Bạn đang xem trang 9 / 11 trang

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 1:53 am
Viết bởi anhsiu
  Không biết mọi người đã nguội với chuyện này chưa ? Nếu còn quan tâm thì cho mình chia sẻ chút suy nghĩ nhé !
 Trở lại câu chuyện về giáo dục Việt Nam  . Theo dòng chuyển biến lịch sử ( điều này ở đây chưa có điều kiện và chưa đủ lực để đề cập) đã tạo nên điều kiện hiện nay của nước nhà ( kinh tế , trật tự xã hội , cơ sở hạ tầng , khoa học kỹ thuật , hệ tư tưởng …. ) . Và từ đây đã dần dẫn đến và hình thành nên 1 nền giáo dục như hiện nay , 1 nền giáo dục của 1 nước đang phát triển .Như các bài trước đã đề cập nhiều và mổ xẻ nhiều về khuyết điểm bất cập : ngân sách đổ vào giáo dục sử dụng thiếu hiệu quả , tiêu cực trong việc thi hành , tư tưởng giáo dục chưa thống nhất và rõ ràng ( về phía tổ chức giáo dục ) …. Dẫn đến việc sản phẩm giáo dục không như ý ( đạo đức , ý thức , cách làm việc đáp ứng xã hội , kiến thưc ….) . Sản phẩm giáo dục không như ý thải ra ngoài xã hội sẽ tạo nên 1 xã hội có nền dân trí thấp và 1 công đồng yếu khó hành động ….
     Đó là tình hình chung của nền giáo dục không chỉ ở riêng nước ta mà là thực trạng của nhiều nước cùng hoàn cảnh ( thậm chí 1 mặt nào đó ở những nứơc phát triển ) . Nhưng phải thừa nhận 1 cách thẳng thắn rằng , nếu nước ta đặt mục tiêu lớn ( trở thành nứơc công nghiệp , nước văn minh trong vài chục năm tới ) thì không thể không làm cách mạng giáo dục . Trông chờ vào tiến triển lịch sử ? Liệu có kịp không ? Sự tiến triển lich sử sẽ nhấc từng bứơc chậm chạp , thế hệ này và thế hệ sau như những móc xích nối với nhau . Năm 2008 ta thua họ thì 2108 khó đảo ngược khi không có những việc làm mạnh mẽ . Vậy cái ta thua họ hiện nay là gì ? Không thể nói dân ta thông minh hơn dân Nhật mà đất nước ta lại chậm phát triển hơn họ . Phải nhận phần thua về mình mới mong có ngày hướng lên . Cái ta thua là cách tổ chức làm việc trong 1 tập thể lớn ( nó hàm chưa nhiều vấn đề đạo đức như : lòng khiêm tốn , lòng yêu nước , loại trừ chủ nghĩa cá nhân , sự kiên trì … ), ta thua về sự đam mê học tập , thua về ý thức …. Dẫn đế việc ta thua họ về kiến thức , văn minh nhân loại . Điều đó ta phải xác định rõ , cái nào tốt ta giữ lại , cái nào chưa được ta phải làm lại .  
     Lại nói về cái giáo dục . Hiểu đơn giản nó là 1 guồng máy của hàng máy , hoạt động bằng sự chuyển động của hàng ngàn bánh răng nhỏ . Nhưng 3 cái bánh răng chính có thể suy nghĩ được : đó là giáo dục nhà trường , gia đình và xã hội . Liên quan và ảnh hưởng trực tiếp lên nhau . 1 ngày 24 tiếng , 1 học sinh sẽ trải qua cả 3 hình thức giáo dục đó . Tỷ lệ ảnh hưởng của mỗi hình thức sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện sống của mỗi học sinh . 1 học sinh có gia đình khủng hoảng sẽ khó có điều kiện học tập tốt , khi ở trường không được giáo dục tốt sẽ khó có cơ hội là người có ích của xã hội và cải tạo lại gia đình . Sóng gió của xã hội tạo ra có thể tác động tiêu cực và tích cực khi học sinh đó quay về mái ấm gia đình . Xã hội có thể rút hết cơ hội cuối cùng , hoặc có những khuyến khích cho học sinh quyết tâm lại trên con đường học vấn…..nó quay cuồng và chằng chịt dính liếu lẫn nhau .


