Bạn đang xem trang 3 / 3 trang

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Tư T7 08, 2009 5:23 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Anh đang viết một project về nông nghiệp, anh em nào thực sự có hứng thú tham gia (実行員)hoặc muốn đóng góp ý kiến hoặc có người nào để giới thiệu thì liên hệ với anh nhé.
@Minh : ông Takahashi thì anh cũng có biết, lâu lắm không liên hệ với ông ấy. Khi nào có project cụ thể chắc sẽ liên lạc để tham khảo ý kiến.

Đúng là làm nông nghiệp đòi hỏi thời gian, sự hy sinh, kiên trì và điều quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế. Không thể nói suông trên bàn giấy được (cái này có lẽ không chỉ là nông nghiệp). Ngay cả ở những nước phát triển, có kỹ thuật nông nghiệp phát triển, hệ thống phân phối và cung cấp đến tận tay người tiêu dùng rất hiệu quả nhiều khi cũng phải thực hiện bảo hộ nông nghiệp. Anh em chắc không ít lần đọc tin thấy nông dân của Pháp biểu tình phản đối chính phủ về một chính sách nào đó. Ở Mỹ thì có vụ kiện bán phá giá cá basa của Việt Nam (ngư nghiệp). Ở Nhật từ mấy chục năm nay giá bán của sản phẩm nông nghiệp gần như không thay đổi. Để làm được điều này có vai trò rất lớn của JA như Thu nói, và bên cạnh đó là những chính sách bảo hộ nông nghiệp của chính phủ Nhật. Những quốc gia nào mà khả năng tự cung tự cấp thấp thì càng cần bảo hộ nông nghiệp. (PSE = Producer Support Estimate)




  Giá bán tại gốc của sản phẩm nông nghiệp nhiều khi rẻ đến mức không ngờ. Nếu theo hệ thống phân phối truyền thống tại Việt Nam : Thông qua các thương lái mua từ người nông dân, vận chuyển đến các chợ đầu mối (chợ bán sỉ), từ đó tỏa ra các chợ bán lẻ, sạp bán lẻ (hình thức tiệp tạp hóa) và người bán rong; thì để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với giá chấp nhận được, thương lái phải ép giá người nông dân như thế nào để kiếm lời !? Như vậy thì lợi nhuận mà người nông dân thu được cực kỳ thấp.

Gần đây đã xuất hiện những hệ thống siêu thị bán sỉ như Metro, BigC nhưng lượng tiêu thụ của các siêu thị này mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ so với kênh phân phối truyền thống. Các siêu thị này tiến hành mua trực tiếp ngay từ nhà sản xuất (người nông dân) nên người nông dân bán được với giá tốt hơn là giá bán cho thương lái. Tuy nhiên yêu cầu của siêu thị về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn thương lái nên đòi hỏi người nông dân phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm của mình làm ra (phân bón, hệ thống xử lý nước, hệ thống nhà kính, giống cây trồng,...) Nếu hệ thống phân phối mới này càng ngày càng phát triển sẽ làm cho không ít người nông dân làm ăn theo kiểu cũ phải ra rìa vì không đáp ứng được những đòi hỏi này (không có tiền để đầu tư phát triển và kỹ thuật cũng không có).
 Thêm vào đó, hiện tại những siêu thị bán sỉ này chưa đủ lớn để thu mua hết sản phẩm của người nông dân làm ra, chính vì vậy họ vẫn phải bán cho thương lái một phần. Điều này dẫn đến việc đầu tư ban đầu cao nhưng vẫn phải bán với giá thấp. Thêm vào đó cùng một sản phẩm bán cho siêu thị và thương lái dẫn đến chất lượng sản phẩm tại siêu thị và chợ truyền thống là như nhau. Thậm chí nhiều khi ngoài chợ trông còn tươi và mới hơn vì hàng ngoài chợ luôn được thay mới hằng ngày (lượng tiêu thụ cao hơn siêu thị, vòng xoay của sản phẩm nhanh hơn).

Để trồng được rau, quả ngon ngoài kỹ thuật trồng thì yếu tố đất và nước cũng khá quan trọng. Tính chất của đất trồng được loại cây gì, sử dụng thế nào để đất có thể tái tạo mà không bị xói mòn và mất dinh dưỡng. Hệ thống nước tưới tiêu (như haruka nói) cũng rất quan trọng. Thêm vào đó là chất lượng của nước nữa. Những vùng ở hạ lưu bị ô nhiễm nguồn nước thì không thể trồng được rau, quả ngon như vùng thượng lưu.
....



Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Tư T7 08, 2009 10:09 pm
Viết bởi lacvotinh
Deleted by forever

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Năm T7 09, 2009 7:50 am
Viết bởi LangTuThietPhong
Hiện nay vấn đề áp dụng Kinh Doanh vào Nông Nghiệp không hề đơn giản, bởi tính đặc thù của lĩnh vực này.Từ khía cạnh lưu thông phân phối có thể liệt kê một số đặc thù lớn như sau :

-Thời gian sản xuất lâu(vài tháng tới vài năm), nên vấn đề quản lý rủi ro rất khó(nhất là các yếu tố rủi ro phát sinh ngẫu nhiên như thời tiết, sâu bệnh), vấn đề quay vòng vốn cũng chậm hơn nhiều so với các lĩnh vực khác.

-Sản phẩm mang tính thời vụ,tại các thời điểm thu hoạch lượng cung tăng đột ngột trong khi không nhất thiết lượng cầu tăng lên cùng thời điểm.Ngoài ra sự tăng đột ngột về lượng này là bài toán rất khó cho việc thiết kế kênh lưu thông phân phối sản phẩm nông nghiệp(lượng vận tải, kho chứa, vấn đề giao dịch, quyết định giá..).

-Sản phẩm dễ hư hỏng và chất lượng nhanh chóng suy giảm, cùng với vấn đề chi phí cho lưu thông sản phẩm còn cao (vận chuyển,bảo quản,xử lý tồn kho..)(xét đối với giá trị sản phẩm).
...........

Khi đưa góc nhìn kinh doanh vào lĩnh vực này, có lẽ cần phải định nghĩa lại một cách đúng đắn cái khái niệm "lợi ích" riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp.Nó chắc chắn có nhiều cái khác nhau với khái niệm lợi ích trong những lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ.

.......


Để viết và trao đổi thì có rất nhiều điều mà trong khuôn khổ forum này bị hạn chế.Những trao đổi trên đây chỉ mang tính chất cung cấp đề tài để những ai có cùng sự quan tâm biết đến với nhau.
Mình đang tập hợp các bạn quan tâm làm 1 nhóm nghiên cứu và thực hành nho nhỏ.Ai có thời gian và hứng thú thì contact với mình nhé.

[smile][smile][smile]

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Bảy T7 11, 2009 12:02 pm
Viết bởi VoMinh
  Cảm ơn Việt, Chiến, Thảo...đã đưa ra những vấn đề về nông nghiệp, 勉強になりました.
 Có nhiều người cho rằng Nông nghiệp là xu hướng của thế kỷ 21. Tính đúng đắn của nhận định này thế nào ? dựa trên những nguyên tắc đánh giá gì ? Người ta hay nói đến chiến tranh lương thực khi dân số tăng nhanh và tập quán tiêu dùng ngày càng lãng phí của con người. Ở đây liên quan đến quan niệm về giá trị, hay còn gọi là giá trị quan. Và những mâu thuẫn,trong đó có cả mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh mà nguyên nhân chính là xung đột về giá trị quan.
Ai cũng cho giá trị quan của mình là đúng và bảo vệ nó. Vì vậy mà một trong những việc khó khăn nhất của chính phủ hay một tổ chức là thống nhất các giá trị quan hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa các giá trị quan.
 Quay lại vấn đề nông nghiệp. Nông nghiệp có thể nên coi là một sự kéo dài của chính trị. (Mượn quan điểm của Clausewitz bàn về chiến tranh : Chiến tranh là sự kéo dài của chính trị,hay nó chỉ là một thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị).Nếu theo quan điểm đó thì cần có một chiến lược về nông nghiệp rất rõ ràng và đạt được sự đồng thuận của nhiều người để tiến tới thực hiện. Nhưng khi chưa có con đường rõ ràng thì phải có những người đi tìm đường. Đó chính là các doanh nghiệp làm về nông nghiệp.

