Bạn đang xem trang 6 / 12 trang

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 2:01 am
Viết bởi baobao
Mấy anh nóng nảy quá!! Em thì em thấy thế này: mấy anh cứ ráng học giỏi cho bằng mấy anh Nhật đẹp trai trong đại học rồi khi đấy hẵng "ăn to nói lớn", nói chuyện chính trị này nọ.
Trừ ở Nhật ra thì chẳng có nước nào có chính trị gia học dốt cả cho nên em cũng không muốn VN mình đi theo Nhật đâu [grin][grin][grin]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 2:40 am
Viết bởi Ansamurai
Chào cả nhà

Phải nói là rất vui khi nhận được những phản ứng của các bạn trong topic này. Nhưng cũng thật sự cảm thấy đáng tiếc khi những phản ứng đó có nội dung đi ngoài mục đích của người đăng bài là mong rằng các member có được những cái nhìn khách quan hơn về tình hình biển Đông nước nhà, từ đó hiểu những khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt trước một Trung Hoa đang lên. Trung Hoa đang lớn mạnh và bành trướng, vậy Việt nam phải làm gì?? người Việt Nam phải làm gì để giúp Việt Nam đây ?? là những câu hỏi mà mình muốn các bạn tự thân suy nghĩ, cũng như là  狙い của topic này.

Mặc dù mình hoàn toàn tôn trọng những ý kiến của bạn Kami. Nhưng xét về những quy định cụ thể của dongdu.org , rất mong rằng bạn hãy chú ý hơn trong ngôn từ.

Nội dung bài viết phải trên tinh thần đoàn kết, xây dựng, tôn trọng lẫn nhau, không đả kích chính trị, tuân thủ luật pháp Việt Nam và Nhật Bản. Những điều trong quy định chung đảm bảo sự hoạt động an toàn và lợi ích của dongdu.org, cũng như của tất cả thành viên tham gia dongdu.org. Rất mong bạn hãy thật chú ý.

Sau cùng với tư cách là một thành viên quản lý dongdu.org, mình mong muốn rằng các bạn hãy cùng với anh em quản lý cùng sức xây dựng một dongdu.org trên tinh thần xây dựng, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Cụ thể như hãy tìm những bài viết có giá trị đăng lên cho mọi người cùng tham khảo, đưa những ý kiến đóng góp khách quan hơn... Nhằm hướng diễn đàn dongdu.org thành một sân chơi ngày một có ý nghĩa hơn với anh em gia đình dongdu.org nói riêng và tất cả các thành viên tham gia dongdu.org nói chung.

Thành thật xin cảm ơn các bạn đã đọc qua.

Hồng Ân



Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 2:53 am
Viết bởi Ansamurai
Trịnh Hòa là ai?

Quân hạm Trung Quốc đến Việt Nam, Việt Nam tỏ ra không mấy quan tâm, thậm chí tin tức không đề cập đến quân hạm này mang tên Trịnh Hòa này.

Trịnh Hòa là một nhân vật lịch sử có thật của thế kỷ 15 thời nhà Minh.

Chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chiến lược quảng bá tên tuổi Trịnh Hòa cho chủ nghĩa dân tộc vì ông là người Hồi giáo có nguồn gốc từ Trung Á đã góp phần cho lịch sử Trung Quốc. Biểu tượng Trịnh Hòa được cổ vũ như là tinh thần đoàn kết dân tộc.

Trọng thần nhà Minh

Trịnh Hòa tên là Mã Tam Bảo trong tiếng Hán. Trong ngữ hệ Ả Rập - Ba Tư, ông còn có tên là Hajji Mahmud Shams.

Sau khi nhà Minh thiết lập tại Trung Quốc, một số khu vực trung thành với nhà Nguyên vẫn tiếp tục cố thủ.

Căn cứ cuối cùng của Mông Cổ ở Vân Nam rút cuộc bị xóa sổ. Trịnh Hòa là chính là hậu duệ của quan viên Mông Cổ đã bị quân nhà Minh bắt được.

Trịnh Hòa đã bị đem thiến vào lúc 11 tuổi và đưa về kinh để hầu hạ trong cung. Thể chế chinh phạt của nhà Minh vào thời đó rất tàn khốc ở đặc điểm thiến người và sử dụng hoạn quan.

