Bạn đang xem trang 3 / 3 trang

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Chủ nhật T8 22, 2004 6:30 am
Viết bởi Nobita
Hiện nay nếu đi Nhật thì học XD ở đâu thì thích hợp nhất ?
XDcầu đường -XĐân dụng của Nhật thì cái nào mạnh hơn?
Kỹ thuật XD của Nhật về mặt thực tế thì có gì khác so với  KTXD ở VN?

Theo anh nghĩ, đã sang Nhật thì em học cái gì và học ở đâu cũng không quan trọng. Mà điều quan trọng hơn hết là em có thích học nó hay không. Đương nhiên, ai lại không thích vào các trường 第一流, nhưng cũng còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Sau khi sang Nhật, tự nhiên em sẽ tìm thấy sự lựa chọn cho mình thôi.
Về cầu đường và xây dựng dân dụng, rất khó so sánh với nhau vì cái nào cũng có điểm mạnh. Nhưng hình như ở Nhật không phân ngành Cầu đường và Dân dụng một cách rõ ràng như ở Việt Nam. Chỉ có các ngành như 建築、土木環境、都市計画、v.v...
Về thực tế, đương nhiên là khác rất nhiều so với Việt Nam. Về trình độ tổ chức thi công cũng như thiết bị phương tiện phục vụ công trình, công nghệ. Với con mắt của người đã từng đi thi công 1 năm ở Việt Nam, anh cảm thấy cái hay nhất ở Nhật trong thi công, đó là thời gian, vệ sinh, và an toàn (giao thông và lao động). Thật khó có thể nói hết được những điều mà anh cảm nhận được. Sau khi sang Nhật, em sẽ khám phá được chúng ngay thôi mà.

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Tư T9 01, 2004 9:45 am
Viết bởi Nobita
Part 4: ARCH BRIDGE (cầu vòm)

Thêm một dạng kết cấu có tính thẩm mỹ cao, đó là kết cấu vòm, cũng là một trong số các loại kết cấu kinh điển. Khác với cầu dầm giản đơn, vòm có thể được làm bằng đá. Từ xa xưa, đã có rất nhiều cầu vòm được làm bằng đá và vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ. Kết cấu vòm là sự lựa chọn thích hợp cho những cầu bắc ngang qua thung lũng hay những cầu không đòi hỏi phần móng trụ ở giữa nhịp.
Các khung vòm trong cầu vòm phải chịu lực uốn rất lớn. Không đơn giản như cầu dầm và cầu khung (cầu dàn), hai đầu của vòm cung phải được ấn định trước trong mặt phẳng thẳng đứng (nghĩa là nó không được phép dịch chuyển theo phương ngang). Như vậy, khi có tải trọng tác động lên cầu (ví dụ như khi xe chạy băng qua cầu), ngay lập tức lực ngang sẽ sinh ra trong vòm. Đây là lực ngang duy nhất sinh ra trong vòm -> kết cấu vòm chỉ có thể sử dụng ở những nơi đất nền ổn định hay phải được đặt trên những mũ trụ có cấu tạo cứng (vững chải).
Cũng giống như cầu giàn, trong cầu vòm cũng có loại xe chạy trên hoặc xe chạy dưới. Thông thường cầu vòm được chia làm 4 loại: vòm thường, vòm 2 khớp, vòm 3 khớp và vòm dạng vì kèo.

Cấu tạo của loại vòm này là không có khớp, vì thế không xoay được ở vị trí mố-trụ. Kết quả là dưới tác động của tĩnh tải làm phát sinh các nội lực mố-trụ (đứng, ngang, và xoắn). Do vậy, cấu tạo loại vòm này chỉ thích hợp đối với nền đất thật vững chắc. Tuy nhiên, đây là một kết cấu vòm "cứng" nên khả năng chịu lực của nó sẽ không bằng các kết cấu vòm khác.

Khi cho phép chuyển vị xoay, người ta sử dụng cấu tạo vòm 2 khớp. Trong loại kết cấu này, chỉ có nội lực phát sinh theo phương đứng và ngang mà thôi. Vật liệu thường được sử dụng đối với vòm 2 khớp là thép và đây là một kết cấu thông dụng, đem lại hiểu và về mặt kinh tế cũng như thẩm mỹ.

