Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 9:51 am
Viết bởi Abchien
Sau khi topic Việt Nam vô địch giải bóng đá học sinh Châu Á được đăng lên.Có nhiều ý kiến tranh cãi về sự kiện này.Và kết quả đã mở ra một chủ đề rộng hơn:
Bệnh thành tích, bệnh sĩ, sĩ diện hão.. _ một vấn đề được cho rằng nó là căn bệnh của người Việt Nam ta (?!!)
Xin mời các anh chị học rộng biết nhiều,am hiểu trên dưới chỉ giáo cho ngu đệ mở rộng tầm mắt:

-Thế nào là bệnh sĩ,biểu hiện như thế nào?
-Nguyên nhân của bệnh sĩ là vì đâu?
-Giữa sĩ diện,sĩ diện hão,bệnh thành tích...có quan hệ như thế nào?Cái nào tốt, cái nào xấu, tốt xấu nhw thế nào?
-Làm thế nào để khắc phục( nếu là xấu) hay phát huy(nếu là tốt)?

Mong các cao nhân chỉ bảo giúp!!

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 9:51 am
Viết bởi Abchien
Sau khi topic Việt Nam vô địch giải bóng đá học sinh Châu Á được đăng lên.Có nhiều ý kiến tranh cãi về sự kiện này.Và kết quả đã mở ra một chủ đề rộng hơn:
Bệnh thành tích, bệnh sĩ, sĩ diện hão.. _ một vấn đề được cho rằng nó là căn bệnh của người Việt Nam ta (?!!)
Xin mời các anh chị học rộng biết nhiều,am hiểu trên dưới chỉ giáo cho ngu đệ mở rộng tầm mắt:

-Thế nào là bệnh sĩ,biểu hiện như thế nào?
-Nguyên nhân của bệnh sĩ là vì đâu?
-Giữa sĩ diện,sĩ diện hão,bệnh thành tích...có quan hệ như thế nào?Cái nào tốt, cái nào xấu, tốt xấu nhw thế nào?
-Làm thế nào để khắc phục( nếu là xấu) hay phát huy(nếu là tốt)?

Mong các cao nhân chỉ bảo giúp!!

