Bạn đang xem trang 1 / 4 trang

Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Sáu T6 25, 2004 9:43 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong

【自然科学】
自然現象を対象とする学問の総称。狭義には自然現象そのものの法則を探究する数学、物理学、天文学、化学、生物学、地学などをさし、広義にはそれらの実生活への応用を目的とする工学、農学、医学などを含むこともある。


Khoa học tự nhiên lấy hiện tượng tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu,với mục đích tìm hiểu tự nhiên để ứng dụng vào đời sống của con người(toán học,vật lý,hoá học,triết học,thiên văn học,y học,nông học .v.v..)          


Càng ngày mình càng thấy sự hợp lý và vĩ đại của tự nhiên và tất nhiên cả vẻ đẹp của tự nhiên nữa. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta sinh ra cái tên Khoa Học Tự Nhiên.Từ khi con người sinh ra,qua hết thời đại này đến thời đại khác,đều được bao bọc và chịu sự chi phối của tự nhiên.
Con người đã biết hái lượm,săn bắn,chăn nuôi trồng trọt.Đó là cả một thời gian dài con người gắn bó trực tiếp với tự nhiên...Rồi các nền văn minh ra đời trên khắp thế giới từ Ai Cập,cái nôi của văn minh Châu Âu. Trung Hoa,Ấn độ cái nôi của văn minh châu Á...rồi bao nhiêu nền văn minh đã bị diệt vong mà các nhà khảo cổ vẫn còn đang lý giải. Nói vậy để chúng ta cùng mường tượng hình ảnh sự sinh sôi nảy nở của nhân loại trên trên trái đất cùng với những liên tưởng về quá khứ,khi mà con người còn gắn chặt với tự nhiên (tiếp)  

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Sáu T6 25, 2004 8:35 pm
Viết bởi wasabi
Hoan hô anh Phương !
Nhớ coi phim có mấy câu ,tuy không đúng lắm(theo mình) nhưng rất có ý nghĩa
 NHÂN LOẠI CÓ THỂ BỊ HUỶ DIỆT NHƯNG TRÁI ĐẤT THÌ MÃI TRƯỜNG TỒN
Con người cũng là một nhân tố của tự nhiên hay nên tạm thời tách ra khi nói đến tự nhiên.Mong những hồi tiếp của anh Phương.
[wink]

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Ba T6 29, 2004 1:34 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Chủ đề này đưa ra cũng với mục đích tập hợp sự hiểu biết của các bạn quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên.Sư lý thú cũng như các ứng dụng vào thực tiễn đời sống con người,trên mọi lĩnh vực có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên nhưng với một cái nhìn thật khái quát.

Lần này xin được giới thiệu một số hình ảnh về Kamakura(かまくら)、nó khác với 鎌倉là tên địa danh cũng như một thời đại trong lịch sử của Nhật bản.





Tại tại những vùng nhiều tuyết của Nhật,Hàn quốc và một số nơi khác trên thế giới.Chỉ với vật liệu là tuyết con người đã làm ra những ngôi nhà xinh xắn.Lớp tuyết dày có chức năng giữ nhiệt tốt.Tuyết càng rơi thì tường càng dày,giữ nhiệt lại càng tốt.Và với cấu trúc vòm thì các bạn cứ yên tâm,mặc dù tuyết rất nặng nhưng nhà sẽ không sập đâu.デートcùng người yêu thật tuyệt vời đúng không các bạn[tongue]

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Ba T6 29, 2004 2:05 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Hiện tại con người còn rất rất nhiều điều chưa biết về tự nhiên và chính bản thân mình.Chỉ xét trên phạm vi trái đất thôi cũng đã vô số rồi,còn vũ trụ nữa.Có thể nói tự nhiên là một thứ không có sinh mệnh.
Bản thân con người cũng là một vật thể tự nhiên có sinh mệnh(tạm thời là như vậy),Nghành y học vẫn ngày càng phát triển,nhưng vẫn còn quá nhiều bí ẩn về cấu tạo của con người.Thế nên nếu một ai đó nói con người do chúa trời sinh ra,thì cũng không thể dùng lý lẽ khoa học để chứng minh điều đó là sai được.
 Chẳng hạn tại sao con người lại có cấu trúc hoàn mỹ đến vậy?Với một câu hỏi tương tự như vậy cho các loài sinh vật khác...thì thật khó có một lý giải thoả đáng...本当に辛いな。
 Con người giờ đây có thể ngây ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên,khác hẳn với tổ tiên của chúng ta hàng ngàn năm nay.Trong lịch sử TQ,có vua Vũ trị thuỷ,đánh dấu một mốc về sự cải tạo tự nhiên của con người. Và ở Nhật bản ngày nay các bạn có thể thấy vô số đập nước (ダム),và người ta vẫn đang tranh luận rất xôn xao về sự ảnh hưởng của đập nước đến tự nhiên,có lợi có hại,gây ảnh hưởng đến sinh thái như thế nào...(tiếp)

