Bạn đang xem trang 7 / 12 trang

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 9:56 pm
Viết bởi Ansamurai
Báo Philippines đăng thư ngỏ về Biển Đông

Báo Manila Times đăng thư ngỏ kêu gọi năm nước ASEAN cùng hành động chứ không theo đuổi các tuyên bố riêng lẻ trong tranh chấp biển với Trung Quốc.

Tờ báo tiếng Anh của Philippines 17/11/2008 đã đăng lá thư của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nói rằng cần dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp.

Tổ chức tư nhân này kiến nghị công dân và chính phủ Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam hãy gác lại những khác biệt và hãy hành động cùng nhau hướng tới một giải pháp cho Biển Đông theo Luật biển.

Họ khuyến cáo việc các nước ASEAN không nên theo đuổi việc tranh chấp riêng rẽ với Trung Quốc.

Lá thư viết rằng cách làm đó có nguy cơ "Biển Đông trở thành lãnh thổ hay hồ của Trung Quốc".

Cho tới nay, Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng.

Trong bối cảnh đó, một tờ báo của Philippines đăng thư ngỏ này có thể gây chú ý của dư luận.

Từ trước đến nay, Philippines thường có thái độ mạnh mẽ hơn một số nước ASEAN khác trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán với Trung Quốc về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong không khí được giới quan sát cho là khá căng thẳng.

Hợp tác trong ASEAN

Ngoài ra, lá thư nêu ra vấn đề xác định lại cách tính các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa để làm cư sở cho hợp tác trong ASEAN.

Theo đó, "các đối tượng đang bị tranh chấp, bao gồm Quần đảo Trường Sa (Spratlys), Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Scarborough Shoal không được dùng để tính các vùng đặc quyền kinh tế hay là thềm lục địa,"

Từ đó, cách lập luận này nêu tiếp, "việc phân chia các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không phụ thuộc vào vấn đề chủ quyền trên các đối tượng có tranh chấp".

Hơn nữa, "sự phân chia này có thể thực hiện được cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền của những đối tượng đang tranh chấp đó vẫn chưa giải quyết được,"

"Việc phân chia này đảm bảo quyền và an ninh của các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và tất cả các quốc gia khác."

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông là một tổ chức tư nhân do nhiều người có gốc từ các nước ASAEAN trên toàn thế giới đóng góp tài chính.

Theo bản tiếng Anh trên Manila Times, quan điểm trình bày trong thư ngỏ "không phản ánh quan điểm lập trường của các nước ASEAN."

Xem thêm các bài ở đường dẫn bên phải trang về đề tài tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081121_manilatimes_asean_sea.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T11 25, 2008 2:21 am
Viết bởi Ansamurai
Tuần này bà tổng thống Ấn Độ đến Việt Nam để tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil chuẩn bị thăm Việt Nam trong năm ngày từ 24/11 tới 28/11 nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Thông tấn xã Ấn Độ PTI cho hay bà Patil cũng sẽ thăm Indonesia trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài tới 3/12 theo chính sách "Hướng về phía Đông" của Ấn Độ.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà tổng thống.

PTI trích lời bộ trưởng N Ravi nói: "Chuyến thăm này tái khẳng định cam kết của Ấn Độ về tăng cường quan hệ với các nước bạn bè thân cận trong khuôn khổ khối ASEAN. Đây cũng là một phần trong sáng kiến Hướng về phía Đông của Ấn Độ".

Ông N Ravi cho hay bà tổng thống sẽ có hội đàm với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam để bàn về các vấn đề hai nước cùng quan tâm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa.

Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972. Tháng 7/2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Ấn Độ.

Thương mại Việt - Ấn đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Năm ngoái, Ấn Độ chiếm vị trí thứ mười trong số các nước xuất khẩu vào VN, trị giá 1,3 tỷ đôla.

Các mặt hàng chính mà VN mua từ Ấn Độ là thức ăn chăn nuôi, máy móc thiết bị, y phẩm, sắt thép và bông vải. VN xuất sang Ấn chủ yếu là các mặt hàng than đá, hạt tiêu, cao su, quần áo...