Vậy cải cách giáo dục phải đi từ đâu ?
     Trong 3 bánh răng trên , ở nhà nước và chế độ nào cũng vậy , điều khiển bánh răng phát triển xã hội , bánh răng gia đình ….. dường như là việc làm quá khó ( có thể xoay được nhưng rất nhỏ lẻ và chậm chạp , không đáng kể ) vì nó nặng về yếu tố mang tính logic của lịch sử . Như vậy bắt buộc phải đi từ giáo dục trường học , nơi mà nhà nước có thể kiểm soát . Trong tình trạng hiện nay , khi cả 3 bánh răng đều quay quá chậm , thì nếu tác động vào giáo dục trường học phải tác động mạnh mới có hy vọng tăng tốc độ của cả guồng máy . Vậy cải cách bằng cách nào ?
 
     (Trên đây là 1 ví dụ , đó không phải gì đúng đắn )
     (Khi nói đến cách mạng , ta liên tưởng đến sự thành công vang lừng nhưng đôi khi cũng làm ta liên tưởng đến sự sai lầm và sụp đỗ . Công xã Pari , sự sụp đổ XHCN Liên Xô …… Những thất bại này có nhiều nguyên nhân bên ngoài và bên trong , tình hình tại điểm … nhưng không thể bỏ qua 1 nguyên nhân quan trọng đó là sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng . Sự chuẩn bị không chỉ ở việc thắng lợi ở 1 thời điểm mà còn ở chỗ duy trì sau khi thắng lợi . Ta chứng kiến điều đó ở đâu đấy trong lịch sử và đó là bài học . Chẳng phải vì sao giải phóng 33 năm rồi nước ta vẫn chưa tiến đựợc lên CNXH . )      
Quay lại vấn đề của giáo dục , trước khi tiến hành cải cách ta cần chuẩn bị 1 nền tảng nhất định cho việc thực hiện . Dưới đây là 1 cách diễn đạt sơ sài :
Có 1 số điều cần nói rõ ra ở đây đó là việc đào tạo nhân lực mang nghĩa rất rộng : Nó không chỉ bao gồm việc đào tạo giáo viên , cán bộ giảng dạy mà nó bao hàm cả việc phải tập họp và nắm trong tay 1 kho kiến thức nhất định ( phù hợp với yêu cầu mà mục tiêu đặt ra ) của nhân loại ( nguồn có thể từ các giáo sư trong và ngoài nứơc , nguồn từ những du học sinh như chúng ta , nguồn từ sự đúc kết của dân tộc …. ) , rồi phải có 1 hệ thống tư tưởng giáo dục thực sự . Đó là điều kiện đầu tiên để có thể vận hành 1 bộ máy giáo dục . Việc đào tạo giáo viên ở đây không những có những kiến thức chuyên môn ổn định còn nắm chắc tư tửởng giáo dục đề ra . ( Tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố đạo đức , yêu nghề …) .
Việc tích lũy tư bản có thể hiểu là việc huy động các nguồn từ ngân sách nhà nước , xã hội , đầu tư … bằng mọi cách tạo điều kiện tối đa cho giáo dục ( Tư bản ở đây không chỉ ở việc xây dựng trường lớp , cơ sở hạ tầng cho giáo dục mà còn các khoảng tiền cho lương giáo viên , khoảng tiền dành cho học sinh khó khăn hiếu học , khoảng tiền cho giảm học phí , giảm giá sách cho các bậc học ...... ) Và ta phải tìm cách làm được điều này .
1 vấn đề quan trọng nữa đó là sự hưởng ứng của dân , đó là có thể là 1 lực đẩy lớn hoặc 1 lực ma sát ngăn cản việc cải cách .
Khi chuẩn bị những điều kiện được như vậy mới có hy vọng làm cải cách .
Nói cụ thể về 1 ví dụ quan trọng về việc thành lập lại 1 cách rõ ràng tư tửơng giáo dục . Nó cũng giống như là học thuyết của Mac – Anghen cho cuộc cách mạng XHCN . 1 câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi xây dựng tư tửởng giáo dục gồm nhiều chương nhiều mục đó là : Giáo dục nhà trường là giáo dục những gì ?
Lại nói về 1 đề tài cũ rích mà dường như nền giáo dục của ta vẫn đang đi lần mò . Hỏi ra , ai cũng nói rằng , học làm người trước khi học kiến thức . Đồng ý là như vậy nhưng hiện trạng giáo dục hiện nay có phải đang đi như vậy ? Vừa rồi có về 1 trường tiểu học và 1 trường cấp 2 và 1 trường đại học tiện thể ngắm nhìn . Ban chỉ huy đội làm việc chỉ khi có phong trào ở trên xuống , học sinh đi xe hàng năm hàng ba , học đề cương tủ để đi thi …. Thấy vô vàng sự cụ thể , và tưởng tưởng khi thế hệ học sinh này đi ra xã hội thì mới hình thành nên cái trật tự an toàn giao thông kiểu Việt Nam , ý thức môi trường kiểu Việt Nam , sự thụ động khi làm việc ….Đó là thực trạng cần nhìn nhận , không cau nệ chuyện trách móc này nọ . Vậy giáo dục con người và giáo dục kiến thức phải làm như thế nào ?