 

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Ba T6 29, 2004 3:12 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN.
Từ suy nghĩ về việc thiết kế cấu tạo(構造デザイン),người ta đã liên tưởng đến việc mô phỏng và học hỏi từ tự nhiên. Vì các bạn đã biết tự nhiên vừa rất đẹp và cũng chứa trong nó một sự hợp lý rất hoàn thiện.




Sẽ có thuyết minh sau,xin đọc giả chờ đợi

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Bảy T7 03, 2004 8:05 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
hình một:Là một loại sinh vật phù du,có hình thái rất đặc sắc. Thế hệ trước có hình dạng những ngôi sao rời rạc,thế hệ sau kết hợp với nhau thành một dải liên tục
Có thể tham khảo thêm tại đây:
http://www.sue.shiga-u.ac.jp/WWW/kosyo/shigapro/plankton/phyto/phyto.htm

hình2: là một loại tảo,không thể thiếu trong sự vận hành của tự nhiên,có tên là amimidoro,sản sinh ra phần lớn oxy trên trái đất.Có hình lưới ngũ giác...
Có thể tham khảo thêm tại đây
http://www.ct.sakura.ne.jp/~gen-yu/1999/wnet.html

hình3:peperomia (多肉植物)hay tiếng Việt là xương rồng,có cơ quan dinh dưỡng(栄養器官)đậm nước, vì vậy mà có thể chịu đựng khô hạn rất giỏi。
Có thể tham khảo các loại xương rồng tại đây: http://www.nets.ne.jp/~mimi/plants/succulents/index.html

hình 4:là hình một loại sen quỉ(大鬼蓮),sống trên sông amazon, phía dưới của lá phát triển hệ thống kết cấu chắc chắn,bên trong những gân lá đó(葉脈)có phần rỗng, giúp lá có thể nổi trên mặt nước rất tốt. Ở đông nam á cũng có nhiều loại sen quỉ khác,có khi đường kính lá lên tới 3m, và với tải trọng 30kg đè lên lá không bị chìm
. Người ta nói rằng kiến trúc sư Paxtol đã liên tưởng đến chiếc lá này khi thiết kế cung thuỷ tinh(năm 1851 tại hội trợ triển lãm quốc tế tại Anh quốc)


Cung thuỷ tinh (1851)

Mình định dịch dần một cuốn sách về thiết kế cấu tạo rất độc(không có bán) và post dần lên,nhưng tạm thời chưa đủ thời gian,nên hoãn lại...mấy hình trên chỉ là một phần rất rất nhỏ. Tạm thời mình sẽ sưu tầm những thông tin khoa học hay các công nghệ nói về tự nhiên hay sự gần gũi của con người với tự nhiên.

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Bảy T7 10, 2004 9:15 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong

Vì sao cây có lá rộng?



400 triệu năm trước, các loài thực vật trên trái đất chưa hề có những chiếc lá to kềnh càng với công năng của những tấm pin mặt trời như ngày nay. Thay vào đó là những mấu lồi tí hon được gọi là vi hình thái lá...

Mặc dù bộ gene và các chức năng sinh lý để phát triển những chiếc lá to bè đã xuất hiện từ thời điểm đó, chúng vẫn chần chừ chưa mở rộng cơ quan quang hợp cho mãi đến 20 triệu năm sau.

