Bạn đang xem trang 4 / 6 trang

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Tư T11 28, 2007 10:56 am
Viết bởi Lang Thiet Phong
Đã chót thì chét luôn một phát cho nó dzui dzẻ !!Xin tiếp chuyện anh em thế này.


Nếu nhìn lại thì có thể nói lịch sử của nhân loại gắn liền với lịch sử của tôn giáo. Tôn giáo tồn tại vì nó gắn liền với niềm tin. Các vua chúa Á Đông dùng Phật giáo làm cánh tay phải để thống trị, điều này cũng có thể thấy ở phuơng Tây, các Giáo Hoàng và Hồng y giáo chủ thậm chí có quyền hơn cả vua chúa. Pháp ngày xưa cũng truyền đạo thiên chúa để khai phá thuộc địa.



Chú Hoàng-shì-gơ này nói thế ,nhỡ ai chưa có khái niệm về tôn giáo sẽ chỉ nghĩ là Tôn Giáo xấu lắm, là cái để đàn áp,rằng buộc con người...hihi.Chắc chú với anh lập ra một tôn giáo dành riêng cho các iem tuổi từ 18 đến 23,để thống trị cho dzui nhỉ.(zỡn chút)
...............

Trong topic, dường như vô tình các khái niệm  Tôn giáo, Triết học, Thiền,Phật Giáo ,"bị" dùng lẫn lộn với nhau (hay không thống nhất trong quá trình trao đổi) .Nếu không thống nhất về khái niệm thì ông nói gà bà nói nước sôi mất.Mọi người hãy để ý nhé.

Cái mà em muốn mờ ám là muốn được những câu trả lời như vậy ,viết ra để những người đang nghiên cứu triêt học và phật pháp khẳng định lại cái lập trường : NGHIÊN CỨU ĐỂ GIÚP ÍCH CHO ĐỜI , ĐỂ CÒN SÁNG SỦA MAI CÒN ĐI LÀM ĐI HỌC , CHỚ MẤT CÔNG TẨU HOẢ NHẬP MA ĐẾN CÁI ĐỘ ĐANG SỐNG MÀ NGỠ NHƯ ĐANG " CHẾT "


@Anhsiu :hiểu tấm lòng ,tư tưởng "sống và cống hiến " của bạn.Tuy nhiên đừng chụp mũ cho những người đang nghiên cứu về triết học,phật pháp là bàng quang nhé. (Bạn đang dặt tiền đề Chết là cái xấu, nếu tiền đề khác đi thì sao??).Nếu có thời gian tìm hiểu thử những cái họ làm, hiểu được cái lí do,cái "chân lí",cái "quan điểm" của họ rồi, thì bàn tiếp sẽ hay hơn.
Theo lí luận của Anhsiu thì có thể nói thế này :những người đang tham gia phát triển công nghiệp là những người đang phá hoại môi trường,làm trái đất bị tổn thương và làm cho xã hội loài người trở nên có nhiều tầng lớp.  [wink][wink]

Về sự Vô Tư: -đồng ý với Anhsiu nhưng cần nhìn rõ 2 patan:

1/Vô tư trong sự không hiểu biết(thiếu tri thức),không có tranh chấp,ảnh hưởng đến quyền lợi của mình,và mọi người .cái này chỉ có ở con trẻ.
 Tạm gọi cái này là Vô tư Lự (hồn nhiên)

2/Vô tư ngay cả trong sự bon chen ,giữa những va chạm giữa cuộc sống,giữa những vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích của mình và mọi người.Đủ sức mạnh đứng vững trên quan điểm, đủ khả năng giữ hành động trên phương diện đạo đức .luân lí (không tham ô ,tham nhũng ,lạm quyền...chả hạn,hay nhẹ nhàng như là không đi lậu[wink]
 Cái này tạm gọi là sự Thản Nhiên,Bình Thản.

Cái thứ 1 thì dễ tuy nhiên chắc chỉ có ở thời niên thiếu.Giống như chỉ là ngồi im trên ghế nệm.
Cái thứ 2 rất khó,luôn phải đối mặt trong cuộc sống.Giống như ngồi yên trên bếp than.

