Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

Đăng bài

Đã gửi: Chủ nhật T5 13, 2012 4:04 pm
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
1,
Cho vào mục tiên ích:

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông báo tuyển nhân viên


1.Nghề nghiệp: Thư ký Ban Kinh tế
2.Nội dung công việc: Biên phiên dịch Nhật – Việt.v.v.
3. Bằng cấp: Tốt nghiệp Đại học trở lên. Ưu tiên người có kinh nghiệm
4. Ngôn ngữ: Tiếng Nhật lưu loát
5. Thi tuyển: Xét tuyển qua hồ sơ, sau đó thi viết và thi vấn đáp
6.Phương pháp tham gia tuyển dụng: Gửi lý lịch (bằng tiếng Nhật) kèm theo ảnh tới địa chỉ sau đây
(Hạn cuối cùng nhận hồ sơ là ngày 11 tháng 5)
Địa chỉ: Ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
*Chỉ ứng cử viên được chọn sau khi xét tuyển hồ sơ mới tham gia thi viết và phỏng vấn

27/4/2012
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Re:Đăng bài

Đã gửi: Chủ nhật T5 13, 2012 4:16 pm
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
2,
Cho vào mục tin tức:

Nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam

Thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra vào tháng 3-2011 đã tàn phá, làm hư hỏng nhiều nhà máy sản xuất lớn ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Nhật Bản. Sau thảm họa, người Nhật đang tái thiết lại cuộc sống, hoạt động sản xuất kinh doanh. Người Nhật sẽ xây dựng, hồi phục lại các nhà máy từ đống đổ nát hay lựa chọn giải pháp đầu tư ra nước ngoài? 94 dự án đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong 7 tháng năm 2011 là dấu hiệu tích cực cho làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.

-Việt Nam được quan tâm:

Sau chuyến công tác tại Nhật Bản mới đây, một anh bạn đồng nghiệp chia sẻ, người Nhật bày tỏ rất nhiều cảm tình của họ đối với đất nước và con người Việt Nam. Trong lúc khó khăn nhất của thảm họa, phần lớn du học sinh, những người Việt đang lao động và nghiên cứu tại Nhật không bỏ về nước mà vẫn ở lại Nhật Bản, cùng chia sẻ khó khăn với người dân Nhật. Rồi những món quà gởi từ Việt Nam cho đất nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong lúc khó khăn này cũng mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn! Tình cảm này không đơn thuần như những lời “có cánh” trong đối thoại ngoại giao mà minh chứng cho việc nhích lại gần hơn trong am hiểu, đồng cảm về văn hóa. Và chính từ đây đã mang đến nhiều yếu tố tích cực trong hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa 2 nước.

Liên tục trong tháng 7 và 8-2011, nhiều đoàn xúc tiến thương mại của Nhật Bản đã đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đang dẫn đường cho một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam. Đáng chú ý, liên tục trong vài tháng nay, Tập đoàn Marubeni, tập đoàn kinh tế đa ngành lớn của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và có văn phòng tại 69 quốc gia, đã mở rộng nhiều hoạt động hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 5-2011, Marubeni ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Ông Katsuhisa Yabe – Giám đốc điều hành, trưởng bộ phận dệt may của Marubeni, cho biết, thông qua kênh liên kết, hợp tác với một số công ty thành viên, chi nhánh của Vinatex sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản hiệu quả hơn. Điều này cũng mở ra cơ hội “thay thế” của hàng dệt may Việt Nam vào Nhật, khi 90% sản phẩm dệt may của Marubeni sản xuất ở Trung Quốc. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam. Nhờ tận dụng tốt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật đã tăng lên trên 20%, đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2010.

Cuối tháng 7-2011 vừa qua, Marubeni và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực sản xuất, phân phối nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc. Marubeni đặt kỳ vọng, sự hợp tác này sẽ đưa họ chiếm giữ vị trí số 1 về ngành này tại thị trường Việt Nam.

-Cơ hội mới:

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tính đến tháng 8-2011, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, với 1.560 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký gần 22 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2011, có 94 dự án mới của Nhật đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn 720 triệu USD. Phần lớn những dự án này đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao. Đây cũng là những ngành sản xuất trong nước đang thiếu, kêu gọi đầu tư.