Sự trì hoãn này làm bối rối nhiều nhà cổ sinh vật học. Mới đây, David Beerling và Colin Osborne (tại Đại học Sheffield) và William Chaloner (Đại học London, Anh) đã phát triển một giả thuyết cho rằng tiết trời trong khoảng thời gian này rất nóng bức, và hàm lượng CO2 đặc xịt trong khí quyển đã khiến lá cây không thể nào phổng phao được.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy so với hiện tại, hàm lượng CO2 ở đầu kỷ Devon (khoảng 400 triệu năm trước) cao gấp 10 lần, do đó thực vật chỉ cần ít lỗ thở cũng hút đủ khí carbon dioxide vào cơ thể. Tuy nhiên, ngoài chức năng hít CO2, lỗ thở còn hoạt động giống như tuyến mồ hôi, nghĩa là giải phóng nước làm mát lá. Trong trường hợp đó, nếu diện tích bề mặt lá tăng lên - đồng nghĩa với việc tăng lượng bức xạ mặt trời nhận được - sẽ gây ra hiện tượng thừa nhiệt, khiến lá cây bị đốt nóng.

Theo các nhà nghiên cứu, phải đến khoảng 370 triệu năm trước, khi hàm lượng CO2 bắt đầu giảm đi, thực vật phải tăng số lỗ thở để lấy đủ lượng CO2 cần thiết. Việc này cũng tạo cho chúng khả năng làm mát tốt hơn. Các loài cây khi đó cũng có lý do để tăng diện tích bề mặt lá.

Để kiểm tra giả thuyết trên, họ tìm kiếm các dữ liệu hoá thạch và đo đạc kích cỡ lá của 300 loài thực vật, cũng như đếm số lượng lỗ thở trên một vài mẫu hiếm hoi còn lớp biểu bì nguyên vẹn. Công trình của nhóm nghiên cứu đã chỉ ra sự phù hợp rõ ràng giữa việc giảm nhanh hàm lượng CO2 trên toàn cầu với việc tăng diện tích lá, cũng như tăng mật độ lỗ thở.

B.H. (theo NewScientist)


Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Bảy T7 10, 2004 9:18 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Ngôi nhà xoay theo mặt trời


Lúc bình minh, căn nhà quay về hướng đông để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên của ngày mới. Đến trưa, khi nắng bắt đầu gay gắt, căn nhà sẽ quay lưng lại với mặt trời. Nhờ vậy, không gian trong nhà luôn có đủ ánh sáng tự nhiên cần thiết nhưng vẫn mát mẻ, dễ chịu.

Mô hình căn nhà lý tưởng này là sản phẩm của một công ty chuyên xây dựng các cấu trúc kim loại ở thành phố Nice (Pháp). Nó được đặt trên một chân đế bằng kim loại hình tròn, đường kính có thể lên tới 12 m. Bên dưới chân đế là các trụ đỡ được trang bị các con lăn vận hành bằng một motor điện. Phần lớn kết cấu nhà bao gồm các trụ, tường đều được làm bằng kính và kim loại. Với thiết kế như trên, chỉ cần một động tác nhấn nút, ngôi nhà có thể quay tròn một góc 360 độ và dừng lại ở bất cứ hướng nào mà chủ nhân cảm thấy thích hợp.

Ưu điểm của nhà xoay là nó giúp điều hoà nhiệt độ và ánh sáng trong nhà ở mức tối ưu, đảm bảo cho người sử dụng vừa thoả mãn nhu cầu sưởi ấm, chiếu sáng, lại vừa tiết kiệm được gas và điện. Ngoài ra, chi phí xây dựng một ngôi nhà xoay cũng chỉ bằng hay thậm chí còn thấp hơn chi phí để xây một ngôi nhà thường (khoảng 2.300 euro/m2). Nhà xoay không cần san nền, làm móng, nên đỡ được rất nhiều thời gian và công sức. Về mặt thẩm mỹ, không phải vì toạ lạc trên chân đế hình tròn mà mọi nhà xoay đều phải có hình tròn. Chúng có thể có hình tam giác, hình vuông, chữ nhật hay bất cứ hình nào mà chủ nhân yêu cầu. Số lượng và cách bố trí các phòng trong nhà cũng rất linh hoạt, tuỳ theo nhu cầu sử dụng của các thành viên. Mọi kết nối với bên ngoài như đường điện thoại, đường nước, cáp truyền hình, đường dây điện và khí đốt đều được lắp đặt như mọi căn nhà bình thường. Cuối cùng, tính cơ động cũng là một ưu điểm đáng nói. Mọi kết cấu của nhà xoay đều được thiết kế sao cho có thể được tháo ra và lắp lại một cách khá dễ dàng, chỉ với những công cụ cầm tay đơn giản. Chỉ cần ba người lao động là có thể tháo rời một ngôi nhà, xếp gọn vào container và chuyển đi lắp ráp tại một địa điểm khác.

