Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Về vụ kiện cá Basa

Đã gửi: Sáu T7 25, 2003 6:02 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Nhờ anh chị bạn nào có những kiến thức về kinh tế hay pháp luật hãy cùng cho ý kiến.

Nếu bạn nào không theo rõi tin tức này tưd đầu có thể xem tại www.vnn.vn hay www.vnexpress.net

''Lobby không phải là chiếc bùa hộ mệnh trong vụ kiện cá tra''
14:41', 21/6/ 2003 (GMT+7)  
 
Việt Nam có thể thua trong vụ kiện này.
'Tôi không khẳng định việc VN thất bại trong vụ kiện cá basa là không sử dụng lobby mà tôi khẳng định VN không thể thắng kiện dù có dùng lobby. Vấn đề là ta phải dùng lobby để dàn xếp vụ việc ngoài toà án, tìm phương thức giải quyết cho các bên đồng có lợi''. TS. Bùi Kiến Thành, Chuyên gia kinh tế cao cấp Công ty Tư vấn Phát triển đầu tư thương mại Mỹ, đã trả lời như vậy trong cuộc tranh luận trực tuyến với độc giả VietNamNet sáng nay (21/6).


 


 
Tiến sĩ Bùi Kiến Thành tại tòa soạn VietNamNet.
Trước đó, trả lời phỏng vấn của VietNamNet, TS. Thành cho rằng, tính đến thời điểm này, các DN Việt Nam đã "không còn phương pháp nào khác để thay đổi cục diện, dù chúng ta có bỏ ra 10 triệu USD để thuê luật sư, vì không tổng thống, bộ trưởng nào dám chống lại chế độ phổ thông đầu phiếu". Vậy, yếu tố lobby đóng vai trò như thế nào trong vụ kiện? Trên thế giới, đã có những vụ kiện nào mà bên bị giành thắng lợi nhờ vận động hành lang? TS. Bùi Tiến Thành sẽ giúp độc giả hiểu hơn về vai trò quan trọng của yếu tố này trên mạng VietNamNet.

Buổi bàn luận trực tuyến về vụ kiện cá tra, basa với Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản kiêm Chủ tịch VASEP Nguyễn Thị Hồng Minh sẽ tạm hoãn, do sáng nay, lãnh đạo ngành thuỷ sản sẽ báo cáo lên Chính phủ về diễn biến vụ kiện.

Sau đây là nội dung cuộc tranh luận

Hoàng Dương - Nam 34 tuổi - TP.HCM
- Nhiều người cho rằng, ở Mỹ, hình thức để đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá tốt nhất là nên thuê lobby (vận động hành lang). Có phải tại Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong việc này nên nhiều khả năng chúng ta sẽ thua trong vụ kiện cá tra, basa không?  
- Có thể nói không chỉ vụ kiện cá basa mà còn rất nhiều vụ tranh chấp khác ở Mỹ có thể tránh ra toà an để xử lý mà có thể dàn xếp tốt qua sử dụng lobby. Ví như vụ cá basa, khởi đầu từ 9/2001 bằng một dự luật do các đại biểu miền Nam nước Mỹ trình QH để tránh dùng từ Catfish cho việc mua bán cá basa trên thị trường MỸ. Vì đâu mà các ĐB QH Mỹ lại có hành động này? Chính vì họ đã bị áp lực của các lobby của tập đoàn nuôi cá da trơn của Mỹ buộc họ phải có tác động tới QH Mỹ ra nghị quyết cản trở nhập cá basa vào Mỹ. Như vậy, khởi thuỷ việc khởi kiện cá basa là do tác động của lobby để bảo về quyền lợi kinh tế của hiệp hội nuôi catfish ở các tiểu bang Mississipy, Lousiana, Askansa, Alabama. Các Đb Qh Mỹ, nhất là Hạ viện phải ra ứng cử theo định kỳ 2 năm một lần thì phải rất thận trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cử tri đơn vị mình. Thắng thua trong việc bầu cử của Mỹ chỉ có khoảng cách vài nghìn hay vài trăm phiếu, ví như trường hợp của ông Bush chỉ thắng Al Gore trên dưới 300 phiếu ở bang Florida. Vì vậy các ĐB các tiểu bang miền Nam kể trên không thể không bênh vực cho quyền lợi của các tập đoàn nuôi cá catfish. Nói rộng ra, cả TT Bush cũng không thể không quan tâm đến những lá phiếu của cộng đồng nuôi cá catfish vì trong năm nay đã bắt đầu khởi sự việc tranh cử TT sẽ được thực hiện trong năm tới.

