Bạn đang xem trang 3 / 5 trang

Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Bảy T5 09, 2009 12:09 am
Viết bởi pinky_202
 Mình đang học bên kinh tế và cũng xin mạn phép chia sẻ một vài kinh nghiệm thi ryu bên 文系 của mình.
   Trước đây mình đã sống ở Shizuoka. Mình nghĩ rằng du học sinh ở Shizuoka và Hiroshima(trừ fukuyama) có điều kiện sống khá giống nhau là lượng công việc,baito khá phong  phú, thời gian học hành được sắp xếp cho phù hợp với việc đi làm thêm nên mình hi vọng bài viết cũng sẽ giúp các bạn ở vùng Hiroshima tham khảo thêm.
     
    1)Về cách phân bố thời gian giữa việc học thi và làm baito:
   
       Cũng như bài viết của bạn Thúy (trước đây cũng ở Shizuoka với mình), việc làm thêm chiếm một lượng không nhỏ thời gian trong ngày. Chính vì thế,lập ra được một kế hoạch học tập thích hợp cho bản thân là rất cần thiết.Mình biết có bạn bận rộn và không thể dành 2 đến 3 tiếng để học đều đặn mỗi ngày.Nhưng hãy tranh thủ và cố gắng sắp xếp thời gian để học được ít nhất là 1 tiếng hằng ngày.Điều này không chỉ có tác dụng tạo được thói quen học, tiêu diệt kẻ thù lười biếng mà còn tạo được sự liên tục trong việc hấp thụ kiến thức, thông tin – một điều rất quan trọng đối với những bạn muốn học về kinh tế,kinh doanh ở Nhật.
       Lúc còn ở Shizuoka, mình làm 2 việc là làm ở quán ăn và tính tiền ở siêu thị.Quán ăn thì làm đến 2h sáng, về đến nhà,tắm rửa, đi ngủ thì cũng đã 3 giờ kém 15; siêu thị thì làm thứ 7,chủ nhật từ 10h sáng đến 5h chiều. Buổi sáng  trong tuần mình không đi làm nên tranh thủ lên thư viện của thành phố để ôn luyện.Thư viện yên tĩnh,đầy đủ tiện nghi và hầu hết những người xung quanh đều hăng say học tập, nghiên cứu giúp mình có cảm hứng  học hơn. Thứ 7, chủ nhật, có thời gian khá thoải vào buổi tối thì mình bố trí tự bấm giờ làm bài thi thử xem khá năng của mình đến đâu và còn thiếu sót chỗ nào để bổ sung. Điều quan trọng nhất khi làm bài thi thử là phải tập trung hết sức để làm, đúng thời gian quy định và không lan man làm những chuyện lặt vặt khác =>giúp quen với cảm giác thi cử và đánh giá khách quan được năng lực của bản thân.

    2)Về việc học các môn

  Đây chỉ là cách học của mình,có thể không phải là cách tốt nhất nhưng cũng đưa ra để các bạn tham khảo

 a.Tiếng Nhật:
 
     *Phần 読解:
      Mình nghĩ rằng bên 文系 có lợi thế hơn 理系 ở chỗ : học môn 総合 hỗ trợ rất nhiều cho phần 読解 bên tiếng Nhật. Do đó, khi học総合 bạn cũng tranh thủ luyện đọc thật nhanh và nắm bắt được những thông tin và ý cần thiết của đoạn văn đó. Khi giải đề  読解 thi ryu thì kinh nghiệm của mình là :
     -Trước hết đọc qua câu hỏi để nắm được điều cần làm (chẳng hạn như: tìm điều tác giả muốn nói , trả lời câu ‘vì sao’, suy đoán hiện tượng,...)
     - Sau đó đọc sơ qua 1 lần (chú ý đến những từ thường xuyên lặp lại và những từ có nghĩa tương tự nhau) để biết được đại khái đoạn văn đang đề cập đến vấn đề gì, đừng đọc suôn , nhớ lâý bút gạch dưới những từ quan trọng, đặc biệt để ý đến những chỗ trước và sau từ chuyển tiếp như しかし、ただ hay câu trước những cụm từ thể hiện ý kiến của người viết như: と思う,のではないでしょうか、。。
   
       Và đừng quên thời gian làm bài đọc hiểu thi ryu là 30 phút,nghĩa là bạn chỉ có bình quân là 1 phút 30 giây cho mỗi câu hỏi .Tuy nhiên có câu dễ chỉ với 30 giây có thể trả lời được nhưng cũng có những câu khó đòi hỏi đến tận 2 phút. Những câu dễ, nắm chắc câu trả lời rồi thì đừng do dự mà cứ nhanh tay tô vào câu trả lời để tiết kiệm thời gian.Những câu quá khó thì bạn kết hợp nhiều phương pháp như loại trừ, suy đoán nhưng cố gắng đừng tốn quá 2 phút cho 1 câu, bởi vì nếu bạn làm không kịp giờ mà bỏ lỡ một vài câu hỏi dễ lấy điểm ở phía sau thì thật lãng phí.Nếu hết giờ mà chưa làm xong thì bạn cũng nhớ tô hết vào những câu chưa đọc, vẫn có xác suất đúng là 25% hơn là bỏ trống.Nếu bình tĩnh và làm bài có phương pháp thì có thể giải đúng từ 15 câu trở lên .
       Thời gian còn lại dành cho đợt thi ryu tháng 6 không còn nhiều nên trong giai đoạn nước rút này bạn cố gắng tập trung cao độ để mài dũa những kỹ năng cần thiết cũng như tập giữ tâm lý bình tĩnh khi thi.
     Sau đợt thi tháng 6 xong, bạn còn gần 5 tháng để chuẩn bị cho đợt thi tháng 11. Trong giai đoạn này、お勧めcủa mình cho việc ôn thi là đọc báo tiếng Nhật. Hồi đó,lúc mới bắt đầu, mình đọc báo 読売新聞 vì khá dễ hiểu, trình độ ngữ pháp tầm 2 kyu,lượng kanji lạ cũng không nhiều.Sau 1 tháng ,khi tạo được thói quen đọc báo rồi, bạn đọc những báo khó hơn như日本経済新聞〈お勧め〉hay朝日。Mình tin rằng chịu khó đọc báo tăng khả năng đọc hiểu và lượng kiến thức, hiểu biết  lên rất nhiều, giúp trang bị tốt cho kỳ thi đại học cũng như việc học trong đại học rất nhiều.
   
