Bạn đang xem trang 52 / 61 trang

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 11, 2009 6:11 pm
Viết bởi anzen_dp
Theo ý kiến của anh Ân em đã viết 1 bài tổng hợp kết quả thi DH của các em cohai. Có thể nói là khá đầy đủ chỉ trừ những em nào thi quá kín đáo mà thôi. Trong danh sách này hiện em chưa có tên đầy đủ của các em đỗ ở các trường 山梨、島根、滋賀 và tên trường mà các em đó đang học, em vẫn đang liên lạc  với các sempai ở đây, và sẽ update ngay khi có thông tin, có thể là trong tối hôm nay nhưng nhìn chung là như thế này , các anh check hộ em nhé.


NIỀM VUI XUÂN MỚI
Điểm qua kì thi đại học 2009
Vậy là kì thi DH2009 đã đi được một nửa quãng đường ,hầu hết các em cohai khóa 2007 và 1 số em cohai 2008 đều đã tham dự kì thi vào các trường DH trên khắp nước Nhật. Có thể nói đây là thời điểm quan trọng nhất trong giai đoạn đầu học tập tại Nhật Bản vì nó mang tính quýêt định và là động lực cho con đường phía trước của các em. Mới đây thôi chúng ta đã được chứng kiến và cảm nhận được không khí ôn thi tập trung của các em cohai ở mọi vùng , và được thấy niềm vui của các em khi đón nhận kết quả thi ryu tháng 11 .Và trong không khí đón xuân rộn ràng ở quê nhà làm cồn cào thêm nỗi nhớ của những con người xa quê, trong cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt xa Tổ Quốc ,chúng ta vẫn thấy được sự quyết tâm và tự tin của các em khi bước vào kì thi đại học qua những bức ảnh được gửi nhanh từ sempai ở các trường mặc dù chắc chắn rằng các em cũng không tránh khỏi tâm trạng lo lắng và hồi hộp .
 Thật là vui và tự hào khi năm nay chúng ta được chứng kiến kết quả thi DH rất cao của các em cohai. Tin đỗ đại học không ngừng được thông báo , đây thực sự là niềm vui lớn nhất của toàn thể anh em Đông Du trong không khí của một mùa xuân mới, và chắc rằng những kết quả này cũng là tin mừng lớn nhất mà các em đã gửi về gia đình để chúc một năm mới nhiều niềm vui.
 Tuy rằng cũng có những em cohai còn chưa nhận được kết quả đỗ DH , và kì thi DH vẫn còn nửa chặng đường ở phía trước với những trường được cho là lớn và thi khó. Các em hãy tiếp tục cố gắng tập trung cho kì thi , bình tĩnh tự tin sẽ là hai yếu tố rất quan trọng giúp các em đạt kết quả tốt. Các sempai và cohai của các em luôn dành cho các em sự động viên khích lệ nhiệt tình nhất.
 Và sau đây hãy cùng điểm lại kết quả thi DH rực rỡ của các em ở các trường trên khắp cả nước:
宮城大学
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
PHẠM KHẮC ĐIỀM―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN TƯỜNG VĂN―東京日本語学校
VŨ XUÂN TRUYỀN―東京日本語学校
福島大学
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG―久留米ゼミナール佐賀校
理工学部共生システム
TRẦN THỊ HUẾ―静岡日本語学校
長岡技科学術大学
VŨ VĂN TOÀN―新宿日本語学校―機械創造工学課程
MAI THỊ HỒNG―盛岡情報ビジネス専門学校―建設工学科
NGÔ MINH KHA―東京ワールド外語学院―電気電子
豊橋技術大学
PHẠM NGUYỆT ÁNH―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGÔ MINH KHA―東京ワールド外語学院―電気電子
HỨA DẠ THIỆN―静岡日本語学校―物質工学
愛知県立大学
LÊ XUÂN HIẾU―東京日本語学校―情報科学部
早稲田大学
TRẦN PHI LONG-横浜カンリン日本語学校―建築
西武文理大学
NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN―東京日本語学校―経営サービス
滋賀大学
滋賀県立大学
秋田大学
環境応用化
NGUYỄN MINH HOA―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN ĐỨC THỊNH―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN VIỆT TIẾN―東京日本語
材料工学科:
NGUYỄN THỊ THU THỦY盛岡情報ビジネス専門学校
情報工学科:
HOÀNG VĂN TUYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
TRẦN VĂN ĐIỀN ―新宿日本語
電気電子工:
PHẠM VĂN KHANG―東京日本語学校
土木環境工学科:
ĐẶNG THANH DŨNG ―盛岡情報ビジネス専門学校
TRƯƠNG TÂN ANH―ワールド外語学院
宇都宮大学(tạm thời)
DƯƠNG HẢI CHIẾN―農学部―東京ワールド外語学院
名古屋工業大学
都市社会工学科
LÊ YẾN LAN ―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN MAI PHƯƠNG ―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN CHÍ LINH ―新宿日本語学校
建築デザイン工学科
VŨ THÀNH HƯNG ―東京日本語学校
PHẠM NGUYỆT ÁNH―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
環境材料工学科
BÙI THỊ THÚY ―静岡日本語学校
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN ―盛岡情報ビジネス専門学校
電気電子工学科
TỐNG XUÂN LUYẾN―京日本語学校
NGUYỄN XUÂN TRUYỀN―東京日本語学校
山梨大学
高知大学
NGUYỄN QUANG LẬP―農学部流域環境学科
Thật là 1 kết quả rất đáng được hoan nghênh , là thành quả xứng đáng cho công học tập và sự cố gắng của các em ,vượt lên khó khăn của cuộc sống xa gia đình và sự vất vả trong công việc trong suốt 2 năm qua.
Chúc các em giữ gìn sức khỏe tốt và có một tinh thần khỏe mạnh để tiếp tục giành kết quả tốt ở những kì thi tiếp theo. Các sempai luôn sẵn sàng giúp đỡ các em khi cần.
Hãy yên tâm và cố gắng hết mình!
--------------------------------------