Vòm 3 khớp được cấu tạo bằng cách: 1 khớp được thêm vào tại vị trí đỉnh của vòm 2 khớp. Đối với sự chuyển vị tại mố-trụ (do động đất, lún, v.v...) sẽ gây ra nột lực rất bé trong vòm 3 khớp. Tuy nhiên, việc tính toán độ võng trong vòm 3 khớp thật sự là bài toán khá "nan giải" đối với người kỹ sư. Có lẽ vì thế, loại kết cấu này ít được nhìn thấy hơn so với các loại vòm khác.

Vòm loại này có cấu tạo thay đổi dần trên suốt chiều dài vòm dưới dự bố trí đều đặn của các thanh đứng. Sự phối hợp giữa các thanh đứng và vòm tạo nên hình dáng giống như "giàn vì kèo" nên người ta gọi chúng là vòm vì kèo.

* Vài nét đặc trưng của Arch Bridge:
[list][*]Chiều dài kết cấu nhịp điển hình (Typical Span Lengths): 40m - 150m[*]Arch Bridge dài nhất thế giới: New River Gorge Bridge, U.S.A[*]Arch Bridge ở Nhật (ví dụ): Meiwa Bridge[/list]
MEIWA BRIDGE
(明和橋)

[list][*]Cấu tạo: Braced rib arch[*]Chiều dài: 137m, sử dụng hết 784T thép.[*]Hoàn thành: 1992[*]Vị trí: 東京都江戸川区[/list]
Bắc ngang qua sông Edokawa, Meiwa Bridge thật sự là sự kết hợp hài hòa giữa cấu tạo và kiến trúc, nghệ thuật. Không những thế, vào ban đêm, vẻ đẹp của nó kiến không gian giữa con người và sông nước như xích lại gần nhau hơn.

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Chủ nhật T10 10, 2004 12:49 pm
Viết bởi Nobita
Part5: CABLE STAYED

( Ở Việt Nam gọi Cable Stayed là cầu Dây Văng )

Là hệ thống Dầm liên tục, trong đó nhịp chính giữa được "treo" bằng Tháp (có thể 1 hoặc nhiều tháp). Từ Trụ tháp, các dây Cable được kéo căng xuống phần kết cấu nhịp và truyền sức mạnh cho phần kết cấu dầm chính này.

Cable sử dụng phải có cường độ cực lớn nhưng phải "dẻo", nghĩa là phải linh hoạt - dể dàng trong việc điều khiển ứng suất. Loại cable kinh tế nhất là loại "mảnh khảnh" (tiết diện nhỏ) nhưng phải mang (treo) được nhịp rất lớn. Tuy nhiên, có những loại cable có cường độ rất lớn, thậm chí có thể "mang" được toàn bộ chiều dài kết cấu nhịp (theo phương dọc cầu), nhưng chúng sẽ trở nên yếu ớt khi chịu tác dụng của những lực theo phương ngang cầu - đó là lực gió. Vì vậy trong việc tính toán thiết kế, phải bảo đảm tính an toàn cho các cable treo va cầu dưới tải trọng của gió, bão, động đất,v.v...

Cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trước gió bão, thậm chí trong lúc động đất, thì phần mang vác chính của cầu chính là dây cable. Tuy nhiên, không phải sự làm việc của cable treo lúc nào cũng giống nhau, từ lúc thi công đến khi hoàn thành đưa cầu vào khai thác sử dụng, luôn luôn thay đổi. Vì vậy để đảm bảo sự an toàn, đòi hỏi phải luôn có 1 kế hoạch về điều chỉnh ứng suất trong cable treo. Điều này mang ý nghĩa "sống còn" của Cable Satyed Bridge. Hơn thế nữa, sự xuất hiệc của cable sẽ tạo nên mỹ quan của chính bản thân cây cầu đó.
Một thuộc tính "độc nhất vô nhị" của cable stayed là luôn làm việc một khối thống nhất đồng bộ, giải quyết được những hình dáng phức tạp của cấu tạo cầu. Trong những cầu nhịp lớn, việc tính toán về tải trọng gió và tác động của nhiệt độ là vô cùng phức tạp. Nó đòi hỏi phải phân tích bằng hệ thống mô hình và máy tính. Việc thi công neo cable vào Trụ chính (tháp) và kết cấu nhịp đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.