      *Phần 聴解 、聴読解:các bạn khác cũng đã đề cập nhiều nên mình cũng không nhắc lại nữa.Cuốn sách mình 勧めcho phần này là : 完成攻略マスター聴解 、聴読解gồm 1 quyển sách và bộ 3 đĩa,tha hồ luyện nghe.

   b.Học 総合:
   
     Cuốn sách mình 勧め là quyển 14日間必勝総合科目。Quyển này giảng giải ý chính của các sự kiện,có minh họa hình vẽ nên dễ hiểu,dễ nhớ. Ngoài ra là cuốn 現代社会理解しやすい (cùng thuộc bộ Σbest với toán,lý,hóa). Những kiến thức trong 2 quyển này xuất hiện trong đề thi ryu với tần suất khá cao. Bạn nắm thật vững những ý chính trong 2 cuốn này thì không phải sợ môn 総合 nữa đâu!
      Giai đoạn nước rút thì tích cực làm 過去問題 để kiểm tra lại kiến thức.
     
     c. Toán:
     Đây là phần mình nghĩ là dễ kiếm điểm nhất trong thi ryu bên 文系。 Toán bên文系thật sự là không khó, nếu không muốn nói là dễ, nhưng cũng rất dễ sai !! Kinh nghiệm của mình là:
    -Trước: ôn tập phần kiến thức cơ  bản trong cuốn 理解しやすい1 (tùy trình độ của bản thân mà bạn ôn lại phần cơ bản tốn nhiều hay ít thời gian, hồi đó  mình ôn kỹ cuốn sách mất khoảng 2 tháng,mỗi tuần 2 buổi,mỗi buổi 1 tiếng rưỡi).Nhớ xem kỹ phần giới hạn ôn tập ghi trong quyển đề thỉ ryu năm vừa rồi nhé.
     -Sau: mình giải các đề 過去問題, sau đó mình giải trong cuốn sách đề    センター dành cho toán 1A (khối học xã hội) để luyện  kỹ năng tính toán chính xác.Đề toán bên 文系dễ tìm ra hướng giải nhưng tính toán nhiều và dễ nhầm lẫn nên bạn nhớ cẩn thận nhé. 

    3.Kinh nghiệm thi đại học
   
     Thi vào khoa kinh tế trường Yokohama cần điểm Toefl IBT khoảng 60 trở lên và điểm ryu khoảng 630 trở lên. Mình  đưa thông tin lên trước để các bạn có 興味với khoa kinh tế của trường Yokohama tham khảo và có sự chuẩn bị từ bây giờ (nhất là phần tiếng Anh).Kỳ thi vào 経済学部 chia làm 2 vòng là xét hồ sơ và phỏng vấn. Bạn nào qua được vòng hồ sơ thì 90% là sẽ đậu, phần phỏng vấn có tính chất xác nhận lại mà thôi. Quá khứ 2 năm qua của trường là 100% những thí sinh đậu vòng 1 đều đậu vòng 2.[grin]  Những bạn nào có ý định thi vào khoa kinh tế của trường thì cứ liên lạc với mình nhé.
       Kỳ thì sắp gần kề, mình mong các bạn chú ý giữ gìn sức khỏe để phát huy được hết những kiến thức,công sức cố gắng của mình trong khoảng thời gian ôn luyện vất vả.
       Chúc các bạn đạt được thành tích cao trong các kỳ thi sắp tới.
       Thân ái.








Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Bảy T5 09, 2009 10:48 am
Viết bởi caybonla
Xin lỗi vì sự xuất hiện của mình khá nhiều . Những lần trước mình chỉ nói về cái Đinh hướng thi cử rất chung chung ( tại mình nghĩ nó lần quan trọng hơn ), còn về cụ thể thì mình học như thế này, các bạn thử xem thế nào nhé .

