Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Chuyen du hoc

Đã gửi: Tư T5 07, 2003 6:13 pm
Viết bởi ho quang nam
Đi du học có sướng không




Trong hình dung của nhiều người, du học sinh là những người thật may mắn khi được sống, học tập, sinh họat ở những quốc gia phát triển. Điều đó chỉ đúng ở khía cạnh học tập, còn về đời sống, có một bộ phận du học sinh đã phải vật lộn với những khó khăn mà đôi khi sinh viên trong nước không hình dung nổi…





Khi bị người văn minh chửi…

Những bạn du học sinh ở Nhật có lẽ được xếp vào hàng những người vất vả nhất. Th. học ngành Văn hóa và ngôn ngữ châu Á tại Nagoya kể: “Mình chỉ có học bổng một năm, mà chương trình thạc sĩ kéo dài 2 năm. Thế là ngay trong năm đầu tiên, mình đã kiếm một chân bồi bàn ở nhà hàng Tầu. Trong buổi chạy bàn đầu tiên, vì phải bưng một chồng đĩa quá nặng, mặt mình méo xệch đi. Ngay lập tức, bà chủ gọi vào, chửi một câu “nhẹ nhàng văn minh” đến nỗi suốt đời mình không thể quên: “Này, bưng bát đĩa thì mày vận động cơ tay thôi, việc gì mày phải vận động cả cơ mặt chứ…”

Đồng Ngọc Chiến, đang học ở Shizuoka, một tỉnh cách Tokyo 200km kể : “Trong những ngày đầu tiên, chuyên bức xúc nhất với chúng tôi là việc làm thêm, muốn có tiền để sống và học thì phải đi làm, càng sớm càng tốt. Một số bạn có việc làm ngay do một số đang anh truyền lại trước khi chuyển đi thành phố khác. May mắn cho những đứa nào bốc thăm nhận được việc làm sớm… Tôi biết có đưa gọi cả 70-80 cuộc điện thoại mà chẳng được một nơi nào nhận cả”.

Chiến đã kiếm được công việc trong siêu thị, tại một quầy bán cá. Thời gian làm việc trung bình khoảng 6-7 tiếng/ngày, thứ bảy, chủ nhật có thể làm tới 10-15 tiếng. Cậu đã làm việc suốt 6 tháng đầu trong sự chửi rủa và chế diễu của người đầu bếp vì tiếng Nhật còn yếu và chưa quen với cách làm việc. Khi trình độ giao tiếp đã khá hơn, Chiến và bạn bè lao vào làm việc: “Sau những buổi đi làm về, đứa nào cũng phờ phạc, có đứa đi làm đến 2, 3 giờ sáng, về như cái xác xanh lè đầy dầu mỡ, có đứa ngủ chưa yên giấc, 2 giờ sáng đã lồm cồm bò dậy đi làm. Trời lạnh cóng, vẫn phải chui vào tủ đá âm mấy chục độ để lấy thực phẩm, rút tay lên 10 đầu ngón tay nhói buốt. Thế nhưng vẫn chưa sợ bằng cậu bạn tôi, làm việc phải tiếp xúc với thuốc tẩy, về nhà 10 đầu ngon tay và bàn tay rớm máu không cầm nổi quyến sách, hay có cậu phải làm việc ngoài trời maư lạnh 1,2 độ, không có áo mưa, không giờ giải lao. Ngày thứ bảy, chủ nhật thường là vất vả nhất, về đến nhà là lăn ra ngủ nhiều khi quên cả cơm nước”. Phải đến lúc nỗi vất vả qua đi, Chiến mới bình tâm để viết những dòng kể lại như thế.

Nhiều du học sinh ở nơi khác kể về những ngày phơi mình trên xa lộ làm công việc đếm và phân loại xe ô tô. Trần S kể: “tụi mình may mắn mới kiếm được công việc này, phải trốn học vài ngày để đi làm. Đây là công việc thời vụ do bên giao thông thuê. Cũng còn may là số tiền kiếm đựơc cũng khá, bù đắp phần nào sự nặng nhọc của việc “đứng đường” suốt ngày…




Và đôi khi phải sống ở nhà ổ chuột

Trong một lần nói chuyện qua Yim, Kim, một học viên cao học ở Nhật chợt nói: “Để tôi bật webcam cho cậu thấy cai “chuồng” của tôi một tí nhé”. Căn phòng của Kim bé tí xíu, webcam cho tôi thấy nhiều túi nilon ở góc phòng. Kim cười to: “Rác đấy, một tuần đi đổ rác một lần, có bao nhiêu chất đống, ngủ chung với nó luôn”.