Nhưng rồi lúc ở trong cung, nhờ thông minh, Trịnh Hòa đã giúp cho Vĩnh Lạc đánh đổ được cháu mình để lên ngôi hoàng đế.

Sau khi được hoàng đế Vĩnh Lạc tin dùng, thái giám Trịnh Hòa phụng mệnh thiên tử nhà Minh thống lãnh đội hải thuyền tám hiểm “Tây Dương”.

Tính xác thực trong những chuyến hải trình thời xưa của Trịnh Hòa “Tam Bảo Thái Giám Hạ Tây Dương” đang được soi xét ở mức độ nghiêm túc.

Sử liệu của những chuyến hàng hải thường bị nhiễu loạn bởi tính thổi phồng mang tinh thần quốc gia nhằm gây ấn tượng rằng ở thế kỷ 15, Trung Quốc đã từng thám hiểm mặt biển không thua kém gì các dân tộc Âu Châu.

Những chuyến hải trình

Sự nghiên cứu về Trịnh Hòa càng thêm phức tạp khi một cựu phó đề đốc hải quân hoàng gia Anh, Gavin Menzies đã viết cuốn sách “1421: Năm Trung Quốc Phát Hiện ra Thế Giới” (1421: The Year China Discovered the World) cho rằng Trịnh Hòa đã tới Châu Mỹ.

Các nhà khoa học đã bác bỏ chứng cớ của Gavin Menzies một cách dứt khoát nhưng sách này cũng được gộp chung trong các giả thuyết để coi cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa có tầm vóc ngang hàng với Columbus.

Chuyến hải hành của Trịnh Hòa thực ra là một huyền thoại nhiều hơn là chính sử. Nhiều sử gia đã chỉ ra rằng trước khi Trịnh Hòa hạ “Tây Dương”, vào thời nhà Nguyên, Macro Polo đã từng đi thuyền từ Á sang Âu.

Hải trình của Trịnh Hòa không có gì mới và không tạo nên một thay đổi lịch sử đánh kể nào. Những tấm bản đồ cho chuyến hải hành này thường được coi là do đời sau ngụy tạo.

Ngôi mộ của Trịnh Hòa thật sự không có thi thể vì ông chết trên biển nhưng cũng được xây dựng như một công trình cho người Trung Quốc tưởng niệm.

Những nơi Trịnh Hòa đi qua ở Đông Nam Á, người Hoa thường thờ cúng như ông Thần Tài. Lễ bái thường kiêng thịt heo vì ông là người gốc Hồi.

Nhưng đối với chính quyền Trung Quốc thời nay, tên tuổi Trịnh Hòa còn có giá trị khác phù hợp với ý chí của quốc gia này. Trịnh Hòa từng khoanh vùng ở Đông Nam Á và Trung Quốc đã từng vươn ra các châu lục.

Huyền thoại Trịnh Hòa tuy không hoang đường như cách đây không lâu con dân Trung Quốc cho rằng ý chí dân tộc của họ là lên mặt trăng cả ngàn đời nay với sự tích Hằng Nga.

Nhưng quân hạm mang tên Trịnh Hòa sẽ làm nhiều người lo lắng vì mục đích gần và dễ đạt được hơn của nó.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081120_zhenghe_profile.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 2:56 am
Viết bởi Ansamurai
Trung Quốc hy vọng có hàng không mẫu hạm

Một vị tướng Trung Quốc nói với báo Anh rằng bất cứ cường quốc nào cũng muốn có hàng không mẫu hạm.

Thiếu tướng Tiền Lợi Hoa, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại Bộ Quốc phòng, nói rằng nếu Trung Quốc có hàng không mẫu hạm thì sẽ không dùng nó để vươn ra toàn cầu.

Phát biểu của ông được đưa ra vào đúng lúc có tin đồn đoán nói Trung Quốc sẽ cho đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình dù vị thiếu tướng không xác nhận chuyện này.

Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc thu hút sự quan tâm của Đài Loan và tại vùng biển Nam Trung Hoa nơi Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ.

Trong bài trả lời phỏng vấn với báo Anh, tờ Financial Times (FT), Tướng Tiền nói:

"Hải quân của bất cứ cường quốc nào cũng có ước mơ có một hàng không mẫu hạm hoặc nhiều hơn,"

"Câu hỏi không còn là có nên có hàng không mẫu hạm không, mà là sẽ làm gì với nó.”