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 2:06 pm
Viết bởi nes
... Em đã trót khơi ra chuyện này, vậy để em xin mạo muội viết bài đầu tiên vậy.
Người VIệt Nam có lòng tự hào dân tộc rất cao: đây là điểm rất mạnh và thật đáng để phát huy. Tuy Việt Nam còn nghèo, nhưng chúng ta có truyền thống lịch sử lâu đời, với những chiến công lừng lẫy trong quá khứ, chúng ta có quyền tự hào về điều đó.
Nhưng... người Việt Nam hay ngủ quên trên chiến thắng,... Sau chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta đã quá tự hào về chiến thắng của mình, cho rằng mình là giỏi lắm (về chiến đấu thì đúng vậy) nhưng về kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp thì hầu như chẳng có gì. Vì tự mãn quá nên đã có những cư xử làm mất lòng những nước đã từng giúp đỡ mình như Trung Quốc, làm các nước láng giềng asean tránh xa, hầu như ko có quan hệ quốc tế (trừ Liên Xô). Kết quả là hơn 10 năm trì trệ kinh tế ko phát triển (tất nhiên cũng do ảnh hưởng của hệ thống bao cấp của các nước xhcn thời đó). Nhưng cũng có  thể coi đó là hậu quả của việc quá tự mãn.
Trong nhiều mặt khác cũng thế; một điều thật bất ngờ là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam chính là nước đầu tiên ở Đông Nam Á sản xuất ra máy vi tính !!!(Trong giáo trình trường ĐH của em ghi thế [tongue]) Nhưng rồi lại để đấy, và đến bây giờ đang phải ra sức thu hẹp sự tụt hậu về CNTT so với singapore, malaysia.
Thi Olympic Toán, vật lý... chúng ta cũng giành giải cao, người dân ai cũng nức lòng vì có nhiều nhân tài cho đất nước, nhưng những nhân tài đó chúng ta phát triển họ ra sao, hay là chỉ cần lấy cái giải cho oai đã!!!???
Việc ngủ quên trên chiến thắng, xem xét mọi việc dựa trên thành tích chính là điểm yếu cần khắc phục của người Việt Nam (đây chỉ là nhận xét chủ quan của tôi)
Có một thực tế là hiện nay, trong nhiều cơ quan nhà nước, người ta xem xét chủ yếu trên thành tích. Trong khi thành tích và hiệu quả công việc chưa chắc đã là một. Xin đơn cử về tình trạng thi tốt nghiệp của học sinh cấp 3. Điểm cao, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp khá giỏi cao thì rõ ràng là thành tích cao.
Nhưng điểm cao chưa chắc đã giỏi. Thi tốt nghiệp được 9 điểm nhưng thi ĐH được 1,2 điểm. Đó là do điểm thi tốt nghiệp liên quan đến thành tích của trường, sở giáo dục nên điểm thi đó ko phải là thực lực.Đây là bài viết mới nhất về sự cố chấp của một số cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/08/3B9ED549/
Hãy đọc để xem họ tiếp thu sự phê phán như thế nào, hay vẫn giữ thái độ bảo thủ của mình về thành tích
Hay ví dụ như trong giải bóng đá thủ đô sắp tới, tại sao lúc đầu mời đội tuyển quốc gia Thái Lan, nhưng sau có lẽ sợ Thái Lan tham gia thì nó kiếm chức vô địch của mình mất, mà giải bóng đá chào mừng ngày giải phóng thủ đô và 1000 năm Thăng Long thì đội tuyển của chúng ta vô địch mới oai nên ko mời ĐTQG THái Lan nữa,thay vào đó là mời đội tuyển Bangkok.^_-  Đó chẳng phải là vì lý do thành tích đó sao???
-- Đã đành thành tích là một yếu tố để đánh giá hiệu quả công việc, nhưng nếu chỉ chăm chăm vào cái thành tích đó thì ko được. Ngày trước tôi có đi làm vài tháng ở một công ty tư nhân, ông giám đốc điều hành còn rất trẻ. Ở công ty, hầu như ko bắt mọi người phải đúng 8h có mặt, đúng 5h mới được về, bạn đến trễ, hoặc về sớm một chút vì có lý do thì cũng ko sao,nhưng miễn sao công việc đựơc giao phải hoàn thành, dự án phải hoàn thành đúng hạn. Cho nên đưa ra thành tích để phấn đấu cần phải hợp lý và gần với hiệu quả thực tế của công việc. Nếu được như vậy đó chính là cái đích cụ thể cũng như thước đo chính xác hiệu quả của công việc.

Em biết anh Duy đã là nhà báo, có lẽ anh đã từng trải với vấn đề thành tích này hơn,..rất mong ý kiến tranh luận của các sempai...
(Không hy vọng qua tranh luận sẽ thu được định hướng gì cho xã hội, vì vấn đề to tát đó là của Đảng và nhà nước, nhưng hy vọng chúng ta sẽ tìm ra định hướng cho bản thân và anh em sẽ hiểu nhau hơn...)

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 3:54 pm
Viết bởi BuOnChOSoPhaN
Mình thấy khi tranh luận về 1 vấn đề nào đó nhất thiết cần phải có ít nhất 2 quan điểm đối lập thì mới gọi là tranh luận được, nếu không thì sẽ trở thành thảo luận mất. Mọi nguời ai ai cũng có chính kiến riêng của mình, và rất khó để có thể thay đổi đuợc quan niệm cá nhân. Khi tranh luân cũng không câu nệ tuổi tác, kinh nghiệm gì cả, vì thực tế chứng minh có nhiều nguời tuy lớn tuổi nhưng suy nghĩ còn nông nổi bồng bột hơn. Tuy nhiên mình nghĩ nên dùng những từ ngữ nhẹ nhàng 1 chút, tránh việc đả kích ý kiến nguời khác thành đả kích cá nhân, dẫn đến việc tranh luân trở thành cãi cọ của ngôn từ. Ví dụ anh Duy có dùng từ chửi, có lẽ anh dùng với ý chửi = tranh luận, nêu ý kiến, nhưng có 1 số nguời không có quan niệm như vậy sẽ nghĩ dây là 1 cuộc cãi lộn. Vậy trong bài viết của mình, tất nhiên là theo thiển ý của em thôi, anh nên bỏ từ chửi đi, và thay vào đó 1 từ khác dễ nghe hơn và cũng mát mẻ hơn 1 chút đuợc không, trời thì đang nóng đến 36 độ. Mà em nghĩ cãi lộn thì gặp mặt nhau sẽ tiện hơn, không nên đưa lên diễn đàn.