Tuy nhiên, nhà xoay cũng có một vài điều bất tiện. Với khả năng kỹ thuật hiện nay, diện tích nhà không được phép vượt quá 140 m2. Nói một cách chính xác thì ngôi nhà có thể không bị giới hạn về mặt không gian, nhưng trọng lượng của nó không được nặng hơn 100 tấn. Với trọng lượng này, tính tương quan của các vật liệu xây dựng có thể được sử dụng trong nhà xoay, thì diện tích tối ưu của mỗi ngôi nhà sẽ nhỏ hơn 140 m2.

Nhà xoay không phải là mô hình xây dựng mới. Cách đây 23 năm, ngôi nhà xoay đầu tiên đã được thử nghiệm. Tuy nhiên, vào thời đó, nó chưa nhận được sự hưởng ứng của những người có nhu cầu về nhà ở. Một phần vì họ chưa thấy được sự cần thiết và lợi ích của một ngôi nhà có thể tận dụng được ưu thế ánh sáng và nhiệt năng từ thiên nhiên. Mặt khác, một ngôi nhà hoàn toàn bằng kính và thép có vẻ không được hợp mỹ quan cho lắm. Nhưng nay, quan niệm chung về thiết kế nhà ở đã thay đổi. Hơn nữa, nhờ cải tiến kỹ thuật, người ta có thể sử dụng cả những vật liệu tự nhiên như gỗ và đá vào nhà xoay, làm cho nó giống một ngôi nhà bình thường hơn và do vậy, dễ được chấp nhận hơn.

KH&ĐS (theo Le figaro)


Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Bảy T7 10, 2004 9:23 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Hiện tượng chuyển giới tính ở động vật

Đàn bà không thể tự biến thành đàn ông trong 30 giây, nhưng với loài cá thì đó là chuyện nhỏ. Một con cá sấu con nằm trong trứng sẽ là "trai" hay "gái" tùy vào nhiệt độ của cát. Nhiều loài sên biển khi cần tránh những cuộc xung đột đã tự nguyện ép mình từ "nam nhi" thành kẻ chân yếu tay mềm cho yên chuyện.

Nhiều người thường chú ý đến giới tính của những con cá mà họ nuôi. Cá vẹt cái có màu đỏ rực, trong khi cá vẹt đực có màu xanh biếc. Một hôm, chúng ta bỗng thấy trong bể kính là một con cái đỏ và một con đực xanh, trong khi trước đó rõ ràng là hai con cái. Vậy con đực ở đâu ra? Hiện tượng tự chuyển giới tính trong loài cá và nhiều loài động vật khác từng làm các nhà khoa học đau đầu không ít. Động vật nguyên sinh đơn bào, loài giáp xác hay cá mui đều có những cuộc chuyển đổi ngoạn mục như vậy.



Cá hề hai sọc.

Một trong những loài cá gây phiền toái nhất cho khoa học là cá hề hai sọc Amphiprion bicinctus. Chúng thường sống ở biển Đỏ. Khi hai con đực gặp nhau, một trận thư hùng sẽ diễn ra, hay chí ít là một sự "phùng mang trợn má" đe dọa đối thủ? Xin thưa là không, vì một trong hai con lập tức biến thành "quý cô" hấp dẫn, mời gọi con kia giao hoan! Chỉ trong tích tắc, sự thay đổi kỳ lạ này đã biến một trận thư hùng thành chuyện tình vui vẻ. Nhưng con nào sẽ lột xác? Câu trả lời còn rất mù mờ. Loài cá này rất thủy chung, sống với nhau cho đến khi một trong hai con chết đi. Khi đó, con còn lại có thể chuyển giới tính lần nữa và "tái giá" hay "tục huyền" là tùy thuộc giới tính mà nó giữ!


Rận nước.  

Con rận nước (Daphnia) cũng có phép màu tương tự. Đó là một loài giáp xác nước ngọt, di chuyển nhờ những vây nhỏ quạt lia lịa như chiếc quạt giấy. Khi ao hồ đầy ắp nước và đủ thức ăn, tất cả đều là con cái. Nhưng khi thức ăn hiếm hoi và quân số quá đông đúc (khoảng không cho mỗi cá thể trở nên chật hẹp), những con đực xuất hiện và giao phối với con cái. Con cái ấp trứng và lại chuyển thành đực nếu không gian càng giới hạn hơn. Nếu môi trường thoáng đãng hơn, những con cái chăm chỉ lại chiếm 100% quân số, vì những con đực đã biến mất, hay nói đúng hơn là lại chuyển thành cái.

