Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Sáu T7 14, 2006 7:18 pm
Viết bởi huyhoang03
Có một người Nhật hỏi mình về ý nghĩa của các từ trong câu thơ
  "Trăm năm trong cõi người ta..."".
Mình cũng không hiểu rõ lắm,không biết nghĩa có phải là ""trong cuộc đời con người..." không nhỉ.Mong anh chị em giải thích dùm[smile]

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Sáu T7 14, 2006 10:33 pm
Viết bởi Tuan
  "Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau."

Nếu hiểu "trăm năm" là 100 năm tuổi thì có lẽ không hiểu đúng chữ Truyện Kiều.
 Vì sau "trăm năm" còn có “cõi người ta”. “Cõi người ta” sao lại chỉ “trăm năm”?
Có lẽ phải hiểu "trăm năm" là từ xưa đến nay: “Xưa nay trong cõi người" hoặc "trong cuộc đời này,trong xã hội này từ xưa đến nay."
[tongue]

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Bảy T7 15, 2006 11:11 am
Viết bởi BuOnChOSoPhaN
    Theo em nghĩ thì để tìm hiểu vấn đề này truớc hết cần liên hệ đến cả phần bản thảo của Truyện Kiều và các tác phẩm khác cũng như quan niệm của từ "trăm năm" trong văn học và trong dân gian từ xưa đến nay.
 
    Truớc hết về 4 câu đầu tiên trong Truyện Kiều:

       Trăm năm trong cõi nguời ta
   Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
       Trải qua 1 cuộc bể dâu
   Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

    Ta nên hiểu nghĩa của cụm từ "cuộc bể dâu" như thế nào? Bể ở đây là biển cả, còn dâu là nuơng dâu. Cụm từ trên đuợc hình thành bởi 1 triết lí của Phật giáo về "Thuơng hải, tang điền". Anh em Đông Du học kanji ai cũng biết tang điền nghĩa là ruộng dâu, còn từ thuơng chỉ ghép vào từ hải cho hợp với từ tang để trở thành "tang thuơng mà thôi. Có câu rằng "Tam thập niên vi nhất, thương hải biến vi tang điền", nghĩa là trong 30 năm, thì biển cả biến thành nuơng dâu, và 30 năm sau nữa thì nuơng dâu biến thành biển cả. Vậy ta hiểu 30 năm ở đây nghĩa là 1 vòng biến dổi của trời đất, nếu hiểu theo nghĩa hiện đại hơn 1 chút thì là 1 vòng biến đổi của xã hội.

      Trở lại với 4 câu đầu của Truyện Kiều. Nếu coi 2 câu lục bát trên là 2 câu đối nhau, thì ta sẽ có 1 vế đối:

    Biến cố trong 1 đời nguời(100 năm)<====> biến đổi theo chu kì của xã hội ( 30 năm)

 ===> Con nguời sống trong 100 năm phải chịu nhiều sóng gió<====>xã hội trải qua chu kì 30 năm có nhiều biến đổi.

    Vậy ta có thể hiểu 100 năm ở đây là 100 năm của 1 đời nguời [lol]


    Tiếp đến là phần liên hệ với các câu thơ khác trogn Truyện Kiều:

     Nguời đâu gặp gỡ làm chi
 Trăm năm biết có duyên gì hay không

  Câu này thì hẳn không cần bàn cãi nhiều, ai cũng có thể hiểu 100 năm ở đây là cuộc đời của 1 con nguời, rằng trong 100 năm cuộc đời ấy, sẽ có duyên gì với nhau hay không.

  Mở rộng ra với các thành ngữ trong dân gian, ta sẽ thấy có những câu như: Khi đi đám cuới thì nguời ta chúc "trăm năm hạnh phúc", khi đi chúc thọ nguời ta chúc " chúc kụ sống lâu trăm tuổi", "bách niên giao lão"......

  Vậy ở đây ta có thể hiểu "trăm năm" trong " trăm năm trong cõi nguời ta" có nghĩ là trong cuộc đời của 1 con nguời.
[rolleyes][rolleyes][rolleyes]


Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Bảy T7 15, 2006 1:47 pm
Viết bởi huyhoang03
Cảm ơn ý kiến đóng góp của forever và songcancuocdoi.Như vậy vẫn có 2 ý kiến khác nhau,theo mọi người câu thơ này còn có thể hiểu theo cách khác không?
Rat mong nhận được ý kiến!

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Bảy T7 15, 2006 1:50 pm
Viết bởi huyhoang03
Xin lỗi Buonchosophan, vừa nãy viết nhầm tên!本当にごめんなさい!