Điểm qua kì thi đại học 2009

Vậy là kỳ thi Đại học 2009 đã đi được một nửa quãng đường, hầu hết các em kohai khóa 2007 và 1 số em kohai 2008 đều đã tham dự kỳ thi vào các trường đại học trên khắp nước Nhật. Có thể cho rằng đây là thời điểm quan trọng mang tính quyết định nhất trong giai đoạn đầu học tập tại Nhật Bản - thời kỳ "đơm hoa kết trái" sau gần hai năm nỗ lực làm việc và học tập tại trường tiếng Nhật. Mới đây thôi chúng ta đã được chứng kiến và cảm nhận được không khí ôn thi tập trung của các em kohai ở mọi vùng, và được thấy niềm vui của các em khi đón nhận kết quả thi Ryu tháng 11. Thời gian này không khí đón xuân rộn ràng ở quê nhà dường như làm cồn cào thêm nỗi nhớ của những người con xa quê và thêm cái giá lạnh mùa đông khắc nghiệt nơi xứ tuyết dường như  đè nặng thêm những lo lắng hồi hộp về kỳ thi trong lòng các em nhưng chắc rằng chính những điều đó cũng lại là một động lực tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho các em vượt qua thời gian thử thách này. Thì qua những bức ảnh về kỳ thi được gửi nhanh từ sempai trên diễn đàn, chúng ta vẫn nhận thấy được những nụ cười thật lạc quan trên đôi môi, sự tự tin trong ánh mắt,những bước chân chững trạc và sự phấn khởi về niềm tin " "tương lai thuộc về chúng ta" trên khuôn mặt rạng ngời của các em.

Thật là vui và tự hào khi năm nay chúng ta được chứng kiến kết quả thi đại học thật là rực rỡ . Tin đỗ đại học không ngừng được thông báo, đây thực sự là niềm vui lớn nhất của toàn thể anh em Đông Du trong không khí của một mùa xuân mới, và chắc rằng những kết quả này cũng là "tin mừng lớn nhất mà các em đã gửi về gia đình để chúc một năm mới nhiều niềm vui".