Đối mặt với việc thiếu điện sản xuất trong nước và những thách thức sau thảm họa, Nhật Bản đang thay đổi chính sách đầu tư và Đông Nam Á trở thành vùng đất ưu tiên cho sự dịch chuyển đầu tư này. Theo số liệu của Thời báo Kinh tế Nikkei (Nhật Bản), ở thời điểm năm 2005, 2006 có khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Nhưng chỉ 5 năm sau, đến năm 2010 con số này đã tăng lên đến 1.000 doanh nghiệp. Trung Quốc đã từng là điểm đến, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật. Nhưng Trung Quốc cũng đang có sự điều chỉnh trong chính sách, lao động ở Trung Quốc đã không còn rẻ và các nhà đầu tư Nhật quyết định chuyển dịch ra nước ngoài. Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN để thu hút đầu tư từ Nhật.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, điều hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam là chính trị ổn định, giá nhân công rẻ, cần cù, khéo léo. Với số dân đông thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Indonesia, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường nội địa. Điều này, phù hợp cho cả liên kết đầu tư tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Không còn minh chứng nào rõ hơn khi chỉ trong 7 tháng, có đến 94 dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Và chắc chắn, Việt Nam sẽ trở thành một nơi còn hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian tới.

Trong lúc kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án FDI, liên doanh, liên kết tại Việt Nam rút vốn, chậm tiến độ đầu tư thì những dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam hiện nay đã xua tan không khí ảm đạm, mở ra nhiều hy vọng mới trong thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Theo Saigongiaiphong

Re:Đăng bài

Đã gửi: Chủ nhật T5 13, 2012 4:22 pm
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
3,
Cho vào mục giải trí:

Onsen: Suối Nước Nóng Nhật Bản





Chào các bạn! Hẳn là các fans của 1/2 Ranma vẫn chưa quên những trận quậy tưng bừng suối nước nóng của anh chàng nửa trai - nửa gái này nhỉ? Mà trời thì cũng đang trở rét hơn rồi, trong tiết trời se lạnh thế này mà được ngâm mình trong nước nóng thì còn gì tuyệt bằng nữa ha. Nhưng mà nếu ở Ofuro hay Sentou thì chỉ là ngâm nước nóng thông thường thôi, Ichi còn muốn vừa tắm vừa ngắm cảnh nữa cơ. Vậy nên hôm nay hãy cùng Ichi khám phá các suối nước nóng ở Nhật Bản nha ^_^


Onsen (温泉),đọc theo âm Hán là Ôn tuyền, “Ôn” có nghĩa là ấm, nóng, “Tuyền” có nghĩa là suối, vậy nên onsen có nghĩa là suối nước nóng. Nhật Bản là đất nước của núi lửa với rất nhiều trong số chúng vẫn còn đang hoạt động, do đó cũng là nơi có rất nhiều onsen, và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.


Theo truyền thống Onsen thường được để lộ thiên (nhà tắm lộ thiên tiếng Nhật là rotenburo hoặc notenburo), nhưng ngày nay kiểu nhà tắm trong nhà lại rất thịnh hành, hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan địa phương hoặc của tư nhân (uchiyu) - thường là khách sạn, ryokan hoặc nhà trọ tư nhân (minshuku - chỉ phục vụ chỗ ngủ và bữa sáng cho khách trọ), đặc trưng của những nhà trọ kiểu này là người đứng đầu thường là bà chủ okamisan.






Onsen chủ yếu xuất hiện ở vùng nông thôn, nên những đôi tình nhân, vợ chồng con cái hoặc cả công ty sau những giờ làm vịêc học tập căng thẳng, hoặc đơn giản chỉ muốn tìm một nơi lãng mạn và mới lạ thường lặn lội đi tàu từ thành phố về vùng quê hẻo lánh để nghỉ ngơi thư giãn và tâm tình dưới làn nước nóng ấm.


Trên bản đồ các vùng có suối nước nóng được ký hiệu bằng ♨ , hoặc là chữ yu ghi bằng chữ Hán (湯), thậm chí là hiragana (ゆ) để trẻ em có thể hiểu dễ dàng. Đọc đến đây chắc các bạn thấy quen quen nhỉ, chữ Yu này chính là chữ Yu trong các Sentou mà. Cũng có người cho rằng Onsen giống Sentou, đều là tắm thật sạch sẽ rồi mới vào ngâm mình trong bồn, khác mỗi cái là được ngâm ngoài trời. Thực chất thì không giống đâu, chỉ là về hình thức thì hơi hơi giống thôi ^ ^ Sentou là nước nóng được đun lên rồi đổ vào bồn, còn Onsen là suối nước nóng tự nhiên hình thành từ những ngọn núi lửa đã không còn hoặc vẫn đang hoạt động, nước ở đây là nước khoáng nguyên chất đấy. Rất tốt cho sức khoẻ đó nha. Vì thế, người Nhật đến Onsen không chỉ để thư giãn hay nuôi dưỡng tinh thần mà còn để chữa bệnh và chăm sóc cơ thể nữa.






