Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ôi !! Tuyển sinh đại học.

Đã gửi: Năm T8 28, 2003 9:53 pm
Viết bởi forward
Thấy gì từ lời kêu cứu của một nữ sinh đạt 23 điểm vẫn trượt đại học?



Một nữ sinh Phan Lệ Phương – thành phố Nam Định gửi thư kêu cứu. Cô kể, cô là một học sinh giỏi, điểm tổng kết cao nhất lớp, thi tốt nghiệp đạt loại giỏi, nhưng tấn bi hài kịch Đại học lại giáng thẳng vào đầu cô: cô thi đạt 22 diểm trần cộng 1 điểm ưu tiên khu vực, tổng cộng là 23 điểm, nhưng cô vẫn trượt đại học!


Số là, Khoa Văn ĐHSP Hà Nội, nơi cô đầu tư nguyện vọng (NV1), lấy điểm chuẩn khu vực 2 là 24 điểm, cô thiếu vừa đúng1 điểm, trong khi, những TS ở các khu vực ưu tiên khác chỉ cần đạt 19 điểm trần cộng thêm5 điểm ưu tiên là có thể ung dung bước vào cổng trường ĐH này.



Trường ĐHSP 2 Hà Nội, nơi cô đăng ký NV2, theo như cô viết, lấy 23 điểm, nhưng cô không được cộng ưu tiên, nên vẫn trượt. Cuối bức thư cô thốt lên đau đớn: "Sao lại có sự bất công như thế?".



Những người có trách nhiệm đã trả lời bức thư của cô.



Ông Đinh Quang Báo, Hiệu trưởng ĐHSP Hà Nội: Rất tiếc nhưng...



Tôi phải khẳng định luôn là thí sinh (TS) này thi được 22 điểm trần là rất giỏi, nhưng khoa Văn tuyển 24 điểm nên cô đã không trúng tuyển. Đây là bài toán luôn luôn đặt ra cho các TS cân nhắc và lượng sức mình trước khi đăng ký NV 1 và 2.



Tôi thật sự tiếc khi tuột khỏi tay mình những học sinh giỏi như thế. Nếu trong trường hợp này TS Phan Lê Phương chọn đăng ký NV2 là một khoa lấy điểm thấp hơn thì cô vẫn được vào học tại ĐHSP Hà Nội, nhưng rất tiếc, cô lại không làm như thế.



Thi cử là thi cử mọi TS đều phải tuân theo quy luật nghiệt ngã của cuộc chơi. Riêng trường hợp cô phản ánh đã không được cộng điểm tại ĐHSP 2 thì cần xem lại.



Ông Nguyễn Văn Mã, Phó Hiệu trưởng ĐHSP II: ĐHSP II không có quy định riêng!



ĐHSP II không có quy định riêng nào cả, mọi TS vẫn được lấy theo khu vực như các ĐH khác trên cả nước. Khoa Văn, khu vực 2, lấy TS NV1 đạt 20 điểm trần; NV 2 cộng thêm 3 điểm là 23 điểm trần; nếu tính theo cách cộng điểm của TS Phan Lệ Phương và ngoài xã hội thì phải lấy tới 24 điểm nên PLP chỉ đạt 22 điểm trần, cộng thêm 1 điểm ưu tiên khu vực là 23 điểm, tính theo cách nào cô cũng không đỗ.



Lời khuyên của tôi đối với các TS sẽ thi ĐH năm tới là ngoài việc tích cực học (đặc biệt trong tình hình đề thi có xu hướng cơ bản như hiện nay) còn phải biết lựa chọn trường đúng năng lực, sở trường nữa.



Ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng Đại học, Bộ GD-ĐT; Phó trưởng Ban Chỉ đạo thi tuyển sinh: TS Phan Lệ Phương vẫn còn NV3, những xin cẩn thận!