Nhưng ông cũng nói rằng "Hải quân các cường quốc với hơn 10 đội tàu có tàu sân bay là soái hạm, đi kèm với các mục tiêu chiến lược sẽ có tiêu chí khác với những nước chỉ có một hoặc hai chiếc để bảo vệ bờ biển."

"Thậm chí nếu một ngày chúng tôi có hàng không mẫu hạm, thì khác với những quốc gia kia, chúng tôi sẽ không dùng nó vào mục tiêu toàn cầu."

Theo tờ báo Anh trích lời những phụ tá của tướng Tiền, đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên được dàn xếp bởi chính Bộ Quốc phòng tại trụ sở của họ.

Tờ báo cũng nói rằng dù ông nhắc đến Hoa Kỳ, Tướng Tiền Lợi Hoa đã nêu bật sự khác biệt giữa cách sử dụng tàu sân bay của Trung Quốc một khi họ sở hữu một chiếc với cách vận hành 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Có yên tâm không?

Tờ báo Anh nói lời trấn an của Tướng Tiền không làm yên tâm những nước trong vùng vốn lo ngại về việc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có lực lượng hải quân đủ khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa.

Theo tờ FT, ông không muốn bình luận trực tiếp về việc Trung Quốc đã quyết định có đóng hàng không mẫu hạm cho mình hay chưa.

Tuy nhiên, tờ báo nói "Trong tuyên bố rõ ràng nhất từ trước tới nay của Bộ Quốc phòng về vấn đề này, ông ta nói rõ Trung Quốc có quyền làm thế”.

Ông cũng nói chuyện Phương Tây yêu cầu Trung Quốc đóng góp ngày càng nhiều cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình mà lại cùng lúc đòi Trung Quốc cắt giảm mua sắm và phát triển khả năng quân sự là “vô lý”.

Tướng Tiền Lợi Hoa được trích lời nói:

"Hoa Kỳ và EU một mặt yêu cầu chúng tôi gửi thêm quân gìn giữ hòa bình ra nước ngoài, một mặt lại vẫn duy trì cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Tôi nghĩ điều ấy thật vô lý,"

Trong năm nay Ngũ Giác Đài nói Trung Quốc nghiên cứu về hàng không mẫu hạm và có khả năng đóng được một chiếc vào cuối thập niên này.

Tạp chí chuyên về quốc phòng Jane's Defence Weekly đưa tin vào tháng trước rằng Quân Giải phóng đang huấn luyện 50 sinh viên để trở thành phi công của hải quân có khả năng điều khiển phi cơ cánh gấp từ hàng không mẫu hạm.

Hồi đầu năm, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Timothy Keating được trích lời nói rằng các cấp chỉ huy quân sự Trung Quốc rất quan tâm đến việc có một hàng không mẫu hạm.

Trong tháng Ba 2007, một tờ báo được Trung Quốc hậu thuẫn tại Hong Kong nói Trung Quốc có thể có hàng không mẫu hạm đầu tiên năm 2010.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081117_chinaaircraftcarrier.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 10:09 am
Viết bởi nguyenhoangtue

oh! chú này với Sevenlove ra đi cổ vũ đua ngựa hay hơnđấy!
những lí sự  của XuanTruyen cũng hoc theo
những lí sự cùn của lãnh đạo cộng sản chỉ là 1 cách lẩn trốn sự thẫt hèn nhát!


hic hic bác này phê phán mạnh quá .Em xin bác cho nick em xếp sang chỗ khác chứ em không dám đứng trên hàng   chữ "lãnh đạo"
và lại càng không mong bác xếp em ở cùng vị trí sau 3 chữ "những lí sự".
Em chỉ góp ý với bác mà thôi. Bác đừng nóng giận như vậy ...
Bác dùng từ đúng là hơi thái qúa nên nhận được một số lời phê bình của các thành viên khác cũng đúng thội .Nhưng mà em vẫn muốn khuyên bác xem lại cách đánh giá của mình >không phải vì em muốn thay đổi suy nghĩ của bác (con người muôn màu muôn vẻ >sự đa dạng của xã hội), em không muốn làm mất nó, làm mất thì xã hội sẽ mất đi sự hấp dẫn ) mà vì thực tế là lý luận chính trị của em và có lẽ của cả bác còn kém   cỏi .Em chưa từng được học qua chủ nghĩa Maclênin và có lẽ bác cũng chưa .hay em cũng chưa t ừng đọc qua cuốn "Tư bản " của Mark .Trình độ học vấn của em còn kém hơn cả bác chứ đừng nói tới việc dám so sánh với các lãnh đạo ...Suy nghĩ của em còn non kém nên không dám đưa ra nhiều lời ,có gì thất lễ mong bác thông cảm  nhưng cũng chỉ có lời khuyên cho bác như vậy về những lời nhận xét của minh. Thật xin lỗi nếu lời nói của em có gì đó làm đụng chạm tới bác . chào bạc


Nói nhiều! làm việc gì cụ thể đi!


Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 10:22 am
Viết bởi KaMi
thế nào là phản động ? thế nào là chống phá cộng sản? Trương HỒng Ân, sevenlove, youtube, Zenzen...nói nghe xem nào!
lời nào Kami nói quá? nó quá so với cái gì?
@Ansamurai: có suy nghĩ, hành động hay cách giải quyết cụ thể nào của bản thân thì đưa lên chứ cứ đi lượm lặt về rồi hô hào bàn luận thì chán lắm.

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 10:30 am
Viết bởi tuantuatut


Nói nhiều! làm việc gì cụ thể đi!

lâu quá mới thấy mấy lời vàng ngọc của anh Tue hehhehh[grin]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 9:54 pm
Viết bởi Ansamurai
thế nào là phản động ? thế nào là chống phá cộng sản? Trương HỒng Ân, sevenlove, youtube, Zenzen...nói nghe xem nào!
lời nào Kami nói quá? nó quá so với cái gì?
@Ansamurai: có suy nghĩ, hành động hay cách giải quyết cụ thể nào của bản thân thì đưa lên chứ cứ đi lượm lặt về rồi hô hào bàn luận thì chán lắm.


haha, chuyện này mình PM đến Kami rồi nhé, có gì nhắn tin lại để chúng ta nói chuyện nhé.

Còn chuyện những bài mình đăng thì tùy mọi người, muốn suy nghĩ sao cũng được.
Tạm thời anh em nào quan tâm thì đọc vậy.

TQ được gì khi đóng tàu sân bay?

Thiếu tướng Tiền Lợi Hoa, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại Bộ Quốc phòng, nói rằng nếu Trung Quốc có hàng không mẫu hạm thì sẽ không dùng nó để vươn ra toàn cầu.

Phát biểu của ông được đưa ra vào đúng lúc có tin đồn đoán nói Trung Quốc sẽ cho đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình dù vị thiếu tướng không xác nhận chuyện này.

Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc thu hút sự quan tâm của Đài Loan và tại vùng biển Nam Trung Hoa nơi Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ.

Thế nhưng có bằng chứng cụ thể nào cho thấy quân đội Trung Quốc muốn đóng hàng không mẫu hạm?

Trước hết, Trung Quốc đã mua bốn hàng không mẫu hạm đã phế thải của Australia, Nga và Ukraine.

Không có chiếc nào được đưa vào hoạt động trừ có một chiếc do Nga đóng kiểu Varyag, và đã được sơn màu xám đặc thù của Hải quân Trung Quốc và hiện đang thả neo tại căn cứ Đại Liên ở mạn đông bắc của nước này.

Hàng không mẫu hạm căn bản mà nói là các căn cứ không quân trên mặt biển, tổng hợp nhiều công nghệ khác nhau và phức tạp mà mỗi công nghệ phải ăn khớp với nhau hoàn toàn để cho các tàu này vận hành hữu hiệu.

Các cuộc nghiên cứu chi tiết của mỗi chiếc tàu sẽ giúp cho các kỹ sư hàng hải Trung Quốc hiểu thấu đáo công nghiệp đóng võ tàu, chứ không phải là hiểu được các công nghiệp "mũi nhọn" giúp cho thân tàu trở thành một căn cứ không quân hoạt động độc lập.

Một số công nghiệp này nằm trong lãnh vực xây dựng và yểm trợ các phi cơ chiến đấu, xây dựng hệ thống radar và báo động sớm, liên lạc và hệ thống máy móc điện tử để tác chiến, yểm trợ các tàu chiến và chống tàu ngầm mà Trung Quốc đã thu thập được khá lâu.

Tuy nhiên, một số trang thiết bị của Trung Quốc được đánh giá là lỗi thời, thua cả một thế hệ so với các trang thiết bị của phương Tây hoặc của Nga. Do đó, Trung Quốc phải mua một số thiết bị từ nước ngoài.