Tuy rằng cũng có những em kohai còn chưa nhận được kết quả đỗ đại học , và kì thi đại học vẫn còn nửa chặng đường ở phía trước với những trường được cho là lớn và thi khó. Các em hãy tiếp tục cố gắng tập trung cho kì thi , bình tĩnh tự tin sẽ là hai yếu tố rất quan trọng giúp các em đạt kết quả tốt. Các sempai và cohai của các em luôn dành cho các em sự động viên khích lệ nhiệt tình nhất.

Và sau đây hãy cùng điểm lại kết quả thi DH rực rỡ của các em ở các trường trên khắp cả nước:

宮城大学

ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
PHẠM KHẮC ĐIỀM―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN TƯỜNG VĂN―東京日本語学校
VŨ XUÂN TRUYỀN―東京日本語学校

福島大学

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG―久留米ゼミナール佐賀校
理工学部共生システム
TRẦN THỊ HUẾ―静岡日本語学校

長岡技科学術大学
VŨ VĂN TOÀN―新宿日本語学校―機械創造工学課程
MAI THỊ HỒNG―盛岡情報ビジネス専門学校―建設工学科
NGÔ MINH KHA―東京ワールド外語学院―電気電子

豊橋技術大学
PHẠM NGUYỆT ÁNH―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGÔ MINH KHA―東京ワールド外語学院―電気電子
HỨA DẠ THIỆN―静岡日本語学校―物質工学

愛知県立大学
LÊ XUÂN HIẾU―東京日本語学校―情報科学部

早稲田大学
TRẦN PHI LONG-横浜カンリン日本語学校―建築

西武文理大学
NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN―東京日本語学校―経営サービス

滋賀大学
経済
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
VŨ THỊ NGOAN―盛岡情報ビジネス専門学校
TRẦN THANH NHÀN―静岡日本語学校
NGUYỄN QUANG PHƯƠNG TRÂM―静岡日本語学校
CAO THỊ QUỲNH TRANG-広島YMCA国際ビジネス専門学校
NGUYỄN UYÊN VY-広島YMCA国際ビジネス専門学校
教育
PHẠM KHẮC ĐIỀM―盛岡情報ビジネス専門学校

滋賀県立大学
PHẠM AN KHANG 東京日本語学校

秋田大学

環境応用化
NGUYỄN MINH HOA―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN ĐỨC THỊNH―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN VIỆT TIẾN―東京日本語
材料工学科:
NGUYỄN THỊ THU THỦY― 盛岡情報ビジネス専門学校
情報工学科:
HOÀNG VĂN TUYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
TRẦN VĂN ĐIỀN ―新宿日本語
電気電子工:
PHẠM VĂN KHANG―東京日本語学校
土木環境工学科:
ĐẶNG THANH DŨNG ―盛岡情報ビジネス専門学校
TRƯƠNG TÂN ANH―ワールド外語学院

宇都宮大学(tạm thời)
DƯƠNG HẢI CHIẾN―農学部―東京ワールド外語学院

名古屋工業大学
都市社会工学科
LÊ YẾN LAN ―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN MAI PHƯƠNG ―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN CHÍ LINH ―新宿日本語学校
建築デザイン工学科
VŨ THÀNH HƯNG ―東京日本語学校
PHẠM NGUYỆT ÁNH―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
環境材料工学科
BÙI THỊ THÚY ― 静岡日本語学校
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN ―盛岡情報ビジネス専門学校
電気電子工学科
TỐNG XUÂN LUYẾN―京日本語学校
NGUYỄN XUÂN TRUYỀN―東京日本語学校

山梨大学
土木環境工学科
VŨ THÀNH HƯNG ―東京日本語学校
MAI THỊ HỒNG ― 盛岡情報ビジネス専門学校
機会システム学科
VŨ VĂN TOÀN ― 新宿日本語学校
応用化学
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN ― 盛岡情報ビジネス専門学校
LÊ YẾN LAN ― 盛岡情報ビジネス専門学校
PHẠM AN KHANG ― 東京日本語学校
生命工学科
PHẠM QÚY VÂN HẰNG ―東京日本語学校
コンピュータ・メディア
TĂNG LÊ NHƯ NGUYỆT ― 盛岡情報ビジネス専門学校
NGÔ THỊ PHƯƠNG HỒNG ― 盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ― 静岡日本語学校
BÙI XUÂN THUẬN ― 東京日本語学校
電気電子
TRẦN VĂN ĐIỀN ― 新宿日本語学校
TỐNG XUÂN LUYẾN ― 京日本語学校
NGUYỄN XUÂN TRUYỀN ― 東京日本語学校
ĐINH LÊ NGỌC LONG ― 東京日本語学校
循環システム
PHẠM THỊ THANH HOA ― 静岡日本語学校

