Bạn đang xem trang 47 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 8:57 pm
Viết bởi Erai
Em có đôi lời..
Thế nào là món ăn của vùng quê mình :
Em thấy quê em có cái gì thì em giới thiệu chứ ko nhất thiết là fải chỉ có quê em mới có món đó..
Có thể  là đặc sản của vùng quê này nhưng xuất nhập khẩu qua vùng quê khác thì ai mà cấm được...Chính vì thế trường hợp trùng nhau là điều có thể thông cảm được
Mong các bác đừng đặt nặng quan điểm quá ...

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 9:09 pm
Viết bởi tieu-ho
 Ui, đại đội trưởng ơi. Làm gì mà nóng thế. Chuyện lặt vặt cứ để đàn em Tieu-ho xử lý mà.[angry][angry][angry]
 Ôi,Tên Sets kia[fightred][fightred][fightred].
Tại sao mi dám lộng ngôn nói xấu phở NĐịnh quê ta. Phở NĐ ta hàm lượng dinh dưỡng cao,ăn vào bổ từ âm đến dương, người đang bị thương ăn vào còn khỏi.
   Chắc là lần đầu thưởng thức đúng ko, nhiều dinh dưỡng quá, cơ thể びっくり bị "cảnh ngộ" là phải.
   Còn dám ý kiến, ta-tiểu hổ-tiểu đội trưởng tiểu đội xung kích-sẽ ko tha cho mi đâu.[waffen093][waffen093][waffen093]
  Em xử lý nó thế được chưa, sếp victor ơi!

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 9:58 pm
Viết bởi slamaka85
     Nhà chú Victo gần mấy quấn phở kếch sù ở Nam Định còn gì , bác nào cảm thấy cò nhu cầu cứ dẫn đến phở Sinh hay phở Đán Nam Định ăn một bữa xem ăn xong có quên đường về hay không , bây giờ bảo ở đâu là phỏ gốc cũng khó nói lắm bởi vì cũng chăngb  biết gốc nó ở đâu cả nhưng em dám cá 1 điều rằng bất cứ ai là người con của đất Thành Nam không ai là không thích ĂN PHỞ  ( cầm suy luận lung tung nhé ...[grin])và nếu có dịp thì hãy xin ghế qua Nam Định để thưởng thức hương vị phở thành Nam.御案内させていただきます。 [tongue][grin][grin]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 10:04 pm
Viết bởi Victor
Em xin chuyển sang món khác cũng ngon ko kém phở . Đó là Bánh Gai heeee
Bánh gai thành Nam ăn ngon và dẻo. Vị ngon xuất phát từ bột nếp trộn bột lá gai thơm lừng, từ nhân đỗ xanh bùi lựng.

Từ xưa, Nam Ðịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.

Người Thành Nam trước đây biết đến bánh gai Cầu Ốc, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định. Bánh gai Cầu Ốc đặc biệt hơn là nhân được làm bằng hột bàng và gói bằng lá chuối ngự khô. Bánh gai Cầu Ốc ngọt, bùi, thơm mùi lá gai, béo ngậy của hạt bàng.

Còn từ khoảng cuối năm 1978 trở lại đây, “Bánh gai Bà Thi” trở thành phổ biến, nổi tiếng. Bà thi là người Nam Định nhưng sống ở Sài Gòn, đến ngày đất nước giải phóng, bà trở lại thành Nam, mang theo công thức làm bánh gai từ Sài Gòn ra. Bà Thi không trực tiếp làm bánh gai mà truyền công thức cho anh Bình Xuăn (ở phố Hoàng Ngân) – người quen cũ – rồi bà nhận bánh ở đây đi bán trên đường Trần Hưng Đạo.