Ngay thảm cỏ trong vườn nhà cũng chơi trò hai mặt như thế. Khi cỏ xanh tốt thì tất cả đều vô tính, nhưng nếu con người dùng máy xén cỏ tỉa tót thì những hoa cỏ mang giới tính sẽ xuất hiện và phát tán phấn hay hạt lung lung để duy trì nòi giống.

Thay đổi giới tính trong 30 giây

Khác với con người, nhiễm sắc thể X hay Y không là gì cả trong thế giới động thực vật bao la. Chuyện "khó xác định giới tính" diễn ra liên tục và thay đổi đôi khi chỉ trong vòng 30 giây! Khi đẻ trứng, nhiều loài bò sát (trong đó có cá sấu và rùa Chrysenys picta) không biết lứa con của mình sẽ là "âm" hay "dương", đơn giản vì nhiệt độ của cát nơi vùi trứng sẽ quyết định giới tính của lũ con. Nếu cát ấm hay nóng rực, trứng sẽ nở ra toàn đực, còn nếu lạnh hay ẩm hơn thì sẽ là con cái. Chính vì vậy, có thể tại nhiều nơi, khí hậu thay đổi sẽ làm gia tăng số lượng con đực và những nơi ẩm ướt hay lạnh lẽo sẽ dẫn đến chuyện "âm thịnh dương suy". Các sinh vật ngành chân khớp (côn trùng, giáp xác và nhện) lại kỳ cục hơn: con của chúng có khi bị quyết định giới tính tùy thuộc vào những loại ký sinh trùng bám trên đó.

Hiện tượng "hi-fi" trong thế giới sinh vật có lúc diễn ra trong tình trạng rất khó tin, khiến khoa học không sao hiểu nổi. Chẳng hạn, hiện tượng "dương trước âm sau" của loài thỏ biển Aplysia dactylomela. Đây là một loại thân mềm không vỏ, nhưng phía trước thân là con đực, trong khi phía sau lại là của con cái. Quái trạng này giúp nó thoải mái "giao tiếp" với bất cứ đồng loại nào. Cũng chính kiểu cấu tạo cơ thể lạ đời đó đã giúp chúng lao vào những cuộc giao phối tập thể theo kiểu vòng tròn khép kín, với sự tham gia của cả chục, thậm chí cả trăm cá thể cùng lúc. Kiểu duy trì nòi giống đặc biệt này giúp chúng tiết kiệm thời gian, giảm thiểu khả năng "hư thai".

Còn nữa

Thế Giới Mới (theo Courrier International)


Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Bảy T7 10, 2004 9:27 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Hiện tượng chuyển giới tính ở động vật (phần cuối)


Một số loài sên biển hay đỉa biển sặc sỡ lại chơi chò cút bắt độc đáo hơn: khi bơi, chúng là đực và khi bám vào một tảng đá hay vật cố định nào đó, chúng lại là con cái. Chính kiểu thay đổi chớp nhoáng này khiến mọi cuộc tranh giành người đẹp bị loại bỏ tuyệt đối.

Con đực đến sau sẽ tự biến thành cái để đáp ứng nhu cầu của con đực khác. Nếu ba con đực và chỉ có một con cái thì một con đực sẽ chuyển ngay thành phái yếu để mọi chuyện diễn ra êm thấm!



Loài cá nhỏ san hô Hypoplectrus.

Loài cá nhỏ san hô Hypoplectrus cũng vậy, chúng tránh được mọi cuộc xung đột do tranh giành kẻ phối ngẫu chỉ vì biết tự thay đổi giới tính trong vài cái chớp mắt. Có lẽ nó đang giữ kỷ lục về tốc độ chuyển giới tính trong thế giới sinh vật với thời gian 30 giây (Nhưng theo tạp chí Nature, khoảng 4 loài cá sống ở Ấn Độ Dương có thời gian thay đổi giới tính trong vòng 20 giây). Cá san hô đẻ trứng khoảng 14 lần trong ngày do nhiều lần thay đổi giới tính cho phù hợp.

