Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

【An toàn thực phẩm】 Các món ăn "xung khắc" nhau

Đã gửi: Ba T5 19, 2009 8:51 pm
Viết bởi Huycalo
Chú ý với đồ ăn, đồ uống "xung khắc" nhau
 
Trong ăn uống chúng ta cần biết và luôn coi trọng tính khoa học về các thực phẩm mang tính “xung khắc” gây hại đến sức khoẻ như sau:

- Thịt chó (cầy) và nước chè: thịt chó có chất prôtêin khá dồi dào. Sau khi ăn bữa thịt chó nếu uống nước chè ngay sẽ sản sinh ra loại chất prôtêin tính axitanic có tác dụng làm se, khiến cho sự nhu động ruột bị chậm lại, phân khô và thu hút nhiều chất có hại, thậm chí gây ung thư.

- Giá đậu và gan heo: trong 100 gram gan heo có chất đồng 2,5 mg, còn giá đậu có nhiều chất vitamin C, nếu ăn luôn hai thức ăn này sẽ làm cho các chất vitamin C bị ôxy hóa, làm cho giá đậu mất hết chất bổ.

- Các loại động vật có vỏ sống trong nước và chất vitamin C: các loại động vật này có hợp chất Asen hóa trị 5 khá nhiều, tuy không hại tới thân thể, nhưng sau đó lại uống thuốc vitamin C, hoặc ăn những thức ăn có chất vitamin C như ớt, cà chua, mướp, cam, quýt, chanh.... sẽ làm cho Asen hóa trị 5 biến thành Asen hóa trị 3, tức là thạch tín cố độc tố dữ dội. Nên trong khi uống vitamin C hoặc ăn nhiều thức ăn có chất vitamin C thì không được ăn những món ăn thuộc loại động vật có vỏ như tôm, trai, hến, cua...

- Thịt ba ba không nên ăn với rau dền sẽ bị tiêu chảy.

- Trứng ngỗng không nên ăn với tỏi, sẽ gây tử vong.

- Chuối hột không nên ăn với đường gây chết người.

- Mật ong kỵ hành tỏi.

- Khoai lang và quả hồng: khoai lang có nhiều tinh bột, ăn nhiều kích thích dạ dày tiết ra nhiều vị toan, nếu chất này trộn lẫn lộn với tramin và pectrin trong quả hồng thì dễ hình thành sỏi dạ dày chảy máu hoặc bị loét.

- Sữa đậu tương và đường đen: trong đường đen có chất axit mà sinh ra “chất lắng biến tinh” làm thành phần chất bổ bị giảm, nếu cho trẻ sơ sinh uống gây ra đầy bụng hoặc mất chức năng tiêu hóa, còn các chất sắt, đồng... cũng sẽ bị giảm đi. Vậy khi uống sữa nên dùng đường trắng.

- Sữa đậu tương với trứng gà: trong sữa đậu tương có thành phần kiềm chế sức sống của prôtêin, gây ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và thu hút chất prôtêin trong cơ thể.

- Sữa bò và đường: khi đun sữa bò, chất axitamin sẽ gây phản ứng với fructoza, sản sinh ra loại chất độc có hại tới cơ thể, cho nên khi đun sữa bò không được cho đường, khi sữa nguội mới cho đường vào.

- Sữa bò và hoa quả: sữa bò có chất prôtêin dồi dào, trong đó 80% là casein. Nếu nồng độ axit kiềm ở dưới 4,6 độ thì chất casein sẽ dính kết và lắng đọng lại, khó bị tiêu hóa và hấp thu; trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra bệnh khó tiêu hóa thác dạ, cho nên khi uống sữa bò pha bột sữa đều không nên cho vào nước ngọt có tính axit như nước hoa quả.... cũng không nên khi uống xong sữa bò hoặc ăn xong các thứ sản phẩm sữa rồi ăn ngay những thức ăn có tính axit như hoa quả.

- Sữa bò và cam quýt: trước và sau 1 tiếng đồng hồ uống sữa bò, thì không nên ăn cam quýt, bởi axit pectic trong quả cam quýt đã làm cho các chất prôtêin trong sữa bò cô đọng lại, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Nguồn: TC Nông thôn Mới, số 131, 9/2004, tr. 27.
********************************

Bình luận phần bôi đen :
Món này khá được ưa chuộng tại các nhà hàng trung hoa như 日高屋, 王将, ...



★★★ Các bài viết khác :
【iPhone】Đại học Aoyama cấp 550 điện thoại iPhone cho hs
【Sức khoẻ】 Nguy cơ ung thư từ thịt nướng
【An toàn thực phẩm】 Các món ăn "xung khắc" nhau
【Email】 Lý do không nên công khai địa chỉ email trên Internet
【Robot】 Cuộc thi ROBOCON 2009
【TV】 Phần mềm xem các chương trình TV của Nhật