Bạn đang xem trang 11 / 11 trang

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Hai T1 19, 2009 3:55 am
Viết bởi Ansamurai
VAI TRÒ CỦA ĐẠI HỌC

TS. marcus storch

Đây là diễn văn khai mạc Nobel của TS. Marcus Storch,Chủ tịch Hội đồng Quỹ Nobel, tại lễ phát giải thưởng vào ngày 10 tháng 12 năm 2008 tại Stockholm, Thụy Điển. Thật không phải thừa khi nghe lại vai trò của đại học trong thời toàn cầu hóa được ông trình bày dưới cái nhìn của một người của Quỹ Nobel. Cám ơn Quỹ Nobel cho phép chuyển ngữ và phổ biến.

Nguyễn Xuân Xanh, người dịch 13.1.2009

Kính thưa Nhà Vua, Kính thưa Hoàng Hậu, Thưa Các Nhà được vinh danh, Thưa Quý Bà, Quý Ông,

Thừa lệnh của Quỹ Nobel, tôi vui mừng được chào đón Quý Vị tại Buổi lễ Phát Giải Nobel của năm nay. Đặc biệt tôi muốn chào đón các Nhà được vinh danh, và gia đình họ tại buổi lễ này mà mục đích của nó là để vinh danh các Nhà được giải và những đóng góp của họ cho khoa học và văn học. Chúng tôi xin gửi những lời chào mừng nồng nhiệt đến Giáo sư Nambu, người không thể đến Stockholm được.

Vừa mới hôm nay tại Oslo, Nhà được giải Hòa bình Martti Ahtisaari được vinh danh “vì các nổ lực quan trọng của ông, trên nhiều lục địa và hơn ba thập kỷ, để giải quyết các cuộc khủng hoảng thế giới.”

Thể theo ý nguyện của Alfred Nobel, nhiệm vụ của Quỹ Nobel – thông qua các viện xét giải – là chọn lựa những người trong lãnh vực khoa học và văn hóa đã có những đóng góp lớn nhất vào sự tiến bộ nhân loại. Do đó nhiệm vụ của chúng tôi không phải là tiên đoán tương lai, mà mô tả tốt nhất theo khả năng mình những gì đã xảy ra.

Điều này không ngăn cản chúng tôi mô tả những kinh nghiệm chúng tôi đã thu thập được trong hơn 100 năm qua từ khi Quỹ Nobel được thành lập.

Nền tảng của sự phát triển con người là tri thức. Những đóng góp quan trọng nhất là đến từ các đại học. Cho nên một cách lôgíc nếu chúng ta cố gắng mô tả làm thế nào một đại học có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách tốt nhất.

Như tôi nhìn thấy, một đại học có ba nhiệm vụ chính:



  1. Là ký ức của xã hội
  2. Là mũi nhọn của xã hội, và
  3. Là tấm gương phê phán của xã hội.



Xin cho phép tôi được bình luận về ba nhiệm vụ này.

Để là ký ức của xã hội, nó đòi hỏi sự chuyễn tiếp đến thế hệ kế tiếp những gì chúng ta tri thức hôm nay.

Trong Alice in Wonderland, Lewis Carroll đã nói: “Bạn cần phải chạy nhiều như có thể mới giữ được mình nguyên tại cùng vị trí.” Tri thức chúng ta – cái nền tảng – tăng trưởng liên tục, điều đó có nghĩa là những yêu cầu để chuyển tải tri thức hôm nay tăng lên không ngừng. Nếu không tăng trưởng được nguồn lực của các đại học bằng một cách nào đó để chúng ta giữ vững được nền tảng, thì chúng ta sẽ không thể thỏa mãn được nhiệm vụ cơ bản. Hệ lụy sẽ là một xã hội đình trệ.