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Bảy T7 15, 2006 2:50 pm
Viết bởi NgaoTu
Các giải thích của các bạn khá lô-ríc.
Xin góp vui thêm 1 hướng suy nghĩ khác:

   Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
   Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng


Xin được bắt đầu với xuất xứ của truyện Kiều.
Nguyễn Du viết Kiều dựa trên cốt truyện " Đoạn trường Tân Thanh" _ một truyện của Trung Quốc.( truyện Kiều được viết trong thời nhà Thanh, có lẽ cũng nằm trong thời đại trước Nguyễn Du vài chục năm là cùng)

Để nhìn về chữ Trăm năm tệ hạ xin đề cập tới chữ Khéo là ở câu thứ 2.
Khéo là = có lẽ là
Một câu không mang nghĩa khẳng định hoàn toàn ----> Các nho sĩ của ta thường chọn một cách nói khiêm tốn,và ít khi khẳng định.
Thêm vào đó là chữ Người ta
Phải chăng chính xác là:
Người,Ta = cõi người và cõi ta:-->xã hội người (Trung Quốc) và xã hội ta (Việt Nam)

Ở đây, đặt vào bối cảnh câu thơ và xuất xứ truyện Kiều, ngu hạ xin diễn giải là:

(Về khách quan cũng như lâu dài xưa nay thì không biết thế nào nhưng..)
Trong những điều mà Nguyễn Du đã trải nghiệm qua ở xh VN,và cả trong xh khác(TQ) trong mấy thời đại gần đây thì Tài và Mệnh thường kị nhau.

-->Trăm năm ở đây chỉ về thời đại Nguyễn Du sống lúc đó và trước đó 1 tí.Câu thơ thứ 2 có thể thấy là một lời than vãn về thời đại đầy ngang trái.
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau

Tiếp xuống 2 câu thơ dưới

Trải qua 1 cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng


Nguyễn Du viết Truyện Kiều khi đã ngoài tuổi 50 (với tuổi thọ trung bình của dân ta thời đấy là khoảng 47 tuổi)cái tuổi được coi là Thượng Thọ ở Nghệ An, cho nên cuộc bể dâu ở đây có thể hiểu theo nghĩa hẹp là cuộc đời trải nghiệm của ông.

Vài ý kiến vui cho mọi người tham khảo.


[grin][grin][grin]