 1,Phân bố tgian :
      Sáng  : phát báo xong là 6h
              sinh hoạt đến 6.30 hoặc 6.40
              Làm một đề Lý hoặc Hoá ( trong vòng 35 phút với Hoá và 45 phút với Lý, có thể là  センター hoặc Ryu, xem đáp án ( mệt mộtchút nhưng do làm trong tg ngắn nên phải làm tập trung, ko buồn ngủ lắm đâu )

      Tối   : 6h xong công việc
              6h đến 7h chữa lại đề sáng làm , và xem qua lý thuyết trong 理解しやすい, tại sáng nay xem kq đúng sai rồi, lúc này vẫn hào hứng nên hơi mệt nhưng vẫn ngồi học được.
        7h-8h làm một đề Toán hoặc đề 読解
       8h-10 thì sinh hoạt ăn uống ( do mình cứ ăn xong là buồn ngủ , nên phải làm kiểu vậy )    
             10h trở đi thì tuỳ theo tâm trạng mà lo liệu thôi, mình ngủ lúc nào cũng chẳng biết , thường ăn xong là buồn ngủ lắm  [grin]

Về Sách thì :  
           Thi Ryu có  センター ( Lý và Hoá mình làm khoẳng một nửa ) , bộ đề thi Ryu , 理解しやすい ( xem lý thuyết trong tuần đầu , và tra cứu khi chữa đề. Đôi khi môn Lý phải làm vài dạng (mà mình nghĩ thi có thể ra) ở trong 理解 。 với tư tưởng là cả khó và dễ đều phải làm khi làm đề, nhưng bài có dạng đặc biệt khó nhớ thì mình đánh dấu để thỉnh thoảng xem qua.
             
3. Thi DH,
    ( mình học mỗi Lý và Toán ko à) chỉ xem lý thuyết ở 理解
và làm đề 過去門 của 千葉  早稲田  大阪 . Mình thấy những trường này đòi hỏi Lý thuyết phải thật chắc . Nên các bạn cần coi trọng cuốn 理解 nhé , nhưng ko nên học từ đầu. Khi nào thấy ko nhớ hay ko hiểu thì tra cứu thôi. [cool][cry]
    Và khi thi DH , chọn trường thì chọn 3 là tốt nhất. Chọn nhiều trường như mình sẽ dẫn đến suy nghĩ chủ quan trước khi thilà vẫn còn vài trường nữa cơ mà. Mặc dù thi xong thì lo ơi là lo [cry][oops]

    Học hành nhưng phải chú ý giữ gìn sức khoẻ nhé . Chúc các em thi tốt. Trường 千葉大学  đang 急募 đó ( trường này có 10学部)chắc chứa đủ  [confused] . まってつよ 。

Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Bảy T5 09, 2009 11:42 am
Viết bởi MrLoOng
cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các sempai. Mong ngày càng nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu. Thúy ơi, tối nay tớ gọi điện cho cậu nhá [bounce][bounce][bounce]

Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Chủ nhật T5 10, 2009 12:53 pm
Viết bởi Mr.Asur
Topic hay,Rất đáng hoan nghênh
Cố lên nhé các em 08[bounce][waffen093]

Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Chủ nhật T5 17, 2009 3:56 pm
Viết bởi pinky_202
 Nhân tiện đây, mình cũng xin đăng lên kinh nghiệm luyện thi của một số bạn khóa 2007 đạt điểm cao trong kỳ thi ryu năm vừa qua để các bạn tham khảo.Xin cảm ơn các bạn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của mình để hỗ trợ cho các kohai trong việc ôn thi hiệu quả hơn.
 Đầu tiên là kinh nghiệm học thi của bạn Phạm Kinh Hùng hiện là sinh viên năm 1 trường 東京工業大学

