Bạn đang xem trang 36 / 61 trang

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T9 26, 2008 2:17 pm
Viết bởi Ansamurai
Thanks Đình Hoàng và Thông đã góp sức trong Tuần báo số 17.

Do lên báo cáo tình hình web hiện tại với anh em nên đăng tuần báo trể mất một ngày.

Tuần sau Thông cố gắng post mấy tấm ảnh của lều Đôngdu mình cho anh em xem nhé.

@ Đình Hoàng: mấy tấm ảnh em để nguyên kích cở hơi to quá nên tạm thời anh sửa lại thành không hiện hình một tí nhé. Thanks boy về những tấm ảnh kịp thời cho Tuần báo số 17.[smile]

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T10 01, 2008 3:04 pm
Viết bởi Ansamurai



1/10 Quang Hưng (đã 確認)
8/10 Hồng Ân
15/10 Thành Thông
22/10 ???
29/10 ???


Tạm thời lịch đăng báo đến ngày 15/10 như trên.

@ Thông: em xem thử ngày 15/10 có thể sắp xếp thời gian đăng báo được không??


Tin Nhật - Việt
Việt Nam-Nhật Bản hoàn tất đàm phán EPA

Chiều 29/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Đại sứ Nhật bản Mitsuo Sakaba đã chính thức công bố, Việt Nam và Nhật Bản đã hoàn tất thoả thuận nguyên tắc về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA Việt Nam - Nhật Bản). Đây là Hiệp định đối tác kinh tế đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, thời gian tới, hai bên sẽ hoàn chỉnh một số nội dung kỹ thuật trong dự thảo Hiệp định và tiến hành thủ tục cần thiết trong nước trước khi chính thức ký kết Hiệp định. Dự kiến, Hiệp định sẽ được ký kết vào cuối năm 2008 và được chờ đợi là sự kiện kinh tế - chính trị lớn trong lịch sử 35 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.



Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản có thêm động lực mới. (Ảnh: VNcon)


Hiệp định EPA Việt Nam - Nhật Bản là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với tầm nhìn dài hạn, Hiệp định EPA Việt Nam - Nhật Bản hướng tới mục tiêu tạo nên sự liên thông thuận lợi về hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Hiệp định bao gồm các cam kết về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Một trong những trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải.

Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ ưu tiên xây dựng một số dự án hợp tác hỗ trợ cho Việt Nam như giúp đào tạo y tá Việt Nam tại Nhật Bản, xây dựng hệ thống kiểm định nghề nghiệp cho Việt Nam, thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực kiểm định vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng ngành trồng trọt và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam.

Hiện, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 với kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là nguồn đầu tư trực tiếp hàng đầu của Việt Nam. Dự kiến trong năm nay, kim ngạch thương mại của hai nước sẽ đạt trên 15 tỷ USD, vượt trước thời hạn hai năm so với mục tiêu đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010.

90% hàng hóa Việt Nam  được giảm thuế khi  xuất khẩu sang Nhật

Trao đổi về EPA Việt Nam - Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Công Thương  Vũ Huy Hoàng cho biết, Nhật Bản sẽ mở cửa nhiều hơn cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam ta và ngược lại hàng hóa công nghiệp của Nhật Bản cũng được tạo điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào thị trường Việt Nam.... "Sau khi hiệp định chính thức được ký kết, tôi nghĩ doanh nghiệp Việt  Nam cần nghiên cứu thật kỹ nội dung, nắm chắc các quy định của Nhật Bản để khi xuất khẩu hàng sang thị trường này không bị trả lại hoặc bị ảnh hưởng bởi các quy định của phía bạn.  Sắp tới, thị trường xuất khẩu hàng nông sản sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, cụ thể như mặt hàng rau quả, thủy sản có nhiều chủng loại trước đây chưa được chấp thuận hoặc có mức thuế cao thì ở trong Hiệp định này đều được giảm xuống"- ông Hoàng nói

Ông Phan Thế Ruệ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại - Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam cho biết, đây là một Hiệp định mang tầm chiến lược trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều thuận lợi cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Ít nhất sẽ có 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định này


Phước Hà
Nguồn VietNamNet




Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T10 01, 2008 3:15 pm
Viết bởi Ansamurai
Tin Nhật - Việt
Người Nhật bàng hoàng về vụ PCI

Đã tròn một tháng trôi qua kể từ khi Nhật Bản chính thức khởi tố vụ các viên chức công ty tư vấn PIC ở Tokyo tội hối lộ quan chức Việt Nam để được xây một dự án công.