Tắm bằng nước khoáng sẽ giúp da dẻ mịn màng và mềm mại hơn rất nhiều, giờ thì các bạn đã hiểu vì sao các bạn gái Nhật Bản lại có làn da trắng mịn thế rồi đúng không (có khi cả các bạn nam cũng thế ấy chứ ^^). Tất nhiên tắm lộ thiên thế này không tránh khỏi các bệnh lây qua vi khuẩn nhưng các bạn yên tâm, người ta sẽ báo trước cho các bạn, và nhất là với những người vừa phẫu thuật, bị thương hay thậm chí chỉ bị xước thôi mà vẫn chưa liền da thì chủ nhà trọ sẽ không cho các bạn xuống suối ngâm mình đâu, họ rất có trách nhiệm trong chuyện này đó. Cả những người bị bệnh tiểu đường cũng không được xuống nước do vi khuẩn héc-péc có thể chui vào cơ thể qua ...chân của người bệnh!



Theo: ichinews.acc.vn

Re:Đăng bài

Đã gửi: Ba T5 15, 2012 9:46 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
[quote="rothschild8" post=1038]1,
Cho vào mục tiên ích:

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông báo tuyển nhân viên


1.Nghề nghiệp: Thư ký Ban Kinh tế
2.Nội dung công việc: Biên phiên dịch Nhật – Việt.v.v.
3. Bằng cấp: Tốt nghiệp Đại học trở lên. Ưu tiên người có kinh nghiệm
4. Ngôn ngữ: Tiếng Nhật lưu loát
5. Thi tuyển: Xét tuyển qua hồ sơ, sau đó thi viết và thi vấn đáp
6.Phương pháp tham gia tuyển dụng: Gửi lý lịch (bằng tiếng Nhật) kèm theo ảnh tới địa chỉ sau đây
(Hạn cuối cùng nhận hồ sơ là ngày 11 tháng 5)
Địa chỉ: Ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
*Chỉ ứng cử viên được chọn sau khi xét tuyển hồ sơ mới tham gia thi viết và phỏng vấn

27/4/2012
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam


Trang web mình không khuyến khích đăng các thông tin tuyển người.
Nếu là người ngoài thì xóa hoặc nhắc nhở tùy nội dung.
Nếu là học sinh Đông Du thì châm chước, tạm thời bỏ qua.

Bài này không thể post ngoài trang chủ.Vì vậy nếu Nam muốn chia sẻ thông tin này thì em post vào diễn đàn với tư cách cá nhân nhé.

Re:Đăng bài

Đã gửi: Ba T5 15, 2012 9:53 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
2,
Cho vào mục tin tức:

Nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam

Thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra vào tháng 3-2011 đã tàn phá, làm hư hỏng nhiều nhà máy sản xuất lớn ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Nhật Bản. Sau thảm họa, người Nhật đang tái thiết lại cuộc sống, hoạt động sản xuất kinh doanh. Người Nhật sẽ xây dựng, hồi phục lại các nhà máy từ đống đổ nát hay lựa chọn giải pháp đầu tư ra nước ngoài? 94 dự án đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong 7 tháng năm 2011 là dấu hiệu tích cực cho làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.

-Việt Nam được quan tâm:

Sau chuyến công tác tại Nhật Bản mới đây, một anh bạn đồng nghiệp chia sẻ, người Nhật bày tỏ rất nhiều cảm tình của họ đối với đất nước và con người Việt Nam. Trong lúc khó khăn nhất của thảm họa, phần lớn du học sinh, những người Việt đang lao động và nghiên cứu tại Nhật không bỏ về nước mà vẫn ở lại Nhật Bản, cùng chia sẻ khó khăn với người dân Nhật. Rồi những món quà gởi từ Việt Nam cho đất nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong lúc khó khăn này cũng mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn! Tình cảm này không đơn thuần như những lời “có cánh” trong đối thoại ngoại giao mà minh chứng cho việc nhích lại gần hơn trong am hiểu, đồng cảm về văn hóa. Và chính từ đây đã mang đến nhiều yếu tố tích cực trong hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa 2 nước.

Liên tục trong tháng 7 và 8-2011, nhiều đoàn xúc tiến thương mại của Nhật Bản đã đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đang dẫn đường cho một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam. Đáng chú ý, liên tục trong vài tháng nay, Tập đoàn Marubeni, tập đoàn kinh tế đa ngành lớn của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và có văn phòng tại 69 quốc gia, đã mở rộng nhiều hoạt động hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 5-2011, Marubeni ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Ông Katsuhisa Yabe – Giám đốc điều hành, trưởng bộ phận dệt may của Marubeni, cho biết, thông qua kênh liên kết, hợp tác với một số công ty thành viên, chi nhánh của Vinatex sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản hiệu quả hơn. Điều này cũng mở ra cơ hội “thay thế” của hàng dệt may Việt Nam vào Nhật, khi 90% sản phẩm dệt may của Marubeni sản xuất ở Trung Quốc. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam. Nhờ tận dụng tốt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật đã tăng lên trên 20%, đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2010.