                                  KINH NGHIÊM  HỌC THI
  Mình là Hùng đi khóa 2007 và đã thi đại học đợt tháng 4 vừa rồi,nên có một số kinh nghiệm thi ryu và thi đại học như sau
 A.Về phần học thi ryu
 1.Cách phân bố thời gian
   Đối với các  bạn phát báo thì thời gian học tai trường  tiếng Nhật là giống nhau nhưng ở mỗi     tiệm báo lại có khuôn thời gian khác nhau vì vậy khó có thể đưa ra một khuôn mẫu chung ,nhưng có thể nói đại khái thế này
      -Với một ngày bình thường trung bình thời gian phát báo là 5 tiếng ,thời gian đi học và học ở trường khoảng 5 tiếng,ngủ khoảng 6-7 tiếng .Như vậy còn lại khoảng 7-8 tiếng cho việc ăn uống,học tập và giải trí nên mỗi người cần sắp sếp cho mình một thời khóa biểu hợp lý nhất. Riêng việc học mình nghĩ mỗi ngày khoảng 2-3 tiếng là không quá ít.
     -Do ngày bình thường bị hạn chế thời gian vi thế bạn nên tận dụng  thời gian các ngày nghỉ cuối tuần ,ngày lễ ,ngày nghỉ phát báo .Vào những dịp này bạn cần học tập với cường độ nhiều hơn bình thường
     2. Cách học các môn
      a.Tiếng Nhật :  Về việc học tiếng Nhật tại trường thì do các trường có chương trình dạy khác nhau nên các bạn cần dựa vào hoàn cảnh trường mình ,tham khảo ý kiến sempai và các bạn học cùng trường để có cách học cho hợp lí.Ở đây mình chỉ xin nói cách học ở nhà
      -Các bạn phát báo có một lợi thế lớn là hằng ngày được tiếp xúc với một lượng thông tin tài liệu rất lớn từ báo ,vì vậy các bạn nên tận dụng tốt lợi thế này .Cụ thể là nên dành thời gian để đọc báo hằng ngày .Các bạn có thể tận dụng thời gian lúc trước khi phát ,trong khi phát hoặc sau khi phát xong bỏ thời gian (khoảng 30 phút) hoặc có thể mang báo về nhà đọc lúc rỗi.Cũng không cần đọc quá nhiều ,mỗi ngày chỉ cần đọc hết trang đầu ,xem phần tóm tắt tin tức hoặc mục nào đó mà bạn yêu thích là được.Làm như vậy không những bạn sẽ nâng cao khả năng đọc hiểu mà còn thu được nhiều thông tin rất có ích
     -Các bạn cũng nên dành thời gian ra để xem các chương trình Tivi của Nhật vừa để có thêm thông tin và cũng tăng khả năng nghe hiểu.Cũng chú ý các bạn là nếu chưa có khả năng nghe tốt các bạn nên chọn chương trình có kèm theo cả phụ đề (zimaku bangumi) sẽ có lợi cho cả việc nghe , đọc và hiểu
     -Về việc làm đề thi ryu của các năm trước thì các bạn nên dưa theo chương trình của trường mình .Hầu hết các trường tiếng Nhật trước mỗi lần thi ryu sẽ cho ôn luyện theo dạng đối sách và sẽ cho làm đề thi của các năm trước vì vậy các bạn không nên tự mình làm trước đề mà hãy đợi các kì thi thử của trường .Đó sẽ là bài test ,bài tập dượt tốt nhất cho bạn cả về kiến thức ,tâm lí và kĩ năng thi cử cho bạn trước kì thi.Còn các trường không tổ chức thi thử thì bạn phải tự mình làm vào thời gian hợp lí.Theo mình tốt nhất là một tháng trước khi thi.
    b.Học toán ,lí ,hóa
     -Như đã nói ở trên một ngày bình thường bạn nên dành ra 2-3 tiếng để học.Điều quan trọng nhất mình nghĩ là các bạn nên duy trì việc học một cách thường xuyên với một cường độ vừa phải bởi nó sẽ giúp “atama” luôn ở trạng thái tư duy tốt nhất và kiến thức cũng sẽ “vào” một cách từ từ ,chắc chắn .Sau đó ,khoảng 1 tháng cuối bạn nên tập trung vào việc làm đề đồng thời cũng tổng hợp lại kiến thức theo hệ thống
    -Về sách học : mình không mua quá nhiều sách để học do vậy không có nhiều kinh nghiệm về sách .Để học ,ôn tập kiến thức mình chỉ sử dụng bộ RIKAIYASUI ,và để làm đề mình chọn bộ SENTA và đề thi ryu các năm trước trong đó mình thấy bộ SENTA khá là hữu ích trong việc làm đề cũng như hệ thống lại kiến thức .Mức độ khó của SENTA thì chỉ tương đương với thi ryu nhưng phạm vi của nó rộng hơn vì vậy bạn khi làm đề bạn nên đối chiếu với phạm vi của đề thi ryu.(Phạm vi đề thi ryu có thể xem trên mạng hoặc ở cuối quyến sách đề thi các năm
     B. Về phần thi đại học
    -Về việc chuẩn bị kiến thức :Ngoài những kiến thức đã có trong quá trình học thi ryu bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức để thi đại học .Nói là kiến thức thi đại học nhưng về cơ bản là giống nhau chỉ khác ở mức độ khó ,cách thức ra đề và thêm phần khá quan trọng là kĩ năng trình bày.Để hiểu rõ nhất điều này bạn nên sưu tầm,giải đề thi vào đại hoc của các năm trước nhất là ở trường mình dự định thi vào.Về phần kĩ năng trình bày thì không phải đợi đến khi ôn thi đại học mà trong quá trình học ,luyện thi ryu cũng cần chú ý đến điều này
     -Kinh nghiệm các trường mình đã thi
    +,Tokodai, chiba :Đề thi vào 2 trường này là khá “chắc” vì vậy các bạn nên ôn tập đầy đủ ,đối chiếu  đề thi các năm trước để hiểu mức độ khó , phương hướng ra đề của trường
     + Nokodai :Trường này chỉ thi tiếng Nhật và đề thi cũng không quá khó nên bạn hãy tìm ,làm tốt đề thi các năm củ trường.Về phần phỏng vấn có hỏi tiếng anh và các kiến thức về toán,lí,hóa vì thế bạn nên chuẩn bị kĩ cho vòng phỏng vấn của trường. Về tiếng Anh bạn sẽ có một phút để nói mấy câu đơn giản ,còn phần kiến thức thì cũng không quá khó nhưng vì là phỏng vấn nên nếu không chuẩn bị tốt  thì sẽ khó trả lời được. Do vậy trong khi học bạn cần chú ý nhớ tên gọi ,cách đọc của các vật, hiện tượng …
      -Thêm một điều nữa là khi chọn thi vào một trường nào đó bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về trường đó như ngành học, các chế độ của trường ,hình thức thi tuyển ,tỉ lệ chọi,mức độ khó…để đánh giá chính xác nhất khả năng thi đỗ của mình.Mình không khuyến khích các bạn thi quá nhiều trường nhưng ít nhất nên đăng kí khoảng 3 trường theo nấc khó dễ khác nhau để đảm bảo tính “an toàn” .Nếu có gì không hiểu hãy hói sempai để có những lời khuyên tốt nhất
     Trên đây là một số kinh nghiệm mình đã đúc rút được trong suốt 2 năm học tiếng Nhật,học thi ryu và học thi đại học vừa qua.Mong rằng trong đó ít nhiều sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học tập và thi cử của mình.Chúc các bạn xây dưng cho mình được kế hoạch học tập tốt nhất và đạt kết quả cao trong những kì thi sắp tới.



Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Chủ nhật T5 17, 2009 4:02 pm
Viết bởi pinky_202
Tiếp theo là bài kinh nghiệm luyện thi của bạn Nguyễn Thanh Tuấn đi khóa tháng 4/2007,trước đây học tiếng Nhật ở 和歌山 hiện đang là sinh viên năm 1 trường 大阪府立大学 

    KINH NGHIỆM HỌC THI RYU
  1. Học tiếng Nhật
   Theo mình thì trong kỳ thi ryu,tiếng nhật là môn để kéo tổng điểm thi lên vì tiếng nhật chiếm tới một nửa tổng số điểm thi ryu và môn này không khó lấy điểm cao như lý với hoá.Vì thế,mình đã đặt mục tiêu cao cho môn này.Phương pháp học thì mình nghĩ có mấy điểm như sau:
     Tiếng nhật không phải là môn may rủi,tức là các bạn chịu khó học hành,khi thi không quá mất tập trung thì điểm số chắc chắn sẽ cao lên.
     Tiếng nhật trong thi ryu là nhiều khi không cần phải hiểu chi tiết mà chỉ cần nghe đại ý là có thể đoán ra câu tra lời(tất nhiên là đoán cũng phải có căn cứ,chứ đoán mò thì dễ trật lắm).
     Mục đích của thi ryu là để thủ xem mình có học được trong đại học không.Nên khi ôn cần chú ý điểm này để có thể tự rút ra phuong pháp học cho mình.
       Về phuong pháp học thì mình học như sau
     Tranh thủ lúc có thời gian mà người mệt mệt nhác học như là mới làm baito về xong hay là vừa mới học toán lý hoá xong ,xem tivi(chương trình thời sự hay là ドキュメンタリ gì cũng được,miễn là cách nói giống giống thi ryu (hồi xưa mình hay xem NHK lúc 10h50 tối,có mấy bài luận giống giống cách nói và chủ đề hay có trong thi ryu mà lại không có hình ảnh) hoặc là đọc báo.Việc này còn giúp ích cho kiến thức xã hội của mình rất nhiều,khi thi mensetsu vào đại học sẽ là một lợi thế lớn.
     Khi làm thử đề thi ryu thì phải tập trung làm,không vừa nghe cái này lại đi làm việc khác.Làm như thế sẽ quen với cách thi và còn tự rút ra nhiều kinh nghiệm và cả cái cách người ta ra đề nữa. Làm đề thi ryu,thừ súc mình tới đâu rồi khi thi biết cách ứng phó.Ví dụ mình đọc chậm chỉ đọc được 15 câu trong vòng 20 phút thì khi thi cố gắng bình tĩnh đọc,vì những câu sau,theo kinh nghiệm của mình thì không cao diểm bằng mấy câu đầu,có người đọc hết 19 câu mà được 159 điểm,tức là câu 20 năm đó chỉ có 1 điểm thôi.tóm lại là phải lấy được điểm của những câu mình có thể lấy điểm
    2.Học toán ,lý, hóa
     Về cách học thì mình nghĩ là học hết căn bản cuốn 理解しやすい xong thì học qua cuốn チャート,vừa luyện thi ryu vừa luyện thi đại học được,cả ba môn toán lý hoá nếu học siêng năng thì có thể giải quyết hết mấy cuốn này trước khi thi ryu tháng 11. Còn một điều nữa là phải thường xuyên ôn luyện lại những kiến thức đã học vì mấy cái này rất dễ quyên.Mình đã học rồi mà để quyên là rất uổng nên các bạn thỉnh thoảng nên giải đề để củng cố lại những gì đã học。
     Còn luyện thi thì các bạn nên đặt mục tiêu cho từng tháng 6 và tháng 11. vì mình trước khi thi tháng 6 học không kịp hết toán lý hoá nên mình học ôn tháng 6 môn toán lý hoá,phần lớn là để củng cố kiến thức hơn là để đạt điểm cao.như thế thì khi tháng 6 điểm không cao lắm cũng không thất vọng mà còn cố gắng cho tháng 11.
     Về kinh nghiệm thi toán thì mình nghĩ là chỉ có hai điều cơ bản là làm toán thật nhiều để quen dạng toán và làm được hết đề thi ryu, thứ hai là phải làm bài cẩn thận,tính toán không để sai sót thì có thể lấy được trên 150 điểm toán.
      Nguyễn thanh Tuấn 04/2007, 大阪府立大学、機械工学科


Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Chủ nhật T5 17, 2009 4:11 pm
Viết bởi pinky_202
Tiếp theo đây là kinh nghiệm học thi của bạn Phan Nguyệt Minh học bên 文系,qua Nhật tháng 10 năm 2007, trước đây học tiếng Nhật ở 福山 và bây giờlà sinh viên năm 1 ngành  経営 tại 岡山大学

       Phương pháp học thi ryu
   a>Cách phân bố thời gian
     Mình may mắn được trường tiếng Nhật dạy rất nhiều về tiếng nhật,luyện thi ryu tiếng nhật cũng nhiều nên ở nhà mình không học tiếng nhật nữa mà để thời gian học Toán và sôgô.Còn baito thì cũng giảm bớt giờ làm lại.Trường hợp của mình thì tại vì về nhà mình không tập trung học được nên mình thường ở lại trường học xong rồi về hoặc đi làm .Thường thì làm ca 8h30 đến 11h .Theo mình thì dù học thi nhưng cũng nên duy trì baito ở một mức độ nào đó,vì nếu chỉ học không thôi rất mệt mỏi,làm baito vận động chân tay để thư giản cũng tốt.Vả lại,nếu nghỉ hết baito để ôn thi thì khi quay lại làm sẽ thấy rất đuối.
     Còn tiếng Anh thì tốt nhất là học chắc cơ bản ở Việt Nam,qua Nhật thì trước khi thi tập trung học khoảng 1 tháng là đủ,không nên dây dưa ra sẽ cảm thấy mệt mỏi.