Các ông Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita, Tsuneo Sakano bị khởi tố hôm 28/08/08 vì đã đưa hối lộ tổng cộng 820,000 đôla trong dự án dùng vốn viện trợ phát triển (ODA) của Nhật cho công trình xa lộ Đông Tây ở TPHCM.

BBC phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo để biết dư luận Nhật đánh giá sao về vụ khởi tố các viên chức PCI vì tội đưa hối lộ ở Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Thọ: Liên quan đến việc sử dụng ODA của Nhật có thể nói chưa có sự kiện nào lớn bằng vụ PCI lần này và chưa bao giờ dư luận Nhật Bản quan tâm theo dõi diễn tiến sự kiện sử dụng bất chính ODA như lần này.

Tôi hiện đang nghiên cứu tại Mỹ nhưng qua báo mạng cũng thấy các nhật báo lớn ở Nhật đều tường thuật sự kiện và có xã luận về vấn đề này.

Đầu tháng này gặp một bạn đồng nghiệp người Nhật ở Tokyo sang dự hội nghị ở Mỹ cho biết các đài truyền hình ở Nhật liên tiếp nhiều ngày đã đưa sự kiện lên màn hình làm thành một trong những tin chính trong ngày.

Dư luận Nhật bàng hoàng

Theo tôi, sự kiện này lôi cuốn quan tâm của dư luận Nhật Bản vì ba yếu tố: thứ nhất, dân chúng ngày càng quan tâm giám sát nội dung chi tiêu ngân sách của chính phủ để cho tiền thuế của họ được sử dụng đúng mục đích và không lãng phí.

Đặc biệt từ thập niên 1990, trong bối cảnh kinh tế trì trệ, ngân sách thâm hụt, dân chúng đặc biệt nghiêm khắc đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.

Các đảng phái đối lập, các cơ quan ngôn luận và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đều được quyền tiếp cận các thông tin liên quan chi tiêu ngân sách.

ODA cũng là một bộ phận trong ngân sách và nằm trong sự giám sát chung đó.

Thứ hai, là người dân của một nước tiên tiến, người Nhật thấy xấu hổ khi công ty của nước mình có hành vi bất chính tại nước ngoài.

Nhất là từ năm 1998 khi Nhật đã phê chuẩn Công ước ngăn ngừa hành vi đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước tiên tiến, và Nhật đã sửa đổi Luật ngăn ngừa cạnh tranh bất chính để nội dung đi sát với tinh thần của công ước ấy.

Bốn thành viên trong ban lãnh đạo của công ty PCI bị bắt vì tội vi phạm luật này.

Thứ ba, có lẽ nhiều người Nhật đã bàng hoàng khi thấy trong vụ PCI số tiền thuộc loại cho vay ưu đãi đã rơi vào chi tiêu bất chính quá lớn (chỉ một dự án mà số tiền bất chính lên tới 820.000 USD).

Và nhất là tiền hối lộ đó được đưa cho quan chức của một nước mà thu nhập GDP đầu người mới chỉ ở mức 800 USD.

Hơn nữa sự kiện lại xảy ra tại một nước mà bấy lâu nay họ thấy rất có cảm tình, thấy gần gũi về văn hóa và nhiều mặt khác.

Đối với tuyệt đại đa số người Nhật, việc nhận viện trợ nước ngoài là chuyện bất đắc dĩ trong một giai đoạn ngắn của quá trình phát triển, và giới lãnh đạo của nước nhận viện trợ phải có ý thức trách nhiệm trong việc dùng tiền viện trợ.

Nhật cũng đã từng là nước nhận viện trợ. Từ năm 1946 đến năm 1951, Nhật đã nhận viện trợ không hoàn lại từ Mỹ, số tiền nầy được quản lý chặt chẽ và chỉ dùng để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.

Từ năm 1949 đến 1961, Nhật vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng thế giới và chính phủ Mỹ, để dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát triển một số ngành công nghiệp.

Trong thời gian đó, nhiều quan chức cao cấp khi đi công du ở nước ngoài phải thuê khách sạn rẻ tiền, phải ở chung phòng để tiết kiệm ngoại tệ. Sự kiện PCI gây sốc cho nhiều người Nhật còn vì bối cảnh đó nữa.

BBC: Mục tiêu Nhật giúp Việt Nam qua các khoản viện trợ ODA là gì? Vì món nợ quá khứ thời chiến, còn muốn tạo ảnh hưởng thì đó là ảnh hưởng gì?

