã gửi: Năm T2 16, 2006 9:29 am
Viết bởi nhat
Đây có thể là một giải pháp thu hút nhân tài tốt nhưng chắc chắn sẽ nẩy sinh ra rất nhiều vấn đề tiêu cực. Người ta sẽ tranh việc với nhau trước khi tìm được nhân tài. Tại sao không giao khoán chương trình khoa học cho một nhóm hay một tổ nào đó theo hợp đồng với số tiền tương ứng với mức lương trên. Nếu người làm khoa học giỏi giang, họ chỉ cần bỏ ra một ít thời gian để hoàn thành đề án, vừa có hứng thú trong công việc, vừa kiếm được nhiều tiền.
Việc làm công ăn lương kiểu thế này không đời nào kéo được Việt Nam ra khỏi hiện trạng tụt hậu về nghiên cứu khoa học như hiện nay.