Các công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ cũng đang tích cực tìm kiếm hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lập trình.

Hợp tác quốc phòng

Tuy nhiên một trong các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai quốc gia Á châu là quốc phòng.

Ấn Độ ngày càng nổi lên trong vị trí cường quốc quân sự hàng đầu trong khu vực, có thể tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc.

Tháng 12/2007, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Antony, Hà Nội và Delhi đã cam kết nâng quan hệ hợp tác quân sự giữa hai bên "lên tầm cao mới".

Hai nước cũng đang thực hiện đối thoại an ninh thường niên và hướng tới một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng.

Việt Nam muốn Ấn Độ giúp nâng cấp ngành hải quân của mình vì đây là lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh.

Mới tuần vừa rồi, các sỹ quan hải quân VN cùng chín nước khác đã tham gia khóa tập huấn an ninh hàng hải do Ấn Độ hướng dẫn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081124_indiapresident.shtml


Nếu anh em nào có sự quan tâm về mối quan hệ chiến lược Việt - Ân thì có thể xem những bài  bài liên quan như

Quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

Tăng cường hợp tác quân sự Việt Ấn

Quan hệ quân sự Ấn Độ - Việt Nam

Việt - Ấn hợp tác quốc phòng

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T11 25, 2008 2:30 am
Viết bởi Ansamurai

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T11 30, 2008 12:49 am
Viết bởi Ansamurai
Việt Nam lại bày tỏ quan ngại

Việt Nam lại tiếp tục lên tiếng về chủ quyền và quyền khai thác dầu tại khu vực biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói với các nhà báo hôm thứ Năm 27/11 rằng Việt Nam "quan tâm và theo dõi chặt chẽ thông tin" nói rằng Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Cnooc) sẽ thăm dò dầu khí nước sâu tại đây.

Hôm 22/11, Cnooc vừa công bố dự án trị giá gần 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương 29 tỷ đôla để thăm dò khai thác tại “biển Nam Trung Hoa, nơi nguồn nguyên liệu chưa được khai thác”, trong có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà Hà Nội cũng tuyên bố chủ quyền.

Ông Lê Dũng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam".

"Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị."

Thương lượng hòa bình

Tuy nhiên, người phát ngôn VN kêu gọi các bên kiềm chế để duy trì ổn định và giải quyết bất đồng thông qua thương lượng một cách hòa bình "trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố Ma-ni-la về Biển Đông năm 1992 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc ngày 4/11/2002".

"Chúng tôi cho rằng trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình."

Theo định nghĩa của Trung Quốc, biển Nam Trung Hoa có diện tích 3,5 triệu km vuông, bằng một phần ba diện tích đất liền của nước này.

Trung Quốc đang kêu gọi hợp tác nước ngoài từ các công ty Mỹ cho dự án khổng lồ này của họ.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng liên tục gây áp lực buộc Việt Nam và các đối tác ngừng hoạt động thăm dò trong vùng biển tranh chấp.

Mới nhất, một chiếc tàu quốc tịch Na Uy do công ty Nga thuê để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi cho Việt Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn lại và dọa bắn, bắt rời khỏi khu vực hồi tháng 10.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081128_viet_reax_cnooc.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T11 30, 2008 12:52 am
Viết bởi Ansamurai
TQ dùng Trịnh Hòa cho mục tiêu hiện đại

Kỷ niệm 600 năm chuyến đi biển đầu tiên của Trịnh Hòa, Tuần dương hạm lấy tên “Trịnh Hòa” ghé thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam 18/11.

Những năm gần đây, người ta thấy rõ Trung quốc có ý đồ hiện đại hoá gấp quốc phòng, chú trọng bành trướng nhanh hải quân, thực hiện “lam sắc quốc thổ chiến lược” ngụ ý là vùng màu xanh nước biển.

Trung Quốc cũng công bố lại bản đồ có từ thập niên 30 thế kỷ trước, bản đồ lưỡi bò lấn lãnh hải gần hết Biển Đông của Việt Nam.