    --------------------

[smile][smile][smile]



Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Tư T11 28, 2007 11:18 pm
Viết bởi fuchi
mình đã giúp bạn siu nhìn thấy cái gốc của từ bi rùi đó , bạn hãy cố gắng đừng quên nó nha

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 12:31 am
Viết bởi nguyenhoangtue
mình đã giúp bạn siu nhìn thấy cái gốc của từ bi rùi đó , bạn hãy cố gắng đừng quên nó nha


Thôi fuchi à! Không biết thì dựa cột mà nghe, như Mình đang lắng nghe mọi người tranh luận đây, chứ mấy cái kiểu làm thầy thiên hạ như thế thì chỉ có hại mình thôi. Con người mà, chuyện học hỏi nhau là chuyện cả đời, ... buồn cho những kiểu tranh luận rởm, con trẻ, Thiểu tri thức (chữ này dùng lại của Chiến đây).

Hải tranh luận tiếp với mọi người nghe, đừng bỏ chạy đó!
[grin]

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 12:46 am
Viết bởi fuchi
vậy để e nói thử nha
khi e nói như vậy chac chắn bạn siu tức giận và cảm thấy tức giận vì những câu hỏi có tính khieu khích ,
nhưng thực chất khi bạn siu tức giận sẽ nhìn thấy đuơc chính bản tam của mình và đây củng chính là cau kiến tánh thành phật , và dồng thời đó là cái từ bi của các vị dức phật muốn chúng sanh giác ngộ bản tâm của mình
hay nói cách khác tu là quay lai hieu chính bản tâm mình
a tue thấy e nói vậy có đúng ko  

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 1:21 am
Viết bởi nguyenhoangtue

vậy để e nói thử nha
khi e nói như vậy chac chắn bạn siu tức giận và cảm thấy tức giận vì những câu hỏi có tính khieu khích ,
nhưng thực chất khi bạn siu tức giận sẽ nhìn thấy đuơc chính bản tam của mình và đây củng chính là cau kiến tánh thành phật , và dồng thời đó là cái từ bi của các vị dức phật muốn chúng sanh giác ngộ bản tâm của mình
hay nói cách khác tu là quay lai hieu chính bản tâm mình
a tue thấy e nói vậy có đúng ko  


Em nói đúng đó, tiếp tục đi, Anh lắng nghe đây!


Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 3:52 am
Viết bởi Portraitpainter
Không ngờ ẩn sau lớp vỏ cái tiêu đề tiếng Nhật khó hiểu, nội dung topic xuất hiện toàn những kiệt bút của các gương mặt anh tài, làm cho tại hạ cảm thấy vô cùng bội phục[smile]
Nhân lúc đêm thu thanh vắng mình cũng xin đóng góp chút ý kiến nhỏ.

1)"Triết học không phải là Hiện Tượng, bạn Anhsiu có thể tham khảo trong một cuốn sách Triết học nhập môn bất kì nếu cần biết rõ về khái niệm Triết học) "

Nếu em không nhầm thì có 1 định nghĩa như thế này: Khoa học là hiện tượng luận về các hiện tượng. Triết học là 1 môn khoa học nên gọi nó là 1 hiện tượng cũng không hẳn là không có lý phải không anh?

2)"CÁC CHÙA CHIỀN LÀ NHỮNG THÀNH PHẦN ĂN BÁM CỦA XÃ HỘI đúng hay sai ."

Cách tồn tại của đạo Phật hiện nay có thể hiểu nôm na như sau: các phật tử là các bệnh nhân, bị các căn bệnh về ái hỉ nộ, các thầy tu là bác sĩ tâm lý với đạo Phật làm bí kíp. Khi các bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn chữa hết bệnh thì theo lẽ thường sẽ trả tiền lệ phí gọi là "của bố thí", và thầy tu sẽ dựa vào cái này để tồn tại.
Hiểu như vậy thì sẽ thấy không ích kỉ, ăn bám gì cả nhỉ.

3)"Lại nói thêm nữa , nếu phật pháp đi sâu vào tất cả nhân loại thì ai sản xuất , tuyệt chủng sao , như vậy có TỪ BI HAY KHÔNG "
"Về yếu tố "tham gia sản xuất" của Kinh Phật,...thì có lẽ do Anhsiu mới chỉ nhìn trên yếu tố Vật Chất nên mới chưa thấy tính "sản xuất" tiềm ẩn.Nếu nói như vậy, các môn học Đạo Đức,Văn Học,Lịch Sử...có lẽ thật vô dụng.Nó giống như mô hình xã hội của thời kì hái lượm,săn bắn,hay công xã nguyên thủy . "