Lê Vân - Nam 32 tuổi - quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Tôi không nghĩ cứ sử dụng lobby là chúng ta đã thắng lợi, vì số nghị sĩ Mỹ ủng hộ các DN Việt Nam không nhiều, và họ conf lo giữ cái ghế của mình. Vậy, song song với lobby, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào khác nữa?.
- Sử dụng lobby không phải chỉ để ảnh hưởng đến các nghị sĩ ủng hộ cho DN Việt Nam. Trong trường hợp cá basa và trong bối cảnh hiện nay, việc dùng lobby để tạo sức ép không còn kịp thời nữa, nhưng ta có thể dùng lobby để tạo điều kiện thương thảo với tập đoàn nuôi catfish, tức là tập đoàn đương đơn kiện VN. Mục đích ở đây là tạo một hoàn cảnh mới để có thể giải quyết vấn đề ngoài cách quyết định của tòa án. Hiện nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ còn đến ngày 31/7 để ra quyết định cuối cùng về việc nhập cá basa vào Mỹ có tác động tới quyền lợi của cộng đồng người nuôi catfish ở Mỹ hay không. Nếu không có dữ kiện gì mới, chắc chắn Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) sẽ có quyết định xác định án lệnh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Như vậy, sự kiện mới mà ta có thể đề xuất là gì? Làm sao có thể bảo vệ được quyền lợi của cộng đồng nuôi catfish Mỹ đồng thời xuất khẩu được cá basa sang Mỹ? Phía VN có sáng kiến gì để hai bên cùng có lợi? Ta có thể đưa những đề xuất gì mà phía Mỹ bắt buộc phải quan tâm, vì quyền lợi kinh tế của cộng đồng nuôi catfish Mỹ. Với những sáng kiến đấy, tổ chức lobby có thể giúp cho VN thương thảo với tập đoàn nuôi cá nheo Mỹ; đồng thời, đề xuất với USITC cách giải quyết thích hợp.

Hoàng Bảy - Nam 54 tuổi - Châu Đốc, An Giang
- Xin hỏi một câu riêng tư, tại sao ông lại quan tâm đến vụ kiện này, từ bao giờ? Theo cá nhân ông, nếu sử dụng yếu tố lobby ngay từ đầu, liệu chúng ta có thắng kiện? Nếu chúng ta đã gia nhập WTO, cơ hội thắng có nhiều hơn không?.
- Tôi đã quan tâm đến vấn đề cá basa ngay từ tháng 9/2001 khi các ĐB QH miền Nam nước Mỹ đưa ra các nghị quyết ngăn cản việc nhập khẩu cá basa vào Mỹ. Tôi đã có trình bày một số ý kiến cho các nhà lãnh đạo VN và đã có đề xuất việc sử dụng lobby để tìm giải pháp tránh các vụ kiện mà chúng ta không thể thắng được. Như mọi người đều biết, các vụ kiện trước Bộ Thương mại Mỹ kết quả hơn 90% đều nghiêng về phía Mỹ. Vì vậy thay vì lao mình vào "cõi chết" ta nên tìm con đường sống bảo vệ quyền lợi của ta và đồng thời tạo điều kiện cho cả đối phương đồng có lợi. Bên Mỹ thuật Mỹ gọi là (Win - Win Situation: Mọi người đều thắng không có kẻ bại).