Các nhà học giả Trung quốc giải thích nội dung của chiến lược này là coi chủ quyền Trung quốc mở rộng ra các vùng biển và đại dương phía Đông và phía Nam, gồm vùng biển nội địa và vùng lãnh hải, đều thuộc chủ quyền kinh tế của Trung quốc.

Họ bỏ qua mọi tranh chấp còn tồn tại với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.

Mấy tháng nay, báo Nhân dân Giải phóng Quân ở Bắc kinh giới thiệu đô đốc Trịnh Hòa từng cùng tàu chiến và tàu buôn đặt chân lên thị trấn Hội An của Việt Nam, đặt nền tảng thông thương Trung - Việt; đô đốc Trịnh Hòa còn ghé Hoàng Sa và Trường Sa, - nhằm chứng minh rằng hai quần đảo này từ thời Minh đã thuộc chủ quyền của Trung quốc.

Đúng Trịnh Hòa trong bảy lần đi thám hiểm đều đi qua Biển Đông mà trước đây chính người Trung Quốc gọi là Biển Giao Chỉ, sau các nhà hàng hải thường gọi Biển Nam Trung Hoa.

Song không có một tài liệu cụ thể nào ghi chép đoàn thám hiểm Trịnh Hòa ghé Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nhất là lại có hành động xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Hoa tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trịnh Hòa phát hiện Hoàng Sa?

Trái ngược hẳn với tư liệu lịch sử Trung Quốc chỉ mơ hồ mang tính suy diễn, tư liệu chính sử hay địa lý của Việt Nam thời Chúa Nguyễn ( từ đầu thế kỷ XVII đến 1801,hoặc chính tài liệu của Trung Quốc như Hải Ngoại Kỷ Sự, Q.3 của nhà sư Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696 đã ghi chép rất rõ rằng Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa.

Hoặc thời Nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử ghi chép thủy quân ra Hoàng Sa & Trường Sa để đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, xây dựng miếu“ Hoàng Sa Tự”, đào giếng, trồng cây, nhất là cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà toàn là tài liệu của nhà nước.

Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848 ); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết , Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (1851) có đoạn văn đề cập đến việc dựng miếu ở Hoàng Sa trong quyển 207.

Đoạn văn trong bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ quyển 221 chép “Bộ Công tâu rằng: Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu.

Hàng năm cần phải đi thám dò khắp chỗ thuộc đường bể. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.

Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần 2 và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX).

Trong khi ấy lại rất nhiều tư liệu Phương Tây như “Le Mémoire sur la Cochinchine” của Jean Baptiste Chaigneau (1769 - 1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam theo kiểu Phương Tây trên quần đảo Paracels và còn rất nhiều tài liệu khác nữa.

Đặc biệt nhất là An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 ghi rất rõ Paracels seu ( tiếng latinh có nghĩa hay là) Cát Vàng (Hoàng Sa).

Paracels ở tại tọa độ hiện nay trong vùng biển Đông của Việt Nam. “The Journal of the Geographycal Society of London” (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

Biển Đông mênh mông, với một dải đảo đá san hô dài “vạn dặm”khô cằn, không cây cối, không người ở, kéo dài từ vĩ tuyến 17B xuống đến 6o,2 B, gần xích đạo đã làm kinh hoàng biết bao tàu thuyền Đông Tây, bị đắm ở nơi đây, đâu có hấp dẫn gì để cho Đoàn tàu vĩ đại của Trịnh Hòa có mục tiêu hải hành rất rõ: tạo uy danh của Triều đại Minh vĩ đại.

Còn các chúa Nguyễn của Đại Việt ở Đàng Trong khi thấy nhiều thủy thủ của các tàu bị đắm bị sóng biển, gió biển cùng dòng hải lưu đánh lênh đênh trôi dạt vào bờ biển Xứ Đàng Trong, do nhu cầu chiến tranh với họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã cho lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải di đội Hoàng Sa kiêm quản, cấp lương thực trong sáu tháng đi tìm kiếm súng ống, vàng bạc trên các xác tàu bị đắm.