Đại học Berlin khoảng 1900. Đại học này được thành lập 1810, theo tinh thần của Humboldt, là tự do học, tự do dạy, và thống nhất việc giảng dạy và nghiên cứu. Người thầy giỏi trước nhất phải là người thầy nghiên cứu giỏi. Khoa học phải được xem là “cái chưa tìm được hết, cái không bao giờ tìm được ra trọn vẹn, và chúng ta không ngừng đi tìm nó. Một khi người ta chấm dứt việc đi tìm khoa học, hay tự nghĩ rằng, khoa học không cần được tạo ra từ chiều sâu của tinh thần (trí tuệ), mà chỉ cần được thu thập xếp hàng dài, thì lúc đó tất cả sẽ bị mất mát một cách không gì cứu vãn được…và nếu vẫn tiếp tục, khoa học sẽ biến thành một ngôn ngữ rỗng.” (W.v. Humboldt)

Ngày nay, nhân loại không nghi ngờ gì nữa đang đối mặt với các thách thức tăng lên hơn bao giờ hết, và các nghiên cứu mủi nhọn đóng và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, xét một cách toàn cầu. Điều này bao hàm khả năng kích thích, tinh luyện và thu hút những nhà nghiên cứu hôm nay cũng như những sinh viên giỏi nhất, nghĩa là các nhà nghiên cứu của tương lai. Nhưng các đại học cũng phải có sự khoáng đạt cho phép các học trình được theo đuổi một cách tương đối tự do giữa các ngành học khác nhau. Trong những năm đại học, nhiều nhà được vinh danh của chúng tôi trong các ngành khoa học cũng đã từng học các đề tài nhân văn. Sự kích thích qua lại này đã chứng minh có ý nghĩa lớn lao trong việc giành được sự thành đạt. Trong lúc đó, để là một đại học thành công, nó đòi hỏi một quy mô tối thiểu. Khuynh hướng trong nhiều quốc gia là tạo ra một số các đại học mới ngày càng nhiều, và do đó làm mỏng đi các nguồn lực luôn luôn giới hạn của chúng ta, gây nguy cơ các đại học không thể chu toàn nhiệm vụ của mình được.

Nhiều chuyên gia cho rằng có hai loại nghiên cứu – loại nghiên cứu tốt và nghiên cứu xấu. Có nhiều sự thật trong nhận định đó. Một cách tiếp cận khác là chúng ta nói có loại nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Đại thể, nghiên cứu cơ bản hoạt động không cần các mục tiêu được định trước, trong khi nghiên cứu ứng dụng hoạt động với các mục tiêu được định trước. Cả hai đều quan trọng và là điều kiện tiên quyết của nhau. Những tiến bộ lớn đem lại lợi ích cho nhân loại phần lớn xuất phát từ nghiên cứu cở bản, điều được minh họa – một cách đặc biệt – bởi danh sách của các Nhà được vinh danh trước đây và bây giờ. Nghiên cứu ứng dụng sử dụng các tiến bộ này. Một trong những nhà sáng lập Giải Lasker, Cô Mary Lasker, đã nói: “Nếu bạn nghĩ nghiên cứu là tốn kém, thì hãy bịnh đi sẽ biết.” Rất tiếc, khuynh hướng hôm nay là phần tổng nguồn lực của chúng ta được dành cho nghiên cứu cơ bản ngày càng ít đi. Giáo sư Gunnar Öquist, Thư ký thường trực của Hàn lâm viện khoa học Thụy Điển, gần đây đã viết: “Quan niệm rằng, chính sách nghiên cứu cần phải được hướng theo các nhu cầu của khu vực thương mại, chứng tỏ những người biện minh cho một sự phát triển như thế không hiểu gì về những thách thức nhân loại đang đương đầu. Nó cũng thiếu luôn sự hiểu biết về tiềm năng vốn có trong hệ thống nghiên cứu khoa học.” Nghiên cứu cơ bản là nhân tố quan trọng nhất và duy nhất làm cho chúng ta có khả năng đối phó với các thách thức mà nhân loại đang phải đối phó. Chúng ta phải chăng đang đi trên con đường đúng đắn?  