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 6:48 pm
Viết bởi duy9f
    Xin được trả lời các bạn, cũng như tâm tình cùng các bạn một số vấn đề sau.

    Trước hết, theo như buonchosophan thì từ "chửi" của mình xem ra không hơp lý lắm. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở nhưng thực tình, mình không thể kìm nén sự thất vọng khi đọc lời nhắn của nes. Bạn biết không, đã rất nhiều lần mình đọc trên trang diễn đàn của chúng ta những ý kiến tương tự về nhiều chuyện của đất nước mình nhưng xem ra thái độ của người nói rất ư vô trách nhiệm. Và chính sự vô trách nhiệm đó làm mình cảm thấy thất vọng, đáng tiếc tin nhắn của nes là đỉnh đểm của những nỗi thất vọng liên tiếp chất chưa trong lòng bấy lâu, nên từ ngữ có hơi "cứng" một tí, nhưng thực sự, lúc đó cũng chẳng muốn dùng những từ ngữ mềm hơn. Ví dụ nhé, trong chuyện này, nếu nes sử dụng một cách nói khác nhẹ nhàng hơn, ví dụ như "Tôi có đọc báo và nghe bình luận thấy chúng ta dùng cầu thủ chuyên nghiệp đá giải học sinh này", ắt hẳn mọi người, trong đó có tôi sẽ chia sẻ ngay những trăn trở, hoài nghi của nes và hiểu ra ngay căn bệnh đang sống trong đội tuyển này. Thế nhưng, nes đã không làm thế mà mở đầu ngay bằng "lại bệnh thành tích đây mà...", câu nói này làm tôi đau nhói. Vẫn biết những việc chưa hoàn thiện, bệnh thành tích, dối trá đang hàng ngày diễn ra đầy dẫy trên đất nước chúng ta mà tôi và các bạn đều biết khá rõ, chúng ta vẫn phải tìm một cách để thể hiện sự bất bình nhẹ nhàng nhưng có thể thâm thúy hơn, không gây khó chịu cho người đọc. bạn thấy đó, có lẽ báo chí ở trong nước đôi khi còn nói nhức đầu hơn, nhưng người đọc luôn cảm thấy đó là những lời từ tấm lòng. Trong một bài viết trước, tôi đã nói rằng chúng ta nói gì không quan trọng bằng chúng ta nói như thế nào, đúng không? Thế nên, ranh giới giữa việc góp ý kiến và việc tạo cho người khác cảm giác bạn đang "chửi" là rất gần. Và nếu tạo ra cảm giác bạn đang chửi thì người khác phản ứng lại với bạn cũng là điều dễ hiểu. Đơn giản, chúng ta chưa đủ tư cách và cũng chẳng ai đủ tư cách để chửi một cách chung chung, đặc biệt là khi lỗi lầm ấy do một các nhân, một các thể gây ra. Cũng vậy, ranh giới giữa khen và "khen đểu" cũng gần xịt, ví dụ người trong nước làm được việc gì, thay vì khen một cách chân thành bằng nhiều cách, chúng ta dùng từ "thật đáng khen" sẽ tạo ngay ra cảm giác người khen ở bậc trên, người được khen ở hàng thứ và ngay lập tức tạo ra hiệu ứng ngược.

