Bạn đang xem trang 3 / 4 trang

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Hai T1 21, 2008 6:27 pm
Viết bởi assukiioh
em nên nghĩ việc này trên 2 phương diện, nếu nhìn thẳng vào tình tiết và ý đồ của Tào Tháo thì đúng như em nói Tào Tháo chỉ vì tương lai, danh vọng mà giết Đỗng Trác thôi. Nhưng mà nhìn theo phương diện xã hội, Đổng Trác là kẻ độc ác trày trời, giết người dân, giết quần thần, dọa thiên tử; Nếu nhìn như vậy thì hành động của Tào Tháo là có ý nghĩa cho xã hội, trừ được 1 con ác thú cho dân. 筋が通ると思わない?![smile]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Hai T1 28, 2008 9:26 pm
Viết bởi untheforgiven
TQC bằng tranh,ai nào thik thì đọc nhé  [grin][grin][grin]
http://www.san.pengguo.com

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Ba T1 29, 2008 8:23 am
Viết bởi yakusokusurune
ai bảo luu bị là người ngụy quân tử giả nhân giả nghĩa?? Nếu là kẻ ngụy thì chẳng cần phải 3 lần bái tìm khổng minh, nếu không phải là người quân tử thì chẳng bao giờ thu phục được qua vân trường hay triệu tử long cả.Mọi việc đều thể hiện là con người nhân đức lấy được lòng thiên hạ. Nếu mà là người giả nhân giả nghĩa thì sao cuối cùng lúc gần chết đã dặn khổng minh là nếu con mình không thể làm được thì phế bỏ và chấp nhận cho KM lên làm vua thế.chỉ có những con người trung nghĩa mới có thể nói  và làm những chuyện đó vì lợi nghĩa của bàn dân bá tánh.


Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Ba T1 29, 2008 9:10 pm
Viết bởi assukiioh
TQC bằng tranh,ai nào thik thì đọc nhé  
http://www.san.pengguo.com


hehe!truyện trong link tuyệt vời thật[lol][lol][lol]

 trích 1 phần, chuyện A Đẩu bị Lưu bị ném đi vì thương cho Triệu Vân khó nhọc...

 Triệu Tử Long cứu A Đẩu về


 Mừng rở trao tay....


 Rầm...tội nghiệp A...sao Bắc Đẩu[grin]


 Triệu Vân... Tại sao???[cry]

     
18 năm sau

Gia Cát ... Ôi!!! Vua Đù[lol]




....めっちゃ納得!!![grin][lol]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T1 31, 2008 6:04 am
Viết bởi assukiioh
lạc đề:  

  Chữ Nhẫn

Ông Tử Trương - học trò của Khổng Tử, muốn đi ra làm quan. Lúc từ tạ Đức Khổng Tử ông cầu xin ban cho một lời làm cốt yếu cho việc tu thân.

Khổng Tử nói: "Gốc của trăm hạnh, nhẫn cao hơn hết."

Tử Trương nói: "Làm sao phải nhẫn?"

Đức Khổng Tử nói:

Thiên tử mà nhẫn thì nước không sanh hại,
Chư Hầu mà nhẫn thì sẽ mạnh lớn thêm,
Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ tăng tiến,
Anh em mà nhẫn thì gia đình giàu sang,
Chồng vợ mà nhẫn thì được trọn đời,
Bạn bè mà nhẫn thì tiếng tăm không mất,
Tự mình mà nhẫn thì không có hoạn họa.

Ông Tử Trương hỏi: "Không nhẫn sẽ ra sao?"

Đức Khổng Tử nói:

Thiên tử mà không nhẫn thì nước trống không, hư hỏng
Chư Hầu không nhẫn thì thân mình phải mất
Quan lại không nhẫn thì sẽ bị trách cứ bằng hình phạt
Anh em không nhẫn thì bị chia rẽ mỗi người một nơi
Chồng vợ không nhẫn thì tình ý xa nhau
Tự mình mà không nhẫn thì tai họa chẳng dứt.