Bạn Lưu Phương Thảo du học tại Sydney (Ôxtrâylia) viết: “Tất cả khác hẳn khi tôi đặt chân tới Sydney”. Đi thuê nhà trọ đã cho Thảo một kết luận: “Những căn nhà như ý sẽ đắt hơn khả năng chi trả còn những căn nhà có khả năng chi trả thì thật là tồi tệ. Lần đầu tiên tôi thấy những căn nhà ổ chuột cũ kĩ. Tôi không tưởng tượng nổi là ở nước ngoài  có thể có những căn nhà kinh khủng như vậy” Thảo kể về một người bạn dở khóc dở cười khi thuê nhà của một ông già ở một mình, mắc bệnh ung thư mà không nói cho ai biết cả. “Gần đến những ngày cuối, ông gọi ngươì chị gái lên chăm sóc và người thuê nhà bỗng dưng phải ra đường trong những ngày thi cử bận rộn. Vừa thương cho người ta vừa thấy khổ cho mình”.

Môi trường giao tiếp cũng là một trở ngại cho chuyện ở của du học sinh. Dịu, một du học sinh ở Trieste (một thành phố biển rất nhỏ, nằm ở phía đông bắc Italia, sát biên giới Slovenia) kể: “Ở đây rất ít người Việt Nam sinh sống, em chỉ mới gặp 2 người. Một chị lấy chồng Italia sống ở đây đã 5 năm và một bạn gái 19 tuổi nhưng xa Việt Nam đã 18 năm nên nói tiếng Việt không sõi”. Chỉ có 5 du học sinh Việt Nam tại The Abdus Salam International for Theoretical Physics (ICTP), chủ yếu là thuê nhà trong thành phố để hàng ngày tới trường trên 1 hoặc 2 tuyến xe buýt, có khi mất cả giờ đồng hồ mới tới được trường.

Những người như Dịu dù sao vẫn may mắn hơn Kim vì chuyện ăn uống thuận lợi hơn rất nhiều. Có nhiều bữa, Kim ra phố mua về những tuýp ngũ cốc, rau dùng cho trẻ em, mang về… nặn ra ăn như đang ăn kem đánh răng trừ bữa vì nhà quá bé, không thể nấu nướng gì được.

Dĩ nhiên không phải ai đi du học cũng khổ. Tuy nhiên những câu chuyên trên đây có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác về đời sống du học sinh và cũng để chuẩn bị cho mình một tâm thế vững vàng nếu muốn xuất dương du học vào một ngày đẹp trời nào đó…




1. “Ký túc xá trái ngược với Việt Nam, là chỗ giành cho người giầu. Ngay trong giới sinh viên bản xứ, khi nói đến college boys là nói đến bọn học giỏi, con nhà giầu, chơi thể thao giỏi. Vì thế ở trong kí túc xá không những đắt mà còn khó xin vào. Và cũng như ở homestay, nhiều bạn không quen với đồ ăn, sinh họat và thói quen của các bạn ngươì bản xứ.

Tôi vẫn biết ơn những bạn đã đón tôi, đã cho tôi ở nhờ ngày đầu xa nhà, đã dẫn tôi đi tìm nhà. Trong khi chờ đợi chuyến đi, tôi tưởng tượng nơi tôi ở sẽ là một căn phòng xinh xắn trong một khu kí túc xá. Phòng sẽ có giường ngủ và một chiếc bàn học nhỏ. Nơi đây sẽ có nơi vui chơi, khu thể thao, phòng đọc sách…

Nếu không thì tôi sẽ ở trong một ngôi nhà có hàng rào sơn trắng, thảm cỏ và bồn hoa ở trước sân. Ông bà chủ nhà là những người nhân từ và hiền dịu. Tôi sẽ ăn tối cùng họ. Bên bàn ăn, họ sẽ nói chuyện về những thói quen văn hóa của người bản xứ và tôi kể cho họ nghe về quê hương của tôi.