Trong chiến tranh, yếu kém về chiến cụ là điều không thể tha thứ được vì sẽ không có giải nhì cho người tham chiến.

Thiết bị nhập

Trung quốc phải trông cậy vào nước Nga vì sau năm 1989, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu vẫn duy trì lệnh cấm chuyển giao công nghệ quân sự và Israel bị buộc phải ngưng cung cấp thiết bị cho Trung Quốc.

Bắc Kinh đã mua của Nga bốn hệ thống đổ bộ, tức là khâu phức tạp nhất của một chiếc hàng không mẫu hạm, và được cho là đã đặt hàng ba chục chiếc chiến đấu cơ SU-33 có khả năng đáp và cất cánh từ tàu sân bay và sẽ còn mua thêm loại máy bay này.

Trung Quốc được cho là đã lên kế hoặch đặt hàng lần lượt từ hai hay ba hàng không mẫu hạm trước năm 2015 vì theo dự trù các tàu này của Trung Quốc nhỏ hơn các hàng không mẫu hạm loại Nimitz khổng lồ của Hoa Kỳ.

Hàng không mẫu hạm không đi biển một mình được vì chúng là những căn cứ xuất phát các cuộc tấn công và do đó cần tàu hộ tống, tuần dương hạm và khu trục hạm cũng như tàu ngầm để bảo vệ trước tàu chiến đủ loại cũng như phi cơ chiến đấu của địch.

Hàng không mẫu hạm là soái hạm của các "nhóm tiêm kích" Carrier Strike Groups (CTG) gồm nhiều tàu chiến và tàu ngầm có khả năng tấn công các mục tiêu của địch trên mặt biển cũng như trên đất liền.

Tuy nhiên, một nhóm tiêm kích đơn độc cũng sẽ không hữu hiệu cho lắm bởi vì theo chiến thuật tân thời, một hạm đội muốn thực sự được hữu hiệu phải cần tới ít nhất ba nhóm tiêm kích: một nhóm lúc nào cũng có mặt tại chiến trường, một nhóm sẳn sàng thay thế trong lúc nhóm thứ ba sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cần phải nghỉ ngơi và bổ sung lực lượng.

Nói tóm lại, khi một chiếc hàng không mẫu hạm được đưa vào sử dụng, chỉ là bước đầu tiên của một tiến trình ứng chiến dài hạn, phức tạp và tốn kém.

Mục đích của Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu chiến lược đã đưa ra nhiều lý do để giải thích mục đích của Trung Quốc.

Theo truyền thống, các cường quốc muốn gây ảnh hưởng hoặc muốn tìm cách kiểm soát các lộ trình quan trọng trên biển với các tàu chiến của họ, do đó, Trung Quốc hiện nay đang xuất hiện như là một cường quốc mới trỗi dậy, nên cũng cần chứng minh là có khả năng này.

Trung Quốc thấy cần phải có khả năng đối đầu với các tàu chiến của Hoa Kỳ trong vùng eo biển Đài Loan trong trường hợp có một cuộc xung đột bùng nổ tại khu vực này vì Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.

Hàng không mẫu hạm là các tàu chiến khổng lồ với một hỏa lực đáng ngại, và được thiết kế để "gây ấn tượng" và "răn đe" và do đó sẽ làm giảm xung đột.

Nhiều nước có tiềm năng đối đầu với Trung Quốc như là Hoa Kỳ và Ấn độ đã tung các chiến hạm của họ hoạt động trong vùng biển gần với Trung Quốc và do đó, Trung Quốc cũng thấy cần có khả năng này nếu như có một nước nào đó xâm phạm quyền lợi an ninh của mình.

Thêm vào đó, vì sở trường bán buôn của mình, Trung Quốc tùy thuộc phần lớn vào các lộ trình trên biển để nhập dầu hỏa, nguyên liệu và các mặt hàng nhu yếu khác và đồng thời xuất cảng các mặt hàng mà Trung quốc chế biến đi các nước khác.

Một số các hải lộ này hiện nay đang bị bọn cướp biển sách nhiễu, như là eo biển Malacca, trong lúc các hải lộ khác có thể trở thành các nút chặn mà các cường quốc thù địch có thể khóa lại bất cứ lúc nào, do đó, Trung Quốc thấy cần phải ngăn khả năng này xảy ra.

