Bạn đang xem trang 4 / 10 trang

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 11:39 am
Viết bởi fan
Rất mong các anh chị em quan tâm đến buổi toạ đàm thông báo cho những ban be xung quanh mình, hoặc gởi mail lên các mail group quen biết kêu gọi mọi người cùng tham dự để chúng ta có được một buổi nói chuyện sôi nổi, ý nghĩa.

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 4:19 pm
Viết bởi QuangHung
Em nghĩ đây không chỉ là một cơ hội tốt để học tập mà còn là để lắng nghe, và trao đổi ý kiến. Có thể chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm được các thông tin về TS-HS trên mạng nhưng sẽ khó có thể trực tiếp lắng nghe và trao đổi ý kiến về vấn đề nhạy cảm này. Rất mong sẽ được nghe nhiều hơn những ý kiến của mọi người vào ngày mai.

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 10:19 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Không tham gia được thật là tiếc,nhưng cũng mong muốn đóng góp 1 gì đó
đọc bài này trong vietnamnet ,nêu rõ những luận điểm ko chứng cứ của TQ về HS-TS
Tài liệu lịch sử Trung Quốc: không chính thống

Điều dễ nhận thấy là những sử liệu mà các học giả Trung Quốc như Tề Tân (1974 - Thất thập niên đại nguyệt san), Tô Độc Sử (1992 - Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu quí san) dựa vào để chứng minh và đi đến kết luận về chủ quyền trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là các nguồn tài liệu không phải chính sử, hoặc nếu có rải rác đôi câu thì chúng lại nằm ở phần truyện các nhân vật, như trong Nguyên sử, ở truyện Sử Bật (tuy nhiên chi tiết về quần đảo Tây Sa bị hiểu nhầm sang quần đảo Trung Sa).


Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa - Ảnh tư liệu. Nguồn: Tuổi Trẻ

Lẽ ra các ghi chép để xác định chủ quyền phải nằm ở các mục Địa lý chí (hoặc tương đương) trong các bộ chính sử. Điều chúng tôi lưu ý là Trung Quốc vốn là nơi có truyền thống sử học lâu đời, các biên chép về lịch sử, địa dư luôn liên tục, nhưng trong Nhị thập tứ sử (bộ chính sử được tất cả các triều đại Trung Quốc thừa nhận) tức từ Sử ký ghi chép từ Thượng cổ đến Tần, Hán, cho đến Minh sử; và Thanh sử cảo soạn thời Dân Quốc, ở các mục Địa lý chí đều không đề cập các hòn đảo ở xa hơn đất Nhai Châu, Quỳnh Châu, tức Hải Nam ngày nay. Trong khi ở VN, mặc dù sử liệu có muộn hơn nhưng hầu hết đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán nhận chỉ dụ từ triều đình tổ chức biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục...

Mặt khác, xem trong Quỳnh Châu phủ chí (tức tương đương Hải Nam tỉnh chí ngày nay) do Quận thú Tiêu Khánh Thực tổ chức biên soạn vào năm Càn Long thứ 39 (1774), trong quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực, thấy chép: "... nam tắc Chiêm Thành; tây tắc Chân Lạp, Giao Chỉ; đông tắc Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện" (nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc giáp huyện Từ Văn, phủ Lôi Châu). Đoạn văn hành chính về tứ cận này cho thấy Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (tức Tây Sa và Nam Sa theo cách nghĩ và gọi của Trung Quốc ngày nay) còn là một nơi chưa rõ chủ quyền và ngoài lãnh hải Trung Quốc.

Nên lưu ý rằng ngoài Nhị thập tứ sử, các Thông chí của các tỉnh, phủ, huyện đều là những nguồn tài liệu chính thống và luôn có giá trị tối ưu trong việc trích dẫn và sử dụng đối với các vấn đề lịch sử (sử liệu từ Quỳnh Châu Phủ Chí này, tôi chưa thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc và VN sử dụng).

Địa dư, địa đồ khẳng định Tây Sa, Nam Sa nằm ngoài Trung Quốc


Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng - Ảnh: V.Hùng chụp lại. Nguồn: Tuổi Trẻ
Theo Cổ kim đồ thư tập thành, bộ bách khoa thư gồm 1 vạn quyển do Thanh triều tổ chức biên soạn, hoàn thành năm Khang Hi thứ 45 (1706), phần Chức Phương điển (sách điển chế về địa đồ các đơn vị hành chính) quyển thứ nhất, các địa đồ số 1, 157, 167 tức Chức Phương tổng bộ đồ, Quảng Đông cương vực đồ, Quỳnh Châu phủ cương vực đồ đều không thấy ghi nhận các quần đảo xa hơn Hải Nam ngày nay.