高知大学
NGUYỄN QUANG LẬP―農学部流域環境学科

島根大学
TRỊNH VĂN HÒA
LÊ ĐÌNH TÙNG―翰林日本語学院

信州大学(tạm thời)
経済
LÊ THỊ THANH TÂM広島YMCA国際ビジネス専門学校
NGUYỄN THÙY TRANG静岡日本語学校


Thật là 1 kết quả rất đáng được hoan nghênh , là thành quả xứng đáng cho công học tập và sự cố gắng của các em ,vượt lên khó khăn của cuộc sống xa gia đình và sự vất vả trong công việc trong suốt 2 năm qua.

Chúc các em giữ gìn sức khỏe tốt và có một tinh thần khỏe mạnh để tiếp tục giành kết quả tốt ở những kì thi tiếp theo. Các sempai luôn sẵn sàng giúp đỡ các em khi cần.
Hãy yên tâm và cố gắng hết mình!

Đăng Phong


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 11, 2009 6:14 pm
Viết bởi anzen_dp
ah chắc còn chỉnh lại 1 số hiệu ứng chữ đậm chữ nhạt to nhỏ khi nào các anh đăng thì chỉnh sửa dùm em luôn nhé.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Năm T2 12, 2009 6:09 pm
Viết bởi Ansamurai

ah chắc còn chỉnh lại 1 số hiệu ứng chữ đậm chữ nhạt to nhỏ khi nào các anh đăng thì chỉnh sửa dùm em luôn nhé.


^ -, thanks Phong.
Bài viết tốt lắm, truyền đạt được cảm xúc của mình và có sức động viên kohai rất khá. (anh có chỉnh lại một tí phần miêu tả cảm xúc)

Nếu tối nay có tin của trường shiga thì em đăng lên, còn không thì với kết quả tạm thời như vậy cũng khá rồi.

Thế nhé.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Năm T2 12, 2009 7:47 pm
Viết bởi anzen_dp
Em đã sửa thêm một tý tị tì ty và cập nhật thêm thông tin từ simanedai và sinshudai và sigadai. Hiện chỉ còn thiếu một hai em nữa thôi, em đã gửi mail hỏi và chắc chắn trong... đêm nay sẽ có trả lời. Đợi iem tý nhé! Hôm nay có lẽ em đi làm về hơi muộn, chắc khoảng 3h sẽ có bài hoàn chỉnh.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T2 13, 2009 2:35 am
Viết bởi anzen_dp
OK em đã update tất cả kết quả đỗ đại học cho tới bây giờ , chỉ trừ có 1 em ở trường Siga thấy anh Hoàng bảo có ý muốn giấu tên nên ko viết lên.
Các anh xem lại rồi đăng giúp em nhé

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T2 13, 2009 11:54 pm
Viết bởi Ansamurai

OK em đã update tất cả kết quả đỗ đại học cho tới bây giờ , chỉ trừ có 1 em ở trường Siga thấy anh Hoàng bảo có ý muốn giấu tên nên ko viết lên.
Các anh xem lại rồi đăng giúp em nhé


ok, anh hiểu rồi.
お疲れ様 Phong nhiều lắm.

Mình đăng Tuần báo lên lúc chiều, nhưng sau đó có việc phải đi gấp nên chưa báo lại cho anh em được. Có gì nhờ anh em check nhé.

Như vậy Tuần báo số 31 kết thúc với việc đưa tin về mùa thi, công với những tin về chuyến thăm VN của Thái tử Naruhito nhằm tăng cường quan hệ Nhật- Việt.

Tuần sau mình sẽ liên lạc trực tiếp với các phóng viên để xem xét tình hình đăng báo trong thời gian tới.