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Chủ nhật T7 16, 2006 3:48 pm
Viết bởi tathoan2003
Kiến giải của 3 bạn trên đây vô cùng sâu sắc, khiến cho tại hạ, tuy thân là con cháu của Nguyễn Du ( bà nội của tại hạ là cháu trực hệ 7 đời của Nguyễn Du) cũng cảm thấy như được mở rộng tầm mắt, thấy rất làm cảm kích.Vô tình tối hôm qua tại hạ nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, tự xưng là cụ đồ Tiên Điền kể về mấy vần thơ như thế này, không biết có làm tham khảo được không .
Nguyễn Du vốn là 1 nhà nho có tài, xuất thân trong gia đình quí tộc, đã từng làm quan cho chúa Trịnh, nhưng do thời cuộc không thuận nên phải từ quan về ở ẩn  lúc cuối đời. Đó cũng là thời gian ông đã làm bài thơ này. Tuy là bài thơ mượn truyện Trung Quốc nhưng cũng chính là tâm trạng , cuộc đời thực của Nguyễn Du..
Trước hết ta phải để ý trong thơ Nguyễn Du thì cứ 1 câu 6 và 1 câu 8 tạo thành 1 câu văn hoàn chỉnh nên ta phải hiểu theo từng cụm 6-8 một .Bắt đầu từ 2 câu đầu  
       Trăm năm trong cõi nguời ta
  Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Vốn trước đây, có người thiếu hiểu biết đã vội trách Nguyễn Du chữ "người ta"thực sự chỉ ám chỉ con người nói chung mà thôi, thêm chữ "ta" vào  là 1 cách ghép vần lộ liễu cho chữ "là " ở dưới, nhưng  nếu suy luận ta sẽ thấy ngay 1 "cao thủ " thơ Nôm  như ông không thể để viết phần mở bài chuệch choạc như vậy đuợc. "người  ta "= "người"+ "ta". 2 chữ này ám chỉ bản thân mình và những nguời xung quanh khác, 1 cách rộng rãi hơn là con người nói chung, bao hàm tất cả. Hiểu được  "người ta " thì ta sẽ hiểu ngay được  "trăm năm" ở đây chính là ám chỉ 1 đời người , trong cuộc đời mà chính ông đã trải nghiệm và trong cuộc đời của những người như Thuý Kiều , ông nhận ra rằng chữ Tài và Mệnh thường nghịch nhau. "trăm năm" không thể hiểu theo nghĩa là xã hội rộng lớn được (vì như vậy thì làm gì có khái niệm  "xã hội " của mình và của người xung quanh được [grin] )
Diễn giải về chữ "người " và "ta" ở đây của ABC khá thú vị , nhưng có vẻ không hợp với thực tế tác giả lắm . Cũng giống như lần trước tại hạ có lần tranh luận với  Okajip, ABC ắt hẳn là người yêu nước thương nòi , nên chữ ta theo anh nghĩ có tầm cả đất nước , "nước ta rừng vàng biển bạc ". Nhưng với Nguyễn Du, người bất mãn với thời cuộc, bản thân hoàn cảnh đất nước lúc này đang loạn lạc "Trịnh Nguyễn " phân tranh , nên  suy đoán tâm lí thì chữ ta ở đây hiểu theo nghĩa bản thân mình có lẽ hợp lí hơn .
2 câu tiếp theo đã nói rất rõ điều này , chữ bể dâu ở đây cũng được hiểu theo nghĩa là đời người, đời nguời mà chính tác giả trông thấy , trải qua....
 Sau khi tỉnh cơn mơ tại hạ thấy vã hết mồ hôi, nên vội vàng lên đấy dãi bày đôi điều, nếu có múa rìu qua mắt thợ thì cũng xin lượng thứ [evil] 1 hồi sau lục lại trí nhớ của tại hạ thì theo chú giải của quyển sách " Tuyển tập thơ Nôm Nguyễn Du " mà tại hạ đã mua được trong 1 lần viếng mộ cụ Nguyễn Du thì "trăm năm " và "bể dâu " đều ám chỉ 1 cuộc đời . Về thân phận Nguyễn Du, cuối đời ông bị bắt buộc phải ra làm quan. trong 1 lần đi sứ ông gặp 1 trận dịch lớn ở Trung Quốc và mất luôn tại đó . Thật đáng tiếc !!![frown][frown][frown]

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Chủ nhật T7 16, 2006 5:42 pm
Viết bởi President
Giải thích như cụ đồ Tiên Điền thì chữ "cõi" có vẻ không được chuẩn lắm, bởi "cõi" bao hàm 1 nghĩa rộng về quy mô (cõi trần gian, cõi thiên thai[tongue]...)
Nếu thay chữ "cõi" bằng chữ "kiếp" thì có lẽ mới đúng là ám chỉ cá nhân Nguyễn Du được.

[lol][lol][lol]

Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Chủ nhật T7 16, 2006 6:45 pm
Viết bởi enjuku
Ok,thử đặt chữ kiếp vào trong câu này:
   Trăm năm trong kiếp người ta
 Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Chữ kiếp thường đi với kiếp người,kiếp trước,kiếp sau,mà cũng có khi là kiếp trâu,kiếp bò,"m.kiếp",khốn kiếp[grin].Có lẽ do tính chất có quá nhiều nghĩa này mà Nguyễn Du đã không dùng vào câu trên[lol]
Thêm lý do nữa: chữ "kiếp" do có dấu “sắc” nên nghe có vẻ bạo lực,đọc phải hít mạnh vào rồi tống ra một mớ hơi, xong rồi ngắt ngay lập tức,còn chữ "cõi" có dấu ngã,ngân nhẹ nhàng,khi đọc-nếu ai có hơi dài thì cứ từ từ nhả ra,lả lơi,thanh thoát hơn[lol][lol]
(ngu ý)



Re:Giai dap dum thac mac

Đã gửi: Chủ nhật T7 16, 2006 7:38 pm
Viết bởi huyhoang03
Thật xin cảm tạ cao kiến của các vị cao tăng,bần tăng đọc xong mà như mở rộng tầm mắt.[bounce][bounce][bounce] Câu thơ tuy ngắn nhưng ý tứ sâu xa. Qua đây mới thấy ĐD nhân tài như lá mùa thu,các vị cao tăng ai cũng có cái cảm nhận hay riêng của mình.Vấn đề được hạ xuống nâng lên một cách uyển chuyển,lời văn có cánh lại không "đụng hàng".
   Bần tăng thiết nghĩ, còn rất nhiều vị cao tăng khác muốn cho cao kiến,nên  mong được nhận sự thỉnh giáo!!![nonsense]