Lá gai phải đặt mua từ tháng 3 tháng 4. Chọn lá gai không sâu hỏng, rửa sạch phơi khô, tước gân đi, nghiền nhỏ thành bột, cho vào túi vải ninh ba, bốn giờ (càng lâu càng tốt) để làm mất chất chát của lá gai. Nếp phải chọn nếp hương hoặc nếp tháng 3, đãi sạch nghiền nhỏ mịn, sờ mát tay, không gợn. Trộng bột lá gai nguyên chất với bột nếp hương và đường vàng để làm vỏ bánh. Đỗ xanh phải chọn hạt đều, không sâu mọt đem ngâm vào nước ấm, đãi sách vỏ rồi đem đồ chín. Hạt sen cũng chọn hạt nguyên, không bị sâu, đem nấu chín hoặc có thể lấy mứt sem làm nhân bánh. Cùi dừa nạo nhỏ, đem xào với đường kính trắng. Vừng trắng đãi sạch vỏ, rang thơm. Các thứ đó trộn lẫn vào nhau cho thêm ít dầu ăn để làm nhân bánh. Đặc biệt lá chuối để gói bánh phải là lá chuối ngự khô, mua ở các xã Nhân Hậu, Nhân Tiến, Vĩnh Trụ của Lý Nhân – Hà Nam. Lá chuối ngự thường mềm, dai có chất lụa gói đẹp. Nếu dùng lá chuối goòng (chuối tây) gói bánh thường bị gãy và có chất chát ngấm vào bánh, làm giảm chất lượng bánh. Sau khi đã gói bánh, dùng sợi đay và cói (đã nhuộm đỏ) để buộc bánh. Cho bánh vào nồi hấp từ 2,5 đến 3 giờ, ủ bánh vào thùng giữ nhiệt để bánh đến với người ăn lúc ấm nóng, thơm ngon. Tuyệt đối không luộc bánh vì khi luộc bánh sẽ giảm chất dinh dưỡng có trong các tinh bột. Trọng lượng của bánh khi hấp chín thường từ 100g đến 200g. Bánh chín mở ra vuông vắn, màu đen tuyền, thơm mùi lá gai và nếp hương nguyên chất./.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 10:07 pm
Viết bởi Victor
Kẹo sìu châu Nguyên Hương

           

Kẹo sìu châu Nguyên Hương là món quà đặc sản của gia đình tư nhân, và ở Thành Nam hiện nay có gia đình ông Đỗ Đình Thọ làm được kẹo này.

Nguyên liệu: lạc, nếp cái, đường, bột, mạch nha. Ngày xưa gia đình phải tìm mua loại “lạc bò” sáu tháng mới nhổ để làm kẹo Sìu Châu, nay dùng lạc chay vẫn bảo đảm được độ bùi, ngậy, lượng đạm cao.

Thao tác kỹ thuật nấu kẹo là do người làm có tay nghề thủ công tinh xảo, dẻo tay, giữ nhiệt ổn định của bếp khoảng 300 độ C. Đặc biệt phải biết ước lượng được lượng đường, lạc, mạch nha phù hợp cho mỗi mẻ kẹo. Nấu kẹo Sìu Châu yêu cầu phải trong thời gian ngắn, thao tác nhanh và phải là người có kinh nghiệm mới nắm được bí quyết hoán đường đến độ nào thì cho đường vào.

Dùng chảo đồng điếu để hoán đường là tốt nhất, làm cho kẹo không bị dính chảo. Cho một ít nước lã vào hòa tan đường, đun sôi, cho mạch nha vào sắc tới đặc (đường có sợi tơ). Khi đường đã đủ độ cho lạc rang vào, trong vòng 5 phút vừa đảo nhanh đã phải bắc ra ngay, đổ kẹo lên bàn. Trong vòng 10 phút phải cán kẹo và cắt kẹo xong, nếu không thao tác kịp kẹo sẽ bị cứng không cắt được. Chính do phải thao tác nhanh nên kẹo Sìu Châu thường không vuông ở các cạnh, hình thức không được đẹp nhưng chất lượng kẹo được bảo đảm giòn, thơm ngậy.

Kẹo Sìu Châu khi thành phẩm có màu nâu hồng và trong như hổ phách. Cho kẹo vào chum đựng bột nếp hương ủ vừa tạo nếp áo giữ cho kẹo giòn được lâu vừa làm cho kẹo được quyện với hương thơm của nếp.

Xưa kẹo Sìu Châu được gói trong giấy bồi màu hoàng yến, buộc bằng lạt đỏ hình tháp cụt. Nay kẹo đã có mẫu hộp đẹp, lịch sự được bao bọc bằng giấy chống ẩm giữ cho kẹo được giòn lâu, không mất mùi thơm.

Ăn kẹo Sìu Châu cắn từng miếng kẹo ngậm tơi bột, ăn chậm rãi mới thấy được vị ngon của kẹo. Kẹo ăn giòn tan không dính răng, thơm lừng, ngọt đậm đà. Ăn kẹo có sự hòa quyện giữa hương thơm của lạc rang, của bột nếp hương, vừa có vị bùi ngậy của lạc và độ giòn của mạch nha. Ăn kẹo Sìu Châu phải biết thưởng thức hương thơm, vị đậm đà của kẹo, ngắm nhìn thanh kẹo trong suốt tinh tế và ăn kẹo nghe được tiếng kẹo vỡ giòn tan trong lưỡi



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 10:08 pm
Viết bởi Victor
Gạo tám Nam Định cũng ngon lắm đấy nhé
Ở nước ta nhiều nơi có gạo tám, nhưng gạo tám Nam Định nổi tiếng ngon. Từ xa xưa gạo tám ở đây đã được chọn để tiến vua. Ngày nay thường được dùng trong các tiệc chiêu đãi lớn của Nhà nước khi tiếp những vị nguyên thủ quốc gia. Và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

    Gạo tám Nam Định hạt nhỏ dài, thổi cơm rất mau chín, cơm tám màu trắng xanh, dẻo, mùi thơm ngào ngạt, ăn mau tiêu và hàm lượng chất bổ cao hơn các loại gạo khác rất nhiều. Phải chăng do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất này, cùng cách chọn giống và canh tác công phu đặc biệt của nông dân đã tạo ra được loại gạo tám Nam Định đặc sắc.

    Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam không ít những câu, như:

Em như hạt gạo tám xoan

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

Gạo tám thơm

Chim ra ràng

Cà cuống trứng.

Cơm tám ăn với chả chim

Chồng đẹp, vợ đẹp, những nhìn mà no…

    Thẩm định, đánh giá dân gian truyền đời về giá trị của gạo tám thơm, như là đầu bảng của thú ăn, của hạnh phúc đối với cư dân châu thổ Bắc Bộ. Nam Định là một trong số ít trung tâm hàng đầu về loại lúa nổi tiếng này. Khắp các nơi đâu cũng có các loại tám, nhưng phải là tám xoan, tám ấp bẹ của vùng Xuân Đài, Nam Định.

    Ở Việt Nam chưa biết tám xoan có tự bao giờ. Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes chép phân biệt loại gạo nếp, gạo tẻ mà không thấy viết tên giống gạo gì, tính chất ra sao. Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn có viết tới “lúa bát xuân ưa ruộng cao, cây cao, bông dài mà mềm, hạt thưa mà nhỏ, hơi vàng, hạt gạo rất trắng, mùi vị rất thơm”. Đến Đại Nam nhất thống chí và các tài liệu chí khác cuối thế kỷ XIX miêu tả tương tự: “Lúa tám xoan cây cao, bông dài và mềm, thóc thưa và nhỏ, hạt hơi dài, màu vàng, hạt rất trắng, vị ngon”.

    Theo dân gian, tám thơm ở Xuân Đài có từ lâu ,đã dùng tiến vua. Vào những năm 1939 – 1945, khi giặc Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay, người Xuân Đài âm thầm lén trồng tám thơm, như là một cuộc đấu tranh bền bỉ,tự nguyện gìn giữ và lưu truyền cho cuộc đời, cho mai sau giống lúa quý của cha ông.

    Xuân Đài bao gồm 10 thôn: Truỳ Khê, Hưng Đạo, Tự Do, Hồng Thái, Phú Xuân, Hồng Phong, Sản Xuất, Tường Kiệt, Ngũ Khu, Mạnh Hùng với diện tích tự nhiên 508,35 ha vùng đông bắc huyện Xuân Trường ngày nay. Cùng nằm trong khí hậu thuỷ văn của Nam Định, Xuân Trường, nhưng yếu tố quyết định nhất của độ thơm ngon, dẻo của tám thơm Xuân Đài chính là thuỷ thổ của riêng Xuân đài và quy cách chăm bón, bàn tay vàng của dân Xuân Đài. Xuân Đài nằm ở vùng đất phù xa trẻ của châu thổ sông Hồng, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ sét cao. Tầng đất canh tác sâu, ảnh hưởng mặn thích hợp với sản xuất lúa tám thơm.

Đồng đất Xuân Đài là yếu tố đầu tiên quan trọng với chất lượng gạo tám thơm. Thế nhưng người Xuân Đài còn biết cách bảo quản, chế biến làm cho gạo tán thơm hơn, dẻo hơn, tinh khiết hơn. Tám thơm là giống lúa thích hợp với đất thịt nặng, thịt trung bình, thịt nhẹ, nhưng tầng canh tác phải sâu, là đất phù sa trẻ ít chua, ảnh hưởng mặn tiềm tàng ở tầng dưới. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu ấy các chân ruộng vẫn trồng được lúa tám nhưng không chỉ năng xuất thấp mà mùi thơm của nó cũng giảm. Vì thế ở Xuân Đài dẫu giống lúa tám ngày nay được trồng ở trên các cánh đồng, nhưng ngon hơn vẫn là ở các cánh Đồng Chương, Thần Từ, Tiền Đồng, Công Thổ, nhất là Truỳ Khê.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 10:10 pm
Viết bởi SinchiAni
 Các  bác ui ..hiện giờ ngoài trời nhiệt độ đang là 4 độ C ,cứ tình hình thế  này thì anh em chết vì lạnh mất thôi ...nếu các bác ko chê, hay là qua nhà em làm mấy  chầu  cho ấm bụng các bác ..
bít tối nay thế nào củng phải lai zai tới sáng nên em đã gọi điện về Việt Nam kêu thầy u mổ thịt con heo Sữa đặt làm vào trăm nem , với lại chạy ù lên nha máy bia thanh hoa làm vài chum gửi "tặc ku bin" qua đây anh em mình dùng ..toàn cây nhà là vườn cả .
