Đã từng khai thác

Chính vì vậy chính quyền Đại Việt Đàng Trong đã khai thác quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa trong gần hai thế kỷ mà chính quyền Trung Quốc, người Trung Quốc như Thích Đại Sán đều biết, đâu có khi nào phản đối.

Thậm chí khi biết rõ là quân nhân đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ đi tìm vàng bạc như thế mà bị bão đánh dạt vào Cảng Thanh Lan như năm 1753 ,còn chu cấp lương thực tử tế về nước, khiến Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765 ) viết nhầm là Nguyễn Phúc Chu cảm động sai viết thư phúc đáp cảm tạ quan huyện Văn Xương, Quỳnh Châu .

Sự kiện này đã được Lê Quí Đôn ghi chép rất rõ trong Phủ Biên Tạp Lục, Q.2.

Rồi kế thừa Nhà Nguyễn thời vua Gia Long, Minh Mạng… đã cho thủy quân theo hình thức chiếm hữu chủ quyền của Phương Tây tại các hải đảo này như các tài liệu Phương Tây kể trên ghi chép lại.

Sự thật lịch sử rành rành là như thế. Song chẳng may, gần một thế kỷ Việt Nam bị Pháp đô hộ, mất hết chủ quyền ngoại giao , nên đến năm 1909, chính quyền tỉnh Quảng Đông Trung Quốc không biết vì lý do gì lại cho Hoàng Sa là đất vô chủ, nên đã làm thủ tục chiếm hữu, Việt Nam không bảo vệ được.

Đến khi Pháp phản ứng lại quá trễ, chủ yếu dùng sức mạnh hải quân, nhân danh “An Nam” lập lại chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, nên không chấm dứt sự tranh chấp.

Sau đó, do hoàn cảnh lịch sử tình hình chiến tranh lạnh trên thế giới, rồi chiến tranh nóng ở Việt Nam, thế giới và ngay cả Việt Nam cũng chia hai phe, nên Việt Nam không bảo vệ hiệu quả chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Nay Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, cái gì của “César phải trả cho César”. Việt Nam đang chủ trương làm bạn với tất cả các nước kể cả những cựu thù cũng như những đồng minh vốn có của mình.

Không lý gì Trung Quốc là nước vừa là đồng chí vừa là anh em lại không chia sẻ nguyện vọng của người Việt Nam mong độc lập, toàn vẹn lãnh thổ vốn có trước khi Pháp đô hộ được hiện thực một cách trọn vẹn.

Sự công bằng và trật tự thế giới là rất hệ trọng cho sự phát triển và hạnh phúc của nhân dân, nên các nước trong đó kể cả Trung Quốc và Việt Nam phải cố gắng giữ gìn và dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

Rồi mọi sự tranh chấp, sự hận thù kể cả người Việt Nam với nhau cũng như giữa Trung Quốc và Việt Nam nếu có rồi cũng phải phôi pha theo thời gian.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/11/081125_zhenghe_viet_opinion.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T12 02, 2008 3:47 am
Viết bởi Ansamurai
Uhmmmmmmmmm

Trung Quốc muốn quan hệ 'nồng ấm' với VN

Chiến dịch ngoại giao dồn dập của Trung Quốc với hai nhân vật cao cấp, ông Mạnh Kiến Trú thăm Việt Nam, ông Giả Khánh Lâm đến Lào, đặt câu hỏi Bắc Kinh đang muốn gì từ các nước Đông Nam Á.

Quốc vụ khanh phụ trách an ninh và nội vụ Trung Quốc, ông Mạnh Kiến Trú, sang Việt Nam trong bối cảnh có nhiều biến động toàn cầu.

Vì vậy, Trung Quốc muốn cải thiện các mối quan hệ trong vùng, nhất là với các nước láng giềng.

Theo nhà quan sát Trung Quốc của BBC, ông Shirong Chen (Trần Thời Vinh) thì ông Mạnh Kiến Trú có mục tiêu công việc rõ ràng là đảm bảo để quan hệ truyền thống với các nước Đông Nam Á như Việt Nam được duy trì ở mức độ nồng ấm hơn.