Nhiệm vụ thứ ba là tấm gương phê phán của xã hội. Trong thế kỷ 20, và đặc biệt sau những sự kinh hoàng của Thế chiến thứ hai, nhu cầu xác định các quyền con người tăng lên trên bình diện quốc tế. Và chính xác hôm nay, chúng ta kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của tuyên bố bởi Liên Hiệp Quốc về Tuyên Ngôn Phổ Quát về các Quyền Con người vào ngày 10 tháng 12, 1948. Rất ít quốc gia thực hiện tất cả 30 điều khoảng của Tuyên ngôn. Mặc dù thế, chúng ta có thể nghi nhận rằng hồ sơ này – mà tác giả chính của nó là René Cassin, người được trao giải thưởng Nobel 40 năm trước – thiết lập một chuẩn mực quan trọng có thể dùng đế đấu tranh chống lại những sự bất công và áp bức. Một trong những điểm chính yếu của quyền con người là tự do tập hợp và trao đổi tri thức. Một khuynh hướng gây rối là ngày càng có nhiều hạn chế về tự do ngôn luận, và do đó về các cơ hội để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, có thể được thấy rõ trong số tình huống ngày càng tăng lên trên thế giới. Có một nguy cơ nghiêm trọng, đó là những sự phát triển trên thế giới có thể đi vào hướng, đối với tất cả chúng ta, sai lạc.

Tôi đã đưa ra các nguy cơ tôi nhìn thấy trong cách xử lý những thách thức lớn mà nhân loại đang gặp phải. Điều tích cực là chính chúng ta sẽ xác định chúng ta muốn hành động thế nào. Sự lựa chọn chiến lược của chúng ta sẽ đòi hỏi cả hai, tri thức và can đảm./.


http://www.viet-studies.info/VaiTroDaiHoc_Storch.htm

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Hai T2 09, 2009 2:25 am
Viết bởi anhsiu
 Nghe Thắng nói chuyện bên kia thấy nhớ nhớ cái topic ni . Thời gian này không tiện để thổ lộ nhiều tâm tình tại đây nên tạm post 1 bài để mấy bạn thi xong đọc chơi .
  Tư tưởng của bài "Thoát Á Luận" (Fukuzawa)tuy đã viết cách đây trăm năm nhưng vẫn có nhiều điểm hết sức tiến bộ và đáng để đọc lại đặc biệt là những bạn ( anh ) quan tâm đến chuyện giáo dục và muốn làm . Có thể trong thời đại này đã đổi khác đi nhiều với những gì Fukuzawa đã viết ra , nhưng 1 trong những bài có tiếng vang và ảnh hưởng lớn đến hệ thống tư tưởng nước Nhật thời bấy giời thật đáng để dành ít phút để đọc và nghĩ .  
 Bản tiếng Nhật :
世界交通の道、便にして、西洋文明の風、東に漸(ぜん)し、到る処、草も木もこの風になびかざるはなし。けだし西洋の人物、古今に大に異(ことな)るに非ずといえども、その挙動の古(いにしえ)に遅鈍にして今に活発なるは、ただ交通の利器を利用して勢(いきおい)に乗ずるが故のみ。故に方今(ほうこん)東洋に国するものゝ為(ため)に謀(はか)るに、この文明東漸(とうぜん)の勢に激してこれを防ぎおわるべきの覚悟あれば則(すなわ)ち可(か)なりといえども、いやしくも世界中の現状を視察して事実に不可なるを知らん者は、世と推し移りて共に文明の海に浮沈し、共に文明の波を掲げて共に文明の苦楽をともにするの外(ほか)あるべからざるなり。

 文明はなお麻疹(はしか)の流行の如し。目下(もっか)東京の麻疹は西国長崎の地方より東漸して、春暖と共に次第に蔓延(まんえん)する者の如し。この時に当り、この流行病の害をにくみてこれを防がんとするも、果してその手段あるべきや。我輩(わがはい)断じてその術(すべ)なきを証す。有害一偏の流行病にても、なおかつその勢(いきおい)には激すべからず。いわんや利害相伴(あいともな)うて常に利益多き文明に於(おい)てをや。ただにこれを防がざるのみならず、つとめてその蔓延を助け、国民をして早くその気風に浴せしむるは智者の事なるべし。