( đây cũng là 1 ví dụ , không phải là những gì đúng đắn )
Như đã đề cập ở nhiều bài trước , Giáo dục ta không sai , nhưng thiếu , cái thiếu dẫn tới cái sai . Ví dụ như  quan niệm dạy con người là dạy những cái gì . Nếu như xưa kia chỉ là chuyện yêu gia đình , yêu quê hương , có ý nghĩ lương thiện , muốn làm việc tốt… đã đủ để trở thành 1 người tốt và đựơc việc thì sự phát triển của xã hội bắt buộc phải có những yêu cầu cao hơn . Anh yêu nước nhưng anh không thể cứng nhấc tư tửởng không chịu thay đổi ( yêu nước kiểu phát xít ) , anh phải có cách suy nghĩ . anh muốn làm việc tốt nhưng anh phải biết cách lam việc , làm việc tập thể phải có tinh thần như thế nào ? Anh yêu gia đình nhưng còn phải yêu môi trường , yêu đồng loại …, anh luơng thiện nhưng cũng phải có đam mê để làm việc . Những yêu cầu đó tưởng xa vời nhưng thực ra xã hội cần để đưa đất nước trở thành văn minh . Giáo dục hiện nay không biết chủ động hay bị xoáy vào cái giáo dục theo kiểu “ giáo dục thông tin “ , tức đưa 1 mớ thông tin vào trong 1 con ngừời , tính cách và đạo đức chủ yếu xây dựng từ gia đình và xã hội . Đó là chưa đuợc . Ta phải xây dựng con ngừơi vì con người la nơi xử lý và chuyển thông tin thành trí tuệ . Ví dụ : ta đưa 1 mớ dữ liệu về lich sử , các trận đánh , các cuộc họp … thì khi vào con người những thông tin đó phải đựoc xem xét và đánh giá lại 1 lần nữa ( cái mà học sinh phổ thông học sinh chưa làm đựợc ) , hay khi đưa 1 kho các công thức toán học thì học sinh phải có niềm đam mê mà tiếp thụ , phải có sự kiên nhẫn để tìm tòi …. Nói tóm lại cái
móng con người ( tính cách , đạo đức , trí tuệ ) là cái xã hội cần chớ không phải cái dữ liệu , nhất trong thời đại thông tin hóa . Vậy phải giáo dục như thế nào ?