    Gửi fukuzawa: sở dĩ mình hay phải nói đến chuyện du học sinh này nọ vì lẽ đơn giản, trong mắt mọi người du học sinh vẫn là cái gì đó ghê gớm lắm, dù rằng chính chúng ta thấy chúng ta thật bình thường. Ví dụ nhé, người ta dễ dàng nghe theo lời một du học sinh, được xem là hiện thân của cái mới, cái tiến bộ dễ dàng hơn việc nghe theo lời của một người ở trong nước. Thế nên khi nói chuyện gì, chúng ta phải tuyệt đối cẩn thận. Mới đây nhất, vụ một SV VN gặp gỡ TT Bushvà theo anh này thì nhận được sự ủng hộ củ anhiều người bên Mĩ về vấn đề dân chủ ở VN, ngay lập tức ông bạn này dẫn ra, hoặc có thể do chủ ý của người viết bài báo ấy
là "nhận được sự ủng hộ củ niều du học sinh " nữa. Đấy, trong cách suy nghĩ của nhiều người, du học sinh vẫn là cái gì đó ghê gớm lắm và át hẩn, suy nghĩ, lời nói của họ đầy ắp trọng lượng. Thế nên, nếu bạn vô tình tạo ra cảm giác mình, một du học sinh đang "chửi", thì việc góp ý kiến của bạn sẽ vượt ra ngay khỏi tầm kiểm soát của chính bạn. Người ủng hộ bạn sẽ thổi phồng lên, người không ủng hộ bạn sẽ dễ dàng quy kết bạn vào những đều xấu nhất.

    Nhắn nes: tôi chưa bao giờ bảo ở VN không có tiêu cực hay không có bệnh thành tích. Trái lại, tôi và cả các bạn thấm thía nó (hay những cái やばい khác) đến tận xương tủy, không phải chỉ do quá trình đi làm mà chính tôi và gia đình tôi cũng là một nạn nhân. Tôi đau đầu với nó và cũng đang tìm cách thoát nó đây và nếu có cơ hội, cũng tính luôn cái chuyện dẹp nó qua một chỗ. Tuy thế, bênh cạnh những thứ やばい đó, đất nước chúng ta vẫn còn rất nhiều thứ tốt đẹp khác mà chúng ta cần trân trọng thừa nhận, người trong nước cũng có vô số việc làm chí tình cần phải tiếp thu và nói không quá là chính chúng ta cũng cần phải học hỏi. Ở vụ lộn xộn vừa qua, nếu nes tìm một cách góp ý khác hơn là nhảy thẳng vào "lại bệnh thành tích đây mà" thì có lẽ tôi đã không phản ứng, gần như ngay lập tức.

  Còn nhiều chuyện muốn trao đổi, mong anh em cứ chân thành góp ý. Lưu ý là, dù các bạn nói ra chuyện gì, phù hợp hoặc không phù hợp với ý kiến của mình tôi đầu trân trọng. Nhưng nếu ai nói rằng, lời của một thành viên nào đó làm bẩn diễn đàn (có khi nói thàn viên khác nói... thối quá nữa), thì xin lỗi, tôi nghĩ người đó chưa đủ tư cách để trở thành một con người, chứ đừng nói tư cách để nói chuyện với mọi người trong diễn đàn.

  Trận trọng!

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 9:09 pm
Viết bởi nes
Theo em đây ko gọi là vụ lộn xộn được, trong diễn đàn những ý kiến trái ngược được đưa ra thảo luận, tranh luận thậm chí là hơi to tiếng là điều bình thường, những gì em nói đều là những điều có thật, mắt thấy tai nghe, thường xuyên tại VN.
@duy9f: Có thể cách vào đề của em ko được hoa mỹ, nhưng nếu anh vì ức chế bấy lâu rồi đọc bài của em mà phản ứng hơi quá rồi kết luận về con người của em thì có vẻ hơi thiếu kiềm chế(xin lỗi nếu nói thẳng)
Và ở trên diễn đàn này, khi tranh luận thì nên đưa ý kiến của mình thôi, đừng nên chỉ trích, nói thẳng vào lòng danh dự của nhau, như chú bacninhboy nói như thế cũng là ko nên.
 

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Hai T8 21, 2006 11:53 pm
Viết bởi baochun
Ale Ale!Go..go…  sung lên đi anh em.
Hằng ngày phải cố nuốt bao nhiêu sách vở,công thức, máy móc,sao ta không lên diễn đàn này tranh luận cho sảng khoái.