Ông Shirong Chen tin rằng: "Trung Quốc cũng muốn nói với các nước này là Bắc Kinh có các quyền lợi cốt yếu họ sẽ bảo vệ như lãnh thổ, vấn đề Tây Tạng, Đài Loan..."

"Trung Quốc cũng muốn các nước Đông Nam Á ủng hộ họ trong những chủ đề đó."

Theo Tân Hoa Xã, tại Campuchia, ông Mạnh đã ký kết một loạt thỏa thuận song phương về an ninh, chống tội phạm xuyên biên giới, vấn đề di dân.

Trung Quốc cũng sẽ cung cấp phương tiện kỹ thuật cho cảnh sát Campuchia.

Nhưng với Việt Nam, trong hoàn cảnh vấn đề biên giới, nhất là biên giới trên biển còn căng thẳng, Trung Quốc muốn nhân chuyến thăm này xác nhận khác biệt có thể sẽ còn tồn tại.

Tuy vậy, theo ông Chen, Trung Quốc có thể muốn cùng khai thác những chỗ nào Việt Nam muốn.

Tất nhiên, bên cạnh đó thì Trung Quốc vẫn cứ nói họ sẽ cho khoan dầu khí ở vùng Biển Đông họ cho là thuộc chủ quyền của mình.

Riêng về ông Mạnh, báo chí quốc tế nói ông từng đóng vai trò quan trọng là phó Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật của nhà nước Trung Quốc, và có kinh nghiệm sâu rộng trong vấn đề an ninh.

Giới quan sát tin rằng ông ta có thể chia sẻ kinh nghiệm về "ổn định nội bộ" như chống tội phạm, chống khủng bố với giới chức Việt Nam nếu họ muốn.

Di dân Trung Quốc?

Các bản tin quốc tế đề cập đến vai trò ngày càng lớn của khối người Hoa ở Lào, Campuchia trong bối cảnh có các chuyến đi của lãnh đạo Trung Quốc như Mạnh Kiến Trú và Giả Khánh Lâm.

Theo phía Trung Quốc thì sự hiện diện của doanh nghiệp nước họ tại Đông Dương là bình thường trong quá trình phát triển thương mại.

Hiển nhiên, các chuyến thăm của các ông Mạnh Kiến Trú và Giả Khánh Lâm sẽ thúc đẩy vị trí của người Trung Quốc trong vùng.

Phía Trung Quốc ý thức được rằng điều này có thể gây hiểu lầm, thậm chí e ngại của người bản địa với sự hiện diện của hàng trăm nghìn người Trung Quốc ở Lào.

Theo những gì xảy ra ở châu Phi thì các doanh nghiệp Trung Quốc sang châu lục này đã đem theo cả công nhân Trung Quốc chứ không tuyển người bản xứ, gây lo ngại về mục tiêu di dân ồ ạt.

Tuy nhiên, Trung Quốc tin rằng trước mắt, cách làm ăn của người nước họ là chỉ quan hệ lẫn nhau và với người Hoa bản địa, nhưng về lâu dài có thể họ sẽ cộng tác, trao việc cho người bản xứ.

Bởi vậy, hiện nay Trung Quốc rất chú ý làm sao không gây ra va chạm về văn hóa, phong tục tập quán với người dân các xứ họ đến làm ăn.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081201_meng_vietnam_visit.shtml


Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T12 07, 2008 2:50 am
Viết bởi Ansamurai
Dạo này Vietnamnet liên tục nhiều bài vừa đưa lên lại đưa xuống, không biết có ẩn ý gì ta...


Biển Đông và chiến lược diều hâu của Trung Quốc  

Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, nếu không sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của tác giả, bạn đọc Dự Trần - cố vấn của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông như một tư liệu để bạn đọc tham chiếu.


Từng bước thiết lập chủ quyền trên thực tế dù không có cơ sở pháp lý

Tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông từ lâu đã là một lá bài ngửa. Từ năm 1947, họ đã xuất bản bản đồ địa giới và hải giới Trung Quốc trên Biển Đông với 11 "đường viền gạch nối). Từ 1953 trở lại đây thì 2 đường viền gạch nối trên Vịnh Bắc Bộ đã bị xóa đi, để lại bản đồ chính thức của Trung Quốc với 9 đường gạch nối (hình chữ U hay hình lưỡi bò).