Ngoài ra, rất mong nhận được ý kiến đánh giá và góp ý về Tuần báo từ các anh em.





Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Bảy T2 14, 2009 2:07 am
Viết bởi anzen_dp
Anh Ân edit hộ em thông tin của trường 長岡技術大学 với. Thêm 1 em là PHẠM THỊ HỒNG TƯƠI ở  静岡日本語学校


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T2 16, 2009 3:38 am
Viết bởi Ansamurai
Tin kinh tế

Cứu ngân hàng, Mỹ rơi đúng vào “vết xe đổ” của Nhật?

Trong khi Mỹ và châu Âu thi nhau chi hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng, những người dày dạn kinh nghiệm trong ngành tài chính ở Nhật cho rằng, biện pháp này đúng là những sai lầm mà Nhật đã mắc phải trong lần suy thoái trước đây.

Bài học chưa thuộc?

Trong thập niên 1990, Nhật Bản đã trải qua những thách thức tương tự như những gì đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu hiện nay.

Khi đó, kinh tế Nhật đã có cả một thập kỷ đình trệ, các ngân hàng chồng chất nợ nần, các chính phủ nối tiếp nhau liên tục tiêu phí hàng ngàn tỷ Yên để vực dậy hệ thống nhà băng mà chẳng đem lại hiệu quả gì.

Chỉ tới năm 2003, Chính phủ Nhật khi đó mới đưa ra được những biện pháp dẫn tới sự phục hồi cho nền kinh tế nước này.

Đó là, buộc các ngân hàng lớn phải tuân thủ những vụ kiểm toán không nương tay và phải công bố nợ xấu; tăng đầu tư công thêm 2.000 tỷ Yên, tương đương hơn 22 tỷ USD ngày nay; quốc hữu hóa một ngân hàng lớn cho dù vụ quốc hữu hóa này gây thiệt hại nặng cho cổ đông; chấp nhận để mặc những ngân hàng yếu hơn không trụ nổi phải đổ vỡ…

Tới khi những biện pháp “lạnh lùng” trên được đưa ra, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật đã sụt giảm mất 3/4 giá trị từ mức đỉnh trước đó, giá địa ốc tại nước này đã giảm 15 năm không nghỉ, nợ chính phủ đã vượt quá GDP, gọng kìm thiểu phát siết chặt quần đảo Nhật Bản.

Một số nhà nghiên cứu về giai đoạn lịch sử trên của Nhật cho rằng họ nhận thấy nước Mỹ đang sa vào vết xe đổ trong cách giải quyết khủng hoảng trước đây của đất nước Mặt trời mọc.

“Tôi cứ nghĩ nước Mỹ đã học được gì đó từ thất bại của Nhật Bản chứ. Tại sao họ lại có thể lặp lại cùng những sai lầm đó nhỉ?”, ông Hirofumi Gomi, một qua chức hàng đầu thuộc Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản, nhận xét.

Một số nhà phê bình ở Mỹ chỉ trích kế hoạch giải cứu khối tài chính mà Bộ trưởng Bộ tài chính nước này Timothy Geithner công bố hôm 10/20 vừa qua là thiếu chi tiết. Nhưng các chuyên gia ở Nhật thì cho rằng, đây là một kế hoạch còn “rụt rè”, xét tới quy mô của cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng mà chính phủ của Tổng thống Barack Obama đang phải đương đầu.

“Tôi nghĩ là Chính phủ Mỹ biết cuộc khủng hoảng này lớn tới mức nào, nhưng họ không muốn nói nó lớn tới mức nào. Cuộc khủng hoảng này lớn tới mức họ không thể thừa nhận thực tế đó”, kinh tế gia John Makin thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận xét.

Ông nói thêm: “Những bài học của Nhật Bản ở những năm 1990 cho thấy nước Mỹ cần hành động mạnh hơn và phải quốc hữu hóa một số ngân hàng”.