   b>Cách học môn sôgô và toán khối nhân văn
     Toán khối nhân văn thì trong mấy năm gần đây mình thấy phạm vi chỉ giới hạn trong toán 1理解安い.Các phần chính là đồ thị hàm số,điều kiện cần và đủ,xác suất,biến đổi phương trình,biểu thức...
Còn về kinh nghiệm ôn thi thì 2 tháng trước khi thi mình lấy toán ra học.6 tháng trời không đụng tới toán nên khi học lại thấy rất oải.Những lúc như vậy thì chịu khó làm từ những bài cơ bản để khơi lại kiến thức,dần dần sẽ quen và có thể bắt đầu giải đề.Giải đề thì khoảng 2 tuần trước khi thi là được,vì giải sớm quá thì hết đề để giải,mà làm lại thì chán,dẫn đến việc trước khi thi không giải toán,vào làm bài phản xạ không nhanh.
     Còn về sôgô,lúc ở Việt Nam mình đã đọc cuốn 14 ngày rồi,qua Nhật mình đọc cuốn sôgô 理解安い.Và theo như 2 lần mình thi vừa rồi thì các kiến thức về chính trị,kinh tế đều năm trong cuốn này.Chỉ cần nắm vững cuốn này thì điểm sôgô cũng trên 100.Phần lịch sử thì trong cuốn này cũng viết khá đủ,nhưng để nhớ được hết thì rất khó.Nhưng nếu đã đọc qua một lần thì dù không nhớ chính xác nhưng vẫn có thể loại được 2 đáp án.Còn phần địa lí và kiến thức xã hội thì đó là do mỗi người tự tích góp qua thời gian.
      Trước khi thi khoảng 2 tháng,mình lấy cuốn 理解安いra đọc,cứ đọc hoài,đọc hoài thì kiến thức từ từ cũng ngấm.Ban đầu có thể không hiểu sẽ thấy chán nản,nhưng cứ kiên trì đọc thì những phần không hiểu sẽ lần lượt được giải thích ở sau.Rồi tự nhiên kiến thức sẽ được hệ thống mạch lạc trong đầu.Còn nếu tiếng Nhật trong sách mà khó hiểu thì có thể đem lên hỏi các thầy cô trường tiếng Nhật,các thầy cô sẽ giải thích kĩ cho mình.Khi thấy kiến thức khá vững rồi thì giải đề.Viêc giải đề giúp ta quen với cách làm bài và check lai kiến thức.Đề thì mình nhờ cô chủ nhiêm photo giúp,còn nếu không thì liên hệ sempai hoặc vào trang đông du xin đề cũng được


  c>Phương pháp học tiếng nhật
    Tiếng Nhật thì phải học và tích lũy từ từ .Đặc biệt là môn nghe.Lúc mới qua Nhật,mình nghe rất yếu,đánh lôtô cũng chẳng trúng được bao nhiêu.Nhưng cứ xem tivi và coi phim tiếng Nhật đều đều rồi nghe cũng khá hơn.
    Tiếng Nhật thi ryu thì khác với tiếng nhật thi ken,mang tính phản xạ nhanh là chính.Nên để luyện tiếng nhật thi ryu thì tốt nhất là trước khi thi 1 tháng rưỡi là đủ.Tất nhiên lúc này thì cái nền tiếng nhật phải vững,luyện tập ở đây là luyện phản xạ và sức bền để có thể chống chọi với 聴解và 聴読解dài khủng khiếp.Tuy nhiên,thi ryu thì chủ yếu là về các vấn đề trong trường học,nên nếu biết từ vựng liên quan hay xuất hiện thì dù không nghe được 100% cũng đoán được ít nhiều và loại được vài đáp án sai.Còn 読解 thì theo kinh nghiệm của mình ,đáp án chọn đầu tiên thường là đáp án đúng.Nên khi làm bài thì trước mắt cứ giải hết đi đã,nếu còn thời gian thì quay lại kiểm tra những câu mình không chắc chắn lắm.
    Thi tiếng Nhật còn có phần 作文,tuy điểm số không tính vào điểm tiếng nhật nhưng khi thi đại học,giáo sư các trường đại học sẽ đọc bài sakubun này, nên không thể xem nhẹ nó được.Theo như mình biết thì chỉ cần bài sakubun có cái sườn lập luận,ngữ pháp không sai quá nhiều và đừng quá lạc đề thì cũng được hơn 3 điểm.Cái sườn lập luận thì như sau
私は○○意見に賛成(反対)する。
なぜなら、........からだ。
Nêu lập luận và ví dụ để bảo vệ ý kiến của mình
たしかに、...........が............
<công nhận ý kiến kia cũng có điểm đúng,nhưng mà so với ý kiến này thì.......:(phản luận)>
以上の理由で、私は○○意見に賛成(反対)する。
Ở trên,mình chỉ nêu cái sườn cơ bản nhất,của sakubun.Có thể ở trường tiếng Nhật các thầy cô sẽ dạy nhiều hơn nữa.Các bạn thử áp dụng các cách viết khác nhau và tìm xem cách nào phù hợp và dễ nhớ nhất thì học thuộc lòng là được.
    Trước kì thi chắc chắn là rất căng thẳng,áp lưc nặng nề.Nhưng trước ngày thi cũng nên thư giản,nghỉ ngơi để khi làm bài đạt phong độ tốt nhất.Tất nhiên là đêm trước khi thi phải ngủ đủ giấc để không gục ngã trong phần thi 聴解nhé.