Giáo sư Trần Văn Thọ: Không riêng gì Việt Nam, ODA của Nhật cấp cho các nước đang phát triển có hai mục đich chính: một là duy trì, tăng cường quan hệ ngoại giao để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ chính sách, lập trường của mình trên vũ đài quốc tế; hai là, tạo điều kiện để các công ty của Nhật đến đầu tư (ODA xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền đề để công ty tư nhân đầu tư kinh doanh, sản xuất).



ODA của Nhật bắt đầu từ thập niên 1960, tập trung tại khu vực Á châu, nơi Nhật có nhiều lợi ích về ngoại giao và kinh tế, tuy từ thập niên 1990, các nước Phi châu cũng được chú trọng nhằm tăng cường chính sách ngoại giao đa phương và nhất là ngày càng nhiều nước Á châu đã phát triển, không cần nhận nhiều ODA như trước.

Riêng Việt Nam, một nước ở giai đoạn có nhu cầu nhận ODA và lại có vị trí đăc biệt quan trọng đối với Nhật cả về ngoại giao và kinh tế. Việt Nam là một trong những nước thành viên quan trọng của ASEAN, một khu vực mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang tranh dành ảnh hưởng. Với qui mô dân số, vị trí địa lý, và văn hóa gần gũi với Nhật, Việt Nam còn là môi trường đầu tư nhiều tiềm năng đối với doanh nghiệp Nhật Bản.

BBC: Nhìn lại cả quá trình đầu tư, viện trợ của Nhật vào VN từ vụ sập cầu Cần Thơ đến vụ PCI, có ý kiến nào trong chính giới Nhật, hay truyền thông của họ cho rằng cần xem lại cách làm việc ở Việt Nam?

Giáo sư Trần Văn Thọ: Sự kiện PCI chắc chắn đã làm cho hình ảnh Việt Nam trong dư luận Nhật Bản và trong lòng người Nhật xấu đi nhiều. Đó là điều rất đáng tiếc.

Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách ODA của Nhật đối với Việt Nam.

Như đã nói ở trên, chính sách ODA được hoạch định và thực hiện trên những tính toán về chiến lược, lợi ích về ngoại giao và kinh tế.

Việt Nam không phải lo về vấn đề ODA có bị cắt giảm hay không mà cái đáng lo hơn cả là làm sao gỡ lại thể diện của đất nước trong dư luận ở Nhật và trên vũ đài quốc tế.

Muốn vậy chính phủ cần hợp tác tích cực với Nhật trong việc điều tra sự kiện và xử phạt công minh người có tội.

Được biết vào cuối tháng 8/2008, chính phủ Nhật có đề nghị với chính phủ Việt Nam lập Ủy ban hỗn hợp để giám sát các dự án ODA nhằm phòng tránh các sự kiện tương tự.

Theo chỗ tôi tìm hiểu, cho đến nay, ít nhất là trong vòng 20 năm nay, chưa có một ủy ban tương tự giữa Nhật với các nước nhận ODA của họ.

Thành ra nếu Ủy ban hỗn hợp Nhật Việt ra đời thì đây là một sự kiện không mấy danh dự cho Việt Nam.

Do đó, tốt nhất là Việt Nam phải chủ động cho thấy mình sẽ sẵn sàng chuẩn bị cơ chế để phòng chống hiện tượng tiêu cực trong ODA nói riêng và tệ nạn tham nhũng nói chung.

Một cơ chế hữu hiệu khi dân chúng có quyền giám sát tài chính và quá trình thực thi dự án ODA thông qua báo chí và xã hội dân sự.

BBC: Thay đổi nội các Nhật thời gian này sẽ tác động ra sao đến quan hệ hai bên?

Giáo sư Trần Văn Thọ: So với thủ tướng Fukuda Yasuo, thủ tướng mới Aso Taro có lẽ không có quan tâm đặc biệt đối với các nước Á châu. Tuy nhiên sẽ không có sự thay đổi trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Như đã nói, Việt Nam vẫn là nước được chú trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật và là môi truờng đầu tư quan trọng của các công ty Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ giảng dạy môn kinh tế học ở Đại học Waseda, Tokyo. Trong thời gian trả lời phỏng vấn BBC ông đang làm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Nguồn BBC Vietnamese.com

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T10 01, 2008 10:49 pm
Viết bởi QuangHung
Tin tuần báo