Trên thực tế, ban đầu người Nhật cũng đã từng dò dẫm thử nhiều “liều thuốc” mà chính quyền của Tổng thống George W. Bush đã dùng và chính quyền của ông Obama hiện nay đang dùng. Đó là hạ lãi suất, kích thích tài khóa, bơm tiền…

Thậm chí, Nhật còn nỗ lực huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân để mua một số tài sản độc hại trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, đúng như những gì mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner đang đề xuất thực hiện trong kế hoạch vẫn được gọi là “bad bank”.

Một lý do khiến Nhật Bản khi đó có những giải pháp “nhút nhát” như vậy là do Chính phủ e ngại dân chúng có thể nổi giận. Mỗi khi tiền thuế bị đem đi giải cứu các ngân hàng, sự phản đối của dân chúng lại gia tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Nhật cho thấy, để giải quyết đống đổ nát của ngành ngân hàng đòi hỏi chính phủ phải mạnh tay và phải chi số tiền cực lớn. Mặt khác, càng trì hoãn việc khắc phục sẽ càng tốn kém.

Một bài học nữa là việc cứu hệ thống ngân hàng sẽ quyết định số phận của nền kinh tế. Mặc dù ông Obama đang ưu tiên kế hoạch kích thích kinh tế của ông, hoạt động kích thích tăng trưởng sẽ chỉ có thể thành công một khi những vết rạn trong hệ thống hệ thống ngân hàng được hàn gắn.

“Tôi cho rằng ông Obama đang mắc phải một sai lầm chiến thuật”, ông Makin nói.


(Khách bộ hành theo dõi bảng giá chứng khoán trên đường phố Tokyo (Nhật). Trong thập niên 1990, Nhật Bản đã trải qua những thách thức tương tự như những gì đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu hiện nay - Ảnh: Reuters.)

Cách làm của Nhật: Phải thật “rắn”!

Cuộc khủng hoảng diễn ra ở Nhật trong thập niên 1900 và đầu những năm 2000 cũng xuất phát gốc rễ tương tự như cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ: Bong bóng địa ốc “nổ”, khiến các ngân hàng khốn đốn vì hàng nghìn tỷ Yên nợ xấu.

Ban đầu, các nhà lãnh đạo Nhật Bản không lường hết được mức độ tàn phá của sự lao dốc trên thị trường địa ốc đối với hệ thống ngân hàng. Ở Mỹ, chính sách tiền tệ nới lỏng đã dẫn tới tình trạng đầu cơ cổ phiếu và nhà đất cũng như tình trạng cho vay bừa bãi của các ngân hàng.

Khi khủng hoảng mới manh nha, nhiều nhà hoạch định chính sách Nhật ban đầu cho rằng việc áp dụng lãi suất thấp và các biện pháp kích thích kinh tế sẽ giúp các ngân hàng tự phục hồi. Nhưng tới cuối năm 1997, một loạt ngân hàng tại nước này đã đổ vỡ, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tín dụng.

Buộc phải hành động gấp, Chính phủ Nhật khi đó bơm 1.800 tỷ Yên, tương đương gần 20 tỷ USD ngày nay, vào các ngân hàng lớn của nước này. Nhưng đợt bơm vốn này do quá nhỏ, không được lên kế hoạch tốt, và do các nhà chức trách còn chưa hiểu hết về mức độ nguy hiểm trong hệ thống, nên đã không thể ngăn chặn được sự leo thang của khủng hoảng.

Cử tri Nhật nổi giận khi thấy tiền thuế bị Chính phủ lãng phí và đã trừng phạt liên minh cầm quyền bằng cách buộc Thủ tướng Ryutaro Hashimoto phải từ chức. Sau đó, nỗi lo về sự giận dữ của dân chúng đã “trói tay” Chính phủ Nhật.

Cũng vì lo ngại có thêm tin xấu xuất hiện, Chính phủ Nhật khi đó đã không buộc các doanh nghiệp công bố và cắt bỏ nợ xấu. Các khoản vay đã cấp cho các doanh nghiệp được liệt vào hàng dở sống dở chết vẫn tiếp tục được giữ trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, thay vì được công bố cụ thể và đánh tụt giá trị.