Cuối tháng 7-2011 vừa qua, Marubeni và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực sản xuất, phân phối nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc. Marubeni đặt kỳ vọng, sự hợp tác này sẽ đưa họ chiếm giữ vị trí số 1 về ngành này tại thị trường Việt Nam.

-Cơ hội mới:

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tính đến tháng 8-2011, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, với 1.560 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký gần 22 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2011, có 94 dự án mới của Nhật đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn 720 triệu USD. Phần lớn những dự án này đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao. Đây cũng là những ngành sản xuất trong nước đang thiếu, kêu gọi đầu tư.

Đối mặt với việc thiếu điện sản xuất trong nước và những thách thức sau thảm họa, Nhật Bản đang thay đổi chính sách đầu tư và Đông Nam Á trở thành vùng đất ưu tiên cho sự dịch chuyển đầu tư này. Theo số liệu của Thời báo Kinh tế Nikkei (Nhật Bản), ở thời điểm năm 2005, 2006 có khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Nhưng chỉ 5 năm sau, đến năm 2010 con số này đã tăng lên đến 1.000 doanh nghiệp. Trung Quốc đã từng là điểm đến, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật. Nhưng Trung Quốc cũng đang có sự điều chỉnh trong chính sách, lao động ở Trung Quốc đã không còn rẻ và các nhà đầu tư Nhật quyết định chuyển dịch ra nước ngoài. Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN để thu hút đầu tư từ Nhật.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, điều hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam là chính trị ổn định, giá nhân công rẻ, cần cù, khéo léo. Với số dân đông thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Indonesia, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường nội địa. Điều này, phù hợp cho cả liên kết đầu tư tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Không còn minh chứng nào rõ hơn khi chỉ trong 7 tháng, có đến 94 dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Và chắc chắn, Việt Nam sẽ trở thành một nơi còn hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian tới.

Trong lúc kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án FDI, liên doanh, liên kết tại Việt Nam rút vốn, chậm tiến độ đầu tư thì những dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam hiện nay đã xua tan không khí ảm đạm, mở ra nhiều hy vọng mới trong thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Theo Saigongiaiphong


Em gửi cho anh nguồn bài viết (link) nhé .
Bài này có hình ảnh gì không em ?

Re:Đăng bài

Đã gửi: Ba T5 15, 2012 9:54 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Em gửi link của bài số 3 cho anh nhé.

Re:Đăng bài

Đã gửi: Bảy T5 19, 2012 4:11 am
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
http://sggp.org.vn/dautukt/2011/8/266666/

Re:Đăng bài

Đã gửi: Bảy T5 19, 2012 4:17 am
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
Em chào các anh!

Bây h em mới biết tại sao không post trực tiếp ra ngoài được.
Có những lỗi em chưa tưởng tượng ra. sumimasen...


http://sggp.org.vn/dautukt/2011/8/266666/
Đây là link bài 2 anh à




Anh ơi link của bài số 3 em ko tìm lại đc, em quên mất rồi.
Em xin lỗi để lần sau em rút kinh nghiệm save những link đã tìm.
Bài về onsen thì em lấy từ một diễn đàn nào đó.
Người ta đã dịch từ trang của Nhật
Bài đó có rất nhiều hình về onsen nhưng trước khi anh Hoàng chỉ cho em ko biết copy về.

Em cảm ơn!

Re:Đăng bài

Đã gửi: Bảy T5 19, 2012 4:19 am
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
Em chào các anh!

Bây h em mới biết tại sao không post trực tiếp ra ngoài được.
Có những lỗi em chưa tưởng tượng ra. sumimasen...


http://sggp.org.vn/dautukt/2011/8/266666/
Đây là link bài 2 anh à




Anh ơi link của bài số 3 em ko tìm lại đc, em quên mất rồi.
Em xin lỗi để lần sau em rút kinh nghiệm save những link đã tìm.
Bài về onsen thì em lấy từ một diễn đàn nào đó.
Người ta đã dịch từ trang của Nhật
Bài đó có rất nhiều hình về onsen nhưng trước khi anh Hoàng chỉ cho em ko biết copy về.

Em cảm ơn!

Re:Đăng bài

Đã gửi: Ba T5 22, 2012 8:10 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Bài số 2 đã được post.

Bài số 3 không có link nên không post được.

PS: Nam ơi, mỗi 1 bài em làm 1 topic cho dễ quản lý nhé