 Còn nữa



Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 3:03 am
Viết bởi hoangtu

  .
http://i199.photobucket.com/albums/aa227/anhsiu_photo/1-1.jpg

http://i199.photobucket.com/albums/aa227/anhsiu_photo/3.jpg
     

Cậu vẽ sơ đồ rất đẹp.Nhưng sơ đồ của cậu chưa có cái gốc gì cả,nên chỉ nhận xét được thế thôi.
Ví dụ:Cải cách giáo dục dẫn tới tích luỹ tư bản,gốc của nó là gì vậy?Rồi cải cách giáo dục là việc giao thoa giữa giáo dục nhà trường,gia đình và cộng đồng sẽ tạo ra được cải cách giáo dục mới ư?
Chẳng phải vì sao giải phóng 33 năm rồi nước ta vẫn chưa tiến đựợc lên CNXH .

Theo chú thế nào là CNXH?Nước ta đang tiến lên theo con đường nào?Và tại sao lại khẳng định được chưa tiến lên được CNXH?
Giáo dục nhà trường là giáo dục những gì ?
Lại nói về 1 đề tài cũ rích mà dường như nền giáo dục của ta vẫn đang đi lần mò . Hỏi ra , ai cũng nói rằng , học làm người trước khi học kiến thức . Đồng ý là như vậy nhưng hiện trạng giáo dục hiện nay có phải đang đi như vậy ? Vừa rồi có về 1 trường tiểu học và 1 trường cấp 2 và 1 trường đại học tiện thể ngắm nhìn . Ban chỉ huy đội làm việc chỉ khi có phong trào ở trên xuống , học sinh đi xe hàng năm hàng ba , học đề cương tủ để đi thi …. Thấy vô vàng sự cụ thể , và tưởng tưởng khi thế hệ học sinh này đi ra xã hội thì mới hình thành nên cái trật tự an toàn giao thông kiểu Việt Nam , ý thức môi trường kiểu Việt Nam , sự thụ động khi làm việc ….Đó là thực trạng cần nhìn nhận , không cau nệ chuyện trách móc này nọ . Vậy giáo dục con người và giáo dục kiến thức phải làm như thế nào ?

Tôi sẽ không hỏi như bạn,mà tôi muốn hỏi liệu những thứ nhà trường và giáo dục dạy bạn có đủ để bạn tiếp thu từ xã hội không(chưa đưa vấn đề giáo dục từ gia đình)?Nếu đủ,thì giáo dục đấy không tệ,nếu chưa đủ,thì giáo dục đấy còn thiếu xót đã đẩy bạn cho xã hội sớm quá(bạn có quyền nói giáo dục ko đúng đắn trong trường hợp này).
 Ngoài ra,theo tớ thấy bài viết luận rất hay,nhưng vẫn cái kiểu trịch thượng,cho rằng giáo dục này sai,không đúng và phải thay đổi cải cách như thế này,thế kia.Mà hình như ở đây chỉ là đóng góp ý kiến,cùng bàn luận thì phải?Nếu đóng góp ý kiến mà rộng thế này thì bữa sau tớ sẽ post 1 bài vì chính trị liên quan đến giáo dục để phê phán chơi.[grin]

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 11:46 am
Viết bởi Zenzen
@anhsiu : bài viết này của bạn viết nhiều , vẽ sơ đồ cũng nhiều nên biết bạn rất quan tâm đến giáo dục VN . Tuy nhiên , bạn viết chỉ là cái chung chung , nếu thực sự muốn cải cách GDVN thì những gì bạn nói thực sự không có gì mới mẻ .

Lấy ví dụ với cái sơ đồ này của bạn đưa ra nhé :


Thứ 1 : chẳng lẽ những người làm cải cách của nhà nước ta không biết những điều này hay sao ?