Trong khi đó, Chính phủ Nhật tiếp tục thử nghiệm những biện pháp mới, trong đó đáng chú ý nhất là thành lập hàng loạt quỹ đầu tư có sự góp vốn một phần của tư nhân để mua tài sản xấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, lượng nợ xấu mà các quỹ này mua vào rất nhỏ giọt do quy mô của các quỹ chỉ là nhỏ bé. Đồng thời, việc bán nợ xấu cũng chẳng giúp các ngân hàng giải quyết được tình trạng thiếu vốn là bao, vì giá bán những tài sản này rất rẻ mạt.

Ước tính, số tiền thuế của dân mà Chính phủ Nhật chi ra khi đó để cứu các ngân hàng chỉ thu hồi chưa được một nửa. Trong thời kỳ 1992 - 2005, các ngân hàng Nhật đã thâm hụt tài sản khoảng 96.000 tỷ Yên, tương đương 19% GDP hàng năm của nước này.

Cho tới lúc này, kế hoạch khôi phục khối tài chính của chính quyền Obama vẫn né tránh những quyết định khó khăn nhất như quốc hữu hóa các ngân hàng, loại bỏ các cổ đông, hay để các ngân hàng ôm quá nhiều nợ xấu tự sụp đổ. Trên thực tế, Nhật Bản cuối cùng đã buộc phải để những điều này xảy ra.

“Thật đáng ngạc nhiên là Mỹ đang lặp lại sai lầm của Nhật. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ thì lúc nào mà chẳng sẵn sàng khuyên nước Nhật phải làm thế này,  thế kia cơ mà”, kinh tế gia Makin nói.

Các chuyên gia cho biết, những sai lầm của Nhật trên đã khiến hệ thống tài chính của nước này mất 6 năm sau khi khủng hoảng nổ ra mới có thể phục hồi. Năm đó, Chính phủ của nhà lãnh đạo cải cách Junichiro Koizumi đã ra lệnh kiểm toán nghiêm ngặt những ngân hàng hàng đầu của Nhật. Người lãnh đạo chương trình cải cách tài chính của Nhật khi đó là ông Heizo Takenaka, và kế hoạch cải cách này cũng mang tên ông, Kế hoạch Takenaka.

Ban đầu, các ngân hàng công khai phản đối Takenaka. “Chính phủ không thể yêu cầu lãnh đạo ngân hàng làm việc này, việc kia. Như thế là quá lố bịch”, ông Yoshifumi Nishikawa, Chủ tịch tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group, phát biểu vào năm 2002.

Nhưng ông Heizo Takenaka vẫn giữ vững quan điểm của mình. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông kể lại: “Khẩu hiệu của tôi khi đó đối với các ngân hàng là: “Đừng che giấu điều gì. Đừng trốn tránh mà phải tuân thủ quy tắc”. Tôi nói rõ với họ là tôi ở vị trí giám sát họ và tôi sẽ không đàm phán gì với họ hết”.

Phải mất 3 năm, kế hoạch của ông Takenaka mới giải quyết được phần lớn số nợ xấu trong các ngân hàng. Ngân hàng Resona do bị phát hiện thiếu vốn đã bị quốc hữu hóa. Sự cứng rắn của ông Takenaka đã giúp phục hồi lại niềm tin của dân chúng và thị trường vào hệ thống ngân hàng.

Đúng lúc đó, kinh tế Nhật đón một cơn gió lành mới, đó là sự bùng nổ của hoạt động xuất khẩu sang Mỹ , góp phần đáng kể cho sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, lúc này, nước Mỹ có lẽ không thể trông đợi ở sự gia tăng nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của mình, vì suy thoái kinh tế đã lan rộng trên toàn cầu. Bởi thế, nhiều chuyên gia cho rằng, với cách giải quyết tình hình của Chính phủ Mỹ hiện nay, gánh nặng đối với người dân Mỹ khi tiền thuế của họ tiếp tục được đem đi để cứu các ngân hàng có lẽ sẽ còn tăng thêm nữa.

(Theo IHT) KIỀU OANH

Nguồn VnEconomy.vn




Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 18, 2009 4:34 am
Viết bởi QuangHung
Bài Tuần báo, tin Đông Du. Xin lỗi mọi người vì giai đoạn vừa rồi bận thi nên không giúp gì được mọi người.