Tin Đông Du
- Tin khẩn từ Trường Đông Du: Mấy ngày hôm nay dịch Sốt suất huyết lan rộng tại trung tâm Bầu Cát, co ít nhất khoảng 10 Kohai đang tham gia lớp dự bị du học phải nhập Viện. Rất mong các anh em ĐÔng Du động viên giúp đỡ những anh em Kohai ở nhà, mong các bạn sẽ sớm quay lại học.
- 大学説明会 tại Morioka
11h Sáng ngày 26 tháng 9, lần đầu tiên tôi đến Morioka. Trước khi đến Môrioka, tôi luôn nghĩ đây là một vùng đất còn hoang sơ , chưa phát triển nhiều .Nhưng khi đặt chân xuống ga, tôi đã thật sự ngỡ ngàng .Một thành phố với khá nhiều khu nhà chung cư cao tầng với thiết kế hiện đại , hệ thống đường giao thông thì có thể nói rằng miễn chê với những làn đường , đường hầm mới xây dựng bên dòng sông Kitakami thơ mộng . Nhưng trong khung cảnh hiện đại đó lại là một cuộc sống thật thanh bình , không quá nhộn nhịp tấp nập, khiến cho tôi một cảm giác thật sự thoải mái , như đang đi du lịch ở một khu thắng cảnh nổi tiếng nào đó , chứ không phải là một thành phố đang phát triển .
Tôi tới trường vào lúc các em kohai còn đang trong tiết học . Trường tiếng Nhật trên Môrioka hiện nay tổng cộng có khoảng 40 học sinh, học cùng một tầng trong toà nhà của Trường chuyên môn Môrioka. Do số lượng không nhiều , học cùng một tầng , văn phòng của các thầy cô ngay cạnh lớp với một không gian mở để có sự giao lưu tốt hơn giữa học sinh và thầy cô , nên tôi có thể cảm thấy được không khí thân mật giữa các bạn học sinh với nhau cũng như giữa thầy cô vơí học sinh . Có thể nói một chút thêm là sau giờ học các bạn có thể ở lại trường tư học hoặc nhờ thầy cô chỉ dạy thêm . Một môi trường học tập thật lí tưởng .
Chính vì thế lần này cho dù có kế hoạch chuẩn bị từ trước nhưng trong một không gian thuận lợi như thế này nên tôi đã có chút thay đổi trong việc tổ chức  . Không giống với những lần trước . ngoài những sempai đã có gắng về tham dự cùng kôhai , chúng tôi đã dùng mạng Internet để kết nối với những đại sempai trên khắp cả nước, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống sinh viên cũng như trong việc ch ọn ngành chọn nghề ở Nhật để có thể nói chuyện , chia sẻ với các em kohai.
Buổi 大学説明会 được chia làm 2 phần chính.
Phần 1: được bắt đầu từ lúc 7h tối đến 9h tối, gồm nói về 2 vấn đề chính, 1 là cuộc sống học tập và sinh hoạt của sinh viên đại học ở các vùng trên khắp cả nước Nhật. Bên cạnh vùng Tohokku và Vùng Kanto được các Sempai về nói chuyện cụ thể, qua Skype các Kohai của phương Bắc còn được nghe rất nhiều các Sempai ở các vùng xa xôi Phưong Nam( như Hiroshima, Nagoiza, Kansai) hay các Sempai của Miền đất hứa Sinshyu nói về cuộc sống sinh hoạt của các vùng đó. Một số vùng như Kyushyu, Kurume, mặc dù không liên lạc trực tiếp được bằng Skype nhưng các Sempai cũng liên lạc về bằng điện thoại để truyền đạt tới các Kohai những trải nghiệm của mình. Sau đó Sempai Huệ( Hải Dương) "lói" về những điều cần phải "nàm" ngay, để chuẩn bị cho kì thi đại học.
-Phần 2: từ 11h tối đến hơn 1h sáng được tổ chức sau bữa ăn nhẹ nhành do các chị em trên Mori chuẩn bị. Toàn bộ phần 2 này được dùng để nói về các ngành học ở bậc đại học ở Nhật. Với mục đích chính là muốn giúp các bạn Kohai tìm ra một con đường đi cho riêng mình.
  Và cho dù thời gian có hơi bị hạn chế nhưng có lẽ cũng phần nào giúp các em kohai hiểu phần nào cách chọn trường , chọn ngành , cuộc sống của từng vùng , để các em có thể có những lựa chọn chính xác hơn cho con đường sắp tới của các em . Chính vì thế qua bài viết này , xin cảm ơn sự giúp đỡ không chỉ của các sempai đã cất công về lại Môrioka ( Quang Khang K04 , Tuấn Anh K05 , Khắc Kiểu K05 , M.Phương K05 , Hường K05 , Huệ K06 , …)  mà còn các sempai cũng đã dành cả buổi tối để nói chuyện với các em qua mạng Skype ( Anh Viên, anh Chung, anh Việt, anh Huân, anh Hùng, anh Đức, anh Phúc, anh Khánh,bạn Quý,Phong...)  . Đến lúc này , tôi có thể nói rằng buổi  大学説明会ở Morioka lần này đã tương đối thành công . Công vệc còn lại của các em trên Morioka từ giờ trở đi là học thật tốt để chuẩn bị cho kì thi Ryu sắp tới và chuẩn bị cho kì thi đại hoc ( như việc xin hồ sơ, làm thủ tục … ) , v ì vậy rất mong sự giúp đỡ của sempai của các vùng để kohai Môrioka có một kì thi Đại học năm 2009  thật thành công.
- Sau 大学説明会 tôi có nám lại Mori thêm một ngày cùng các bạn Kohai đi "chợ rẻ" ở Mori. Cùng các bạn Kohai chuẩn bị đồ để đón Kohai sắp sang. Mặc dù thời tiết ở Mori rất lạnh nhưng trong lòng tôi lại rất ấm áp. Ấm áp vì được các bạn Kohai tặng cho một cái áo ấm, ấm áp vì những tình cảm của các bạn Kohai "phố Núi", ấm áp vì tình cảm Kohai-Sempai, Mặc dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng các bạn Kohai ở trên Mori thực sự rất đoàn kết và tràn đầy niềm vui. Mong các bạn sẽ sớm vượt qua những thử thách trước mắt, để hướng tới 1 chân trời mới.