Trung Quốc cũng đang tranh giành các lãnh hải và lãnh địa với nhiều nước khác, và rất có thể các cuộc tranh giành này sẽ bùng nổ thành xung đột, và trong trường hợp này, hàng không mẫu hạm là giải pháp tiện và lợi.

Lân quốc nghĩ gì

Dứt khoát, hàng không mẫu hạm và các "nhóm tiêm kích" sẽ tăng cường thêm sức mạnh của Trung Quốc trong các cuộc tranh giành đất đai, đồng thời kết thêm bạn và loại bỏ bớt các hành vi thù địch.

Tuy nhiên, nhiều nước nay đang liên kết với với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Đại Lợi và xây dựng lực lượng hải không quân của chính họ để làm cho trung quốc nản lòng.

Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao và quân sự của họ với các cường quốc để đối đầu với đe dọa ngày càng tăng của Trung quốc.

Tuy nhiên, liệu các cường quốc này có dám gây chiến với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ là một khả năng rất xa vời.

Thiết bị quân sự chỉ là phương tiện của chính trị và ngoại giao vì xét cho cùng, tàu chiến không tự nhiên mà gây chiến, chỉ có ban lãnh đạo của một nước muốn gây ra chiến tranh mà thôi.

Nếu ngoại giao thất bại, thì xung đột mới leo thang. Trong trường hợp Trung Quốc có đóng hàng không mẫu hạm đi chăng nữa, thì thực tế sẽ không thay đổi, mà chỉ "điều chỉnh" lại sức mạnh của Trung Quốc mà thôi.

Và đây là chuyện không có gì mới lạ trong lịch sử bang giao giữa các cường quốc với nhau, và giữa các nước chưa hẳn là cường quốc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081118_background_chinese_naval.shtml



Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 9:56 pm
Viết bởi Ansamurai
Báo Philippines đăng thư ngỏ về Biển Đông

Báo Manila Times đăng thư ngỏ kêu gọi năm nước ASEAN cùng hành động chứ không theo đuổi các tuyên bố riêng lẻ trong tranh chấp biển với Trung Quốc.

Tờ báo tiếng Anh của Philippines 17/11/2008 đã đăng lá thư của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nói rằng cần dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp.

Tổ chức tư nhân này kiến nghị công dân và chính phủ Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam hãy gác lại những khác biệt và hãy hành động cùng nhau hướng tới một giải pháp cho Biển Đông theo Luật biển.

Họ khuyến cáo việc các nước ASEAN không nên theo đuổi việc tranh chấp riêng rẽ với Trung Quốc.

Lá thư viết rằng cách làm đó có nguy cơ "Biển Đông trở thành lãnh thổ hay hồ của Trung Quốc".

Cho tới nay, Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng.

Trong bối cảnh đó, một tờ báo của Philippines đăng thư ngỏ này có thể gây chú ý của dư luận.

Từ trước đến nay, Philippines thường có thái độ mạnh mẽ hơn một số nước ASEAN khác trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán với Trung Quốc về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong không khí được giới quan sát cho là khá căng thẳng.

Hợp tác trong ASEAN

Ngoài ra, lá thư nêu ra vấn đề xác định lại cách tính các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa để làm cư sở cho hợp tác trong ASEAN.

Theo đó, "các đối tượng đang bị tranh chấp, bao gồm Quần đảo Trường Sa (Spratlys), Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Scarborough Shoal không được dùng để tính các vùng đặc quyền kinh tế hay là thềm lục địa,"

Từ đó, cách lập luận này nêu tiếp, "việc phân chia các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không phụ thuộc vào vấn đề chủ quyền trên các đối tượng có tranh chấp".

Hơn nữa, "sự phân chia này có thể thực hiện được cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền của những đối tượng đang tranh chấp đó vẫn chưa giải quyết được,"

"Việc phân chia này đảm bảo quyền và an ninh của các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và tất cả các quốc gia khác."

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông là một tổ chức tư nhân do nhiều người có gốc từ các nước ASAEAN trên toàn thế giới đóng góp tài chính.

Theo bản tiếng Anh trên Manila Times, quan điểm trình bày trong thư ngỏ "không phản ánh quan điểm lập trường của các nước ASEAN."

Xem thêm các bài ở đường dẫn bên phải trang về đề tài tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081121_manilatimes_asean_sea.shtml