  2.Phương pháp học thi đại học.
   Hầu hết các trường đại học công ở Nhật đều tổ chức thi.Năm ngoái mình thi 3 trường,cả 3 đều thi 小論文・面接.
小論文thì mỗi trường mỗi khác.Trường 岡山mình đang học thì cho đọc 1 bài đọc dài 2 trang A4,bắt tóm tắt và viết ý kiến của mình về 1 chủ đề có liên quan tới bài đọc.
   Còn 面接thì vào men với 2 thầy cô.Thì cũng những câu trả lời đã chuẩn bị trước,cứ thế mà trả lời.
   Về việc ôn thi thì小論文mình cũng có đọc qua cuốn sách bày viết 小論文.Rồi cũng nhờ cô chủ nhiệm cho thêm đề để viết và nhờ cô sửa.Lúc đầu cũng sai lên sai xuống hoài,cũng chán nản lắm,nhưng viết hoài nó thành nếp,cũng khá dần lên.Còn 面接 thì cũng có cuốn sách bày cách men.Hình như đề là 留学生面接試対策thì phải.
    Trong đó bày cách ra vào phòng thi và các câu hỏi thường gặp khi thi.Mình viết hết câu trả lời cho các câu hỏi đó và nhờ cô chủ nhiệm sửa giúp rồi học thuôc lòng.Có những câu hỏi mà chắc chắn sẽ bị hỏi là lý do chọn trường,chọn ngành.Đây cũng là cốt lõi của phần 面接nên phải đầu tư suy nghĩ cho nhiều để viết được lý do thuyết phục nhất.Và theo kinh nghiệm của mình thì hầu như các câu hỏi của năm trước đều được sử dụng lại,nên nếu có 過去問thì cũng nên chuẩn bị trước cho chắc.
    Còn về tiếng anh thì vì bằng chỉ có giá trị trong 2 năm thôi nên cũng không nên thi sớm quá,nhưng cũng đừng thi trễ quá.Vì nếu thi trễ quá mà kết quả không tốt thì cũng không kịp thi lại(như mình năm ngoái).Kết quả tiếng anh đôi khi cũng là yếu tố xét điểm thi đại học ,nên điểm càng cao thì càng tốt.
    Đây là kinh nghiệm học thi của mình,hi vọng sẽ giúp ích được ít nhiều cho các bạn.Mỗi mùa thi đến là lại căng thẳng và stress,nhưng các bạn bình tĩnh và tự tin nhé.Tham khảo cách học của mọi người để tìm cho mình cách học phù hợp nhất .
    Chúc các bạn một mùa thi thành công.
    Chào thân ái và quyết thắng..(&.&) Hehe


Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Chủ nhật T5 17, 2009 4:17 pm
Viết bởi pinky_202
Tiếp theo đây là kinh nghiệm học thi bên 文系 của bạn Cao thị Quỳnh Trang(10/2007),trước đây học tiếng Nhật ở 福山、bây giờ đang học năm nhất tại 岡山大学