 西洋近時(きんじ)の文明が我日本に入りたるは嘉永の開国を発端として、国民ようやくその採(と)るべきを知り、漸次に活発の気風を催(もよ)うしたれども、進歩の道に横わるに古風老大の政府なるものありて、これを如何(いかん)ともすべからず。政府を保存せんか、文明は決して入るべからず。如何となれば近時の文明は日本の旧套(きゅうとう)と両立すべからずして、旧套を脱すれば同時に政府もまた廃滅すべければなり。しからば則(すなわ)ち文明を防(ふせぎ)てその侵入を止めんか、日本国は独立すべからず。如何となれば世界文明の喧嘩繁劇(はんげき)は東洋孤島の独睡を許さゞればなり。

 ここに於てか我日本の士人(しじん)は国を重しとし政府を軽しとするの大義に基き、また幸(さいわい)に帝室の神聖尊厳に依頼して、断じて旧政府を倒して新政府を立て、国中(こくちゅう)朝野(ちょうや)の別なく一切万事、西洋近時の文明を採り、独(ひと)り日本の旧套を脱したるのみならず、亜細亜(あじあ)全洲の中に在て新(あらた)に一機軸を出し、主義とする所はただ脱亜の二字に在るのみ。

 我日本の国土は亜細亜の東辺に在りといえども、その国民の精神は既(すで)に亜細亜の固陋(ころう)を脱して西洋の文明に移りたり。然(しか)るにここに不幸なるは近隣に国あり、一を支那と云い、一を朝鮮と云う。この二国の人民も古来、亜細亜流の政教風俗に養わるゝこと、我日本国民に異(こと)ならずといえども、その人種の由来を殊(こと)にするか、但しは同様の政教風俗中に居ながらも遺伝教育の旨に同じからざる所のものあるか、日支韓三国相対(あいたい)し、支と韓と相似るの状は支韓の日に於(お)けるよりも近くして、この二国の者共は一身に就(つ)きまた一国に関して改進の道を知らず、交通至便の世の中に文明の事物を聞見(ぶんけん)せざるに非(あら)ざれども、耳目(じもく)の聞見は以(もっ)て心を動かすに足らずして、その古風旧慣に恋々(れんれん)するの情は百千年の古に異ならず、この文明日新の活劇場に教育の事を論ずれば儒教主義と云い、学校の教旨は仁義礼智と称し、一より十に至るまで外見の虚飾のみを事として、その実際に於ては真理原則の知見なきのみか、道徳さえ地を払うて残刻(ざんこく)不廉恥(ふれんち)を極め、なお傲然(ごうぜん)として自省の念なき者の如(ごと)し。

 我輩を以てこの二国を視(み)れば、今の文明東漸の風潮に際し、とてもその独立を維持するの道あるべからず。幸にしてその国中に志士の出現して、先(ま)ず国事開進の手始めとして、大にその政府を改革すること我維新の如き大挙を企て、先ず政治を改めて共に人心を一新するが如き活動あらば格別なれども、もしも然(しか)らざるに於ては、今より数年を出(い)でずして亡国と為(な)り、その国土は世界文明諸国の分割に帰すべきこと一点の疑(うたがい)あることなし。如何となれば麻疹に等しき文明開化の流行に遭(あ)いながら、支韓両国はその伝染の天然に背(そむ)き、無理にこれを避けんとして一室内に閉居し、空気の流通を絶て窒塞(ちっそく)するものなればなり。輔車(ほしゃ)唇歯(しんし)とは隣国相(あい)助くるの喩(たとえ)なれども、今の支那、朝鮮は我日本国のために一毫(いちごう)の援助と為らざるのみならず、西洋文明人の眼を以てすれば、三国の地利相接(あいせつ)するが為(ため)に、時に或(あるい)はこれを同一視し、支韓を評するの価を以て我日本に命ずるの意味なきに非(あら)ず。

 例えば支那、朝鮮の政府が古風の専制にして法律の恃(たの)むべきものあらざれば、西洋の人は日本もまた無法律の国かと疑い、支那、朝鮮の士人が惑溺(わくでき)深くして科学の何ものたるを知らざれば、西洋の学者は日本もまた陰陽五行の国かと思い、支那人が卑屈にして恥を知らざれば、日本人の義侠(ぎきょう)もこれがためにおおわれ、朝鮮国に人を刑するの惨酷(さんこく)なるあれば、日本人もまた共に無情なるかと推量せらるゝが如(ごと)き、これらの事例を計(かぞう)れば枚挙にいとまあらず。これを喩(たと)えばこの隣軒を並べたる一村一町内の者共が、愚にして無法にして然(し)かも残忍無情なるときは、稀(まれ)にその町村内の一家人が正当の人事に注意するも、他の醜におおわれて埋没するものに異(こと)ならず。その影響の事実に現われて、間接に我外交上の故障を成すことは実に少々ならず、我日本国の一大不幸と云(い)うべし。