Tất cả khác hẳn với những gì khi tôi đặt chân tới Sydney, vừa xuống sân bay, chúng tôi đã được các anh chị sinh viên người Việt ở đây ra đón. Dù không quen biết từ trước nhưng họ đã tìm hiểu thông tin về chuyến bay của chúng tôi từ trường đại học. Và để tránh cho sinh viên mới sang phải trả mấy chục đô la một đêm trong khu dành cho sinh viên quốc tế của trường, các anh chị đã bố trí cho chúng tôi vào ở nhờ những nhà có phòng trống vì mọi người về Việt Nam (do đã tốt nghiệp hoặc nghỉ hè)”.

Lưu Phương Thảo (Sydney, Ôxtraylia)



2. “Không biết đối với các bạn du học sinh ở các nước khác thế nào chức ở đây cuộc ssống tinh thần là cả một vấn đề đối với chúng tôi. Đành rằng xa gia đình, xa xã hội nói tiếng Việt như các bạn du học sinh khác, nhưng ở đây chúng tôi còn phải xa chính bản thân mình. Vì sao vậy?
Vì cuộc sống công việc. Các bạn thử tưởng tượng xem, một ngày có 24 tiếng thì làm việc 6, 7 tiếng, ngủ 5, 6 tiếng, đi lại ăn uống mất 4 tiếng, chỉ còn 3, 4 tiếng để học đủ thứ: tiếng Nhật, toán, lý, hóa… Nhiều khi quên cả nghĩ về tương lai, chỉ biết ngày mai lại đi làm quần quật, lại đến lớp mệt mỏi. Các mối quan hệ trong công việc cũng chi phối tinh thầnh chúng tôi rất nhiều, bị mắng mỏ, bị coi thường… Suốt một năm đầu stress hỏi thăm chúng tôi thường xuyên.
Có lẽ việc thực hiện ước mơ của mình là động lực để chúng tôi tự nhủ cố gắng lên, qua những thử thách gian lao như thế này, chắc chắn mình sẽ có đủ nghị lực, bản lĩnh để thực hiện các ước mơ, hoài bão của mình, và cũng vì vậy mà ai cũng ngày càng tự tin vào khả năng độc lập của mình.
Với riêng tôi, những năm tháng trôi qua tuy thật ngắn ngủi nhưng đã làm tôi trưởng thành, chững chạc hơn nhiều, dám nghĩ, dám làm… Đó là điều mà tôi không ngờ tới trước khi qua Nhật…” Đồng Ngọc Chiến (Shizuoka, Nhật Bản)

Nguồn Sinh viên Việt Nam
Doc cai nay thay minh cung hoi 偉い day chu.Ma thoi...roi moi chuyen da..va cung qua...頑張るぞ。。。みんな

[tongue]

Re:Chuyen du hoc

Đã gửi: Năm T5 08, 2003 7:02 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Bài viết này của anh chàng Huy, báo sinh viên VN viết dựa trên thông tin từ một số bài viết của "Dự án du học" trên trang web svduhoc.net mà trước đây mình cũng có tham gia và gửi bài cho dự án.
Bài viết của Chiến cũng được đăng lên internet lần đầu tiên ở trang web đó (bài viết hiện đang được đăng ở mục article của dongdu.org với tựa đề "Chuyện du học sinh DD". Nếu đã đọc qua bài viết của Chiến và đọc cái bài đăng trên báo sinh viên bạn sẽ thấy cái hồn của 2 bài viết là hoàn toàn khác nhau.
Bài viết của Chiến cũng nói lên cái khổ cực của việc đi du học vừa học vừa làm, nhưng trên hết đó là "tinh thần vượt khó để sống và học tập tốt", trong khi đó bài viết của báo sv chỉ nhằm mục đích nói lên cái khổ của việc d8i du học, người đọc sẽ có cái cảm giác là đi du học chẳng được cái gì mà chỉ có khổ mà thôi.

Trước khi đăng bài trên báo sv anh chàng phóng viên đó cũng đã hỏi ý kiến về việc cho đăng báo và mình đã thay mặt Chiến đồng ý, tuy nhiên sau khi được đọc bài viết đó thì mình rất giận vì sự tuỳ tiện cắt xén nội dung.

Từ sau vụ việc đó, tất cả các bài viết trong "dự án du học" đều được niêm phong không cho các báo sao chép và cắt xén tùy tiện nữa.
Mục đích của báo chí chỉ đơn giản là đăng tin thật sốc, thật giật gân để thu hút bạn đọc mà thôi, và mấy cái anh chàng phóng viên thì thật thiển cận (xin lỗi nói thật)
........