Tranh luận,cũng là cách để cùng học hỏi,cũng để hiểu nhau hơn.Nếu không có nes,sao biết được duy9f lại mang cục tức ấm ức bấy lâu,hay không có topic này topic kia,sao phát hiện những căn bệnh bình thường mà ta cứ nghĩ là đã miễn dịch(hay ta là người bệnh mà không dám nhận)[tongue]

Tranh luận,hãy cứ giống như những đấu sĩ thời La Mã,ra chiến trường mang mũ sắt,không biết mặt nhau,ai kiếm sắc,khiên tốt thì thắng.Hãy cứ xài khả năng mình có, đừng đưa lý lịch hay vai vế lớn nhỏ mà phân tranh(không có nghĩa là có thể xúc pham nhau, cấm hiểu bậy)[bones][bones]. Đi vào vấn đề,hãy đưa ý kiến cá nhân,đừng cứ nêu tư cách cá nhân ra,trách chi người khác không nhìn vào đó mà bới móc[tongue]
Thắng,là hiểu vấn đề đầy đủ hơn,nắm được nhiều thông tin hơn,lý lẽ chặt chẽ hơn.Thua thì học hỏi.Không có khái niệm lỗi phải,chỉ là chưa rõ,cần xem thêm.Hết
そして...ale ale[bounce][bounce]

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Ba T8 22, 2006 1:09 pm
Viết bởi nes
Rất phù hợp với chủ đề của chúng ta, ở trong nước cũng đang tìm cách để chiến đấu với căn bệnh thành tích:...
---------------------------------------
(Dân trí) - Nói đến tiêu cực thi cử nguời ta nghĩ ngay đến căn bệnh thành tích, một căn bệnh tồn tại trong môi trường giáo dục với một khoảng thời gian khá dài. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một liều thuốc hữu hiệu nào để điều trị.

Trong thời gian gần đây, nhiều người tâm huyết với giáo dục nước nhà đang nỗ lực quyết tâm xoá dần tiêu cực trong thi cử, nhằm đánh giá lại đúng trình độ giáo dục nước nhà. Một trong những vấn đề xã hội nhắc đến nhiều nhất đó chính là căn bệnh thành tích.

Nghe thì có vẻ đây là một căn bệnh trong giáo dục, nó xuất hiện do có sự tồn tại của môi trường giáo dục. Nhưng không ít trong số những người tâm huyết với giáo dục đã khẳng định bệnh thành tích trong giáo dục không phải do giáo dục gây nên. Vậy nó bắt nguồn từ đâu?

GS Văn Như Cương từng nói: “Bệnh thành tích do thi đua mà ra. Vậy tại sao lại phải đặt ra phong trào thi đua? Mỗi giáo viên, nhân viên phải có trách nhiệm cụ thể và làm cho tốt trách nhiệm đó. Nhà nước trả lương cho họ làm việc này. Chẳng lẽ nếu không thi đua thì không cần cố gắng, làm cũng được mà không làm cũng được?”

Có lẽ đây là một cách nhìn khá sát về căn bệnh thành tích. Phong trào thi đua sẽ là một con dao hai lưỡi, nó có thể là động lực cho các cấp các ngành phần đấu nhưng nếu không khẳng định bằng chính sức mình thì nó sẽ là một bản báo cáo sai sự thật mà trong đó sẽ là những con số “giết” chết nền giáo dục nước nhà.

Thi đua là điều nên làm trong giáo dục. Song để phát động phong trào thi đua cần có những biện pháp cụ thể chứ không thể “nhập nhèm” như hiện nay.

Hiện tại chúng ta chỉ phát động phong trào cho từng địa phương và nêu ra định mức để phấn đấu mà chưa quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng. Điều này càng thể hiện rất rõ trong kì thi tốt nghiệp và đại học năm 2006. Sự chạy theo thành tích để báo cáo lên cấp trên đã đẩy những con số học sinh tốt nghiệp tú tài lên những con số cao ngất ngưởng trong khi thực tế là khá yếu kém.

Như vậy việc quản lý khâu chất lượng học tập của các em là điều rất quan trọng nó quyết định đến việc phát động thi đua trở thành tiêu cực hay là động lực phấn đấu.