Ông Tử Trương nói: Phải lắm! Phải lắm! Khó nhẫn! Khó nhẫn! Chẳng phải người không biết nhẫn, chẳng nhẫn chẳng phải người...


PS: Không biết ông Tử Trương có thực sự hiểu không đây??? hay là chỉ ngúc đầu cho qua chuyện!
 Nghe 1 lời dạy như nghe đọc thơ thế này, ai hiểu được thì thật giỏi![cool]

  でも、深いな。。。

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T1 31, 2008 10:52 am
Viết bởi Lang Thiet Phong
Chắc ông Tử Trương hiểu thật, vì không thấy nêu định nghĩa chữ Nhẫn ở trong đó.(Có nghĩa là tiền đề cả 2 ông đều hiểu định nghĩa này).

Cụ Khổng Tử chỉ nêu hệ quả và phản chứng ví dụ chứ không chứng minh hệ quả lẫn chứng minh phản chứng ví dụ !!( Ngày xưa cứ nhầm là cụ dùng phản chứng để chứng minh)

Mình thì có 興味 với cái việc cụ lí giải (chứng minh) những hệ quả của chữ Nhẫn (cũng như phản ví dụ).Tiếc là trong đây không nêu.(Với 2 cụ thì nó là đương nhiên chăng?).
Assuskiioh có thể chỉ thêm về cái "深い" của nó không ?!!

ちなみに忍の意味(定義)もどうだったか教えてほしいな!

Yoroshiku !
[smile][smile][smile]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T1 31, 2008 4:07 pm
Viết bởi assukiioh
 đúng như anh nói, cần biết quan niệm của chử nhẫn trước khi đọc mấy lời dạy này!

 thế nào là nhẫn?

 Đến đâu là nhẫn? đến đâu là hèn? đến đâu  là cố chấp? có nghĩa, giới hạn nào cho chữ nhẫn?

 môi trường nào đặc chữ nhẫn?

 ...

 vì sao em nói nó sâu, bởi vì tùy vào người, tùy vào hoàn cảnh, tùy vào thời đại... thì có thể chữ nhẫn sẽ khác nhau. Ví dụ, Trường hợp ông A hận ông B:  có người nói ông A không chém chết ông B là nhẫn, đánh thì không sao; có người bảo không đánh ông B là nhẫn, chửi thì không sao; có người nói không chửi rủa là nhẫn, im lặng thì thôi; có người nói im lặng là nhẫn;có người nói tránh mặt đi là nhẫn... ai đúng nhỉ???

 Ngày trước Hàn Tín lòn trôn, thời nay nhiều người nói là nhẫn, nhưng thời đấy nhiều người nói là hèn.

... em thì kiến thức không thâm sâu, chỉ đọc biết một vài khái niệm rồi đối chứng với thực tế, chứ bản thân không đi sâu vào tìm hiểu.


 Hihi!cái này phải nhờ anh Chiến rồi...[smile]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T1 31, 2008 4:11 pm
Viết bởi bamaguro
@assukiioh:Không trả lời câu hỏi của người ta có gọi là nhẫn không(Nhẫn đến khi tìm hiểu kĩ càng) ??
Giỡn thôi.[lol][tongue][tongue][tongue][tongue]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T1 31, 2008 9:20 pm
Viết bởi Lang Thiet Phong
 
 vì sao em nói nó sâu, bởi vì tùy vào người, tùy vào hoàn cảnh, tùy vào thời đại... thì có thể chữ nhẫn sẽ khác nhau.

... em thì kiến thức không thâm sâu, chỉ đọc biết một vài khái niệm rồi đối chứng với thực tế, chứ bản thân không đi sâu vào tìm hiểu.


Nếu tùy hoàn cảnh,tùy thời đại...mà nghĩa của chữ Nhẫn khác nhau thì cũng thú vị nhỉ.Hihi, chữ Nhẫn thời Khổng Tử là gì vậy, và thời nay là gì vậy,giống nhau chỗ nào khác nhau chỗ nào, yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nghĩa của nó ?(Thời tiết, địa lí, hay tâm lí, quan điểm đạo đức...??)
Anh thì không nghĩ nó sâu vì nghĩa nó cứ thay đổi xoành xoạch (hihi,nên gọi là lan man ).