Em tán thành với anhsiu về điều này, đây có lẽ là 1 điểm mâu thuẫn của đạo Phật, nếu tất cả mọi người đều theo Phật Pháp từ bỏ công việc lên núi tu hết thì con người sẽ tồn tại bằng cách nào đây ? Khi đó có thể không có chiến tranh nhưng xã hội không chỉ bị trở về thời kì đồ đá mà còn có khi sẽ lùi về thời kì khai thiên lập địa con người chết hết rồi cũng nên.
Tất nhiên, nếu nói như anh Chiến "chết" cũng không sao thì thật khó có thể nói chuyện tiếp được. Nếu vậy thì cần gì phải theo đạo Phật, cả nhân loại cùng nhau nhảy xuống biển là xong, biết đâu lại tiến hoá ra loài động vật nào mới ấy chứ, :))

4)"LẠI 1 mâu thuẩn nữa , cách hành văn trong kinh phật quả là khó hiểu , vậy mà nói là phổ độ chúng sanh , dân nghèo ai mà hiểu nổi chứ . heeee "

Con người sinh ra trí tuệ mỗi người 1 khác nhau, mỗi quá trình 1 thay đổi, chẳng có ai có thể dám khẳng định là có thể nói về 1 vấn đề khiến mọi tầng lớp xã hội mọi thời đại đều hiểu cả. Chính vì vậy nên mới phải viết súc tích, vừa có thể dễ lưu truyền, và người dân muốn hiểu phải nhờ đến các thầy tu, như đã nói ở điều 2 trên.( cái này anh đoán thôi chứ cũng không dám chắc )

5)"TÍNH TỪ BI TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TUYỆT ĐỐI HAY KHÔNG "

Anh không hiểu câu hỏi của em, em có thể nói rõ hơn ?

-----------------------

Trên kia là 1 số ý kiến của mình về thắc mắc của anhsiu, nhân tiện cho mình được hỏi mọi người câu hỏi nhỏ: Con người sống để làm gì ?
 Rất mong nhận được sự chia sẻ của các đạo hữu.

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 7:02 am
Viết bởi anhsiu
 ĐỊnh bỏ chạy nữa rồi mà bị anh Tuệ hù lùng quá nên sáng phát báo về lại mò mò lên tranh luận tiếp xem . Tranh luận để xem suy nghĩ mình chỗ nào đúng chỗ nào sai .
  Em đồng ý và thú vị với anh Hoàn khi coi các ngôi chùa như nhữg bệnh viện và phật pháp như những bài thuốc cho tâm hồn . ĐÚNG RỒI , cái ý em muốn nói là cái ý này đây , đừng suy nghĩ cái gì đó quá Kỳ diệu để rồi  sinh ra ảo tưởng về cuộc sống . CUng lại với suy nghĩ cũ : cuộc sống là cuộc sống , mọi định nghĩa của triết học về cuộc sống chỉ là tương đối , hay nói đúng hơn là đặc điểm của nó , chẳng phải là cái gì ghê gớm . TRIẾT VÀ PHẬT CŨNG CHỈ LÀ THUỐC CHỮA BỆNH CHỨ CHẲNG PHẢI THỨ THUỐC trường sinh nhỉ !
  Cuộc đời muôn lối , gió khổ thổi vô tình , chùa chiền tồn tại cũng có lẽ vì vậy . Theo riêng em , những lần thấy chán nản , bị hỏng chân trong cuộc sống còn gì hay hơn khi tìm về cõi thanh tịnh : triết , trịnh và phật là những bài thuốc hữu hiệu nhất . Nhưng mà ko thể đắm chìm mãi như thế được , phải có lúc ta hết bệnh và bay nhảy . Thiết nghĩ , nghiên cưu phật pháp như uống thuốc đề kháng để thấy mình càng đứng vững hơn chứ không phải chỉ để "nghiền để ngẫm ".
 Hồi xưa có đọc 1 xí sách "tùm bậy " có nói sơ sơ về sự hình thành tôn giáo . Ý kiến cho rằng " tôn giáo hình thành từ cái được gọi là 'SỰ TỰ CHẾT ' , thấy quả là khó hiểu  
 [cry][cry[tongue][tongue][eek]

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 1:07 pm
Viết bởi Lang Thiet Phong
Xin 確認 qua một số chi tiết sau :

 
Nếu em không nhầm thì có 1 định nghĩa như thế này: Khoa học là hiện tượng luận về các hiện tượng. Triết học là 1 môn khoa học nên gọi nó là 1 hiện tượng cũng không hẳn là không có lý phải không anh?