Chất lượng học tập của các em sẽ dựa vào phấn lớn những người truyền đạt kiến thức. Do đó để có thể nâng cao chất lượng học tập cần phải có đội ngũ giáo viên tâm huyết, dám chấp nhận với thực chất lớp học mình đảm nhận để từ đó có phương pháp giảng dạy hợp lý.

Tuy nhiên điều khó khăn để triển khai đó là vấn đề sách giáo khoa và số lượng kiến thức trong sách. Sự sai sót khá trầm trọng trong sách trên cả phương diện biên soạn và in ấn gần đây đã làm cho công tác giảng dạy khá bế tắc, bên cạnh đó vẫn chưa có công cụ để giúp các thầy cô soạn giáo án hiệu quả ngoài cách sử dụng giáo án chép tay.

Vậy, để có thể điều trị bệnh thành tích cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành mà trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là người đứng đầu quản lý giám sát chất lượng giáo dục ở từng địa phương để có thể nắm vững rõ thực trạng và có biện pháp hỗ trợ sớm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học ở các cấp cơ sở.
-----------------------------
Theo www.dantri.com.vn



Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Ba T8 22, 2006 2:16 pm
Viết bởi Abchien
Xin được mạo muội góp vài lời(có thể là nông nổi).

Bệnh Sĩ hay Đua đòi thành tích theo mình là do một suy nghĩ đã ăn sâu vào cả văn hoá của Việt Nam từ thời xa xưa.Đó là tư tưởng "Vinh thân".
Tư tưởng này là sản phẩm của một xã hội "khoa cử" trong suốt hàng ngàn năm tại Việt Nam.

Chắc ai cũng biết câu: Nhất sĩ,nhì nông(Sĩ Nông Công Thương Binh).
Cơ cấu tổ chức xã hội không hài hoà,việc phân chia của cải không công bằng trong hàng loạt những thời đại phong kiến đã làm người dân "rút kinh nghiệm" là phải cố gắng ngoi lên ,chui vào trong chính quyền nhà nước.

Cho đến trước khi mất chính quyền về tay Pháp, xã hội Việt Nam vẫn còn là xã hội khoa cử.Ví như Tú Xương cả đời cũng chỉ vác cặp đi thi(con xin lỗi cụ Tú Xương),hay các nhà Nho khác,không ra triều chính được thì chỉ có nước nằm nhà ăn bám vợ,và bị coi là kẻ thất bại.Mà trong hàng ngàn năm,việc học chỉ là học chữ Nho học thơ phú...Ai cũng cố gắng học cho văn hay chữ đẹp để làm ông Cống ông Nghè.

Suốt thời kì chiến tranh,con người Việt Nam không có điều kiện để thay đổi lối suy nghĩ cổ truyền kia(nó chỉ tạm thời mất địa bàn hoạt động).Và rồi cơ chế bao cấp,tuy có cải tiến hơn so với cái xã hội thời phong kiến nhưng về cơ bản vẫn tiếp tục thúc đẩy cái tư tưởng ngoi lên cao cuả người Việt Nam phát triển.

Có căn bệnh thành tích bởi vì xã hội nhìn chung vẫn căn cứ trên thành tích để phán xét năng lực.
Nếu không có cách nào rõ ràng để nhìn nhận năng lực con người mà không chỉ nhìn vào thành tích và không hợp lí hoá cơ cấu phân chia lợi ích(hay nói đơn giản là giá trị lao động của con người được cân đo đúng đắn hơn) thì cái tư tưởng chạy theo thành tích kia còn lâu mới cải tiến được.

Lạm Bàn:
 Cùng với sự thay đổi tích cực về tỉ lệ thành phần kinh tế phi quốc doanh,cạnh tranh sẽ dẫn tới công bằng !
Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển của nhu cầu xã hội.Nhu cầu của xã hội thay đổi chính là động lực thay đổi lớn nhất cho tư tưởng con người rồi tới cơ chế giáo dục vân vân và vân vân..

[smile][smile][smile]

Re:Bàn về bệnh Sĩ

Đã gửi: Tư T9 27, 2006 10:29 am
Viết bởi mhuong
Thói xấu của người VN:

Một trong những thói xấu của người Việt Nam là rất sợ nói đến thói xấu. Dân mình “trẻ con” lắm, thích khen, ảo tưởng rất nặng trong tâm lý...” - nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, người đang quyết tâm “gói ghém” thói xấu của người Việt trong một cuốn sách, phát biểu.