 されば、今日の謀(はかりごと)を為すに、我国は隣国の開明を待て、共に亜細亜を興(おこ)すの猶予(ゆうよ)あるべからず、むしろ、その伍を脱して西洋の文明国と進退を共にし、その支那、朝鮮に接するの法も、隣国なるが故にとて特別の会釈に及ばず、まさに西洋人がこれに接するの風に従て処分すべきのみ。悪友を親しむ者は、共に悪名を免(まぬ)かるべからず。我れは心に於て亜細亜東方の悪友を謝絶するものなり。
 Bản dịch ( nguồn Talawas )
Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này. Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy. Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyô nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi. Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.

Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung Hàn Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được. Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!

    Nguồn   http://www.jca.apc.org/kyoukasyo_saiban/datua2.html  
    Cuối cùng xin kết thúc bằng 1 lý lẽ đơn giản của Fukuzawa đưa ra , qua hàng trăm năm nhưng xem ra nó vẫn chưa được con người cho là đúng đắn :  "  Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, [do đó] bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người"     . Ta bắt gặp tư tưởng này đâu đó trong cách nghĩ của Enstein về Giáo dục " Xã hội phục vụ con người chớ không phải điều ngược lại , nên giáo dục cũng cần đi theo đó " .
  Nói nhăn cuội zậy thôi chớ mấy bạn đang thi thi tốt nhé !

Re:Giáo Dục Việt Nam

Đã gửi: Ba T3 03, 2009 11:58 pm
Viết bởi Ansamurai
Báo nói"Hãy nhìn vấn đề một cách thực tế hơn."
http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2009/3/182699/

“Đi để thử thách và phát triển khả năng của mình. Đi để tránh áp lực thành tích ở bậc phổ thông, vì năm nào không có HS giỏi cấp thành, cấp quốc gia là bị ban giám hiệu mời lên làm việc. Và một lý do nữa là thu nhập ở chỗ mới gấp 10 lần trường cũ”.

Báo động giáo viên giỏi bỏ trường



Giáo viên (GV) giỏi bỏ trường công sang trường tư, trường quốc tế đã làm tình trạng thiếu GV của TPHCM ngày càng trầm trọng hơn. Trong khi đó, học sinh (HS) giỏi không mặn mà với nghề giáo. Chất lượng đào tạo mũi nhọn của TP sẽ đi về đâu?

Chới với khi nhận đơn nghỉ việc

“Biết chắc là khi cho GV đi học nâng chuẩn sẽ dễ mất người. Nhưng trường vẫn phải tạo điều kiện cho GV học” - ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, ngẩn ngơ nói vậy.

Thống kê gần đây, Trường Trần Đại Nghĩa có gần 10 GV nghỉ việc, trong đó, riêng tổ Anh ngữ phải thay đổi liên tục 4 đời tổ trưởng. Những người ra đi đều là GV giỏi khiến trường chới với mỗi khi nhận đơn xin nghỉ việc.

“Tôi so sánh khó khăn, thuận lợi của môi trường cũ - mới cho người muốn đi. Nếu cạn lời vẫn không lay chuyển được ý định của GV thì giải quyết cho đi thôi. Giữ người phải giữ được cả hồn lẫn xác. Coi đó như là cơ may cho lớp dưới bứt phá chứng tỏ năng lực của mình” -  ông Dụng cho biết thêm.

Chung tình cảnh là Trường Phổ thông Năng khiếu khi có 6 GV đang học thạc sĩ (được trường hỗ trợ 50% học phí) và 1 GV học tiến sĩ ở Mỹ. Lãnh đạo trường này cũng không chắc liệu học xong họ có trở lại trường hay xin đi nơi khác?