1/Làm thế nào để khẳng định em không nhầm ?
2/Dựa vào đâu nói Triết học là 1 môn khoa học ?


Cách tồn tại của đạo Phật hiện nay có thể hiểu nôm na như sau: các phật tử là các bệnh nhân, bị các căn bệnh về ái hỉ nộ, các thầy tu là bác sĩ tâm lý với đạo Phật làm bí kíp. Khi các bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn chữa hết bệnh thì theo lẽ thường sẽ trả tiền lệ phí gọi là "của bố thí", và thầy tu sẽ dựa vào cái này để tồn tại.
Hiểu như vậy thì sẽ thấy không ích kỉ, ăn bám gì cả nhỉ.

3)"Lại nói thêm nữa , nếu phật pháp đi sâu vào tất cả nhân loại thì ai sản xuất , tuyệt chủng sao , như vậy có TỪ BI HAY KHÔNG "
...(lược)
Em tán thành với anhsiu về điều này, đây có lẽ là 1 điểm mâu thuẫn của đạo Phật, nếu tất cả mọi người đều theo Phật Pháp từ bỏ công việc lên núi tu hết thì con người sẽ tồn tại bằng cách nào đây ? Khi đó có thể không có chiến tranh nhưng xã hội không chỉ bị trở về thời kì đồ đá mà còn có khi sẽ lùi về thời kì khai thiên lập địa con người chết hết rồi cũng nên.
Tất nhiên, nếu nói như anh Chiến "chết" cũng không sao thì thật khó có thể nói chuyện tiếp được. Nếu vậy thì cần gì phải theo đạo Phật, cả nhân loại cùng nhau nhảy xuống biển là xong, biết đâu lại tiến hoá ra loài động vật nào mới ấy chứ, :))


1/Dựa vào đâu để nói cái "hiểu nôm na" kia đã phản ánh hết các chức năng, hình thức, hành dụng của Phật giáo xưa và nay?

2/Dựa vào đâu mà lại khẳng định cứ học Phật Pháp là bỏ công việc, lên núi ,vào chùa đi Tu ???

3/Anh không nói "chết" cũng sao ,mà chỉ giả dụ có một quan điểm như vậy thì vấn đề chỉ trích nó sẽ khác đi.Khi tranh luận nếu các tiền đề không rõ ràng hay 思い込み nhìn chung sẽ tạo nên những điểm mù 盲点 trong logic .


4)"LẠI 1 mâu thuẩn nữa , cách hành văn trong kinh phật quả là khó hiểu , vậy mà nói là phổ độ chúng sanh , dân nghèo ai mà hiểu nổi chứ . heeee "


Chỗ này mình không đủ khả năng trả lời ngay, nhưng cũng xin đoán như Hoàn với quan niệm sau:
1/Có lẽ không cần phải hiểu
2/Tuy không hiểu nhưng vẫn cảm nhận được
3/Vd :Giống như tình yêu thương của đứa con với người mẹ, mặc dầu vượt ra ngoài sự hiểu biết nhưng con người vẫn cảm nhận được(nếu nói là do có hoóc-môn gì gì đó thì...mà..mà...mà)
4/Về vấn đề học không phải cái nào cũng học bằng bộ não.Có nhiều cái học bằng trái tim, và có nhiều cái học bằng chính cơ thể của chúng ta.

.............

@Hoàn : câu hỏi của em không hề nhỏ tí gì !! Anh cũng đang tìm câu trả lời đây.
Tạm thời thì câu trả lời dzui dzẻ của anh thế này: con người sống để làm Con và làm Người !

@Anhsiu :

Em đồng ý và thú vị với anh Hoàn khi coi các ngôi chùa như nhữg bệnh viện và phật pháp như những bài thuốc cho tâm hồn . ĐÚNG RỒI , cái ý em muốn nói là cái ý này đây , đừng suy nghĩ cái gì đó quá Kỳ diệu để rồi  sinh ra ảo tưởng về cuộc sống . CUng lại với suy nghĩ cũ : cuộc sống là cuộc sống , mọi định nghĩa của triết học về cuộc sống chỉ là tương đối , hay nói đúng hơn là đặc điểm của nó , chẳng phải là cái gì ghê gớm . TRIẾT VÀ PHẬT CŨNG CHỈ LÀ THUỐC CHỮA BỆNH CHỨ CHẲNG PHẢI THỨ THUỐC trường sinh nhỉ !


