Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Tư T6 09, 2004 1:22 am
Viết bởi Nobita
The Basic Bridge Types


Trong chúng ta, ai lại chẳng từng đi qua ít nhất là 1 cây cầu. Thế các bạn đã từng bao giờ tự hỏi rằng, những cây cầu đó có không biết có giống nhau hay không? Dưới góc nhìn của một người yêu Cầu - Đường, nobita xin đưa ra cái nhìn tổng quan về cầu. Trên thế giới, nói đến công nghệ thi công cầu hầm là người ta thường nghĩ ngay đến Nhật Bản, vì lẽ đó không phải ngẫu nhiên ở mỗi phần, mình lại đưa ra những ví dụ cụ thể về những công trình ở Nhật. Với mong muốn được trao đổi "cái nhìn" về Cầu, đồng thời hy vọng qua loạt bài viết này, phần nào tham khảo cho các "sỹ tử" trong việc chọn ngành trong kỳ thi vào ĐH Nhật sắp đến.

Nội dung bài viết, nobita tạm dịch từ (tiếng Anh) tài liệu của tập đoàn Matsuo.Japan - đây cũng chính là tập đoàn đã thiết kế cầu Mỹ Thuận.VN. Do khả năng của mình hạn hẹp không thiếu phần sai sót, rất mong anh em thông cảm. 有難い[oops]

Về cấu tạo cơ bản, cầu được phân thành 6 nhóm chính như sau:




Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Tư T6 09, 2004 2:46 am
Viết bởi Nobita
Girde Bridge  ( Tạm dịch: cầu DẦM )


Cầu dầm (girde bridge) có lẽ là loại cầu phổ biến nhất mà ta thường gặp. Một khúc cây bắc ngang qua một đoạn sông hẹp là một ví dụ đơn giản cho loại cầu này. Thông thường, các dầm này được làm bằng thép (dầm thép), có cấu tạo hoặc dầm tiết diện chữ I hoặc dầm hộp.

 


Nhìn vào tiết diện của dầm I, chúng ta có thể hiểu ngay tại sao người ta lại gọc chúng là dầm chữ I - vì tiết diện giống như hình của chữ I IN HOA. Dầm I có cấu tạo gồm bản thép chính giữa theo phương đứng (web - bản sườn); hai tấm chắn phía trên và phía dưới (flanges - bản cánh).

Đối với dầm hộp thì cũng có nhiều điểm tương đồng so với dầm I. Tuy nhiên, dầm hộp khác dầm I ở chỗ - nó có thêm 1 bản web nữa. Chính điều này làm cho cấu tạo của dầm hộp giống như một "căn phòng" và làm cho dầm trở nên ổn định hơn so với dầm I (tăng khả nâng chống lật cũng như độ cứng của dầm).

Ngoài mặt cắt hình chữ I ra, dầm cũng có thể có dạng mặt cắt chữ T. Cao hơn nữa là mặt cắt chữ PI. Nhưng những mặt cắt này thường được sử dụng trong những trường hợp đặt biệt.

Nhìn chung, dầm I được chế tạo rất đơn giản và làm việc tốt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, nếu cầu có cấu tạo là đường cong, thì trong dầm I sẽ bắt đầu xuất hiện ứng suất xoắn sinh ra moment xoắn. Đây chính là điểm bất lợi trong quá trình làm việc của dầm.

Đương nhiên, dầm hộp vững chãi và ổn định hơn dầm I. Tuy nhiên, nếu kết cấu nhịp dài, thì cấu tạo cầu dầm sẽ không còn phù hợp nữa. Trong việc thiết kế và chế tạo dầm hộp sẽ khó khăn hơn nhiều so với dầm I. Ví dụ như để gia công đường hàn (mối hàn) trong dầm hộp, dù sử dụng nhân công hay robot thì cũng phải ... chui vào bên trong hộp mới có thể gia công được.