Mặt khác, xem trong Quảng Đông lịch sử địa đồ tập (Quảng Đông tỉnh, Địa đồ xuất bản xã - 1995) khi trích in lại địa đồ từ sách Quảng Đông thông chí vẽ đời Minh Gia Tĩnh (1522 - 1566) phần hải đảo chỉ đến Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Xin lưu ý rằng bức địa đồ này được vẽ sau khi Trịnh Hòa hạ Tây Dương lần cuối cùng (1421) đến 100 năm. Trong 100 năm ấy, Minh triều không đủ thời gian và điều kiện để xác lập chủ quyền (dù chỉ trên bản đồ) đối với các nơi mà họ đã đầu tư thám hiểm ư?

Hầu hết các chi tiết có liên quan đến tên gọi Tây Sa và Nam Sa ngày nay mà địa danh lịch sử được các nhà nghiên cứu Trung Quốc dẫn dụng và qui kết mơ hồ như Thất Châu Dương, Thất Lý Dương, Trướng Hải, Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường... đều được trích thải từ các sách mà ngay tên sách đã để lộ rõ ý rằng: Sách biên chép về các nước khác, như Giao Chỉ dị vật chí của Dương Phu (Đông Hán); Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (Tam Quốc); Phù Nam truyện của Khang Thái (Tam Quốc); Chư Phiên chí của Triệu Nhữ Quát (Tống); Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (Thanh)...

Các địa đồ hành chính Trung Quốc từ thời Dân Quốc trở về trước không hề có các quần đảo xa hơn Quỳnh Châu (Hải Nam). Vào thời nhà Thanh, các quan lại Trung Quốc dùng câu hải giác thiên nhai (chân trời góc biển) để chỉ trấn Tam Á, huyện Nhai tức là đất cực nam tỉnh Hải Nam ngày nay (theo Địa lý song khẩu - Đương Án xuất bản xã - 1988). Như vậy trong khái niệm của giới cầm quyền địa phương (Quỳnh Châu) và cả trên phương diện pháp lý, các quần đảo mà Trung Quốc nay xác lập chủ quyền thật sự chưa hề có một quá trình lịch sử như các nhà nghiên cứu Trung Quốc gần đây lập luận một cách gượng ép.

Từ việc xử lý sử liệu một cách không trung thực và thiếu khoa học, dẫn đến sự không nhất quán về bối cảnh, thời gian và không gian mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa Chính phủ nước họ đến tình trạng đặt để tên gọi các quần đảo ở biển Đông rất không trật tự. Quan sát bản đồ Trung Quốc hiện nay có thể đặt một câu hỏi rằng: các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa được xác định dựa trên hệ qui chiếu nào so với lục địa?

Nếu lấy Bắc Kinh làm trung tâm thì Tây Sa phải ở hướng Tân Cương, Tây Tạng hoặc Vân Nam. Nếu lấy tỉnh lỵ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông làm trung tâm, thì cả Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa đều chỉ dọc về hướng nam, làm sao chính danh được? Còn như muốn lấy Trung Sa làm trung tâm đúng như tên gọi của nó, thì quần đảo Đông Sa phải gọi là Bắc Sa mới phải vì nó nằm ở hướng bắc so với Trung Sa.

Về phương diện sử liệu, các học giả Trung Quốc ngày nay đã để lại quá nhiều tồn nghi do cố tình sử dụng sai phương pháp sử học hiện đại. Sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến Trung Quốc tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông ngoài Hải Nam. Trong khi đó, từ đời nhà Lê của VN, địa đồ chính thống Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Và Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ khoảng năm 1834 (thời Minh Mệnh) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc VN.




Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Ba T1 08, 2008 12:00 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Có ai tham gia,xin bình luận cho tụi em nghe với

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Ba T1 08, 2008 11:45 pm
Viết bởi duyan
Qua buổi tọa đàm mình đã có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích về TS-HS, cũng như biết thêm và đồng cảm với những suy nghĩ tâm tư của nhiều người xung quanh. Thật là một buổi họp mặt có ý nghĩa.
Xin cảm ơn BTC đã cố gắng tổ chức một buổi tọa đàm tươm tất trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi.
Hôm đó bài thơ rất hào hùng của đại Sempai Vĩnh Trường đã để lại ấn tượng cho cả hội trường. Đề nghị BTC sớm đăng bài thơ đó lên để mọi người cùng chia sẻ. Xin cảm ơn trước.