Trong bối cảnh TP nguồn GV cung không đủ cầu, trường tư, trường quốc tế mở ra đang thu hút một lượng GV TP vào làm việc, khiến tình trạng đã thiếu càng thiếu hơn.

Năm học 2008-2009, Trường Trưng Vương xin Sở GD-ĐT 3 giáo viên Anh văn nhưng không được GV nào. Đã vậy, đùng một cái, 2 GV bộ môn này của trường làm đơn xin nghỉ việc để qua trường quốc tế và trường ĐH tư thục.

Thiếu GV trở nên trầm trọng, trường phải cấp tốc hợp đồng 4 GV từ nơi khác. GV Anh văn của trường căng mình với thời khóa biểu hết sáng đến chiều, có người dạy đến 30 tiết/tuần, không dám nhận dạy kèm tư gia và trong nhà lúc nào cũng phải có chanh muối trị bệnh... khan tiếng.

Thu học phí để tăng lương... 2.000 đồng/tiết

Thầy P., giáo viên của một trường THPT lớn đã ra đi sau khi kết thúc khóa học thạc sĩ tại Anh  với lý do rất thực tế: “Đi để thử thách và phát triển khả năng của mình. Đi để tránh áp lực thành tích ở bậc phổ thông, vì năm nào không có HS giỏi cấp thành, cấp quốc gia là bị ban giám hiệu mời lên làm việc. Và một lý do nữa là thu nhập ở chỗ mới gấp 10 lần trường cũ”.

Trường Đinh Thiện Lý, quận 7, mới mở năm học này có mức lương trung bình 500 USD/tháng, đã thu hút một lượng GV từ các trường lớn về “đầu quân”.

PGS-TS Võ Thị Bạch Mai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, trăn trở: Trường có 1/3 GV cơ hữu. GV thỉnh giảng chủ yếu của ĐH KHXH-NV, ĐH Khoa học tự nhiên, giảng dạy ở PTNK được ưu tiên xét thi đua. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn, thù lao tiết dạy thấp rất khó mời GV giỏi. Chúng tôi đang kiến nghị ĐH Quốc gia tính toán để tăng tiền dạy cho GV lớp không chuyên (hiện hưởng 32.000 đồng/tiết).

Hơn 10 năm thành lập, Trường Phổ thông Năng khiếu duy trì chính sách miễn học phí và cấp học bổng cho HS. Thế nhưng, trong cơn bão giá vừa qua, trường phải làm một chuyện chẳng đặng đừng, tức là thu học phí của HS 45.000 đồng/tháng từ năm học này. Số HS ít nên mỗi tiết dạy cũng chỉ tăng được… 2.000 đồng.

Trường học không kinh doanh nên phúc lợi của trường cho người thầy không đáng kể, hầu hết GV không thể sống đủ bằng lương nên phải tự bươn chải. Nhiều GV có năng lực đã rời bỏ trường công, đầu quân vào các trường tư giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Không chỉ thế, ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, còn lo ngại: Bây giờ HS giỏi không mặn mà vào trường sư phạm. Tại Trường Lê Hồng Phong chỉ có một cựu HS vào ngành giáo rồi trở về trường giảng dạy.

Các trường THPT Trưng Vương, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Hùng Vương… mỗi năm cũng chỉ có vài bộ hồ sơ đăng ký vào ĐH Sư phạm. Theo thống kê, số giáo sinh tốt nghiệp của ĐH Sư phạm và ĐH Sài Gòn hàng năm chỉ hơn 1.000 người, bằng 1/4 nhu cầu tuyển dụng của TP.

HS giỏi TPHCM không mặn mà với ngành sư phạm, giáo viên giỏi nhảy sang trường tư, trường ĐH, khiến những người tâm huyết với đào tạo bậc phổ thông của TP lo lắng. Trường học không thể có cơ chế “phạt tiền” khi bỏ việc như những ngành khác, chỉ có ràng buộc về mặt tình cảm.

Nhưng, trong thời buổi hiện nay, tình cảm suông chưa đủ và không thể giúp những người thầy và gia đình của họ có cuộc sống tốt hơn.

Hồng Liên