Thứ 2 :
+đào tạo nhân lực : làm rất nhiều rồi ( cấp học bổng du học , tu nghiệp , thuê giáo viên nước ngoài về đào tạo trong nước ...)
+hưởng ứng từ dân : (cái này ko hiểu bạn muốn nói gì) . Nhưng người dân VN luôn luôn kêu gọi cải cách đó thôi .
+Tích luỹ tư bản : tích lũy thế nào ? bằng nguồn vốn nhà nước hay từ guồng máy Giáo dục tự thân nó tạo ra nuôi lại chính nó ? Nói chung chung thế này chẳng có ích gì ...

Thứ 3: cái chính của sự trì trệ trong giáo dục nếu chỉ là từ những bề nổi như bạn đưa ra thì nói thiệt là mọi người đã giải quyết được rồi . Nó có nguyên nhân sâu xa từ bề chìm mà lại tồn tại rất lâu rồi nữa kia.
Ví như lương thấp , không lôi kéo được chất xám . Hay thủ tục hành chính rườm rà , trên bảo dưới ko nghe , các cấp ngành giáo dục không có sự đồng bộ . Rồi tham nhũng , gian lận đề thi , bệnh thành tích . Định hướng lao động sai lầm từ xưa dẫn đến hình thành nên quan niệm xấu về những người học trường nghề , chuyên môn . Đời sống kinh tế thấp của người dân cũng là một nguyên nhân lớn . Nghèo nàn có thể dẫn đến lạc hậu , mù thông tin , thiếu văn minh , ý thức kém . Mà gia đình khó khăn thì con cái cũng bị ảnh hưởng ... còn nhiều , còn nhiều nguyên nhân sâu xa nữa .

Nên cái khó không phải là bổ sung những gì còn thiếu cho GDVN như bạn nói mà làm sao phối hợp để giải quyết đồng loạt nhiều nguyên nhân tồn đọng dẫn đến sự trì trệ , chậm tiến của GDVN . Việc này khó lắm khó lắm đấy . Nếu dựa vào sức chúng ta thì chúng ta chỉ có thể đóng góp ý kiến trên một mặt hoặc một nguyên nhân nhỏ ví dụ như làm sao để thu hút chất xám được đây ? (cái này nói thế chứ cũng ko nhỏ) .
Chứ còn như bạn đòi cải cách cả GDVN theo như cách bạn nói (bạn nói cao , nói xa quá mà tính thực tiễn thì thiếu trầm trọng ) thì không biết có bao nhiêu người như bạn đang cũng làm cải cách GD ở VN đấy .. hì hì [tongue][tongue]

Ps : bạn có ý kiến phản hồi gì thì mình xin nghe ...

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 12:31 pm
Viết bởi anhsiu
  Cám ơn mọi người đọc va comment . Nhưng mình nghĩ đọc kỹ 1 chút thì comment thì sẽ hay hơn .
  Những câu hỏi của anh ZENZEN hay HOANGTU có những câu hỏi rất hay , có những câu hỏi đã có đáp án trong bài viết , còn cũng có những câu trời ơi đất hỡi .
  Hẹn 1 ngày đẹp trời được viết tiếp những suy nghĩ .

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 12:42 pm
Viết bởi Zenzen
về tích luỹ nguồn vốn thì nếu theo bạn đây là câu trả lời thì zenzen thấy nó quá chung chung .
Việc tích lũy tư bản có thể hiểu là việc huy động các nguồn từ ngân sách nhà nước , xã hội , đầu tư … bằng mọi cách tạo điều kiện tối đa cho giáo dục ( Tư bản ở đây không chỉ ở việc xây dựng trường lớp , cơ sở hạ tầng cho giáo dục mà còn các khoảng tiền cho lương giáo viên , khoảng tiền dành cho học sinh khó khăn hiếu học , khoảng tiền cho giảm học phí , giảm giá sách cho các bậc học ...... ) Và ta phải tìm cách làm được điều này .