          KINH NGHIỆM HỌC THI
  Mình là Trang,trước mình sống ở fukuyama,hiện đang học ở岡山大学. Nói thật là số mình may mắn,được đến fuku, gặp được senpai và trường tốt,nên việc học hành và thi cử cũng đỡ được rất nhiều.Mình chỉ xin nêu ra 1 số điều mà mình thấy cần thiết cho viêc thi ryu thôi.(Mình cũng đang thử kiếm đề của trường mình các năm trước, nếu được,mình sẽ gửi kèm sau.)
  *Tiếng Nhật
  >>Không biết các vùng khác thế nào chứ trường mình có một đặc điểm là RẤT NHIỀU BÀI TẬP,và thời gian học thì cũng hơi nhỡ(từ 9h20~3h30 hoặc 4h).Vậy nên,từ lúc kết thúc giờ học cho đến lúc đi làm baito, điều đầu tiên là phải gắng làm xong toàn bộ bài tập,và ôn tập kiến thức cho thi cử.Giống như Thúy ở sizu,mình thấy”mỗi ngày dù ít cũng được,nhưng cố gắng luyện thói quen học,đọc sách”là điều cần thiết.Nhất là đọc sách,báo.Khi bạn đã quen với việc đọc,bạn sẽ có thể nắm được phần nào mạch văn,giúp bạn nắm bắt được “đâu là phần cốt lõi ,điểm mấu chốt của đoạn mà mình vừa đọc”.Cái này sẽ giúp ích được rất nhiều cho việc luyện 読解.Và mình nghĩ là cũng sẽ giúp ích nhiều khi vào đại học.
   >>Còn về việc luyện nghe,thì mình nghĩ đối với những người đi làm ngoài(không phải đi phát báo)thì có một lợi thế là có thể giao tiếp được nhiều hơn,chí ít cũng là NGHE(NGHE đủ mọi chuyện trong đời sống,chứ không phải là những bài học trong sách vở).Để mà có thể nghe tốt hơn,theo kinh nghiệm bản thân mình, thì mình nghĩ là “nên nghe thời sự và các chương trình giải trí”.
Nghe thời sự sẽ dễ nghe hơn nghe các chương trinh giải trí,và dĩ nhiên là sẽ nắm bắt được nhiều thông tin,nên mình nghĩ là nên nghe mỗi ngày(không cần nhiều,chỉ cần khoảng 1~2 tin là được.Đừng lười giống như mình.Trước đây mình lười nghe thời sự lắm,nên bây giờ để tạo được thói quen này rất là khó)
    Có thời gian rảnh,nên nghe các chương trinh giải trí,đặc biệt là nhưng chương trình có字幕(có hiện lời thoại luôn trên màn hình).Các chương trình này có 1 đặc điểm là”Nói bằng ngôn ngữ ĐỜI SỐNG,bằng tốc độ trong THỰC TẾ và KHÔNG NHÀM CHÁN“.Nghe mà không hiểu hết thì cũng chẳng cần lo lắng(bởi vì nghe mà hiểu hết thì đã chẳng cần phải luyện聴解 làm gì cho mệt)Nhưng có một điều cần chú ý là: mặc dù chỉ なんとなく分かる nhưng mà sẽ dễ bị cuốn theo những cuộc nói chuyện, mà quên mất mục tiêu LUYỆN NGHE và TĂNG VỐN TỪ VỰNG.Thế nên cái mình khuyến khích là lúc nghe luôn cầm3 thứ:từ điển(もちろん),sổ ghi chép,và bút.Trong thưc tế việc bạn vừa xem,vừa tra từ điển là một điều rất khó(chí ít cũng là mình thấy vậy).Bởi vì chưa chắc là mình đã nghe chính xác từ,việc tra có thể tốn nhiều thời gian,nên dễ bỏ lỡ mạch câu chuyện.Những lúc như thế thì nên ghi lại từ vào sổ,lát sau tra lại.
>>Về 記述.Mình nghĩ là có một điều cần phải nhớ: không cần phải dùng ngữ pháp cao siêu hay từ quá khó.Ở trường mình,các cô có dạy cho một kiểu viết mà mình nghĩ là có hiệu quả.Dưới đây là sườn bài của kiểu viết đấy:
(段落1)私は、。。。。。。。。という意見に賛成だ。
(段落2)なぜなら、。。。。。と思うからだ。(chỉ nêu ra 1 lý do,khoảng dộ 2 dòng là được)
(段落3)その後、例を挙げて、その理由を説明していく。
(段落4)確かに、。。。(反対意見のいい点を上げる)。しかし、。。。のこと(面)を考えたら、やはり。。。(賛成意見)の方が良いと思う。
(段落5)以上により、私は、。。。。。。という意見に賛成だ。
Dĩ nhiên là không nhất thiết phải viết y chang như thế,nhưng tính về mặt nội dung thì mình nghĩ là cần đảm bảo đủ.
    >>Việc luyện đề thi ryu tiếng Nhật,mình nghĩ khoảng 1 tháng trước khi thi bắt đầu thi,luyện là ổn(luyện mỗi ngày).Luyện là để cho quen với dạng làm bài,tính toán cho khớp thời gian,chứ không phải là nước đến chân mới nhảy,cố nhồi nhét cho thật nhiều.(thực sự thì ngoài những đề thi ryu các năm trước +những đề các cô cho làm thì mình chẳng luyện thêm cái nào khác cả)
    *数学và 総合
    Điểm của mình hơi bết.Nên chỉ có thể nói ra bài học đau buồn cần phải tránh thôi.Mình học theo kiểu gượng ép,và hơi mang tính nhồi nhét,nên không thu lai kết quả gì nhiều.Bài học mà mình rút ra là: 2 môn này chỉ có một phương pháp duy nhất “MƯA DẦM THẤM LÂU”(phương pháp tưởng chừng như cũ mèm,chẳng cần nói nhưng ai cũng biết,nhưng mà để thực hiện được thì không phải là dễ)
    >>Toán thì có 2 quyển(mình nghĩ là mọi người cũng đã quen):理解しやすいvớiチャット.理解しやすいthì đúng như tên gọi,rất dễ hiểu,nhưng mà có 1 số dạng bài mà 理解しやすいkhông có,nhưng チャットcó.Chịu khó làm 2 quyển này cũng đủ mệt rồi.
   >>総合 thì ngoài 2 quyển mà mọi người hay nói ,thì nếu có điều kiện,nên đọc thêm理解しやすいmà về mặt政治、経済(mình không có đọc,nhưng bạn mình đọc,thấy bảo là rất hay,mà thực sự thì điểm số môn này của nó cũng cao lắm)
    *Tiếng anh
Đây thật sự là 1 điều hối hận của mình.Mình chỉ có thể gửi cho mọi người trang học tiếng anh này thôi.
                http://hoctienganh.info/index.php
và trang để download phần mềm học từ vựng,có kèm theo các bài tập dưới dạng game (thực ra thì nó cũng nằm trong trang hoctienganh.info thôi)
      http://hoctienganh.info/read.php?22
   >>Đây là địa chỉ mail của mình.Co gì muốn hỏi thì cứ liên lạc nhé.Chúc mọi người thi tốt.
               trangfutoi0607@gmail.com



Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version

Đã gửi: Ba T5 19, 2009 4:19 am
Viết bởi KU_DONGDU
Xin bổ sung thêm một kinh nghiệm nữa là các bạn hãy post bài nhiệt tình để topic sôi nổi hơn kéo theo  tinh thần học tập trong anh em cũng lên cao hơn rất nhiều.
Phương pháp này có hiệu quả một cách lạ thường đó![bounce]