Mục đích của Quỹ là phổ biến ý thức và nâng cao kiến thức và khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu về tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, mặt biển và thềm lục địa, chuẩn bị các chứng cứ lịch sử và pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Bằng con đường truyền thông và ngoại giao, vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Zou Keyuan thuộc ĐHQG Singapore thì các đường viền này không nhất thiết phản ánh quan điểm ban đầu của Trung Quốc về lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các động thái khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn thì có vẻ như tới giờ họ đã nghiễm nhiên coi toàn bộ diện tích mặt biển gói bằng 9 đường viền gạch đứt là lãnh hải của họ.

Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Đây là một sự thực rõ như ban ngày. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến Trung Quốc tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông.

Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm (1) tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997), (2) đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp, (3) đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đoàn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, (4) chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao, và (5) tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới.

Công thức này có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền trên thực tế (de-facto) trên vùng biển này. Đứng về phía Trung Quốc thì chiến lược này là tối ưu vì một mặt nó không biến Trung Quốc thành một gã đồ tể hiếu chiến, nhưng lại giúp họ từng bước lấy được Biển Đông trong khi tuyên bố chủ quyền của họ không hề có cơ sở pháp lý (de-jure). Đáng tiếc cho ASEAN là chiến lược này đang đạt được các thành quả ngoài sức mong đợi cho Trung Quốc.

Chiến lược diều hâu trên Biển Đông Trung Hoa

Cần nhớ rằng chiến lược diều hâu không chỉ được Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông. Họ cũng đã từng sử dụng công thức này trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc (East China Sea) với Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả của nó lại không giống như thành tựu mà nó đưa lại trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Trong cuộc tranh chấp với Nhật, Trung Quốc cũng đơn phương tiến hành thăm dò/khai thác trên vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật. Họ cũng thường xuyên đưa tàu chiến và tàu ngầm tới vùng biển này để dằn mặt hải quân Nhật Bản. Căng thẳng diễn ra đỉnh điểm vào cuối 2003 và đầu 2004, tới mức chiến tranh tưởng như đã cận kề.

Từ tháng 8, 2003, chính phủ Trung Quốc đã ký xong các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu khí Trung Quốc và nước ngoài như Royal Dutch/Shell và Unocal với trị giá lên tới nhiều tỉ Mỹ kim. Nhật lên tiếng phản đối vì cho rằng hoạt động khai thác này lấy cớ rằng rằng nó sẽ hút cạn nguồn dầu khí nằm sâu trong lòng biển thuộc về hải phận của Nhật. Trung Quốc bỏ ngoài tai phản ứng này của đối phương.

Trước động thái của Trung Quốc, Nhật đã quyết định trả đũa. Họ đã đưa tàu thăm dò tới vùng biển tranh chấp từ tháng 7, 2004 để chuẩn bị đơn phương thăm dò và khai thác. Đương nhiên Trung Quốc đã quyết liệt phản đối và coi hoạt động này là vi phạm chủ quyền. Tuy nhiên, các phản ứn chỉ dừng lại ở mức ngoại giao và kinh tế.

Khi cả hai bên đã bộc lộ thái độ sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thì lối thoát duy nhất chỉ có thể là hợp tác khai thác – trừ khi họ sẵn sàng cho chiến tranh. Sau nhiều vòng đàm phán, tới tháng 6, 2008, Nhật và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khai thác chung. Các khu vực khai thác chung được thỏa thuận đều nằm trên vùng giáp ranh giữa hải giới của hai nước, nhưng theo quan điểm của Nhật chứ không phải theo quan điểm của Trung Quốc (bản đồ 1).