1/Liều thuốc cho tâm hồm : tiền đề của em là "tâm hồn" rất khỏe mạnh, đôi khi ốm yếu thì cần thuốc ??? Nếu ngay từ đầu nó đã ốm yếu thì sao???

2/Quan điểm của em và anh Hoàn là thế nhưng trong kinh phật quan điểm thế nào?
 Giả dụ nó(lời Phật dạy) không phải là liều thuốc mà là món ăn, là dinh dưỡng,là vitamin,là chất khoáng cho "tâm hồn" thì sao????
3/Anhsiu nên đọc lại một lần về định nghĩa Triết học, mục đích của Triết học..để hiểu người ta làm gì,nhìn vấn đề như thế nào, mục đích là gì.Nếu được nên tham khảo các bộ sách khác nhau.Quan điểm về Triết học của Phương Tây, Phương Đông,thậm chí Nhật Bản và Việt Nam hình như có những cái khác nhau nho nhỏ đấy.Ngay cả quan điểm đạo Phật là một tôn giáo cũng không phải đã là chính quy đâu.
Khi chưa hiểu người ta thì đừng vội vàng chỉ trích,nhận xét.Đừng để thành như là "Thầy bói xem voi" thì sẽ tự hạn chế thế giới quan và nhân sinh quan của mình.

Bush theo Thiên chúa giáo,Binladen theo Hồi giáo,...có rất nhiều nhà khoa học vẫn có tôn giáo riêng của mình.Trước đây trong phần chuyên đề mình có gửi một bài sưu tầm về Freud và Phật giáo.Dựa theo bào này thì có thể thấy Tâm lí học hiện đại chỉ là một phần rất nhỏ của Phật giáo thôi.(Chứ không phải Phật giáo như là một phần của Tâm lí học)

Vài lời mạo muội, mong anh em bình tĩnh xuy xét, góp ý !!

LTP



Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 2:07 pm
Viết bởi anhsiu

Anhsiu nên đọc lại một lần về định nghĩa Triết học, mục đích của Triết học..để hiểu người ta làm gì,nhìn vấn đề như thế nào, mục đích là gì.Nếu được nên tham khảo các bộ sách khác nhau.Quan điểm về Triết học của Phương Tây, Phương Đông,thậm chí Nhật Bản và Việt Nam hình như có những cái khác nhau nho nhỏ đấy.Ngay cả quan điểm đạo Phật là một tôn giáo cũng không phải đã là chính quy đâu.
.



 Mong anh chỉ giáo đại khái giùm để vài bữa đọc con kakunin .

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 29, 2007 2:20 pm
Viết bởi Lang Thiet Phong

Anhsiu nên đọc lại một lần về định nghĩa Triết học, mục đích của Triết học..để hiểu người ta làm gì,nhìn vấn đề như thế nào, mục đích là gì.Nếu được nên tham khảo các bộ sách khác nhau.Quan điểm về Triết học của Phương Tây, Phương Đông,thậm chí Nhật Bản và Việt Nam hình như có những cái khác nhau nho nhỏ đấy.Ngay cả quan điểm đạo Phật là một tôn giáo cũng không phải đã là chính quy đâu.
.
 Mong anh chỉ giáo đại khái giùm để vài bữa đọc con kakunin .


Mình cũng mới chỉ bắt đầu học nên chưa đủ khả năng để bàn luận,chưa nói gì đến chỉ dạy.

Mình chỉ muốn chia sẻ phương pháp tiếp cận và tinh thần học hỏi khách quan.Cố gắng bứt phá khỏi những nền tảng lí luận và khuôn khổ tri thức còn hạn chế của chúng ta.

Những chỉ trích mình đưa ra không đứng trên quan điểm mình đã biết rồi và nói đúng sai về mặt chính kiến,mà chỉ nhằm mục đích chỉ ra các điểm mù (盲点) trong khi lí luận ,để chỉ ra tính chưa khách quan trong vấn đề bàn luận của chúng ta.

Hãy cùng nhau học hỏi tiếp, rồi có dịp chúng ta sẽ có thể trao đổi thú vị hơn.

[smile][smile][smile]