Việc gia nhập WTO không có ảnh hưởng gì đến kết quả của vụ tranh chấp này. Các bạn còn nhớ cách đây không lâu Mỹ đã đánh thuế 30% lên sắt thép của Châu Âu xuất qua Mỹ, bất chấp công ước quốc tế và những điều khoản của WTO. Tuy rằng, Mỹ bị xử phạt rất nặng nhưng Mỹ không hề lui bước trước việc đánh thuế để bảo hộ cho ngành sắt thép của mình.

Thanh Hảo - Nữ 26 tuổi - haotran1012@yahoo.com
- Thưa ông, đến thời điểm này, khi DOC đã ra quyết định với mức thuế cao như vậy, liệu các Việt Nam có lật lại được thế của mình hay không? Chúng ta có thể trông chờ gì từ phán quyết cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ ITC?  
- Nếu các DN VN cứ việc tiếp tục với phương thức kiện cáo hiện nay thì không có một gải pháp nào tránh quyết định của USITC, và lật lại được thế của mình. Khả năng duy nhất là tìm phương thức thương lượng, tuy rằng đã quá trễ. Làm thế nào để đưa ra cho phía Mỹ một đề xuất mà người ta không thể từ chối được hay là người ta bắt buộc phải quan tâm, ví dụ: Trong cuộc chiến này, quyền lợi của cộng đồng nuôi catfish Mỹ là yếu tố chính, vậy ta có phương thức gì để phát huy quyền lợi của cộng đồng này, đồng thời, bảo vệ hay phát huy quyền lợi cảu cộng đồng người nuôi cá basa VN? 4 tiểu bang Missisisipi, Loussiana, Arkansas, Alabama có rất nhiều con sông lớn, không kém gì Tiền Giang, Hậu Giang của Việt Nam, hoàn toàn có thể phát triển nuôi cá basa được.
Ví thử, Việt Nam đề xuất với phía Mỹ rằng hai bên sẽ hợp tác với nhau đề phát triển nghề nuôi cá basa trên sông Missisisipi, Missouri, Tennesi và xuất khẩu sản phẩm này ra khắp thế giới với thương vụ lên hàng tỷ USD, thì liệu phía Mỹ có quan tâm hay không? VN có khả năng xuất khẩu kỹ thuật nuôi và liên doanh đầu tư với Mỹ, phát triển, tạo công ăn việc làm cho một số lớn lao động Mỹ trong vùng bị ảnh hưởng trong vụ kiện này.  

Thanh Thu - Nữ - mthu74@yahoo.com
- Thua ong, trong tra loi phong van cua VietNamNet, ong to ra la nguoi kha am hieu ve lobby? Vay, ong co the cho vi du ve nhung vu kien chong ban pha gia nao ma ben bi gianh thang loi, trong do, chu yeu la nho van dong hanh lang?
- Lobby không phải để thắng kiện mà là để dàn xếp tránh thua kiện. Ví dụ như các tập đoàn công nghệ ôtô Nhật trong những năm 70, 80 bị các tập đoàn công nghệ ôtô Mỹ chuẩn bị ngăn chặn việc nhập ôtô Nhật vào Mỹ vì lúc đó Nhật đã chiếm gần 20% thị trường hơn 10 triệu xe ôtô của Mỹ, khiến các tập đoàn công nghệ ôtô Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản. Nhật đã dùng phương thức lobby để một mặt thương thảo với các tập đoàn ôtô Mỹ để tự giới hạn mức xuất khẩu ôtô vào Mỹ; mặt khác tác động dư luận người tiêu dùng Mỹ về lợi ích của nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường để hiện đại hoá công nghệ ôtô của Mỹ và đưa đến những giá bán hợp lý đối với người tiêu dùng. Phương thức này đã tránh được cho các đại biểu Mỹ sức ép của các tập đoàn kinh tế Mỹ và tránh cho hành pháp Mỹ phải xử lý một sự tranh chấp mà hai bên đều có thể bị thiệt hại. Vì vậy, lobby đã đưa ra những sáng kiến để đi đến một giải pháp hai bên cùng có lợi mà người tiêu dùng trên thị trường Mỹ là người có lợi cuối cùng.