Vài nét đặc trưng của Girde Bridge:
[list][*]Chiều dài kết cấu nhịp điển hình (Typical Span Lengths): 10m - 200m
[*]Girde Bridge dài nhất thế giới: Ponte Costa e Silva, Brazil có nhịp giữa 300m và tổng chiều dài 700m.
[*]Girde Bridge Japan: Namihaya [/list]


Namihaya Bridge


Taisho-ku, Osaka


 * Cấu tạo: là cầu cong, gồm 3 nhịp liên tục bằng hộp thép.
 * Dài: 1573m; sử dụng hết 9650 tấn thép.
 * Hoàn thành năn 1994 tại vịnh Osaka. Nhịp chính dài 250m, đây là loại cầu dầm hình hộp thép-cong dài nhất Nhật Bản. Nó không chỉ có chức năng nối liền giao thông các bờ ở vịnh Osaka mà còn là 1 nơi thắng cảnh hấp dẫn du khách của Osaka.


Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Năm T6 10, 2004 12:57 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Tuyệt vời, mong số tiếp theo của nobita.
Nếu có thể nobita có thể nói thêm về nguyên lý cấu tạo cầu được không.Ví dụ với mỗi loại thì cầu chịu tải trọng như thế nào?

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Bảy T6 12, 2004 9:29 am
Viết bởi forward
Nói thêm về nguyên lý 耐震 (chịu động đất) của các cây cầu ở Nhật luôn nhé.


Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Bảy T6 12, 2004 9:39 am
Viết bởi chung
Thật tuyệt vời.
Nếu được Nobita nói thêm phần chống cộng hưởng và độ dãn nở của cầu nhé.
[grin]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Hai T6 14, 2004 1:31 am
Viết bởi Nobita
Nếu có thể nobita có thể nói thêm về nguyên lý cấu tạo cầu được không. Ví dụ với mỗi loại thì cầu chịu tải trọng như thế nào?

Về tải trọng của cầu, được chia làm hai nhóm: tĩnh tải (dead load - 死荷重) và hoạt tải (live load -活荷重)
[list][*]Tĩnh tải: bao gồm trọng lương bản thân của bản mặt cầu, của lan can + lề bộ hành; của kết cấu nhịp, v.v...[*]Hoạt tải: hoạt tải do "đoàn người", do gió, sóng, tuyết, do địa chấn, v.v... Nhưng điều đặc biệt hơn cả là "tải trọng đoàn xe tiêu chuẩn". (Đoàn xe TC là đoàn xe có kích thước xe tiêu chuẩn, có khoảng cách giữa các xe cũng tiêu chuẩn)[/list]
Theo tiêu chuẩn Ngành của Việt Nam (lấy theo quy phạm Liên Xô cũ), thì tải trọng đoàn xe tiêu chuẩn bao gồm: đoàn xe bánh hơi H10 (trục 10T); H30 (trục 30T) và đoàn xe bánh xích XB80.
Tùy vào cấp hạng của cầu (ví dụ: cầu vĩnh cữu, cầu cấp I, II, v.v...). Tương tự, người Nhật cũng có "đoàn xe tiêu chuẩn" riêng của họ. Và đây chính là đoàn xe của "người Nhật" đây.



Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Hai T6 14, 2004 2:25 am
Viết bởi Nobita
Nếu được Nobita nói thêm phần chống cộng hưởng và độ dãn nở của cầu nhé

Như chúng ta đã biết, "cộng hưởng" là hiện tượng dưới tác động của ngoại lực (tại cùng 1 thời điểm) làm hệ dao động với tần số bằng đúng tần số riêng của hệ. Và cầu cũng không ngoại lệ. Lấy ví dụ, nếu giả sử 1 đoàn người hành quân (diễu hành - bước 1,2) qua 1 cây cầu, nếu mọi người bước đi thật đều, đếm 1.2.3 và rất có thể ... cây cầu đó sẽ sập (do bị cộng hường).  Để khắc phục điều này, người ta phải tính toán thiết kế sao cho dưới tác dụng của lực tuần hoàn mà vẫn không làm cho hệ dao động đạt đến hệ số dao động riêng của hệ. Bằng cách bố trí các khe co dãn, sử dụng các gối cầu (là phần đặt tiếp giáp giữa dầm dọc và đỉnh xà mũ trụ - 専門の言語ならちょっと分かり難いかも![cry]). Gối cầu thường được sử dụng bằng thép hoặc cao su hoặc kết hợp cả hai.

Dưới tác dụng của nhiệt độ, kết cấu nhịp sẽ "co, dãn". Có hai loại khe co dãn: co dãn theo modun và loại khe biến dạng.