Sau khi cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo bày tỏ ý định làm sách về thói xấu người Việt Nam nhưng chưa thành, đến lượt nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn quyết tâm cho ra mắt cuốn sách hứa hẹn hấp dẫn này.

Khai thác tài liệu về thói xấu người Việt Nam của các trí thức thế kỷ 19-20 đăng báo từ hơn 1 năm nay rồi bây giờ là làm sách. Tại sao ông đắm đuối câu chuyện này vậy?

Đó là việc đáng làm của một đời người, tôi muốn nhiều người khác cùng tham gia vì đây là vấn đề của xã hội. Tôi đang băn khoăn về tên gọi của đề tài. Thông thường thì gọi là thói hư tật xấu của người Việt Nam, nhưng thực ra nó là trình độ sống, trình độ làm người của người Việt Nam.

Người Việt quá nhấn mạnh tính độc đáo của mình, Việt Nam phải khác các nước, cái đó không đúng, cái chính là phải đo bằng tiêu chuẩn thế giới. Điều quan trọng bây giờ là tự nhận thức mình xem anh là người thế nào, anh là ai. Tất cả tương lai của dân tộc nằm trong hành động này.

Tôi rất thích câu của Tản Đà: Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con. Dân mình “trẻ con” lắm, thích khen, ảo tưởng rất nặng trong tâm lý. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng dân mình có bản lĩnh hội nhập. Tôi đọc lại lịch sử, không thấy thế. Với người nước ngoài, ban đầu mình e dè, ngại, nếu không muốn nói là kỳ thị, sau đó học lỏm, học không đến nơi đến chốn.

10 năm trước, khi nói về sự hội nhập của văn học Việt Nam với thế giới, tôi bị “đánh” tơi bời, họ cho là tôi vọng ngoại, thèm bơ sữa... Thành thật mà nói, dân mình kém bản lĩnh trong việc học tập nước ngoài mà lại dễ bị lừa. Sách vở vẫn dạy người Việt Nam yêu thiên nhiên lắm, nhưng cái yêu ấy lại giết chết thiên nhiên, như Chùa Hương, như Vịnh Hạ Long...


Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn


Tại sao ông không viết một cuốn riêng mà lại tầm chương trích cú từ các tờ báo đầu thế kỷ trước?

Nhiều người không thân nhau nhưng vì khen nhau nên chơi với nhau. Tôi viết phê bình xong thì mất bạn. Một trong những thói xấu của người Việt Nam là rất sợ nói đến thói xấu. Tôi cho rằng khi tôi nói về những thói xấu của anh, anh sẽ tiếp cận tôi hơn, và điều đó chứng tỏ sự trưởng thành.

Nhưng thực tế, rất nhiều người chăm chăm khoe mình. Cách đây khá lâu, tôi đặt vấn đề này, có vị trí thức bảo tôi: Chưa đến lúc cần. Trong phê bình, tôi bị cho là người thiếu nhân hậu, tâm địa xấu xa, chỉ thấy cái xấu của người.

Cả xã hội đóng băng trong sự tự khen thưởng. Cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo cũng có lần bày tỏ ý định viết sách về thói xấu người Việt, nhưng chưa ai làm cả.

Tôi chưa đủ uy tín để đứng ra làm một cuốn riêng, dễ bị bài bác, đành trích dẫn các cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim... Lâu nay, chúng ta chỉ biết Phan Bội Châu đánh Pháp ra sao, xuất dương, Đông du thế nào, còn những tài liệu cụ chê dân mình mất đoàn kết, tầm nhìn hẹp, học để kiếm gạo... đều không nhắc tới.

Còn Nguyễn Trường Tộ, người ta chỉ thấy tế cấp bát điều của cụ thôi, chưa thấy cách cụ đã đo người Việt Nam bằng cái con mắt thế giới. Cụ Phan Chu Trinh cũng nói về dân tộc mình rất nặng nề.

Có bao giờ ông nghĩ tới công việc như ông Bá Dương (Đài Loan), đánh mạnh vào tảng băng trì trệ tự thỏa mãn, kém phản tỉnh?