Hải Lý - Nữ 40 tuổi - Ho Nai3- Thong Nhat - Dong Nai
- Trong trường hợp phía Mỹ vẫn đưa ra quyết định bất lợi cho phía Việt Nam, ngành thuỷ sản cũng như các DN làm thế nào để hạn chế thấp nhất mức thiệt hại, đặc biệt là đời sống của hàng trăm nghìn hộ nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL?  
- Quyết định áp dụng thuế biểu trừng phạt đối với VN sẽ có giá trị trong thời hạn 5 năm. Nếu Mỹ áp dụng quyết định này thì số lượng nhập khẩu cá basa vào Mỹ sẽ bị hạn chế, nhưng không phải là bị tắc nghẽn. Phía VN, một mặt, cần phải xây dựng và phát huy những thị trường khác, như Âu châu, Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc... Mặt khác, tổ chức vấn đề tiếp cần với thị trường Mỹ một cách có hiệu quả hơn, vì cá basa có thể bán trên thị trường với giá cao hơn mức giá hiện tại. Tuy sẽ bị ảnh hưởng mức thuế quan nhưng cá basa được đánh giá là sản phẩm chất lượng cao. Ở NewYork, có nhiều nhà hàng bán một đĩa cá basa với giá 20 USD, tương đương với giá cá hồi từ NaUy hay các nước khác.
Về đời sống của đồng bào ĐBSCL, vấn đề là tìm nguồn ra cho sản phẩm, tuy thị trường Mỹ rất lớn, nhưng đến nay, lượng xuất qua thị trường Mỹ chỉ vào khoảng 60-70 triệu USD. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải phát huy các thị trường khác.

Nguyen Trung Tin - Nam 30 tuổi - TP BMT
- TS khẳng định rằng VN thất bại trong vụ kiện cá basa là do không sử dụng yếu tố lobby,là một chuyên gia kinh tế cao cấp Ông nghĩa gì khi đề nghị sử dụng lobby không dược các nhà lãnh đạo VN sử dụng,có phải là " Con đâu không biết tìm thầy thuốc" trong khi thấy trong nhà mình.
- Tôi không khẳng định việc VN thất bại trong vụ kiện cá basa là không sử dụng lobby mà tôi khẳng định VN không thể thắng kiện dù có dùng lobby. Vấn đề là ta phải dùng lobby để dàn xếp vụ việc ngoài toà án, tìm phương thức giải quyết cho các bên đồng có lợi. Vì nhà nước Mỹ không thể xử cho VN thắng được trong cơ chế phổ thông đầu phiếu hiện nay, ĐB QH cũng như Tổng thống và dưới Tổng thống là các bộ, ngành phải bênh vực cho quyền lợi cử tri của họ. Dùng lobby là để tránh áp lực của các tập đoàn lobby khác đối với các nhà cầm quyền Mỹ có trách nhiệm phải giải quyết vụ tranh chấp.

Về việc sử dụng lobby ở Mỹ là một khái niệm còn mới mẻ đối với lãnh đạo VN, cho nên việc này cần phải có thời gian để tìm hiểu. Tôi mong rằng qua sự việc cá basa này, vai trò của các tổ chức lobby Mỹ sẽ được sáng tỏ hơn. Hiện nay tại Washington có thể nói rằng không có một quốc gia nào không sử dụng lobby để phát huy hay bênh vực quyền lợi của mình trong chính trường cũng như thương trường Mỹ. Nói rộng ra, lobby không chỉ là phương tiện dành riêng cho các chính phủ mà cho tất cả các tổ chức kinh tế XH để bênh vực hay làm rõ quan điểm và quyền lợi của mình đối với chính quyền cũng như đối với dư luận.