stephennghuyen@  bác nhớ cầm luôn món bánh tráng cuốn thịt heo qua nha ..em là em khoái món đó ,ăn  cùng nem chua thì hết ý [bounce][grin][tongue]
còn bác phóngviênngheo thì cho em xin  con lợn quay tái  của bác ...trông  cứ mơn mởn ấy


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 10:15 pm
Viết bởi Sets

ê ku set hết vụ đả kích từ lâu rồi đấy viết bài gì thì nghĩ 1 tí đi . Nếu có ai bảo là ăn bánh đậu xanh nhà cậu xong đi bệnh viện hay sao đó cậu chịu được ko ?

Bình thường mà[lol].Người ta bụng dạ yếu ăn nhiều quá tăng đường trong máu vàp viện là fải[rolleyes].Chăc tại em ngộ độc nhiều mỳ chính cũng nên[wink]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 10:32 pm
Viết bởi Sets

 Các  bác ui ..hiện giờ ngoài trời nhiệt độ đang là 4 độ C ,cứ tình hình thế  này thì anh em chết vì lạnh mất thôi ...nếu các bác ko chê, hay là qua nhà em làm mấy  chầu  cho ấm bụng các bác ..
bít tối nay thế nào củng phải lai zai tới sáng nên em đã gọi điện về Việt Nam kêu thầy u mổ thịt con heo Sữa đặt làm vào trăm nem , với lại chạy ù lên nha máy bia thanh hoa làm vài chum gửi "tặc ku bin" qua đây anh em mình dùng ..toàn cây nhà là vườn cả .

http://vietnamaaa.noosblog.fr/congsan/images/2007/07/30/nem_chua.jpg


http://beer.thetazzone.com/images/drinkBeer9.jpg

http://herethere.cressel.com/logjp/archives/images/2007/02/IMG_1501_s.jpg

http://www.moi.gov.vn/EN/Product/pd_img_src.asp?img_id=22&type=1

http://herethere.cressel.com/logjp/archives/images/2007/02/IMG_1502_s.jpg

http://www.moi.gov.vn/EN/Product/pd_img_src.asp?img_id=20&type=1

http://www.nld.com.vn/img/3799/monan.jpg

stephennghuyen@  bác nhớ cầm luôn món bánh tráng cuốn thịt heo qua nha ..em là em khoái món đó ,ăn  cùng nem chua thì hết ý
còn bác phóngviênngheo thì cho em xin  con lợn quay tái  của bác ...trông  cứ mơn mởn ấy

Trông ngon thế, nhìn lại nhớ valy nem của tonya hồi ở SG, ăn chết luôn, thèm quá [confused]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Ba T11 20, 2007 11:13 pm
Viết bởi vodanhkhach
RẠM RANG

Ngay từ ngày còn bé xíu khi bố đi công tác ở nước ngoài , mẹ gửi về quê với ông bà nội ...vào mùa gặt đứa cháu lũn cũn lúc nào cũng theo bà đi mót lúa ..cuối mùa khi nước bắt đầu lấp xấp để cày ải thì mọi người thường rủ nhau đi bắt rạm..con rạm cũng gần giống như con cua ..nếu không biết thì có thể nhầm lẫn giữa con cua và con rạm ... nhưng con rạm có màu vàng hơn và cái mai cũng mỏng hơn con cua .
Ram bắt về có rất nhiều cách chế biến nhưng hai cách chế biến phổ thông nhất là nấu canh và rang với mẻ ...nhưng trước khi làm món rạm rang hay nấu canh thì bà bao giờ cũng bắt một con đẹp nhất buộc cọng rơm để cho cô cháu chơi ..

Con rạm rửa sạch hết bùn đất ..nếu làm món canh rạm thì tách mai và thân ra , giã nhuyễn phần thân với một chút muối sau đó lọc lấy nước , ra ngoài vườn hái một mớ rau tập tàng vào rửa sạch thái nhỏ , bắc nồi nước rạm lên bếp , khi nồi nước sôi thì vớt phần thịt ra cho đỡ bị xác sau đó cho rau vào , nêm gia vị và tiếp tục cho thịt rạm vào ...bắc ra đậy vung lại một chút cho rau chín ..như vậy canh sẽ chín và thịt rạm không bị xác .Còn với món rạm rang thì chọn con rạm mới lột vỏ , vặt hết chân và càng cho vào niều đất .Lấy một chút mẻ và nghệ hoà lẫn lọc lấy một ít nước .Bắc nồi rạm lên bếp đảo đều tay với muối , sau đó cho nước nghệ vào mẻ vào ..đảo đều tay cho đén khi nồi rạm khô và con rạm săn lại ..bắc ra và nhâm nhi