 Không phải ngẫu nhiên mà một Obama xuất hiện. Nó là một hồi chuông cảnh báo về một xu hướng mới bắt đầu vào giai đoạn thiết lập. Một nền tảng mới (hay có thể gọi là một chuỗi cơ sở hạ tầng mới) đang được những nước phát triển thiết lập. Đó là green ideology là green politics. Nông nghiệp có nên coi là một thủ đoạn quan trọng trong xu thế đó?
 Nhưng cái rất khó nữa là Việt Nam thiếu nền tảng. Nên VN muốn bắt kịp thế giới có lẽ không có cách gì khác là một mặt vừa phải tạo nền tảng, một mặt vừa phải định hướng. Phải làm hai việc cùng một lúc. Vậy cái gì là nguồn năng lượng để người VN đủ sức vượt qua đợt thử thách sống còn này. Cơm gạo đủ ăn, trí tuệ kinh nghiệm còn thiếu liệu như vậy có đủ sức lực và minh mẫn để vượt qua. Hay là sẽ tan đàn sẻ nghé khi gặp những khó khăn rất thực tế. Cái rất rất cần để vượt qua thử thách này là tinh thần của người Việt Nam. Nhưng càng không phải là một tinh thần mù quáng,nó là tinh thần đoàn kết và biết cách tổ chức để kết hợp sức mạnh đoạn kết đó.
 Những con người Đông Du sẽ không trở thành lãnh tụ mà sẽ trở thành những người lãnh đạo. Tức không phải là những người "tụ" tập quần chúng lại mà hò hét kêu gào như một số vụ việc gần đây. Mà là "lãnh" trách nhiệm chỉ "đạo" trực tiếp dưới bất kỳ một chế độ nào tại Việt Nam với tư cách là một công dân Việt Nam. Chúng ta là những người mà lời nói đi kèm với hành động thiết thực. Chúng ta sẽ đứng ở vị trí giữa chính phủ và phần đông những người dân ít có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn minh trên thế giới như chúng ta. Tham mưu cho chính phủ những chính sách phát triển quốc gia và trực tiếp cùng người dân xây dựng kinh tế,giáo dục để nâng cao dân trí, dân khí và nhân tài cho Việt Nam.
 Thầy Hòe đã tạo dựng cho chúng ta một nền tảng để mọi người có điều kiện tiếp xúc với những cái hay cái mới của nhân loại, để chúng ta ngồi lại với nhau. Thầy cũng đã nhiều tuổi, đáng nhẽ phải được nghỉ ngơi và vui vầy cũng gia đình, con cháu hay những học trò của mình. Nhưng thầy vẫn không mệt mỏi, cố gắng tiếp tục thực hiện tiếp những gì thầy mong mỏi. Liệu các anh các chị, các em có cảm nhận được điều này? Chúng ta so với thầy còn rất trẻ ,còn nhiều ham muốn tuổi trẻ là điều khó tránh khỏi, nhưng mọi người cùng nghĩ lại mình xem?
 Các anh chị Senpai lớn có thấy hổ thẹn khi để một người đáng nhẽ được nghỉ ngơi mà cũng không được yên ?

Hà Nội 11/07/09


Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Chủ nhật T7 12, 2009 4:16 pm
Viết bởi anzen_dp
Có 1 câu trả lời về vấn đề trồng lúa đây ạ! Mọi người thấy thế nào?

http://dantri.com.vn/c76/s76-336720/gia-boi-thuong-dat-lua-se-gap-doi-dat-o.htm

Em mới đọc thì thấy cũng hợp lí. Nhưng hơi băn khoăn 1 điều là nếu tăng giá đất đền bù đất nông nghiệp  lên gấp 2 lần đất thổ cư (hoặc có thể hơn thế nữa) thì đối với những dự án ví dụ như khu công nghiệp chẳng hạn mà hiệu quả nó mang lại gấp nhiều lần trồng lúa trên cùng 1 diện tích thì lại có bất cập.

Nếu chủ đầu tư thay vì lấy đất nông nghiệp mà lấy vào nhà dân để đền bù cho rẻ hơn thì làm sao để tái định cư cho những hộ dân bị lấy nhà( mà diện tích lấy ví dụ cho 1 khu công nghiệp chắc chắn không phải là nhỏ) chả nhẽ lại phân đất nông nghiệp cho họ làm nhà??? hay lại mặc kệ họ với số tiền đc bồi thường muốn mua đất ở đâu thì mua. Còn nếu chủ đầu tư vẫn phải lấy đất nông nghiệp >>> bất công cho người đầu tư hay không???