Rõ ràng là trong thỏa thuận này, đường ranh giới do Trung Quốc vẽ không có chút giá trị nào. Nhật Bản có thể phải nhượng bộ ít nhiều đứng từ lập trường của họ (thí dụ về quy tắc ăn chia trong hợp tác khai thác) nhưng lập trường của họ về ranh giới trên biển Đông Trung Quốc đã được giữ vững.

Chiến lược diều hâu ở Biển Đông

Trong thỏa thuận hợp tác với Nhật, hai bên đã cùng viện dẫn Công ước Quốc tế về Luật biển. Lập trường của họ khác nhau ở chỗ giải thích luật này như thế nào. Trong khi Nhật bản cho rằng phải sử dụng đường trung tuyến làm ranh giới thì Trung Quốc cho rằng phải sử dụng giới hạn thềm lục địa của nước này làm ranh giới. Cả hai cách giải thích này đều đã có tiền lệ, và vì thế tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không phải không có cơ sở.

Trái lại, tuyên bố của họ về chủ quyền trên Biển Đông, với bản đồ chủ quyền gồm 9 điểm gạch nối lại hoàn toàn tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. Hình lưỡi bò này xuất hiện trước cả Công ước Geneva về thềm lục địa (1958 ) và Công ước Quốc tế về luật biển (1982 ). Từ khi 2 công ước này ra đời, Trung Quốc vẫn không sửa lại bản đồ xác định chủ quyền của họ.

Thiếu cơ sở pháp lý như vậy nhưng nước này đã rất thành công trong chiến lược tiến chiếm Biển Đông. Họ đã thành công trong mục tiêu chia rẽ các nước ASEAN có cùng tranh chấp. Họ cũng thành công trong việc dằn mặt ngư dân các nước láng giềng cũng như các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn làm ăn với Việt Nam. Trung Quốc đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam.

Gần đây nhất, sau nhiều năm tổ chức thăm dò, vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ Mỹ kim. Tuyên bố này nhanh chóng trở thành tin trang nhất trên khắp thế giới[4]. Phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp, và thực tế là Trung Quốc không hề có chủ quyền về mặt pháp lý ở đây.

Lý do thành công của diều hâu

Có ba lý do quan trọng để chiến lược diều hâu của Trung Quốc thành công ở Biển Đông: Một là các nước ASEAN như Việt Nam và Phillipine đã rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này tới công luận quốc tế trong khi cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc đã làm tốt việc kết nối Biển Nam Trung Quốc với chủ quyền của Trung Quốc. Vì thế, về mặt công luận quốc tế, Việt Nam và các nước ASEAN cùng tranh chấp ở Biển Đông không được ủng hộ - mặc dù lập trường của họ chính nghĩa hơn về mặt pháp lý.

Thứ hai là các nước này đều phản ứng rất yếu ớt trước sự lấn át của Trung Quốc. Điều này có cơ sở thực tế là nếu đứng riêng biệt từng nước thì họ đều ở vào thế yếu xét cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Do ở thế yếu, họ không thể đưa ra những đe dọa khả tín nào ngay cả khi họ muốn.

Thứ ba là mặc dù ở vào tình thế lép vế nếu đứng riêng lẻ, các nước ASEAN lại không hợp tác với nhau trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thí dụ như Phillipine đã dễ dàng bị mua đứt để đồng ý ký thỏa thuận hợp tác song phương với Trung Quốc trong khi bỏ mặc Việt Nam sang một bên. Điều này phản ánh ba thực tế đáng buồn: (1) sức ảnh hưởng của Trung Quốc ăn quá sâu vào ASEAN, (2) thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông, (3) các chính phủ ASEAN trong từng thời điểm cụ thể đã tỏ ra thiếu viễn kiến.

Bài học về cuộc tranh chấp của Trung Quốc với Nhật và thỏa ước hợp tác khai thác giữa hai nước này cho thấy Trung Quốc không phải không chịu nhượng bộ. Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.

Quỹ nghiên cứu Biển Đông, trong nỗ lực đem lại sự tin tưởng lẫn nhau và khả năng hợp tác giữa các nước ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đã đề xướng các nước này gác qua một bên các tranh chấp về đảo/bãi đá trên ở Trường Sa để tập trung vào việc phân định một cách công bằng chủ quyền trên vùng biển này theo Công ước Quốc tế về luật biển.