Nếu Assukiioh tìm hiểu kĩ rồi giảng cho mọi người cùng bàn bạc thì hay quá .

 Khổng Tử, Trang Tử, cái gì Tử đi nữa cũng không có nghĩa là mọi thứ được dạy là đúng đắn 100% (ít nhất là cho thời đại này).Việc "Ôn Cố Tri Tân " là một điều quan trọng ,tuy nhiên nếu không nhìn nhận ra được nguyên nhân thực sự thì sợ bị ngộ nhận lắm !!

Hihi, tham khảo chữ Nhẫn của Nhật thử cho vui nhé:

「忍」:(解字)会意兼形声。刃は刀のあるほうを ’印で示した指事文字で、粘り強く鍛えた刀のは。忍びは「心+(音符)刃」で、ねばり強くこらえる心。(漢字源辞書)

「忍」:‐こらえること。我慢すること
    -ひそかにすること  (広辞苑)
           
「忍」:-人の目をさけること。人の目をさけて、なにかすること。秘密  (全訳古辞典)   

 
 [wink][wink][wink]

Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí

Đã gửi: Năm T1 31, 2008 10:16 pm
Viết bởi assukiioh
chử Nhẫn ở đây nếu dịch theo 漢字源 thì theo mình nghĩ khác với cách nghĩ từ bài dạy của Khổng Tử, và cách hiểu của chúng ta.


Nhẫn: Trong 1 hoàn cảnh hoặc 1 tình huống mà Cá Nhân, Tập Thể cho là bất lợi . Cá Nhân hay Tập Thể suy nghĩ và phán đoán kỹ tình huống và hoàn cảnh đang xãy ra, rồi từ đó đưa ra một phản ứng thích hợp nhất.Đấy gọi là chữ nhẫn vậy.  Riêng về hành động chịu đựng, hay chờ đợi, hay lẫn tránh... cũng chỉ là 1 trong những cách thể hiện cho cách phán đoán tình huống.


Nếu mọi người xem 2 vế kỹ, sẽ thấy những kết quả đem lại đưa ra 1 kết luận.

Nhẫn      ->  lợi
Bất Nhẫn  ->  hại

như vậy theo bài dạy thì nhẫn được thì có lợi, nếu không thì chắc chắn là có hại.Và sự thật trong cuộc sống cũng vậy.Tại sao ta phải Nhẫn, vì ta nghĩ rằng nó có lợi về sau, có lợi lớn hơn nên ta mới Nhẫn. Chưa thấy ai nói Nhẫn để chịu thiệt thòi cả.

Nếu lấy trên nguyên tắc lợi hại để nói thì đúng là tùy người, tùy hoàn cãnh... mà chữ nhẫn được nhìn khác nhau.Vì sao?! bởi vì một người có 1 cách nhìn nhận lợi hại khác nhau, mục đích sống trong xã hội, lí tưởng sống trong xã hộ khác nhau;trong mỗi xã hội cách đánh giá giá trị việc làm cũng khác nhau : thời Tam Quốc, đạo nho là chủ đạo nên con người lấy nhân nghĩa, đạo đức làm trọng, còn thời đại hiện nay, kinh tế thị trường, chưa chắc nhân nghĩa, đạo đức được coi trọng hơn tiền bạc. Bởi vậy mình nói chuyện Hàn Tín lòn trôn, người hiện đại sẽ xét đến cái kết quả mà Hàn Tín làm được thôi; còn người Tam Quốc xem đó là một vết nhơ của Nam Nhi Đại Trượng Phu.




@ anh Chiến: Đây là cách nghĩ của em thôi! Và em cũng xin nói đến đây , nói nhiều vào em thấy nó sâu quá.


chịu đựng quá thì là Ngu, chờ đợi quá sẽ mất thời, trốn tránh là Hèn ...