Để tạo sự riêng biệt cho loại kết cấu cầu treo này, người ta có thể dựa vào số dầm chính, số trụ tháp, số dây cable treo, v.v... Thông thường có rất nhiều loại tháp (tower), ứng với từng loại sẽ có sự bố trí của các dây treo khác nhau. Nhưng thông dụng nhất vẫn là những tháp có mặt cắt ngang: tháp đơn, tháp đôi, tháp khung và tháp có mặt cắt chữ A (giống cầu Mỹ Thuận của VN vậy).

Sự bố trí của cable treo cũng có rất nhiều cách. Ví dụ như loại bố trí dây đơn, theo kiểu dây đàn, theo hình cách quạt hoặc theo hình sao. Trong một vài trường hợp, chỉ có phần cable nối trực tiếp từ Tháp đến dầm là chịu lực, các sợi còn lại chỉ có tác dụng đối trọng mà thôi.

* Vài nét đặc trưng của Cable Stayed Bridge:
[list][*]Chiều dài kết cấu nhịp điển hình (Typical Span Lengths): 110m - 480m [*]Cable Stayed Bridge dài nhất thế giới: Tatara Bridge, Japan. Có tổng chiều dài 1480m và nhịp chính dài đến 890m[/list]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Chủ nhật T10 10, 2004 1:36 pm
Viết bởi Nobita
多々羅大橋(たたらおおはし)

[list][*]Cấu tạo: Cầu treo Dây văng, 3 nhịp, dầm hộp thép[*]Tổng chiều dài: 1480m[*]Trọng lượng thép: 2953t(全体30000t[*]Năm hoàn thành: 1998[*]Vị trí: Nối liền 本州 với 四国 [/list]
Cầu treo dây văng nối liền 生口島(いくちしま) với 大三島(おおみじま), nhịp giữa dài 890m.

鶴見つばさ橋(つるみつばさばし)

[list][*]Cấu tạo: Cầu treo Dây văng, 3 nhịp liên tục[*]Tổng chiều dài: 1020m[*]Trọng lượng thép: 39160t[*]Năm hoàn thành: 1994[/list]

生口橋・塔(いくちばし)

[list][*]Chiều cao: 123m[*]Trọng lượng thép: 2091t[*]Năm hoàn thành: 1991[/list]
生口橋 có nhịp chính dài 490m làm bằng thép, phần nhịp dẫn bằng Bê tông cốt thép PC.

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Chủ nhật T3 18, 2007 9:09 pm
Viết bởi mongdoi
Chào bác Nobita, em là thành viên mới và cũng là người học về cầu đường, càng học em lại cảm thầy yêu cái nghề này tuy hơi vất vả nhưng mà thú vị, hay được đi đây đi đó, và cái nghành này không được chị em phụ nữ thích cho lắm (Do ảnh hưởng của bài Chị tôi-Trần Tiến).
Bác No này bác có qui trình thiết kế cầu của Nhật bản bằng tiếng anh không? Nếu có bác gửi cho em qua email nhé, liệu có đủ không nhỉ? thangquang84@yahoo.com
Qui trình của Nhật nó gần giông qui trình của Mỹ hay Nga, hay Châu Âu bác nhỉ.
Chắc là bác biết rồi, mình giờ bỏ (hiện tại là cầu otô, sắp tới là cầu đường sắt) qui trình 79 rồi, mà dùng qui trình 22 TCN 272-05, dịch từ qui trình AASHTO của bọn Mỹ sang. Bọn này xây dựng qui trình chủ yếu qua thực nghiệm lên công thức rất lằng nhằng, và do nó mới nên khá là phức tạp khi áp dụng trong tính toán.