Loại cá hàng chài (Labroides dimidiatus) lại thích nghi với môi trường một cách đáng kinh ngạc. Các nhà khoa học đã thử nhốt 1 con cá đực và 6 con cá cái vào một bể kính. Mọi chuyện diễn ra bình thường, cho đến khi con đực bị nhốt riêng ngay trước mùa sinh sản. Chỉ còn 6 con cái với nhau, biết làm sao đây? Con cái to nhất đàn đã biến thành con đực, ve vãn những nàng còn lại và tiến hành gieo tinh dịch cho tất cả. Chỉ trong vòng 24 giờ, cơ quan sản xuất trứng của nó đã biến mất, thay vào đó là cơ quan sinh dục đực. Màu sắc cơ thể con vật cũng thay đổi theo, giống hệt những chàng khác. Thông thường, trong vòng 1 tuần, nó sẽ cho ra thứ tinh dịch khoẻ mạnh, đảm bảo duy trì nòi giống.

Nhiều nhà sinh vật biển đã nhận thấy những hiện tượng hoà hoãn cực kỳ khôn khéo ở cá, mà con người chắc chắn không bao giờ làm được. Khi hai con cá đực cùng tranh giành lãnh thổ hoặc đối tượng phối ngẫu, phải có kẻ mạnh và kẻ yếu. Nếu cảm thấy mình không nên đọ sức với cao thủ, con đực yếu thế sẽ tự động chuyển thành con cái cho yên chuyện! Khi đó, lãnh thổ không thành vấn đề và kẻ biến hình sẽ tự nguyện dâng hiến cho "dũng sĩ" với tư cách mỹ nhân thật sự.


Loài hoa linh lan trắng (hoa chuông).

Ở thực vật, hiện tượng lưỡng tính cũng đa dạng không kém, nghĩa là trên cùng một cây, hiện tượng thụ phấn và duy trì nòi giống diễn ra đơn độc, không cần ong bướm giúp đỡ. Loài hoa linh lan trắng (hoa chuông), tên khoa học là Convallaria Majalis, có cả cơ quan sinh dục đực và cái cùng lúc. Hoa chuông có một bộ phận rất kỳ quặc: không phải cây, không phải nấm, cũng không ra hình thù gì, trông như một đám trứng lổn nhổn. Các nhà thực vật gọi nó là nấm nhầy, một cơ quan quái dị chứa 29 gene kiểm soát 18 tế bào giới tính khác nhau. Những loại cây có nấm nhầy như vậy đôi khi có đến hơn 500 loại tế bào giới tính khác nhau, sẵn sàng ứng chiến trong mọi điều kiện thời tiết hay địa hình.

Con người có khả năng chuyển giới hay không?

Với các nhà ngư học, thay đổi giới tính ở loài cá thật ra chỉ là thay đổi cái túi trong cơ thể, vì cả "tinh hoàn" hay bọc trứng cũng chỉ là một loại túi. Với thú có vú, sự thay đổi là không thể, vì cơ quan sinh dục của con đực khác xa con cái. Sự khác biệt này được chỉ huy và kiểm soát bởi nhiều gene khác nhau, nghĩa là phức tạp hơn nhiều. Khi thay đổi giới tính như vậy, một con sư tử đực sẽ phải tự thay đổi cả cái bờm, khung xương, não bộ và nhiều "vật dụng" khác. Một con voi cái cần có ngà nếu muốn chuyển thành voi đực, hay một con công đực sẽ phải mất đi cái đuôi nếu muốn trở thành con mái, trong khi cơ chế vận hành cho sự thay đổi như vậy là rất phức tạp và bất khả. Ở người cũng vậy, một phụ nữ muốn trở thành đàn ông trong tíc tắc phải mất đi đôi gò bồng đảo và cơ quan sinh dục, chưa kể những cấu trúc phức tạp bên trong. Khung xương chậu to bè của phụ nữ - thích hợp cho mang thai và sinh nở - sẽ phải thu gọn lại, râu mọc ra, tiếng nói ồm hơn, não thay đổi hẳn, kể cả hai bán cầu. Một số hoóc môn tiêu biểu cho phái đẹp cũng biến đi, nhường chỗ cho hoóc môn của đàn ông. Những thay đổi quá cơ bản và quan trọng như vậy không thể tự diễn ra được. Những cuộc phẫu thuật giới tính dù có tỷ lệ thành công bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ là sự can thiệp bên ngoài.