Rất tiếc cho trường hợp của Phan Lệ Phương và các TS có hoàn cảnh tương tự nhưng theo quy chế, để đảm bảo sự ổn định, không có ngoại lệ, vì vậy, trong trường hợp này không thể làm gì khác được.



Đáng ra các TS phải biết tổng hợp thông tin có được từ trường học, thầy cô bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng để chọn NV 1 ở những trường mà mình có khả năng đỗ cao nhất đồng thời chọn NV2 vào các trường tốp giữa thì chắc chắn sẽ đỗ.



Trong trường hợp này Phan Lệ Phương đã tự chọn ngành học, trường ĐH theo sở trường và NV riêng của cô nên cô phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn này.



Tuy nhiên PLP và các TS khác có điểm cao hiện vẫn đang đứng ngoài cổng trường ĐH còn có cơ may cuối cùng là những ngành trong các trường ĐH, CĐ xét tuyển NV3. Mong các TS lần này suy nghĩ kỹ hơn trên cơ sở thông tin đầy đủ hơn đăng ký xét tuyển NV3 với cơ hội lớn nhất.



Nhân đây tôi cũng xin được nhắc các TS trúng tuyển NV 1 và 2 sẽ lấy giấy báo trúng tuyển tại các đơn vị đăng ký dự thi là các trường THPT. Những TS không trúng tuyển 2 NV trên có nhu cầu xét tuyển NV3 xin gửi giấy báo điểm (duy nhất có dấu đỏ), ngoài phong bì có ghi rõ họ tên, địa chỉ, gửi qua đường bưu điện đến trường có xét tuyển NV3 và chờ đợi kết quả xét tuyển.



Cộng điểm ưu tiên - sẽ xem xét lại vào năm tới



Không chỉ tại một trường ĐH, chúng tôi thấy danh sách trúng tuyển dày đặc diện ưu tiên, thậm chí có phòng thi chỉ có 2 TS không được cộng điểm ưu tiên. Điều này đã dẫn đến hiện tượng là có TS chỉ đạt 8 điểm trần và 1 trong 3 môn thi đạt 1điểm, cộng thêm 5 điểm ưu tiên vẫn được vào ĐH...



Về việc này, ông Bành Tiến Long cho biết: Đây là chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các diện ưu tiên, chính sách. Tuy nhiên, vấn đề sẽ được xem xét lại vào năm tới.



Một cách giải mọi rắc rối của bài toán tuyển sinh: Tất cả các TS giỏi được vào ĐH



Một giáo sư đã làm quản lý giáo dục trong nhiều năm và là lãnh đạo của một trường ĐH đã gợi mở một phương án tuyển sinh: Phương án tuyển sinh hiện nay đã có tiến bộ nhưng không giải quyết được hàng loạt vấn đề, trong đó có hiện tượng thí sinh ảo hay hiện tượng như trường hợp em Phan Lê Phương trên đây, trong khi nhiều thí sinh điểm rất thấp lại được vào Đại học.



Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết mọi vấn đề là: Một đầu mối tổ chức thi chung đề, chung đợt như hiện nay nhưng việc đăng ký NVcủa TS và xét tuyển của các ĐH chỉ xảy ra sau khi TS được công bố điểm.



Khi các TS có được điểm trong tay sẽ tự nộp đơn xét tuyển vào các trường. Lúc đó, các trường ĐH phải tự xếp bậc - theo uy tín đào tạo của mình đế định ra điểm chuẩn.



Ở Mỹ, ĐH Harvard chỉ lấy 2.700 đơn vị điểm trở lên; ĐH Indiana lấy từ1 700 điểm, các ĐH khác thấp hơn theo thứ tự uy tín... Vì sao chúng ta không làm như vậy?



Làm như vậy sẽ tránh được quả tù mù may rủi xét tuyển hiện nay khiến nhiều TS đạt điểm cao vẫn phải đứng ngoài trường ĐH, trong khi nhiều TS điểm thấp lại được học làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chất lượng cán bộ sau này