Có thể nói không ngoa rằng đây là một trong những cửa thoát hẹp, nếu không muốn nói là cửa thoát duy nhất, cho các nước nhỏ yếu trong ASEAN trong cuộc đối đầu với chiến lược diều hâu của Trung Quốc trên Biển Đông.

Dự Trần

http://www.viet-studies.info/kinhte/BienDong_DuTran_VNN.htm

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T12 07, 2008 2:59 pm
Viết bởi TamTokyo
Lần đầu tiên KQVN hạ cánh xuống sân bay Trường sa

Ngày 12 tháng 5 năm 2005, Trung đoàn không quân 918 thực hiện nhiệm vụ bay hạ cánh xuống sân bay Trường Sa. Thượng tá Trương Hoài Châu và thượng tá Phạm Thế Sơn được vinh dự điều khiển máy bay bay ra đảo Trường Sa. Trung tá phi công Nguyễn Anh Sơn chỉ huy cất hạ cánh tại sân bay Trường Sa. Cùng bay trên chuyến bay này có Thiếu tướng Phạm Phú Thái - Phó tư lệnh thứ nhất Quân chủng Phòng không – Không quân, đại tá Lương Quốc Bảo - Phó tham mưu trưởng Quân chủng và đoàn cán bộ của cơ quan Quân chủng, đoàn cán bộ Sư đoàn không quân 370, tiểu đoàn trưởng kỹ thuật hàng không Lê Tôn Văn, phi đội trưởng phi đội 1 Đào Xuân Chính, phi đội trưởng phi đội 2 Cao Xuân Thống.

Sáng ngày 12 tháng 5, máy bay cất cánh từ san bay Tân Sơn Nhất, hạ cánh xuống sân bay Phan Rang. 7 giờ 20 phút, máy bay cất cánh từ sân bay Phan Rang, bay ra Trường Sa. Sau 1 giờ 45 phút bay trên biển, đúng 9 giờ 05 phút, máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Trường Sa, đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của không quân vận tải Việt -Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, máy bay vận tải của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng hạ cánh trực tiếp xuống sân bay Trường Sa, mở ra thời kỳ phát triển mới của bộ đội không quân trong chiến lược biển đảo.

Máy bay vừa dừng bánh, cán bộ, chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa ào đến, ôm hôn các đồng chí cán bộ và phi công của Quân chủng Phòng không - Không quân, thể hiện niềm vui khôn tả giữa những người lính ngày đêm sẵn sang chiến đấu bảo vệ vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Thiếu tướng Phạm Phú Thái và chỉ huy trưởng đảo Trường Sa cùng ký vào lá Quốc kỳ, đánh dấu sự kiện lịch sử: cánh bay của Không quân nhân dân Việt Nam trở thành cầu nối và làm ngắn lại khoảng cách giữa đất liền với quần đảo Trường Sa, mảnh đất cực Đông của Tổ quốc mẹ hiền.

Ngay trong ngày 12 tháng 5, tổ bay thực hiện 4 chuyến bay huấn luyện trên vùng trời quần đảo Trường Sa. 10 giờ 45 phút, máy bay cất cánh từ sân bay Trường Sa về hạ cánh an toàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 13 giờ 11 phút.

Chuyến bay lịch sử ra quần đảo Trường Sa là thành tích có ý nghĩa nhất của Trung đoàn không quân 918 thiết thực kỷ niệm lần thứ 115 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh"

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T12 07, 2008 3:08 pm
Viết bởi TamTokyo
http://www.youtube.com/watch?v=Dyevp-KJpoY&eurl=http://www10.ttvnol.com/forum/gdqp/1121712/trang-5.ttvn&feature=player_embedded

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T12 07, 2008 8:44 pm
Viết bởi Ansamurai
hihi, chiếc Su-30 Việt nam này bay đẹp quá.

Lâu ngày mới thấy anh Tâm, nếu có tin gì về quân đội anh Tâm nhớ cung cấp cho anh em biết với nhé.^ ^