Vấn đề là làm thế nào để người đầu tư thấy được lợi ích khi họ đầu tư vào GD . Không một người làm ăn kinh tế nào đầu tư lỗ vốn cả anhsiu à . Dù họ có làm từ thiện thì cũng nhằm mục đích quảng cáo đấy .

Còn về ý kiến xuất phát từ nguyên nhân sâu xa (bề chìm) thì ý của anhsiu thế nào ? Chúng ta đang bàn luận mà , nên nói cụ thể tý thì mới ra vấn đề chứ ... hì hì

còn cũng có những câu trời ơi đất hỡi

chưa hiểu anhsiu đang nói chổ nào ?

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 2:58 pm
Viết bởi anhsiu
  Nếu đọc trang đầu , ta sẽ thấy được bài viết của Bác Trần Văn Thọ " Một trăm bao gạo vì sự nghiệp giáo dục " .
http://vietbao.vn/Giao-duc/Mot-tram-bao-gao-vi-su-nghiep-giao-duc/65099089/202/ có viết 1 cách nhìn về hiện thực đầu tư giáo dục của ta hiện nay . Em tâm đắc với cách làm đó và đã viết ở các bài trước . Còn từ đâu để tích luỹ được như vậy là vấn đề mà anh , em và mọi người ngồi đây chưa đủ lực mà nói và có biết thì nói cũng vô ích . Chuyện cần nhận ra là : dù thắt lưng buộc bụng , ăn đấm ăn xé cũng ráng dành tiền nuôi đứa con " giáo dục " . Lấy giáo dục nuôi giáo dục là cách làm khi nền giáo dục đã có 1 cơ sở tiến bộ nhất định . Nói giáo dục đầu tư không lợi là sai . Nó không lợi ở việc thu học phí hoặc sinh ra tiền bạc .
 Những câu hỏi trời ơi đất hỡi là những câu ví dụ như :
+chẳng lẽ những người làm cải cách của nhà nước ta không biết những điều này hay sao ?

Như vậy anh cần gì suy nghĩ nữa .
+Theo chú thế nào là CNXH?Nước ta đang tiến lên theo con đường nào?Và tại sao lại khẳng định được chưa tiến lên được CNXH?

Em ví dụ cái này trong phần những chuẩn bị để làm cải cách . Liên tưởng tới chuyện nước ta chuẩn bị để tiến lên CNXH . Vì chưa chuẩn bị đủ về : tư bản , về tư tưởng , về con người nên 33 năm qua ta vẫn ở giai đoạn gọi là " thời kỳ quá độ CNXH " . Còn về sau này ta tiến theo cơ chế nào còn là 1 dấu chấm hỏi mà anh đi hỏi anh chủ tịch tỉnh còn chưa biết trả lời . ( nhà nước đang kiểm soát được sự phát triển của xã hội hay không là vấn đề lớn ) . Nói chuyện này có 1 câu đã post không biết anh đọc chưa :
 Muốn có nhà nước CNXH phải có con người CNXH .
 Muốn có con người CNXH phải có tư tưởng CNXH .
 Vậy anh hỏi CNXH là gì ? nghĩa là đang hỏi về tư tưởng CNXH là gì ? câu này phải nghiên cứu dài dài .
 +
Ví như lương thấp , không lôi kéo được chất xám . Hay thủ tục hành chính rườm rà , trên bảo dưới ko nghe , các cấp ngành giáo dục không có sự đồng bộ . Rồi tham nhũng , gian lận đề thi , bệnh thành tích . Định hướng lao động sai lầm từ xưa dẫn đến hình thành nên quan niệm xấu về những người học trường nghề , chuyên môn . Đời sống kinh tế thấp của người dân cũng là một nguyên nhân lớn . Nghèo nàn có thể dẫn đến lạc hậu , mù thông tin , thiếu văn minh , ý thức kém . Mà gia đình khó khăn thì con cái cũng bị ảnh hưởng ... còn nhiều , còn nhiều nguyên nhân sâu xa nữa .