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Tư T1 09, 2008 10:37 am
Viết bởi assukiioh
anh em ban đại diện viết bài tường thuật về đêm không ngủ cho mọi người cùng biết nhỉ.[wink]
 Tuy còn nhiều việc chưa làm được, nhưng mà dù sao thì với số lượng thời gian như vậy, anh em tổ chức cũng đã cố gắng nhiều.Mong đây sẽ là sự bắt đầu cho những hoạt động sắp tới của chúng ta.

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Tư T1 09, 2008 3:00 pm
Viết bởi tranhuong
Qua buổi tọa đàm mình đã có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích về TS-HS, cũng như biết thêm và đồng cảm với những suy nghĩ tâm tư của nhiều người xung quanh. Thật là một buổi họp mặt có ý nghĩa.
Xin cảm ơn BTC đã cố gắng tổ chức một buổi tọa đàm tươm tất trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi.
Hôm đó bài thơ rất hào hùng của đại Sempai Vĩnh Trường đã để lại ấn tượng cho cả hội trường. Đề nghị BTC sớm đăng bài thơ đó lên để mọi người cùng chia sẻ. Xin cảm ơn trước.


Mình chép lại bài thơ rất hay của Daisempai Trường đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các thành viên tham dự buổi toạ đàm "ĐÊM KHÔNG NGỦ"

 Đêm không ngủ
Hãy ngồi lại cùng nhau đêm không ngủ
Nối ngàn năm thao thức của tổ tiên
Nối trăm năm trằn trọc phá gông xiềng
Nối day dứt hai mươi năm chia cách

  Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiển hách
  Đến nằm gai dành độc lập Ngô Quyền
  Lại ba lần đoàn kết diệt Mông Nguyên
  Vì vận nước quên thù nhà Hưng Đạo

Nối chiến thắng Ngọc Hồi như vũ bão
Chỉ dăm ngày sau Giản Tử, Phú Xuyên
Bạch Đằng giang hai bận đắm chiến thuyền
Hồn sông núi nối Anh linh Đất Việt

  Hãy ngồi xuống cháu con dòng hào kiệt
  Mở cảo thơm ôn lại sách thánh hiền
  Xem lòng mình có xứng phận bút nghiên
  Khi đất nước cần sĩ phu hữu trách

Mở lại mảnh hải đồ tơi tả rách
Có còn không linh khí đất rồng thiêng
Có còn không Thư Vạn Kiếp bí truyền
Của một thuở Diên Hồng lòng như một

  Hãy ngồi xuống dù lòng bừng lửa đốt
  Hận một ngày giặc cướp đất tổ tiên
  Hận những ngày giặc giày xéo hải biên
  Muốn bành trướng như hàng ngàn năm trước
 
Cùng suy ngẫm để không lầm quỉ chước
Chúng ta cần hừng hực lửa trong tim
Nhưng cũng cần kiên nhẫn để kiếm tìm
Một chiến lược như Điện Biên trên biển
 
  Hãy ngồi xuống thẳng nhìn vào thực tiễn
  Để giật mình cho giấc ngủ triền miên
  Đã bao năm như chỉ biết tư riêng
  Cả thế hệ ngủ quên trên chiến thắng

Hãy bắt đầu bằng những đêm thức trắng
Nối Trường Sa với thao thức thanh niên
Cùng Hoàng Sa quằn quại vẫn cường kiên
Quyết không để trở về thời bắc thuộc

  Hãy ngồi xuống hỡi ai còn nợ nước
  Hỡi những ai mang giòng máu Lạc Hồng

Vĩnh Trường
ngày 4/1/2008







Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Tư T1 09, 2008 3:26 pm
Viết bởi rantaro
bài thơ hay quá!
thật cảm động!
cám ơn các Sempai!

Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Tư T1 09, 2008 5:08 pm
Viết bởi harumaki
cám ơn các Sempai!


Re:Buổi tọa đàm " Một đêm không ngủ".

Đã gửi: Tư T1 09, 2008 5:45 pm
Viết bởi anzen_dp
Em muốn chia sẻ bài thơ này với các bạn khác không biết có được không. Xin ý kiến của tác giả.
Bác nào văn cao phân tích bài thơ thêm mắm thêm muối thì có thể sẽ làm ngọn lửa của lòng yêu nước trong bài thơ cháy bùng bùng trong lòng mọi nguời (nhưng đừng tán hay quá gây hoả hoạn thì chết [tongue][cool][smile]).
  [bounce][bounce][bounce]