[list][*]Co dãn theo modun: là loại khe được bố trí giữa các nhịp liên tiếp tại các vị trí tiếp giáp giữa các nhịp (bên trên mũ trụ). Các bạn dễ dàng nhận ra nó khi đi trên bất kỳ cây cầu nào. Đó là những "rãnh" nằm theo phương ngang cầu và được "che chắn" bên trên đó bằng các tấm chắn kim loại hoặc bằng cao su. Vị trí đó cũng chính là vị trí tiếp giáp giữa 02 nhịp liên tiếp. Bạn hoàn toàn có thể biết được cầu đó có bao nhiêu nhịp bằng cách đếm số khe đó. Và số nhịp = số khe - 1. Đây là hình 1 loại khe co dãn theo modun được dùng khá phổ biến tại Việt Nam.
[*]Khe biến dạng: Tuy nhiên có những cây cầu bạn đi suốt cả chiếu dài cầu vẫn không kiếm được lấy 1 khe nào như nobita đã trính bày ở trên (ví dụ như cầu Mỹ thuận chẳng hạn). Nếu cầu dài, khe co dãn theo mođun sẽ trở nên rất nhiều (mất mỹ quan). Hơn thế nữa, khi bạn đi ngang qua các khe này bạn sẽ có cảm giác hơi bị "ê chảo" 1 chút. Đó chính là điểm bất lợi thứ 2. Điểm thứ 3 là sau 1 thời gian sử dụng, các khe này sẽ dễ bị bong bật, đặc biệt đối với những cầu trên đường cao tốc hoặc tải trọng nặng. Chính vì thế, người ta mới nghĩ ra cách "nối" tất cả các "khe" đó lại với nhau và chuyển tất cả chuyển vị thành phần về 1 phía; sau đó bố trí khe co dãn tại vị trí tiếp giáp giữa đường và cầu. Đương nhiên bề rộng khe sẽ lớn hơn nhiều so với khe co dãn theo modun. Như vậy sẽ giúp cho các tài xề cảm thấy 気持ち hơn khi đi trên cầu. Đây cũng là chuyên đề luận văn tốt nghiệp mà nobita đã từng nghiên cứu. Nếu bạn nào có hứng thù, hãy liên lạc với nobita. Nobita sẽ gởi cho toàn bộ những gì mà mình đã thực hiện về phần này - "bản liên tục nhiệt" (bao gồm cấu tạo, tính toán thiết kế và bố trí - cốt thép).[/list]

To forward: nobita sẽ có 1 bài viết trình bày về nguyên lý tính toán và cầu tạo của về 耐震 trong các cầu ở Nhật. forward vui lòng chờ thêm 1 chút xíu nữa nha!


Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Hai T6 14, 2004 9:26 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Thưởng cho nobita trước đã nhé,[cheer]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Hai T6 14, 2004 5:56 pm
Viết bởi fantasista
May quá!Có chú nôbita rành về cầu đường,đất cát đây rồi.Muốn hỏi nobita một chút.
Đối với 1kg xi măng thì trộn  hỗn hợp với một lượng nước,cát khoảng bao nhiêu thì thích hợp nhất?
Nếu chỉ trộn xi măng với nước không thì có thể đúc thành vật thể có độ bền chấp nhận được hay không?
-Khi tạo một vật thể nào đó,làm thế nào để có thể tháo khung mẫu ra chỉ để phần vật thể đã đúc mà thôi?
-Khi thao tác với ximăng,những trở ngại,thất bại nào thường xảy ra?
-Ví dụ muốn đúc một quả tạ kiểu tập tay(hai quả tạ hai đầu,ở giữa là tay cầm) thì làm thế nào là hợp lý nhất?
 Đang làm một thí nghiệm nhỏ về xi măng nhưng chưa lần nào đụng đến xi măng cả.Mong nobita chỉ điểm vài chiêu,sẽ có hậu tạ   [pr]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Hai T6 14, 2004 6:25 pm
Viết bởi forward
Nobita giải thích dễ hiểu ghê. Phải công nhận là nhờ có Doraemon kèm cặp có khác. hi..hi..Thưỏng cho Nobita nè. [cheer][drink]