Tôi cho rằng trí thức phải như thế. Trung Quốc không chỉ có ông Bá Dương đâu. Lý Tốn Ngô từ trước năm 1949 đã viết: “Đọc lịch sử Trung Quốc toàn thấy mặt dày và tim đen”. Cuốn này được nước ngoài đọc rất nhiều, ngang Binh pháp Tôn Tử. Vừa rồi, tôi lại đọc được 2 cuốn rất hay: “Trung Quốc dân tộc tính” và “Trung Quốc nhân cách bệnh thái phê phán”, tập hợp các bài viết từ đại lục, Hong Kong, Đài Loan lẫn người nước ngoài.

Tôi yêu một đất nước hơn, khi hiểu cái xấu của họ. Nhiều người nước ngoài nói: người Việt ít có khả năng đặt mình vào vị trí người khác. Tức là tri kỷ chứ không tri âm, hai kẻ nói chuyện với nhau như hai người điếc. Tục ngữ nói “thương người như thể thương thân”, nhưng dân ta sống với xã hội rất kém, vứt rác ra khỏi nhà là coi như xong, tắc đường là cứ đâm lên không thua ai cả.

Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, thói xấu nào là sự ngáng trở nguy hại nhất?

Tùy tiện, thiếu khả năng hợp tác, và như Vũ Trọng Phụng đã nói: Mọi tư tưởng từ ngoại quốc đến Việt Nam đều bị làm hỏng. Nhưng thói xấu lớn nhất vẫn là sợ người khác nói xấu mình. Làm ăn với nước ngoài mà cứ lấy tinh vặt (ranh ma, khôn vặt) làm kế sinh lãi. Tôi rất không đồng ý với cuốn “Thần đồng đất Việt”, vì trong đó toàn ca ngợi cái tinh vặt, láu cá của người Việt khi làm ăn với ngoại quốc. Cái đó không đáng tự hào.

Trong số các thói xấu của người Việt, có những thói xấu mà chỉ tại Hà Nội mới “phát huy rực rỡ” như tuyên ngôn ở quán xá vỉa hè, khinh người, chửi thề văng tục. Ông nghĩ thế nào?

Ở Việt Nam có nhiều cái mà nó chưa thành chính nó. Đô thị Việt Nam chưa phải đô thị. Hà Nội xưa là cái chợ bên cạnh dinh đồn, chứ không phải đô thị như phương Tây. Hà Nội tạp nham và chưa bao giờ nó là nó cả, không trở thành chính mình và quá lép vế.

Ngoài phần trích dẫn các nhà trí thức thế kỷ 19, nghe nói ông còn có in cả phần nghiên cứu riêng trong cuốn sách này?

Bên cạnh trích dẫn, việc chú giải rất quan trọng, bởi cũng chữ ấy hồi trước hiểu khác bây giờ nghĩa khác. Chẳng hạn “nhân sự” bây giờ có nghĩa là việc tổ chức cán bộ ở cơ quan, đơn vị, nhưng thế kỷ trước lại có nghĩa là “việc đời”.

Một mặt, tôi đọc lại “Đại Nam thực lục”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Việt sử thông giám cương mục” để thấy lịch sử nói gì về thói hư tật xấu của người Việt. Tôi hệ thống lại, xếp từng thói xấu vào từng phạm trù văn hóa, so sánh với các quốc gia.

Phải phân biệt sức sống và trình độ sống. Không phải con người là sống thế nào cũng được, quan trọng là anh làm việc cống hiến thế nào, có phát minh nào cho nhân loại. Dĩ nhiên, tôi phải đọc thêm triết học, nhân học, xã hội học... Có lẽ 2-3 năm nữa mới phát hành được cuốn sách, khoảng 200-300 trang. Có một Việt kiều từng viết sách về thói xấu người Việt Nam, nhưng chắc chắn sách tôi sẽ hấp dẫn hơn, vì thu hút được nhiều tài liệu của các trí thức lớn.

Đọc và viết về thói xấu, ông có thấy nản không?

Không. Bởi không còn con đường nào khác. Tôi rất thích câu của nhà văn Nga Sêkhôp: “Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào...”