Cái mớ lộn xộn đó anh đọc lại thử 1 lần thử có chứa trong những cái em nói không .   Ví dụ 1 xí nưa nhé : em nói đầu tư giáo dục là không phải chỉ chuyện xây trường mở trường , nó còn bao gồm cả chuyện lôi kéo chất xám , đào tạo , chuyện phổ cập hoá miền sâu miền xa ... Còn thay đổi tư tưởng giáo dục là để chữa các bệnh mà anh đang nêu ra trong lớp sản phẩm giáo dục ra lò sau này , thay thế lớp sản phẩm giáo dục cũ . Điều đó cần lớp cầu nối là chúng ta đây .
 Chắc chắn những điều mình nói chưa phải là cái cụ thể và đúng đắn . Nhưng bất cứ 1 lập luận nào cũng cần có thời gian và sự thử nghiệm . Đừng hiểu lầm đó là kết luận của mình . Chắc chắn là không .  


Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 3:36 pm
Viết bởi Zenzen
Ra là câu đó bạn cho là trời ơi đất hỡi . Không sao , nhưng câu đó chỉ để nói một điều thế này... là nhiều người cũng và cũng đã rất nhiều biện pháp đưa ra để cải cách GDVN và trong đó cũng có những cái bạn đã nêu ra như Đào tạo , tích lũy , và nhiều hơn những gì bạn nói rất nhiều ... Nhưng kết quả là vẫn chưa thành công ...

Chỉ góp ý bạn về cách trình bày và lập luận thôi ... Bạn nhận định và đánh giá rất hùng hồn chứng tỏ bạn tin vào khả năng và suy nghĩ của mình . Điều đó rất tốt , tuy nhiên những điều bạn đưa ra mình nghe nhiều rồi và quá chung chung nên không thuyết phục được mình .

Vì thế mình muốn chúng ta đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể và thực tiễn .

Ví như lương thấp , không lôi kéo được chất xám . Hay thủ tục hành chính rườm rà , trên bảo dưới ko nghe , các cấp ngành giáo dục không có sự đồng bộ . Rồi tham nhũng , gian lận đề thi , bệnh thành tích . Định hướng lao động sai lầm từ xưa dẫn đến hình thành nên quan niệm xấu về những người học trường nghề , chuyên môn . Đời sống kinh tế thấp của người dân cũng là một nguyên nhân lớn . Nghèo nàn có thể dẫn đến lạc hậu , mù thông tin , thiếu văn minh , ý thức kém . Mà gia đình khó khăn thì con cái cũng bị ảnh hưởng ... còn nhiều , còn nhiều nguyên nhân sâu xa nữa .

Cái mà bạn cho là mớ lộn xộn chẳng qua chỉ là những ví dụ cụ thể thôi  , và mình muốn hướng bạn cùng bạn luận về 1 trong những cái cụ thể này  ( nếu bạn có hứng thú ) .
Chứ không phải bàn cãi xem thế hệ này sẽ làm thế nào để tiến lên XHCN như bạn nói . Hay làm thế nào để cải cách cả nền GDVN như bạn muốn . Nó xa vời quá và vượt quá tầm suy nghĩ của mình .

Mình chỉ thích nói cái thực tiễn và cụ thể nhất thôi .

Nếu thích thì bàn thử xem làm thế nào để thu hút Đầu Tư cho GDVN này ...[tongue][tongue]

Nói giáo dục đầu tư không lợi là sai . Nó không lợi ở việc thu học phí hoặc sinh ra tiền bạc .


Vấn đề này bàn tiếp đi ... thuyết phục được nhà đầu tư cần nhiều hơn câu nói này [grin]

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 5:34 pm
Viết bởi anhsiu
  Lý luận nào cũng vậy , 1 là cách diễn dịch , 2 là cách quy nạp . Không thể chỉ cụ thể , hoặc chỉ tổng quát . Kết thúc bài viết có chữ CÒN NỮA nghĩa là quá trình diễn dịch vẫn còn ... nhưng hẹn vào 1 ngày đẹp trời , hy vọng không lâu khi kiến thức được hệ thống lại 1 chút .