Nhìn lại kết quả kì thi đại học cho đến bây giờ và thực lực của Du Học Sinh Đông Du.

Những năm gần đây điểm thi Ryu của học sinh Đông Du chúng ta luôn đạt được những đột phá tuyệt vời. Trong khi phân phối điểm thi Ryu tổng thể không có nhiều sự thay đổi. Chứng tỏ học sinh Đông Du chúng ta đã có những bước trưởng thành vượt bậc. Thành tích thi Ryu của nhiều bạn đã kiến rất nhiều Sempai ( trong đó có tôi) phải nghiêng người kính phục. Sự tiến bộ của học sinh Đông Du chúng ta là không thể phủ nhận được.

Tuy nhiên kì thi vào Tokodai và các đại học lớn vừa rồi đã cho chúng ta thấy rằng mình vẫn còn quá nhiều điểm còn thua kém thiên hạ. Tiếng Anh vẫn là một điểm yếu muôn thủa và chưa có dấu hiệu khắc phục. Điển hình là có nhiều bạn thất bại ngay từ vòng hồ sơ ở các trường như Todai, Osaka, Tohoku…

Ở Tokodai vì Ngày thi của Tokodai năm nay rất đặc biệt, không hề trùng với các trường đại học lớn khác như Todai, Kyotodai, Osakadai, Tohokkudai, Nagoizadai,v.v.v nên năm nay kì thi vào Tokodai có sự tham gia của một số lượng lớn những du học sinh suất sắc người Trung Quốc( mà mục tiêu là Todai, hay Kyotodai). Chính vì thế tổng số du học sinh tư phí tham gia vào kì thi năm nay đông gấp đôi mọi năm, và trình độ của các thí sinh cũng vượt trội so với mọi năm. Nói đơn giản kì thi năm nay vào Tokodai là 1 trận đọ sức lớn nhất từ trước tới nay giữa du học sinh Đông Du ta và du học sinh Trung Quốc trên cả 5 mặt trận Toán, Lí, Hoá, tiếng Anh, tiếng Nhật. Và kết quả 6 người đậu theo đánh giá của cá nhân tôi là một kết quả thành công. Xin chúc mừng các bạn. Nhưng nó cũng cho thấy rằng thực lực Toán, Lí Hoá của chúng ta vẫn chưa đủ mạnh để có thể làm nên một chiến thắng thực sự trước người Trung Quốc( vì đơn giản kì thi vào Tokodai rất coi trọng Toán, Lí, Hoá).

Mặt khác những kết quả đậu đại học cho đến bây giờ cũng cho thấy những kết quả ấn tượng ở các trường như Meikodai, Yamanashidai, Akitadai, Shigadai Tokodai( khoa 国際開発 6 bạn ) các kết quả này đã cho thấy các Sempai ở  các trường và khoa nêu ở trên đã học hành rất nghiêm túc gây được tình cảm của các thầy cô Nhật với sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đông Du nói riêng. Xin thay mặt ban đại diện Đông Du và các em Kohai gửi lời cảm ơn đến các Sempai. Và cũng xin gửi lời nhắn nhử tới các Kohai vừa đậu được vào các trường nói trên tiếp tục phát huy truyền thống mà các Sempai đã gây dựng. Vẫn còn nhiều trường còn chưa công bố kết quả hy vọng sẽ tiếp tục có thêm những thành tích ấn tượng ở những trường còn lại.

Kì thi đại học năm nay cũng đã sắp kết thúc, chúc tất cả các anh em Đông Du tự tin, may mắn, đến phút cuối cùng trong kì thi vào đại học năm nay. Và cũng rất mong các bạn khóa 08 nhìn vao kết quả thi năm nay và có những bước chuẩn bị hợp lí cho kì thi đại học năm sau



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T2 20, 2009 5:13 am
Viết bởi Ansamurai
Mình vừa đăng tuần báo số 32. Một tin về Vanlentine Day, Bài kinh tế, ngoại giao Nhật-Việt , bài của Hưng và một bài sưu tầm về "tự học".
Nhờ anh em check giúp nhé.

Chúc anh em một buổi sáng an lành.