Bảo Quyên - HN - Nam -
- Đến thời điểm này, DN Việt Nam có thể làm gì để cứu vãn tình hình? Liệu giải pháp khôi phục thị trường cũ có đảm bảo cho chúng ta tiêu thụ hết số cá đang vào kỳ thu hoạch hiện nay không, trong khi thị trường Mỹ chiếm gần 1/2 lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam?
- Vấn đề phát triển thị trường là trách nhiệm của các DN VN. Thị trường cũ hay thị trường mới đều cần phải phát huy mạnh mẽ, không nên chỉ bị ám ảnh bởi thị trường Mỹ. Ta không nên bỏ tất cả trứng của ta vào một rổ, cũng như ta không nên tập trung vào một nhà cung cấp hay một thị trường cho bất cứ một sản phẩm nào.

Bui Tuong Vu - Nam 30 tuổi - 84T/4 Trần Đình Xu - Q1
- Thưa ông, thiệt hại của nông dân và nhà XK thuỷ sản là có thật. Nhưng theo tôi, vẫn có một số lợi ích khác cho VN qua vụ kiện này (dù thắng hay thua). Ông có cho là có một số lợi ích? Theo ông đó là gì?
- Qua vụ kiện này, VN sẽ làm quen với cơ chế của Mỹ và những phương thức để giải quyết các vụ tranh chấp về kinh tế. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ gồm 50 tiểu bang độc lập, mỗi tiểu bang có luật lệ riêng mà ta cần phải thấu hiểu. Mỗi khi đi vào một thị trường mới, ta phải nắm vững các điều kiện pháp lý cũng như các phương thức để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tôi thấy rằng về khía cạnh phát triển thương mại, VN quan tâm đến vấn đề "tiến" mà chưa quan tâm đầy đủ về mặt "thủ". Dẫn quân đi mà chưa tổ chức tốt để bảo vệ đường tiến cũng như lui của mình.    

Hoàng Hà - Nam 32 tuổi - TP.HCM
- Thưa ông, ông đã theo dõi vụ kiện từ lâu và biết rõ tầm quan trọng của yếu tố lobby trong việc giải quyết tranh chấp vụ kiện cá tra, basa. Tại sao ông không kiến nghị hoặc gửi ý kiến của mình đến Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - đại diện cho các DN VN trong vụ kiện, để giúp họ?
- Trong vụ việc này, tôi đã gặp và làm việc trực tiếp với lãnh đạo Bộ Thuỷ sản từ ngày đầu và đã có đề xuất một số ý kiến, nhưng tôi không có quan hệ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản VN (VASEP).

bùi công tuyến - Nam 29 tuổi - thanh xuân bắc thanh xuân hà nội
- Trong vụ kiện này thực chất chúng ta không bán phá giá? Sản phẩm cá tra không được Nhà nước bảo hộ? Vậy các phán quyết của Bộ Thuơng mại Mỹ dựa vào đâu. Ong có nhận xét gì về quyết định này?
- Phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ là dựa vào việc phải bảo vệ quyền lợi của cộng đồng nuôi catfish Mỹ, dù VN có bán phá giá hay không, bất chấp tất cả các vấn đề hay dữ kiện VN có thể đưa ra để chứng minh cho quan điểm của mình. Do đó, vụ kiện này là đã thua ngay từ ngày đầu. Có thể nói là chúng ta đi đấu bóng trên sân khách mà vừa trọng tài biên, trọng tài chính và luật chơi đều do phía đối phương đề ra.

Một trong những hậu quả của vụ kiện này là phía Bộ Thương mại đã thiết kế một tài liệu để "chứng minh" rằng VN là một nền kinh tế phi thị trường (non-market economy). Việc này có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác của VN. Trong tương lai, nếu có xảy ra những vụ tranh chấp như lĩnh vực hàng may mặc với giá lao động VN thấp, thì ta có thể bị liệt vào nền kinh tế phi thị trường và sẽ bị áp dụng những biện pháp hay án lệnh không khác gì với vụ cá basa. Đây là một nguy cơ lớn cho việc phát triển thương mại VN qua thị trường Hoà Kỳ.