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 7:35 pm
Viết bởi Pham Van Hoi
 
 Ví dụ 1 xí nưa nhé : em nói đầu tư giáo dục là không phải chỉ chuyện xây trường mở trường , nó còn bao gồm cả chuyện lôi kéo chất xám , đào tạo , chuyện phổ cập hoá miền sâu miền xa ..

anh HSK,các anh cho ưm ý kiến thế này.Đọc bài các anh hay lắm,dù chung chung hay là chi tiết đều khá đúng.Nhưng em đọc đoạn trên đây thì thấy 1  điều chưa hợp lí.
anhsiu nói là mở truong ...nhưng mà anh nghĩ coi,học phí mà nhà nước thu 1 năm của học sinh có đủ để trả lương giáo viên bao nhiêu tháng.tiền dành cho giáo dục thì các ngành khác phải gánh cho chứ lấy đâu ra.nghĩ thì dễ lắm nhưng mà có 1 đồng ngân sách mà mấy chỗ phải chi thì làm sao mà chi dc.Mà dẫu có chi thì 1 đồng chi ra đến lúc thực thi còn lại bao nhiêu %? Phải tính hao hụt vào túi các quan nữa chứ.
các anh coi thử bài báo này/http://www.diendan.org/viet-nam/tang-hoc-phi-bao-nhieu-tre-em-se-phai-bo-hoc/
thế thì sao mà khá lên dc



Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T10 28, 2008 7:52 pm
Viết bởi Pham Van Hoi
anh zenzen cũng nói rất có lí về vấn đề lương bổng.có điều anh nói hiện tại VN thừa thầy thiếu thợ em nghĩ chưa hẳn đúng.Nó đúng với các thành thị nhưng mà đối với nông thôn thì sai.xét tổng thể em nghĩ vẫn thiếu thầy đặc biệt là thầy "chất lượng" .ở nông thôn 1 lớp có 40-50 người ko phải là chuyện hiếm,1 giáo viên phải dạy 2 3 môn cũng là chuyện thường.Em nghĩ ở đây chỉ là giáo viên ra trương chẳng muốn về quê.ko phải là thu nhập họ thấp hơn ở thành phố mà phải chăng là sinh viên đã quen với cuộc sống thành thị ko muốn xa rời nó.cũng như anh em mình qua nhật rồi nhìn về việt nam thấy VN cái này ko dc cái kia ko dc...đó là chuyện ko ai là ko thấy.bi giờ làm sao mà làm cho giáo viên muốn về quê dạy cũng là vấn đề khá lớn rồi chứ chưa nói gì đến cái khổng lồ khác.

Em thấy bây giờ các sinh viên đại học hầu như học để đối phó với các kì thi chứ ko phải là học để chuẩn bị hành trang ra đời.Các SV đại học sư phạm cũng ko ngoại lệ.học tàng tàng ko tăng K là 4 năm ra trường,cầm cái bằng sáng sủa 1 chút là kiếm dc việc.Nhưng mà mọi người thử nghĩ những giáo viên như thế thì học trò sẽ như thế nào.Sách nói dc 10 phần thì dọc hiểu dc 5,6,thầy giảng 10 cung chỉ hiểu 3,4.Với ngần nấy kiến thức thì liệu dạy học trò dc bao nhiêu và học trò học dc bao nhiêu kiến thức.

Việc thay cải tạo nền giáo dục thì cần nhiều cái nhưng mà em thấy cái cần thay đổi ngay trước mắt là cái tư tưởng của sinh viên VN.Các kì thi tốt nghiệp nên rộng hơn,thực nghiệm hơn bây giờ.làm sao mà SV phải học dc nhiều hơn hiểu nhiều hơn những cái sách viết thầy giảng.Có thế thì thế hệ sau này mới khá lên dc.chứ nhu giưof thì khó mà nói dc gì..