Ảnh chụp với Thầy

Thư giãn một chút

Không khí đông vui

大学説明会

Kohai

Ngon con mắt

Niềm vui của Kohai


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Năm T10 02, 2008 1:33 am
Viết bởi Ansamurai
Thanks Hưng.

Mình vừa check và chỉnh sửa Tuần báo lần này.

@Hưng: Có thời gian Hưng đọc lại một lần nữa Tuần báo lần này nhé.

@ Thông: Em có thể post giúp những tấm ảnh dợt Festival vừa rồi để anh bổ sung tin cho Tuần báo lần này được không?? Cố gắng trong tối nay hoặc sáng mai nhé .[smile]

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Năm T10 02, 2008 2:03 pm
Viết bởi seven love
Gomen anh em, hôm qua em/Thông baito về hơi trễ nên không đưa ảnh lên được, em/Thông gửi 1 số tấm tiêu biểu lên, anh Ân hoặc Hưng xem và lựa thêm vào tuần báo nhé.































Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T10 03, 2008 12:01 am
Viết bởi Ansamurai
Woa, ảnh ai chụp mà đẹp vậy Thông??

Cái này để làm của quý đi, vài hôm nữa chúng ta sẽ đưa vào tuần báo lần khác. Tạm thời Tuần báo lần này như vậy là tốt rồi. [smile]

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T10 03, 2008 8:58 pm
Viết bởi Ansamurai
@ Thông: Anh đã chỉnh sửa lại Banner 大学説明会 tại Tokyo như ý kiến của em. Như vậy không sao chứ??

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T10 06, 2008 2:34 am
Viết bởi Ansamurai
Mình vừa cất Banner vào.

@ Anh Việt: Buổi hội trại rất hay và bổ ích anh Việt à. Thanks anh Việt và anh Chương nhiều nhé. Mong là năm sau anh em Kansai tiếp tục tổ chức hội trại này.[smile]

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T10 06, 2008 11:31 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Chào anh em, hôm qua hội trại xong lang thang Hiroshima rồi sau đó đi đến sân bay Hiroshima đón 1 em kohai mới đến Fukuyama lần này. Buổi tối 10h hơn mới về đến nhà, ăn xong lăn ra ngủ một giấc rồi sáng đi làm tiếp. Hôm nay về trễ nên vẫn chưa viết được bài tổng kết hội trại và 大学説明会 tại Hiroshima. Tối mai hy vọng sẽ viết xong bài cho tuần báo DD tuần này.
Hình chụp lần này bằng máy camera của mình không được tốt lắm vì nhờ một kohai chụp giùm. Có gì nhờ Hưng lựa một số hình đẹp bổ sung cho bài của anh ngày mai nhé. Yoroshiku

Cám ơn Hưng, Ân, anh em Osaka, Tokushima và các anh em vùng khác đã đến tham dự và góp phần làm cho hội trại thật vui và có ý nghĩa.